PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Kinh Nghiệm Tu Học Của Đức Phật Qua Kinh Thánh Cầu

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KINH NGHIỆM TU HỌC
CỦA ĐỨC PHẬT QUA KINH THÁNH CẦU
Thích Minh Châu

Sự
kiện
ra đời của đức Phật để đem lại an lạc cho con người và cuộc đời, đã được Ngài đề cập trong nhiều kinh: “Ta ra đời vì an lạc, vì hạnh phúc, vì lợi ích cho chư thiên và loài người, vì lòng thương tưởng cho đời”. Với lý tưởng đó, Ngài đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian lao, bằng những kinh nghiệm của tự thân để cuối cùng tìm được con đường đi ra
khỏi khổ đau. Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu kinh nghiệm tu học của đức Phật được ghi lại trong kinh Thánh Cầu (số 26, Trung Bộ I).

Ở
đời cái gì cũng vậy, không phải ngẫu nhiên có được, mà đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải tự nỗ lực, tự tầm cầu, tự suy tư để tìm đến con đường giải thoát cho tự thân và tha nhân. Đức Phật cũng vậy, qua sự tu tập và kinh nghiệm của Ngài khi đang còn là Bồ Tát cho đến lúc chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, nỗi khổ đau kiếp người lúc nào cũng vẫn ám ảnh trong tâm thức, khiến Ngài phải tự tư duy, tìm cầu giải thoát. Những kinh nghiệm đó được Ngài chia ra hai loại, đó là Thánh cầu và phi Thánh cầu.

1. Thế nào là Phi Thánh cầu?

“Ở
đây, này các Tỳ kheo, có người tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh,
tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh… tự mình bị chết… tự mình bị sầu… tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm”.

“Vợ
con, đầy tớ nam, đầy tớ nữ, dê, cừu, gà, voi, heo, trâu, bò, ngựa đực, ngựa cái, vàng và bạc là bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị sầu, bị ô
nhiễm
. Những chấp thủ ấy là bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị sầu, bị ô nhiễm, và người ấy lại nắm giữ, tham đắm, mê say chúng, tự mình bị sanh, bị già… bị ô nhiễm lại tìm cái bị sanh, bị già… bị ô nhiễm. Này các Tỳ kheo như vậy gọi là Phi Thánh Cầu”.

2. Thế nào là Thánh cầu?

Ở
đây, này các Tỳ kheo, có người tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy
hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách,
Niết bàn; tự mình bị già… tìm cầu cái không già… tự mình bị bệnh…
tìm cầu cái không bệnh… tự mình bị chết… tìm cầu cái bất tử… tự mình bị ô nhiễm… tìm cầu cái không ô nhiễm, Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn. Này các Tỳ kheo như vậy gọi là Thánh Cầu”.

Ngài
đã kể lại, khi Ngài đang còn là Bồ tát, chưa chứng Chánh đẳng giác, đã tự mình đi tìm cầu cái bị sanh, bị già, tự mình bị bệnh… tự mình bị chết… tự mình bị sầu. Những nỗi khổ đau đang ám ảnh trong tâm trí của Ngài và thấy sự nguy hại của chúng, Ngài từ bỏ chúng và đến học đạo với hai vị Đạo sư nổi tiếng đương thời là Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta. Khi đến học đạo với Àlàra Kàlàma, được Àlàra Kàlàma tuyên bố về Vô sở hữu xứ. Rồi Ngài suy nghĩ không phải chỉ có Àlàra Kàlàma có lòng tin, có
tinh tấn, có niệm, có định, có tuệ, Ta cũng có lòng tin, có tinh tấn, có niệm, có định, có tuệ. Suy nghĩ như vậy, Ngài tự thân nỗ lực và không
bao lâu Ngài đã chứng được pháp ấy. Nhưng pháp ấy cuối cùng cũng không hướng đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ. Ngài lại từ bỏ pháp ấy, ra đi. Tiếp đến học đạo với Uddaka Ràmaputta, được Uddaka Ràmaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Rồi Ngài suy nghĩ không phải chỉ
có Uddaka Ràmaputta có lòng tin, có tinh tấn, có niệm, có định, có tuệ,
Ta cũng có lòng tin, có tinh tấn, có niệm, có định, có tuệ. Suy nghĩ như vậy, Ngài tự thân nỗ lực và không bao lâu Ngài đã chứng được pháp ấy. Nhưng tựu trung, pháp ấy vẫn không hướng đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Do đó Ngài lại từ bỏ pháp ấy, ra đi.

Sau
khi từ bỏ hai vị Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta, vì hai vị này chưa chứng được Thánh quả, rồi Ngài đến Uruvela, lựa một địa điểm khả ái, dễ dàng khất thực và Ngài tham Thiền ở đó cho đến khi thành đạo. Ngài tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn; và chứng được chúng; tự mình bị già… tìm cầu cái không già… tự mình bị bệnh… tìm cầu cái không bệnh… tự mình bị chết… tìm cầu cái bất tử… tự mình bị sầu… tìm cầu cái không sầu… tự mình bị ô nhiễm… tìm cầu cái không ô
nhiễm
, Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn vả đã chứng được cái không ô nhiễm, Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn. Rồi tri và kiến khởi lên nơi Ngài: “Sự giải thoát của Ta không bị giao động. Nay là
đời sống cuối cùng của Ta, không còn tái sanh nữa”.

Sau
khi thành đạo, Ngài suy nghĩ: “Pháp này do Ta chứng được thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khóai ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng như vậy thì thật khó mà thấy được định lý Idapacayatà Paticcasamuppàda (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết bàn. Nếu ta thuyết pháp mà người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật phiền toái cho Ta, như vậy thật bực mình cho ta!”. Phạm thiên Sahampati biết được tâm tư của đức Thế Tôn, liền hiện đến đỉnh cầu Ngài ở lại đời để thuyết pháp. Cuối cùng, Ngài nhận lời của Phạm thiên theo bài kệ:

“Cửa bất tử rộng mở
Cho những ai chịu nghe.
Hãy từ bỏ tín tâm,
Không chính xác của mình
Tự nghĩ đến phiền toái,
Ta đã không muốn giảng
Tối thượng vi diệu pháp,
Giũa chúng sinh loài người”. (Ôi! Phạm thiên)

Từ
đó, Ngài vận chuyển bánh xe pháp. Trên con đường hoằng pháp Ngài gặp tà
mạng
ngoại đạo Upaka, vị này ca ngợi và hỏi Ngài vì mục đích gì mà xuất
gia
, ai là vị Đạo sư và Ngài thọ trì pháp của ai. Để khẳng định mình là
bậc Thầy của trời người, Ngài nói lên bài kệ với tà mạng ngoại đạo Upaka như sau:

“Ta, bậc thắng tất cả,
Ta, bậc nhất thiết trí.
Hết thảy pháp không nhiễm,
Hết xả pháp xả ly.
Ta sống không giải thoát,
Đoạn tận mọi khát ái.
Như vậy Ta tự giác,
Còn phải y chỉ ai?
Ta không có Đạo sư,
Bậc như Ta không có,
Giữa thế giới Nhân, Thiên,
Không có ai bằng Ta,
Bậc Ứng cúng trên đời,
Bậc Đạo sư Vô thượng.
Tự mình Chánh đẳng giác,
Tự an tịnh thanh thoát.
Để chuyển bánh xe pháp,
Ta đến thành Kàsi.
Gióng lên trống bất tử,
Trong thế giới mù loà.
“Như hiền giả tự xưng, hiền giả xứng đáng là bậc chiến thắng vô tận?”.
“Như Ta, bậc thắng giả,
Những ai chứng Lậu tận,
Ác pháp, Ta nhiếp phục,
Do vậy, Ta vô địch.
Này Upaka!”

Rồi
Ngài đi đến vườn nai để hóa độ cho năm vị Tỳ kheo trước kia đồng tu khổ
hạnh
với Ngài và cả năm đều chứng quả A la hán. Tiếp theo, Ngài nói bài
pháp về năm dục trưởng dưỡng, sự nguy hại của năm dục trưởng dưỡng và sự giải thoát năm dục trưởng dưỡng. Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức… các hương do mũi nhận thức… các vị do lưỡi nhận thức… các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý kích thích lòng dục, hấp dẫn. Như vậy gọi là năm dục trưởng dưỡng. Nếu những Sa môn hay Bà la môn nào bị trói buộc, bị tham đắm bởi năm dục trưởng dưỡng này, không thấy sự nguy hại, sự giải thoát của chúng mà thọ dụng của chúng thì những Sa môn, Bà la môn ấy sẽ rơi vào tầm tay của Ác ma. Còn những Sa môn hay Bà la môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm
bởi năm dục trưởng dưỡng này, thấy sự nguy hại, sự giải thoát của chúng
mà thọ dụng chúng thì những Sa môn, Bà la môn ấy sẽ không rơi vào tầm tay của Ác ma. Muốn vậy, cần phải chứng được Tứ Thiền, Tứ Không và Diệt Thọ Tưởng Định bằng trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ.

Qua
đó, chúng ta nhận thấy tiến trình tu tập của đức Phật từ khi đang còn là Bồ tát cho đến khi chứng Vô thượng Bồ đề, Ngài luôn luôn tự thân nỗ lực, không nương tựa vào bất cứ ai, mà chỉ nhờ vào lòng tin, tinh tấn, niệm, định, tuệ của mình. Chính ngay cả Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta
là hai vị Đạo sư nổi tiếng đương thời, vẫn không làm cho Ngài đạt được chí nguyện giải thoát. Điều đó, Ngài đã từng dạy cho chư Tỳ kheo: “Này các Tỳ kheo, hãy sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình (attadipà viharatha), chớ y tựa một ai khác. Lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác…” (Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Trường Bộ II).

Tóm
lại
, kinh nghiệm tu tập của Ngài được ghi lại trong kinh Thánh cầu đã minh chứng rằng bằng tinh thần vô uý và tự tin vào sức mạnh của chính mình, Ngài đã thắp ngọn đuốc bằng niềm tin Giới, Định, Tuệ bừng sáng trong đêm đầy tăm tối, đem lại con đường đi ra khỏi khổ đau cho nhân loại.

Vạn Hạnh, mùa Thành Đạo, PL 2542

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Giáo dục hạnh phúc mỹ mãn) (Phần 3)   Người giảng:   Lão Pháp sư Tịnh Không Địa...

Hình Ảnh Bồ Tát Quan Âm Qua Tranh Dân Gian Việt Nam

Hình Ảnh Bồ Tát Quan Âm Qua Tranh Dân Gian Việt Nam

HÌNH ẢNH BỒ TÁT QUAN ÂM QUA TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Jean-Pierre Pascal Song ngữ Việt – Pháp (Dịch...

Do Nhân Duyên Gì Người Xuất Gia Tranh Giành Nhau?

Do nhân duyên gì người xuất gia tranh giành nhau?

Tham dục là ưa thích, mê đắm vào ngũ dục (tiền bạc, sắc đẹp, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người!Hôm trước có một bạn đồng học hỏi khi lâm chung nếu như...

Mẹ (Vol.2) – Trung Tâm Thúy Nga

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thông Bạch

Thông Bạch

Giáo Hội Phật Giáo Thành Hội Hà NộiTruyền Thừa Drukpa THÔNG BẠCH   Hà Nội, ngày 25.10.2011  ĐỨC PHÁP VƯƠNG...

Lòng Ngưỡng Mộ Phật Của Vua A Dục

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Vua A Dục trước là người độc ác nhưng từ khi theo Phật, vua đã thay đổi thành người rất...

Thầy Trần Tiễn Hy, Một Y Sư Xứ Huế

THẦY TRẦN TIỄN HY, MỘT Y SƯ XỨ HUẾ Nguyễn Xuân Chiến  THẬT LÀ KHÓ KHĂN khi phải viết về một...

Triết Học Sinh Thái Phật Giáo

Triết Học Sinh Thái Phật Giáo

TRIẾT HỌC SINH THÁI PHẬT GIÁO VÀ Ý THỨC SINH THÁI HIỆN ĐẠI Tác Giả: Phương Lập Thiên - Thích...

Tra Cứu Kinh Trường Bộ

Tra cứu kinh Trường Bộ

TRA CỨU KINH TRƯỜNG BỘ  Tuệ Nguyễn Lời đầu: Trong quá trình tu tập ta nhiều lúc nhớ lại một...

Pháp Vũ Thi Thành (Sách Song Ngữ Vietnnamese-English Pdf)

Pháp Vũ Thi Thành (Sách song ngữ Vietnnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCPHÁP VŨ THI THÀNH(NHỮNG TRẬN MƯA PHÁP  CUỐI CÙNG TRONG THÀNH CÂU THI NA) THE LAST SHOWERS OF DHARMAS INKUSINAGARA...

Chứng Bệnh Trầm Kha

Chứng bệnh trầm kha

CHỨNG BỆNH TRẦM KHA Như Nhiên Thích Tánh Tuệ   Có một vị phú ông giàu có mặc dù tuổi...

Nhân Quả

Nhân Quả

Lời giới thiệu: Một số người đặt câu hỏi: “Người tu Phật có thể thay đổi được quả khổ của đời mình...

Duyên Và Nợ Trong Đạo Phật

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên, đúng như vậy, duyên của thế gian đến...

Vai Trò Của Gia Đình Trong Kiến Tạo Hòa Bình Thế Giới

Vai trò của gia đình trong kiến tạo hòa bình thế giới

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG KIẾN TẠO HÒA BÌNH THẾ GIỚI Jnan Nanda | Phan Thị Thanh Hương và Trần Kim Chi dịch...

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Hình Ảnh Bồ Tát Quan Âm Qua Tranh Dân Gian Việt Nam

Do nhân duyên gì người xuất gia tranh giành nhau?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Mẹ (Vol.2) – Trung Tâm Thúy Nga

Thông Bạch

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Thầy Trần Tiễn Hy, Một Y Sư Xứ Huế

Triết Học Sinh Thái Phật Giáo

Tra cứu kinh Trường Bộ

Pháp Vũ Thi Thành (Sách song ngữ Vietnnamese-English PDF)

Chứng bệnh trầm kha

Nhân Quả

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Vai trò của gia đình trong kiến tạo hòa bình thế giới

Tin mới nhận

Có những ngày như thế…

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Lời Phật dạy về ngày tốt

Nhân quả tu hành theo lời Phật dạy

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Lời Phật dạy về chân lý giác ngộ

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Con đường Thiền định mà Thế Tôn đi qua

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Tin mới nhận

Thiền Sư Và Bậc Vương Giả

Đừng Nghĩ Quá Khứ, Đừng Nghĩ Tương Lai

“ngưng” hay “dừng”; “chân dung” hay “tiểu sử”?

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Địa Chỉ Nhà Hàng Chay Tại Sài Gòn

Nguời cư sỹ xin nhìn lại

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

Phật Giáo Yếu Lược Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Vài Suy Nghĩ Về Tinh Thần Nhật Bản – Nguyễn Văn Nhật

Về Một Bài Kệ

Pháp Lục hòa

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Từ bác sĩ trở thành Thiền Sư

Đón Tết Ở Chùa

Ý Nghĩa Duy Ngã Độc Tôn

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Sự Kỳ Lạ Của Kinh Kim Cang

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (11)

Phản Ứng Phật Giáo Với Covid-19

Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật Sơ Sinh

Tin mới nhận

Audio Book Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Kinh Kim Cang Chư Gia – Thành Hội Phật Giáo Việt Nam Ấn Hành

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 18)

Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Phẩm 25: Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

48 Pháp Niệm Phật

Quan niệm về Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 35)

Chư Tổ Tịnh Độ Tông

Khai Thị Đại Chúng Của Đại Sư Hám Sơn

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 71)

Việc Lớn Sanh Tử

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 27)

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese