PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (24)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
53- Ngày Thứ 53, 54, 55, 56

Ngày 8/8/ÂL, chư tăng đi trì bình khất thực, được nghỉ ngơi. Ngày 9, 10, 11 – các sư bận công việc cấp tập chuẩn bị cho ngày đại lễ Dâng Y Kaṭhina (18-19/9ÂL-30-31/10/2015) do Quốc Vương và Hoàng gia Thái Lan làm đại thí chủ, ai cũng bận suốt ngày nên không có pháp thoại.

57- Ngày Thứ 57 (Bài 24)

– Tối ngày 12/8 ÂL

Huyen_Khong_Son_Thuong_03

Chư tăng đi trì bình khất thực trên đường phố Huế
(ảnh: Chơn Quán)

Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm… động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.

Đấy là câu hỏi hay. Mấy ngày vừa rồi, đại chúng cũng quá nhiều công việc, có ngày làm đến tối mịt, hết tụng kinh, hết hành thiền luôn. Nhất là các sư, việc nào cũng nặng nề và chỗ nào cũng gấp gáp cả. Cho nên câu hỏi trên cũng chính là đề tài mà thầy sẽ nói chuyện hôm nay: Là thiền trong sinh hoạt hằng ngày hay nói cách khác, tu tập minh sát ra sao khi chúng ta phải làm nhiều công việc như thế.

Đầu tiên thầy xác định thiền minh sát (vipassanā) bao giờ cũng gồm định và tuệ; và khi thực hành thì chánh niệm mang chức năng của định và tỉnh giác mang chức năng tuệ. Vậy, trong tất cả các trường hợp khi đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm, lái xe, làm việc tại công sở… hành giả minh sát phải luôn luôn chánh niệm, tỉnh giác. Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là chánh niệm, tỉnh giác không phải hai trạng thái tâm trí tách biệt, định tuệ tách biệt. Nó là nhất như đấy!

Ví dụ: Sư Minh đang ngồi như thế kia, đang trong tình trạng chánh niệm, tỉnh giác – thì thầy quăng cho sư ấy một trái cam. Sư ấy chụp bắt được liền. Vậy thì sư ấy lấy chánh niệm mà bắt hay lấy tỉnh giác mà bắt? Rõ ràng, chánh niệm thì chỉ mới chú tâm còn chánh kiến mới thấy rõ. Quan sát qua vĩ mô thì có hai, nhưng quan sát qua vi mô thì dường như chúng đồng hiện hữu tức thời, là một. Rộng sâu hơn chút nữa, là ngay khi bắt dính trái cam thì toàn bộ thân tâm, toàn bộ tâm sinh lý, toàn bộ hệ thần kinh… nó hoạt động đồng nhất để bắt trái cam ấy!

Lấy ví dụ ấy để áp dụng cho mọi loại công việc lúc thực hành minh sát. Nếu công việc chậm thì chánh niệm tỉnh giác ghi nhận chậm, từng đối tượng đi qua đi qua, ta cứ thanh thản ghi nhận. Cứ thanh thản từng niệm thế thôi chứ không cần phải phân biệt đâu chánh niệm, đâu tỉnh giác. Chính sát-na ghi nhận đối tượng như vậy là ta đã có đủ chánh niệm, tỉnh giác rồi.

Lúc các sư chuyền gạch, chuyền ngói từ vị trí nầy sang vị trí kia, từ thấp lên cao… thì chỉ cần chú tâm “nhận”, “chuyền”… là công việc tiếp diễn liên tục – vì ngay khi chú tâm để nhận, để chuyền là có cả chánh niệm, tỉnh giác rồi.

Trở lại với câu hỏi làm nhanh. Thì cũng tương tự thế thôi. Chậm cũng chú tâm, nhanh cũng chú tâm. Chỉ cần chú tâm là đủ. Ông bạn kia làm việc nhanh nhưng có lẽ không nguy hiểm bằng đi xiếc trên dây, không bằng lái xe đua tốc độ. Họ có trạng thái chú tâm cực đỉnh cả đấy. Phải nói là toàn bộ thân tâm, toàn bộ tâm sinh lý, toàn bộ hệ thần linh đều phải tập trung vào chú tâm. Lơ là, mất cảnh giác, thiếu chú tâm một sát-na là vong mạng!

