58- Ngày Thứ 58, 59, 60, 61, 62
(Ngày 13-14/8 ÂL lại bận việc xây dựng, sửa đường sá. Ngày 15 trì bình khất thực, tụng giới bổn Pāṭimokkha. Ngày 16, 17 chư sư bận công việc tỉnh ngoài).
63- Ngày thứ 63 (Bài 25)
– Tối ngày 18/8 ÂL
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi:
“- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
Điều đức Phật xác định ở trên giống như tiêu chí để đánh giá các tông phái Phật giáo hiện nay ở Việt
Phật ôi! Câu hỏi này sao mà khó trả lời quá! Thầy làm sao mà biết hết tất cả tông phái; lại nữa nếu có biết thì biết cái tên tông phái cùng một số nội dung tư tưởng, kinh điển mà vị tổ khai đàn lập giáo xiển dương thôi. Vậy, trong chừng mực có thể, và cũng rất thận trọng, thầy trò ta cùng nghiên cứu xem sao.
Đầu tiên thầy nói có sự hiểu lầm đáng tiếc trong kinh điển Đại thừa. Ví dụ như để phân biệt Thanh Văn và Duyên Giác, người ta nói rằng Thanh Văn (chư vị A-la-hán) tu Tứ Diệu Đế còn Duyên Giác (Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật) thì tu Thập nhị nhân duyên! Nếu nói như vậy hoá ra họ chẳng hiểu Tứ Diệu Đế là gì, vì rằng Thập nhị nhân duyên nó nằm trong Tập đế. Và đức Phật cũng chỉ tu Tứ Đế như trong bài kinh Chuyển Pháp Luân tại Vườn Nai! Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Phật Độc Giác, Phật Thanh Văn Giác ai cũng phải tu Tứ Đế, ai cũng phải quán Thập nhị nhân duyên cả. Họ nói thế chứng tỏ họ chưa tu tập Bát Chánh Đạo – nằm trong Đạo Đế – nên mới phát ngôn thiếu cẩn trọng như thế. Lại còn nguy hiểm, tăng thượng mạn, huỷ báng Phật nữa – vì đức Phật lịch sử cũng chỉ tu Tứ Đế và quán Thập nhị nhân duyên mà thôi!
(Bài viết)
Bây giờ qua Thiền Tông, đố các con, Thiền Tông có Bát Chánh Đạo không? Thật ra, Thiền tông Trung Quốc, khởi thuỷ từ Đạt Ma tổ sư rất gần với thiền nguyên thuỷ. Câu chuyện Đạt Ma truyền pháp cho Huệ Khả hẳn các con còn nhớ? Huệ Khả nói: Bạch ngài, tâm con bất an, xin ngài an tâm cho con? Đạt Ma nói: Đâu, “tâm bất an” của ông đâu, hãy lấy ra đây ta “an” cho! Đạt Ma nói thế xong, Huệ Khả – có lẽ là nhìn vào tâm của mình và “hoát nhiên đại ngộ”.
Ồ, chuyện gì xẩy ra mà kỳ diệu vậy? Có gì đâu, ngay khi ấy, Huệ Khả quay nhìn lại “cái tâm bất an” của mình. “Tuệ tri” tâm bất an của mình. Chỉ thế thôi là ông ta ngộ. Ai tu tập Tứ Niệm Xứ đều biết quán tâm. Tâm tham biết tâm tham, tâm sân biết tâm sân, tâm bất an biết tâm bất an, tâm không bất an biết tâm không bất an… vân vân và vân vân. Nói cách khác, “tâm bất an, tuệ tri tâm bất an!” Chỉ có thế thôi và không làm gì cả. Chẳng thủ mà cũng chẳng xả. Chỉ nhìn ngắm như thực – tuệ tri – thì tâm bất an ấy sẽ tự động ra đi! Ồ, hoá ra Đạt Ma dạy Huệ Khả phép quán tâm của Tứ Niệm Xứ. Mà quả là đúng vậy, vì khi chưa qua Đông độ, Đạt Ma thuộc truyền thừa của phái Nhất thiết hữu bộ, rất gần với Theravāda, cũng tu tập Tứ Niệm Xứ.
Trong một pháp thoại trước, chúng ta đã biết rằng, trong Bát Chánh Đạo – thì kiến, tư duy thuộc tuệ phần, ngữ nghiệp mạng thuộc giới phần, niệm định thuộc định phần, nghĩa là gồm giới, định và tuệ. Tóm tắt giới, định, tuệ chỉ còn chánh niệm, tinh giác. Vậy, chánh niệm, tỉnh giác đủ đại biểu cho Bát Chánh Đạo. Dùng chánh niệm, tỉnh giác để quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp mới đưa đến chấm dứt tham sân, phiền não được. Vậy, ta có thể khẳng định rằng, từ khởi thuỷ, quán tâm của Đạt Ma có Bát Chánh Đạo.
Sau đó, từ Huệ Khả, qua Tăng Xán, qua Đạo Tín, đến Hoằng Nhẫn… thì càng ngày quán tâm càng biến mất. Đến Huệ Năng thì ngài giác ngộ từ câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” của kinh Kim Cang. Và sau này, lập thuyết của ngài trong Pháp Bảo Đàn cũng lấy Kim Cang Bát-nhã và Tánh Không hoặc lấy chân lý đệ nhất nghĩa làm sở y.
Ví như câu kệ của ngài đối đãi với câu kệ của ngài Thần Tú. Ngài Thần Tú nói: “Thân như cây bồ-đề. Tâm là đài gương sáng. Phải thường luôn phủi quét. Chớ để bụi bám vào!” Còn ngài Huệ Năng lại phản bác nỗ lực hữu vi trên: “Bồ-đề vốn không cây. Gương sáng chẳng phải đài. Xưa nay không một vật. Chỗ nào dính bụi dơ!”
Thật ra ai cũng đúng cả. Chỉ có điều ngài Thần Tú ở trên chân lý thế tình mà phát ngôn. Còn ngài Huệ Năng thì đứng trên chân lý đệ nhất nghĩa mà nói. “Bản lai vô nhất vật” tương đồng nghĩa với Tánh Không, tương đồng nghĩa với “không dính vào đâu cả” của Kim Cang. Sau này, từ hai bài kệ trên, người ta nói là ngài Thần Tú tiệm tu, tu dần dần; còn ngài Huệ Năng đốn tu, tức là ngộ tức khắc, kiến tánh là thành Phật liền. Không biết có phải kiến tánh của Huệ Năng là thấy cái như chơn như thực, thấy như thực thấy, nghe như thực nghe… như bài kinh Bāhiya, giải thoát tất thảy lậu hoặc và chấp thủ “ngay tức khắc” hay chăng? Thế Thiền tông Trung Quốc, sau Huệ Năng có Bát Chánh Đạo không trong các công án, trong các thoại đầu? Chỗ này cần một nghiên cứu rất sâu rộng, thầy không có đủ thì giờ, thông cảm cho thầy nghe. Tuy nhiên, có thể “nói nhỏ” một điều, là từ Thần Hội trở đi, Thiền tông Trung quốc mang sắc thái văn hoá bản địa hơn, đặc thù của dân tộc Hoa Hạ hơn, đôi nơi ta thấy có thêm tư tưởng Khổng và Lão, nhất là Trang Tử. Nói thì nói thế thôi, nhưng Thiền Tông rất hay, thầy rất thú vị khi nhiều vị thiền sư nói đến cái “đương xứ tức chân” rất gần với Nguyên thuỷ nói là thiết thực hiện tại (sandiṭṭhiko) rất ấn tượng. Ví dụ:
– Ý Đạt Ma Đông du là gì? Hay Phật là gì?
– Que cứt khô!
Lạ gì, vì khi ấy ông thầy đang cầm cái que để hốt phân, cái ấy đang trong hiện tiền!
Ví dụ:
– Phật là gì?
– Ba cân mè!
Lạ gì, vì lúc ấy, vị thầy đang cùng với đệ tử đang thu hoạch mè, và khi ấy đang cân mè, 3 ký!
Một nơi khác, khi môn sinh hỏi những câu trên trời dưới đất, vị thiền sư bảo: Cây tùng trước sân kìa! Lạ gì, giữa hai thầy trò có cây tùng, cây tùng ở đó, bây giờ đây mà không thấy lại đòi tìm thiên nhai, hải giác! Hoặc:
– Gì là đạo?
– Xúc mục vô phi thị đạo!
Ý ông thầy hỏi lại đệ tử: Thế cái gì con mắt thấy mà ông bảo không phải là đạo? Ở đây, do qua khái niệm của tư tưởng Trung Quốc, nên Đạo ấy phải hiểu là pháp, là chân lý, là sự thật luôn diễn ra trong thế giới hiện tiền đang là.
Ở Việt
Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, khi thì chư vị thiền sư đưa môn sinh lên thế giới đệ nhất nghĩa, khi thì chỉ thẳng vào thế giới đang là, khi thì đưa tư duy môn sinh đến tuyệt lộ để cho tư duy lý tính nhảy vào hố thẳm luôn!
Thôi, về Thiền tông thì ngang đó thôi nghe, đôi nơi rất gần với Thiền nguyên thuỷ. Sau này, khi người ta càng giải thích, càng luận bàn thì sự tu tập chính thống, gốc là Bát Chánh Đạo càng ngày càng đi xa. Họ thú vị nơi “luận” nơi “bàn” nơi “giải” hoặc thích khoái hoa, lá, trái mà thôi.
Bây giờ qua Mật tông. Khai tổ của Mật tông là đại sư Thiện Vô Uý. Mật tông là tên gọi khác của Chân ngôn tông. Mật tông thì thầy biết rất ít, vì sao vậy? Vì họ là “mật” mà. Lạ lùng, đức Phật lịch sử thì nói, Như Lai thuyết pháp với “bàn tay mở ra”, nghĩa là chỉ có Hiển giáo. Nhưng từ thế kỷ thứ 7 TL, Mật giáo ra đời, họ lại phân ra là có Mật giáo và Hiển giáo? Không biết cái “mật” này từ đâu mà có? Mật tông lại dựa vào kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Đảnh. Khi tu thì cái gì cũng mật hết. Họ có tam mật là “thân mật, khẩu mật và ý mật”. Và còn kết luận: “Nếu 3 mật này tương ưng thì thành Phật!” Điều này thì chỉ có Mật tông hiểu và tin còn chúng ta thì chịu. Những tông phái tu tập minh bạch cũng bó tay!
Thầy thấy rằng Mật tông không đơn giản qua một vài lời giải thích. Thầy chỉ biết rằng, họ niệm chơn ngôn thần chú. Và nếu niệm chơn ngôn thần chú thì chỉ đưa đến định. Có người đạt định thì họ luyện thêm mốt số thần thông phép lạ. Còn tuệ, có lẽ cũng có ở các bậc thượng trí nào đó, nhưng rõ ràng là không được đề cập để tu tập “rõ ràng” qua giới, định, tuệ tức Bát Chánh Đạo. Thầy rất dè dặt để nói rằng, chẳng lẽ nào Mật tông không tu tập Bát Chánh Đạo?
Mật tông thầy chỉ nói khái quát thế thôi, ai muốn xem thêm thì đọc “Sử Phật giáo Ấn Độ” thầy viết đã nhiều năm, và sau đây sẽ có một đoạn phụ chú. Các con đọc thì cứ đọc nhưng nên nhớ đây là khái quát Mật tông thuở xưa ở Ấn Độ, nó tào lao lắm, nhưng có lẽ bây giờ người ta đã canh cải rồi, thay đổi rồi, thầy không dám phê phán. Hãy đọc và xem như chỉ là tư liệu lịch sử, đã quá xưa:
Mật giáo có nhiều tên: Chân ngôn thừa (Esoteric-yāna), Quả thừa (Phalayāna), Kim cương thừa (Vajra-yāna).
Sự ra đời của Mật giáo có lẽ tiềm tàng từ thời có Đà-la-ni tạng của Pháp tạng bộ. Đến thời Vô Trước, Thế Thân với trường phái Duy Thức Du-già (Yogacāra), khoác một tầm quan trọng cho “thức”, cùng sự trau dồi thức, dần dần đến sự ra đời của nhiều thuật bí ẩn luyện thức của các tu sĩ Du-già. Những thần chú, những Đà-la-ni (dharanis) với biểu đồ có dạng hình tròn, hình tam giác càng trở nên quan trọng đối với một Du-già sư. Những câu thần chú (mantra) này được cho là có những quyền năng thần kỳ. Họ viện dẫn các năng lực của kinh Paritta trong văn hệ Pāḷi có thể tránh khỏi bệnh tật, tai ương, hoạn nạn… Một khi mà yếu tố thần bí được nêu lên hàng đầu, trở thành sách lược, mục tiêu… thì chắc hẳn sẽ kéo theo bao nhiêu “thuật bí truyền” – mà chỉ có thầy (Garu) và đệ tử tâm truyền (Cela) biết với nhau thôi.
Thế giới ấy rất là bí mật, thì ngôn ngữ sử dụng cũng phải bí mật. Nhưng chúng thường có hai nghĩa. Đệ tử tâm truyền thì hiểu nghĩa bên trong, quần chúng thì chỉ hiểu nghĩa bên ngoài. Do vậy, phép tu của Mật tông sinh ra quá nhiều hiểu lầm, quá nhiều ngộ nhận lệch nghĩa một cách tai hại. Càng tai hai hơn, Mật tông thường tin tưởng vào những năng lực của các vị thần, nhờ họ, tín đồ mới đạt đến “tất địa” (sidhi) được, tức là khả năng toàn diện, rốt ráo; vì lợi ích ấy, họ không ngần ngại tạc tượng Phật Thích-ca ngồi chung lẫn lộn với một số rất đông các nữ thần khác.
Lúc Kim cương thừa xen vào Mật tông thì họ càng pha tạp thêm nhiều kiểu thờ cúng tối tăm và kỳ dị của tầng lớp xã hội thấp kém hầu quảng bá tín ngưỡng mình. Từ đây, Mật tông càng sa đà vào cách hành trì sai lạc như việc dùng 5 ma-kara, nghĩa là những từ bắt đầu bằng chữ “ma”, như: Madya (rượu), maṃsa (thịt), matsya (cá), madra (đàn bà) và maithura (giao hợp). 5 cái “ma” này được khuyến khích, thực hành trong Tăng tín đồ Mật giáo Kim cương thừa. Kinh khiếp hơn, trong bộ sách của Kim cương thừa có một chương có tên “bí mật tập hội – Guhya-samaja”, lại khuyến khích việc sát nhân, lừa dối và ngoại tình (Xem 2500 năm Phật giáo của NXB Văn hoá thông tin, trang 311).
Người ta bình giảng rằng, khi đang còn là “chân ngôn thừa”, vì thiên vào lý luận nên không phát triển được; còn Kim Cương thừa, nhờ chú trọng thực tiễn nên phát triển mạnh. Kim Cương thừa cũng biết lấy gốc nguồn từ Phật, không phải Phật Thích-ca mà là Đại Nhật Như lai (Mahāvairocana – Ma-ha tì-lư-giá-na). Sau, vị Phật này truyền Mật giáo lại cho Bồ-tát Kim Cương. Từ khoảng thế kỷ thứ X trở về sau, Kim cương thừa kết hợp với nhiều tà giáo của Ấn Độ, Ba Tư, dần dần đọa lạc, lấy khoái lạc làm chủ nghĩa, lấy dục vọng làm diệu lý chí chân nên làm cho Phật giáo suy đồi lại càng suy đồi hơn nữa. Các vương triều Pāla, nhất là vua Hộ Pháp (Dharmapāla), sùng mộ Phật giáo này, xây dựng ngôi chùa quy mô Vikramasīla (Siêu giới) làm thủ phủ cho Mật tông phát triển đến năm thế kỷ.
Các vị sư Mật tông nổi danh như: Thiện Vô Úy (Subha Karasimha, 637-735), người Trung Ấn; Kim Cương Trí (Vajra Bodhi, 671-741), người Nam Ấn và Bất Không Kim Cương (Amoghavajra, 705-774), người Srilaṅca; họ đã làm cho Mật tông hưng thịnh trong nước lan sang cả Trung Quốc. Thế kỷ thứ VIII, Liên Hoa Sinh (Padmasambava), đem Mật giáo truyền sang Tây Tạng rồi sáng lập Lạt Ma giáo ở đây. Các nước Đông Nam Á, Tây Á như: Srilaṅca, Myanmar, Campuchia, đảo Java,
Từ thế kỷ IX-X, trong lúc vương triều Pāla đóng đô ở Đông Ấn, Phật giáo Mật tông hưng thịnh miền Đông rồi tràn xuống Nam Ấn – thì quân Hồi giáo từ Thổ-nhĩ-kỳ đã xâm lăng miền Tây Bắc Ấn. Nửa cuối thế kỷ thứ X, quân Hồi chiếm lĩnh Ca-bun, đặt kinh đô ở đây rồi lần lượt đem đại quân tiến thẳng vào Trung Ấn. Các chiến sĩ Hồi giáo có niềm tin tưởng man rợ là càng giết nhiều người ngoại giáo, dị giáo chừng nào thì càng được nhiều công đức để sanh về “thiên quốc”; nên họ đi đến đâu, tàn sát, hủy diệt đến đó. Họ phá hủy chùa tháp, đền miếu của Phật giáo và Ấn Độ giáo, giết hại Sa-môn, Bà-la-môn; tín đồ Phật giáo thì càng bị giết nhiều hơn.
Cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, quân Hồi thôn tính Đông Ấn, hủy diệt vương triều cuối cùng của Pāla, thế là căn cứ địa của Phật giáo Mật tông cũng bị tan tác. Chùa tháp bị tàn phá, kinh điển bị đốt cháy, Tăng tín đồ bị giết hại, báu vật bị tịch thu. Các vị sư Mật tông, một số chạy sang Kashmire vào Tây Tạng, số chạy về Nepal, số ẩn náu trong rừng núi, một số được Phật tử âm thầm che giấu. Ai không chạy được thì theo Hồi giáo.
Như vậy, tính đến đầu thế kỷ thứ XII, bất cứ tôn giáo nào ở Ấn Độ cũng bị Hồi giáo xóa sổ. Riêng Phật giáo thì dường như thê thảm hơn, nó mất gốc hẳn. Tuy nhiên, ánh sáng của Phật pháp lại lan tràn sang các quốc độ khác, chiếu tỏa khắp mọi miền đất của thế giới; và có ngày, nó lại trở về cội nguồn, thăm viếng cố hương xưa sau gần sáu, bảy trăm năm, đa phần người dân Ấn đã quên hẳn đức Phật của mình!
Hôm nay chấm dứt ngang đây. Thời pháp thoại nầy, thầy biết là đụng chạm nhiều người, nhưng mà không sao, thầy già rồi, bị ném đá khi nói sự thật cũng là việc nên làm lắm! Và thầy cũng nói cho các con rõ, là rất nhiều tông phái hiện nay, tại Việt
Namo Buddhāya!
Discussion about this post