Chú tâm có mặt trong mọi lãnh vực sinh hoạt của người đời, của xã hội. Có cái chú tâm hướng đến thiện, có cái chú tâm hướng đến ác, có cái chú tâm trung tính không thiện, không ác. Thiện như chú tâm niệm Phật, tụng kinh, hành thiền… Ác như chú tâm giết heo, bò, rình trộm… Trung tính như chú tâm làm vi tính, nghiên cứu khoa học, làm toán, lái xe, rửa chén bát, lau nhà…

Trong Bát chánh đạo, có chú tâm là có chánh niệm, có chánh niệm là có chánh định. Trong thiền định, có chú tâm làm cho tầm, tứ thuần thục để phát sanh hỷ lạc. Trong thiền tuệ, có chú tâm là có chánh niệm, tỉnh giác. Các con phải ghi nhớ điều này: Trong thiền định thì sử dụng tầm, tứ; trong thiền tuệ thì sử dụng chánh niệm tỉnh giác. Đối tượng của thiền định là các đề mục như đất, nước, lửa, gió… Đối tượng thiền tuệ là ngũ uẩn, thập nhị duyên khởi hoặc thân, thọ, tâm, pháp.

Còn nữa, chúng ta cần phân biệt rõ hai loại chú tâm. Ví như 40 đề mục thiền định thì có 40 đối tượng. Loại chú tâm này sẽ đưa đến định. Trong sinh hoạt thường nhật, lăng xăng với moị công việc, nếu chúng ta chú tâm, chăm chăm từng đối tượng thì sẽ sinh ra mệt mỏi vì bị tiêu hao năng lực và còn dễ bị thất niệm nữa. Vậy loại chú tâm với từng đối tượng như thế thì không tương thích, không áp dụng được.

Loại chú tâm thứ hai thì dường như không chú tâm gì cả. Cứ thư giãn, buông xả tự nhiên thôi. Ví dụ như khi chúng ta đang ngồi hít thở đây, cứ lặng yên thở thế thôi, không chú tâm vào đối tượng nào cả, nhưng khi có gì tác động lên thân, lên tâm là chúng ta ghi nhận liền, có chú tâm liền. Loại thứ nhất là cách chú tâm của định. Loại thứ hai là cách chú tâm của tuệ.

Khái quát toàn bộ sự tu tập minh sát trong sinh hoạt thường nhật, thầy có thể dẫn ra đây câu kệ của ngài Viên Minh mà thầy đang treo ở thư phòng của thầy:

“- Nói, làm thường thận trọng,
Luôn trọn vẹn chú tâm;
Lắng nghe quan sát rõ,
Đến, đi Pháp lặng thầm!”

“Nói, làm thường thận trọng”. Tại sao lời nói phải thận trọng? Nếu lời nói, cử động khẩu không thận trọng thì dễ rơi vào 4 cách nói xấu ác, đó là nói dối, nói 2 lưỡi, ác khẩu và phù phiếm. Tại sao hành động phải thận trọng? Nếu hành động thân không thận trọng thì dễ rơi vào 3 nghiệp ác đó là sát sanh, trộm cắp, tà hạnh. Vậy, câu kệ đầu tiên đã ngăn giữ được 7 nghiệp xấu ác trong thập ác nghiệp rồi nên đã  hàm nghĩa ta đã có giới.

“Luôn trọn vẹn chú tâm!” Chú tâm nhưng là phải chú tâm trọn vẹn. Chú tâm trọn vẹn cũng có nghĩa là không chú tâm một đối tượng khu biệt nào. Cứ ngồi thế thôi, cứ đứng thế thôi, cứ đi thế thôi, dường như không chú tâm ở đâu nhưng lại là chú tâm tất cả, nó quán xuyến tất cả mọi hoạt động của thân và khẩu. Vậy, câu kệ thứ hai là trầm tỉnh, bình tỉnh, ổn định tâm sinh lý trong mọi lúc, mọi khi – hàm nghĩa ta đã có định.

Có định rồi thì mới “lắng nghe, quan sát rõ” được. Đây chính là tuệ mà ta đã có. Nhờ có định, có tuệ  nên cái gì tác động thân tâm, cái gì duyên sinh, duyên khởi qua mắt tai mũi lưỡi thân ý đều được ghi nhận, được lắng nghe, quan sát rõ.

Có giới, định, tuệ rồi thì bắt đầu sống tuỳ pháp, thuận pháp, Pháp là chân lý, là sự thật, nó luôn diễn tiến trong thế giới đang là, ở đây và bây giờ. Chân lý, sự thật không ở Đông, Tây, Nam, Bắc, không ở quá khứ, không ở vị lai, không ở thế giới xa xăm huyễn hoặc, mù sương, bóng khói nào. Pháp luôn là cái cụ thể luôn tác động căn trần thức mà duyên khởi. Phải thấy pháp đó, tuỳ pháp, thuận pháp mà sống, mà ăn nói, mà hít thở, mà mặc áo, ăn cơm –  không phải tuỳ bản ngã, thuận bản ngã.  Pháp ấy nó “âm thầm, lặng lẽ” lắm. Nó đến cũng âm thầm, lặng lẽ. Nó đi cũng âm thầm, lặng lẽ. Không phải ai cũng hiểu, cũng biết, cũng thấy!

Chúng ta có thể học thông Tam Tạng, có thể có kiến văn giáo pháp rất chi là quãng bác, thâm sâu nhưng không thấy biết rõ pháp đến, pháp đi như thế nào trong sinh hoạt hằng ngày để hiện quán thì cũng coi như bỏ đi!

Các con hãy thuộc nằm lòng 2 câu Kinh Lời Vàng số 101, 102 sau đây:“- Dẫu cho ngôn ngữ trăm ngàn. Mà nghe vô ích, chỉ bàn suông thôi! Tốt hơn: Một chữ, một lời. Nghe xong tịnh lạc, sống đời vô ưu”.

(Sahassamapi ce vācā, anatthapadasaṃhitā; ekaṃ atthapadaṃ seyyo, yaṃ sutvā upasammati).

“- Chữ câu ngàn vạn ích gì. Luận kinh nói mãi, lắm khi loạn mù. Một câu có ích, cho dù, Nghe xong tịnh lạc, an như đời đời!”(Sahassamapi ce gāthā, anatthapadasaṃhitā; ekaṃ gāthāpadaṃ seyyo, yaṃ sutvā upasammati).

Vậy, Tam Tạng có thể không cần nhớ hết, chỉ cần thuộc mỗi một Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế khi thực hành chỉ nhớ Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo tóm tắt chỉ còn Tinh tấn, Chánh niệm, Tỉnh giác. Khi công phu thì chỉ còn nắm Chánh niệm, Tỉnh giác hay Niệm, Tỉnh giác mà lên đường (trong Niệm và Tỉnh giác thì đã có tấn rồi) Niệm, Tỉnh giác để nhìn ngắm mọi sự mọi vật, trong, ngoài, tâm pháp duyên sinh như chúng đang là – pháp như thực tánh.

Để kết luận, hãy ghi nhớ lời đức Phật dạy: “Tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”

Các con có chánh niệm, tỉnh giác lúc tập thiền cũng như trong mọi sinh hoạt là đang tu tập Bát Chánh Đạo đó, đang có Bát Chánh Đạo trong tâm và trí của mình rồi!

Hãy cứ như vậy mà tu tập, mà lên đường!

MỤC LỤC

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Lời Phật Dạy Về Hai Hạng Người Chìm Trong Nước

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức...

Kính Nhớ Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu: Ngàn Vì Sao Cho Trăng – Thích Pháp Bảo

KÍNH NHỚ TRƯỞNG LÃO THÁNH TĂNG THÍCH MINH CHÂU: Ngàn vì sao cho trăng Thích Pháp Bảo “Đêm cuối trời...

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

KHAI THỊ PHẬT HỌC CƠ BẢN Pháp Sư Tịnh Không Phật giáo tuyệt nhiên không phải là tôn giáo, mà...

50. Tai Hại Của Tâm Sân

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Đản Sanh – Lễ Tắm Phật Đầu Tiên Ở Nước Việt

Đản Sanh – Lễ Tắm Phật Đầu Tiên Ở Nước Việt

ĐẢN SANH - LỄ TẮM PHẬT ĐẦU TIÊN Ở NƯỚC VIỆT Đức Quang   Tháng tư lại về, những lễ...

Nhân Quả Không Cố Định

Nhân quả không cố định

Nói đến nhân quả là nói đến sự tương quan, tương duyên mật thiết với nhau bằng những hành động...

Lời Phật Dạy Về Tám Nạn Chẳng Được Tu Hành Phạm Hạnh

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Là đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là...

Ý Thức Về Cái Giận

Ý thức về cái giận

"Thở vào là tôi biết tôi đang giận. Thở ra, tôi phải để hết tâm ý chăm sóc cơn giận...

Học Cách Điều Phục Tâm Theo Lời Phật Dạy

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Điều phục tâm là cốt tủy tu tập theo giáo pháp Đức Phật. Tâm phải được huấn luyện như luyện...

Hướng Tâm Về Cội Nguồn Vô Tướng (Như Lý Tác Ý)

Hướng tâm về cội nguồn vô tướng (như lý tác ý)

HƯỚNG TÂM VỀ CỘI NGUỒN VÔ TƯỚNG (NHƯ LÝ TÁC Ý)Minh Tuệ Đỗ Minh   (Tầm quan trọng của Như lý...

Thông Điệp Của Tổng Giám Đốc Unesco

Thông Điệp Của Tổng Giám Đốc Unesco

THÔNG ĐIỆP GỬI ĐẾN ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2014 Của bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO Nhân ngày...

Video: Lễ Hội Cuồng Tín Chặt Đầu 6000 Con Trâu Để Tế Thần Ở Nepal

Video: Lễ hội cuồng tín chặt đầu 6000 con trâu để tế thần ở Nepal

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Phật Giảng Pháp

Tôi thắc mắc về câu "Phật đã giảng đạo mấy chục năm, nhưng thật ra Phật không nói gì hết"....

43. Lại Vấn Đề Ăn Chay

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Tu Tập Tâm Từ Quỷ Thần Không Thể Tổn Hại

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Thiền rải tâm từ có nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống bình thường, đặc biệt hữu ích với...

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Kính Nhớ Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu: Ngàn Vì Sao Cho Trăng – Thích Pháp Bảo

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

50. Tai Hại Của Tâm Sân

Đản Sanh – Lễ Tắm Phật Đầu Tiên Ở Nước Việt

Nhân quả không cố định

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Ý thức về cái giận

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Hướng tâm về cội nguồn vô tướng (như lý tác ý)

Thông Điệp Của Tổng Giám Đốc Unesco

Video: Lễ hội cuồng tín chặt đầu 6000 con trâu để tế thần ở Nepal

Đức Phật Giảng Pháp

43. Lại Vấn Đề Ăn Chay

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Tin mới nhận

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Giản dị trong nếp sống

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Tài sản của người con Phật

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Hiểu đúng về Đức Phật

Tin mới nhận

5 cách rủ bỏ buồn giận

Tu Theo Kim Cang Có Ngày Thành Phật

Bố Thí Rộng Khắp

Thực tập như thế nào khi ta làm người khác tổn thương?

Sống viễn ly

Làm thế nào để thân tâm được an lạc?

Năm Tầng Pháp Như Lai

Các Nhà Khoa Học Đánh Giá Đức Đạt Lai Lạt Ma

Ý nghĩa sự Đản sanh của Đức Phật

Phật giáo và chiến lược miễn dịch cộng đồng của chính phủ Mỹ

Con Đường Đức Phật (Sách Ebook PDF)

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Phật Thành Đạo

Phật học vấn đáp liên quan đến pháp môn tịnh độ

Mùa Vu Lan nhớ nhà văn Võ Hồng

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 37)

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Về Việc Hòa Thượng Đôn Hậu Lên Núi, Ra Bắc Trong Vụ Tết Mậu Thân 1968

Viễn ly sanh y

11. Tìm Minh Sư Học Đạo

Tin mới nhận

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 56)

Luận Về Pháp Hoa Kinh – An Lạc Hạnh Nghĩa

Gươm Báu Trao Tay

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (I)

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 28)

Kinh Bách Dụ: Ngày nguyệt thực đánh chó

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 58)

Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 31)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 37)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 34)

Chánh Hạnh Niệm Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 1)

Thi Hóa Phật Thuyết A Di Đà Kinh

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 22)

Tịnh độ ngũ kinh

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 38)

Cảnh giới tịnh độ môi trường tu học hoàn hảo

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese