PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Ðức Phật dạy người gia chủ phải chọn một nghề để làm, để sinh sống. Ðã chọn nghề xong, phải giữ nghề ấy cho được thiện xảo, có thể tự mình khéo làm nghề ấy, lại còn có khả năng bày vẻ huấn luyện cho người khác có thể làm được.
  2. Ðức Phật ở nơi đây nhắc nhủ chúng ta phải bảo vệ tài sản chơn chánh ấy, khỏi bị vua lấy mất đi, khỏi bị lửa thiêu đốt, khỏi bị nước cuốn trôi, khỏi bị kẻ trộm cướp đánh cắp đi, khỏi bị các con cháu thừa tự không tốt tiêu pha hoang phí.
    1. Pháp thứ hai là đầy đủ sự phòng hộ. Ðức Phật dạy như sau:
  3. Ðức Phật khuyên vị thiện nam tử nên thân thiện làm bạn với những người lành. Và người lành ở nơi đây được định nghĩa là người có lòng tin, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ.

Ðức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực được ứng dụng ngay trong hiện tại và kết quả cũng được đem lại ngay trong hiện tại.

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Ðức Phật Dạy Người Gia Chủ Phải Chọn Một Nghề Để Làm, Để Sinh Sống. Ðã Chọn Nghề Xong, Phải Giữ Nghề Ấy Cho Được Thiện Xảo, Có Thể Tự Mình Khéo Làm Nghề Ấy, Lại Còn Có Khả Năng Bày Vẻ Huấn Luyện Cho Người Khác Có Thể Làm Được.

Ðức Phật dạy người gia chủ phải chọn một nghề để làm, để sinh sống. Ðã chọn nghề xong, phải giữ nghề ấy cho được thiện xảo, có thể tự mình khéo làm nghề ấy, lại còn có khả năng bày vẻ huấn luyện cho người khác có thể làm được.

Bậc Ðạo sư đã nói: “Trong suốt 45 năm thuyết pháp, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy có hai điều: sự khổ và sự diệt khổ”.

Ðức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực được ứng dụng ngay trong hiện tại và kết quả cũng được đem lại ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng viễn vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với đời sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại. Trong kinh Dighajànu, người Koliya (Tăng Chi, VIII-54) trực tiếp đến thưa Thế Tôn:

“Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, hưởng thọ dục vọng, sống hệ phược với vợ con, dùng các hương chiên đàn ở Kàsi (Benares), đeo và dùng các vòng hoa hương liệu, phấn sáp, thọ lãnh các vàng bạc. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại”.

Và sau đây là bốn pháp đưa đến hạnh phúc hiện tại và an lạc hiện tại cho các thiện nam tử:

“Ðầy đủ sự tháo vát, đầy đủ sự phòng hộ, làm bạn với thiện và sống thăng bằng điều hòa”.

Đức Phật dạy cách nằm ngủ để không gặp ác mộng

Thế nào là sự đầy đủ tháo vát? Ở đây, vị thiện nam tử phải làm nghề gì để sinh sống, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư phương tiện, vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm”.

Như vậy, Ðức Phật dạy người gia chủ phải chọn một nghề để làm, để sinh sống. Ðã chọn nghề xong, phải giữ nghề ấy cho được thiện xảo, có thể tự mình khéo làm nghề ấy, lại còn có khả năng bày vẻ huấn luyện cho người khác có thể làm được. Ðây là điều kiện tiên quyết của một người gia chủ, có một nghề thiện xảo trong tay để nuôi sống mình và nuôi sống gia đình. Và đối với nghề ấy, mình phải tinh xảo, thiện nghệ, vừa đủ để tự mình làm, vừa đủ để chỉ dạy người khác làm.

Ðức Phật Ở Nơi Đây Nhắc Nhủ Chúng Ta Phải Bảo Vệ Tài Sản Chơn Chánh Ấy, Khỏi Bị Vua Lấy Mất Đi, Khỏi Bị Lửa Thiêu Đốt, Khỏi Bị Nước Cuốn Trôi, Khỏi Bị Kẻ Trộm Cướp Đánh Cắp Đi, Khỏi Bị Các Con Cháu Thừa Tự Không Tốt Tiêu Pha Hoang Phí.

Ðức Phật ở nơi đây nhắc nhủ chúng ta phải bảo vệ tài sản chơn chánh ấy, khỏi bị vua lấy mất đi, khỏi bị lửa thiêu đốt, khỏi bị nước cuốn trôi, khỏi bị kẻ trộm cướp đánh cắp đi, khỏi bị các con cháu thừa tự không tốt tiêu pha hoang phí.

Pháp thứ hai là đầy đủ sự phòng hộ. Ðức Phật dạy như sau:

“Ở đây những tài sản của thiện nam tử, do tháo vát tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thu hoạch đúng pháp, vị ấy giữ gìn và bảo vệ. Làm thế nào các tài sản của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa thiêu đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con không khả ái chiếm đoạt. Ðây gọi là đầy đủ sự phòng hộ”.

Ở đây lời Ðức Phật dạy hết sức thiết thực. Trước hết là tài sản thu hoạch được phải do sự tháo vát hành nghề đem lại, do tinh tấn nỗ lực làm ra một cách đúng pháp, một cách chơn chánh. Như vậy Ðức Phật phủ nhận các cách làm tiền phi pháp, phi nhân; thể thức lường gạt, man trá để làm giàu đều không được công nhận. Các thế lực hối mại quyền thế, hối lộ, lường gạt, cho vay nặng lãi, ăn trộm, ăn cướp, đều thuộc về phi pháp. Ngoài ra, Ðức Phật còn nhấn mạnh, các số tiền thâu hoạch, phải do sự nỗ lực tinh tấn của chính mình, do sức mạnh của bàn tay chính mình làm ra, để tự mình đổ mồ hôi để công sức của mình tạo ra của cải tài sản ấy. Tài sản như vậy mới gọi là tài sản chơn chánh, đúng pháp vững vàng. Vì sao Ðức Phật muốn nhấn mạnh điểm này? Vì rằng theo Ðức Phật, con người chỉ sống hạnh phúc với một đời sống trong sáng, lành mạnh và chơn chánh. Do vậy tài sản kiém được để sống phải là tài sản lành mạnh, chơn chánh, đúng pháp. Ðức Phật ở nơi đây nhắc nhủ chúng ta phải bảo vệ tài sản chơn chánh ấy, khỏi bị vua lấy mất đi, khỏi bị lửa thiêu đốt, khỏi bị nước cuốn trôi, khỏi bị kẻ trộm cướp đánh cắp đi, khỏi bị các con cháu thừa tự không tốt tiêu pha hoang phí.

Ðức Phật Khuyên Vị Thiện Nam Tử Nên Thân Thiện Làm Bạn Với Những Người Lành. Và Người Lành Ở Nơi Đây Được Định Nghĩa Là Người Có Lòng Tin, Có Giới Đức, Có Bố Thí, Có Trí Tuệ.

Ðức Phật khuyên vị thiện nam tử nên thân thiện làm bạn với những người lành. Và người lành ở nơi đây được định nghĩa là người có lòng tin, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ.

Thứ đến là bạn với thiện, và chúng ta nghe lời khuyên của Ðức Phật:

“Tại chỗ nào, có những gia chủ hay người lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, thiện nam tử làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, học tập đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, học tập đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, học tập đầy đủ trí tuệ”.

Ở nơi đây, Ðức Phật khuyên vị thiện nam tử nên thân thiện làm bạn với những người lành. Và người lành ở nơi đây được định nghĩa là người có lòng tin, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ. Và làm bạn với thiện là học tập đầy đủ lòng tin, học tập đầy đủ giới đức, học tập đầy đủ bố thí, học tập đầy đủ trí tuệ. Nói một cách thiết thực, hạnh phúc chỉ đến với người lành, chỉ đến với người thiện, chỉ đến với người sống một đời sống lành mạnh trong sáng, có giới đức, có đạo đức, có đạo hạnh, có giới hạnh.

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Pháp thứ tư để được sống hạnh phúc và an lạc là sống thăng bằng điều hòa. Ở nơi đây, Ðức Phật luôn luôn có những định nghĩa thật rõ ràng và thiết thực:

“Ở đây thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: ” Ðây là tiền nhập của ta. Sau khi trừ đi tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như sau… không phải là tiền xuất của ta, nhưng sau khi trừ đi tiền nhập còn lại như sau: “Người thiện nam tử này ăn tài sản của nó như người ăn trái cây sung” (Rung cây khiến trái rơi xuống rất uổng phí). Nếu thiện nam tử này có biên nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực thời người ta sẽ nói vễ người ấy như sau: “Thiện nam tử này sẽ như người chết đói”. Như vậy sống thăng bằng điều hòa là không sống bỏn xẻn hoang phí, sống như thế nào để tiền nhập trội hơn tiền xuất, và hàng tháng hàng năm đều có tiền tiết kiệm. Lẽ dĩ nhiên, đó là những yếu tố cần thiết và bảo đảm cho một đời sống an lạc và hạnh phúc”.

Rồi Ðức Phật nhắc khéo thiện nam tử có bốn cửa xuất làm phung phí tài sản, tức là đam mê đàn bà, đam mê rượu chè, đam mê cờ bạc, bạn bè kẻ ác, thân hữu kẻ ác. Nếu thiện nam tử rơi vào bốn cái mê này, thời bao nhiêu tài sản thâu hoạch được sẽ bị phung phí tiêu tán hết. Như một hồ nước có bốn cửa nhập, bốn cửa xuất. Cửa nhập thì bị đóng lại, cửa xuất thì bị mở toang. Như vậy bao nhiêu nước trong hồ đều tuôn chảy ra ngoài hồ hết. Trái lại có bốn cửa vào để tăng trưởng tài sản. Tức là không có đam mê đàn bà, không đam mê rượu chè, không đam mê cờ bạc, thân hữu với bậc thiện. Như một hồ nước có bốn cửa nhập đều mở toang, bốn cửa xuất đều đóng kín. Như vậy nước ở ngoài tuôn vào trong hồ và hồ nước sẽ đầy tràn. Cũng vậy, vị thiện nam tử, tránh xa bốn đam mê trên, thời tài sản của vị ấy ngày một tăng trưởng, ngày một hưng thịnh.

Bài kinh này, với bốn pháp môn xây dựng hạnh phúc hiện tại giúp chúng ta có một số suy nghĩ. Trước hết, Ðức Phật dạy những gì, chủ yếu là làm vơi nỗi đau khổ của con người, mục đích chính là cứu khổ độ sanh, đem lại an lạc, đem lại hạnh phúc cho con người. Bậc Ðạo sư đã nói: “Trong suốt 45 năm thuyết pháp, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy có hai điều: sự khổ và sự diệt khổ”. Thời tất nhiên, trong lời dạy này, chủ đích là đem lại hạnh phúc và an lạc cho chúng sanh, ngay trong hiện tại, không phải chờ đợi trong tương lai và cũng không phải chờ đợi sau khi chết mới được hưởng.

Một điểm nữa làm chúng ta đáng suy nghĩ, là phàm chúng ta hành trì pháp môn nào được xem là lời Phật dạy, nếu trong khi hành trì, không cảm thấy an lạc, thời là chúng ta hành trì sai lạc, hay là đó không phải là lời dạy của Ðức Phật. Pháp của Ðức Phật được định nghĩa là Sanditthiko (thiết thực hiện tại), Akàliko (không có thời gian), Ehipassiko (đến để mà thấy)… Thời khi chúng ta hành trì các pháp môn Phật dạy, chúng ta hưởng được ngay quả an lạc hạnh phúc mà pháp môn ấy đem đến. Chúng ta lại nghĩ đến những công năng kỳ diệu của những lời Phật dạy, khi chúng ta nhận thấy rằng, trong bốn pháp Phật dạy là dạy hơn 2500 năm về trước, cho xã hội Ấn Ðộ, cho cá nhân con người Ấn Ðộ, nhưng nếu nay chúng ta đem áp dụng trong thời điểm hiện tại trên đất nước Việt Nam và cho con người Việt Nam, chúng ta vẫn thấy bốn pháp này vẫn có khả năng đem lại hạnh phúc và an lạc cho chúng sanh, nếu chúng ta hành trì bốn pháp này đến nơi đến chốn.

Lời Phật dạy về những điều khó

HT. Thích Minh Châu

Trích Tuyển Tập “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”

Tin bài có liên quan

Trời Đất Bao La Nhưng Lòng Tham Của Con Người Còn Mênh Mông Hơn Thế

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Muốn Cuộc Sống Viên Mãn, Phật Khuyên Bỏ Những Điều Này: Sát Sinh, Bất Hiếu

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Những Câu Chuyện Phật Dạy Về Duyên Nợ Trong Tình Yêu Đáng Suy Ngẫm

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

7 Nguyên Tắc Theo Lời Phật Dạy Mang Lại Sự Giàu Có: Siêng Năng, Tiết Kiệm Và Bố Thí

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Nghĩ Về Biển Đông, Lại Nghĩ Lời Phật Dạy Về Phép Lục Hòa

Nghĩ về biển Đông, lại nghĩ lời Phật dạy về phép lục hòa

Hãy Ghi Nhớ 20 Lời Phật Dạy Để Có Cuộc Sống An Nhiên

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Nữ Diễn Viên Màn Bạc Việt Trinh: Phật Dạy Thân Thể Chúng Ta Cũng Chỉ Là Cõi Tạm

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Lời Dạy Của Đức Phật Về Ăn Chay

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Lời Phật Dạy: Phụ Nữ Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Chồng Ngoại Tình?

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Ý Nghĩa Cội Rễ Của Luật Nhân Quả

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Load More

Discussion about this post

Quán Niệm

Quán Niệm

QUÁN NIỆM Ajaan Fuang Jotiko  Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt   Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko Thiền sư Ajaan...

Lời Khai Thị Của Hòa Thượng Tịnh Không

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Trúc Thông Phổ

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Trúc Thông Phổ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Quả Trùng Điệp

Nhân quả trùng điệp

NHÂN QUẢ TRÙNG ĐIỆP HỎI: Tôi  đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng...

Thiền Định Trong Hôn Nhân Hạnh Phúc Tràn Đầy

Thiền định trong hôn nhân hạnh phúc tràn đầy

Ca sĩ Võ Hạ Trâm và người chồng Ấn Độ (ảnh VNExpress) Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng,...

Hãy Buông Ra

HÃY BUÔNG RA   Tôi nghe buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn. Xin thuật lại để quí vị cùng...

Con đường con đi đó, có ba là “hộ pháp”

CON ĐƯỜNG CON ĐI ĐÓ, CÓ BA LÀ “HỘ PHÁP” Thanh Thị            Con sinh ra trong một gia...

Thiên Lý Độc Hành – Lonely Journey Of Thousand Miles

Thiên Lý Độc Hành – Lonely Journey Of Thousand Miles

Thiên Lý Độc Hành1.Ta về một cõi tâm khôngVẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tànCòn yêu một thuở đi...

Hạnh Phúc Ở Đâu

Hạnh Phúc Ở Đâu

HẠNH PHÚC Ở ĐÂUThích-Chân-TuệPhật-Học Tịnh-Quang Canada   Trước khi phát tâm tu học, con người cứ tưởng Phật pháp chỉ...

Cầu Kiến

Cầu Kiến

CẦU KIẾN (Tiểu Lục Thần Phong)   Sau khi dâng tâm thư lên đức Phật, con được một số đồng...

Lễ Tang Trong Thiền

LỄ TANG TRONG THIỀNSa-môn Giác Nhường thấy và viết Khi Trưởng lão HT.Thích Giác Dũng còn sinh tiền, ngài thường...

Ý Nghĩa Lễ Phật Đản Phật Lịch 2564 – Dương Lịch 2020

Ý Nghĩa Lễ Phật Đản Phật Lịch 2564 – Dương Lịch 2020

Không hại hương sắc hoa,Cũng vậy vị Sa-mônRa vào giữa thôn làng”.(Kinh Pháp cú, kệ số 49)Trước vấn nạn thiên...

Nhân Quả Của Hai Anh Em Không Chịu Tu Phước Huệ Song Hành

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Những gì người thế tục tích lũy được, có những thứ người khác có thể cướp đoạt, mà bản thân...

Cõi Phật Xuân Không Cùng (Ttts Thích Phước Đạt)

Cõi Phật Xuân Không Cùng (TTTS Thích Phước Đạt)

Cây mai vàng trên núi Yên Tử Băng qua thế giới ảo mộng phù du, từ trong một nội tâm...

An Cư Mùa Nạp Năng Lượng Nhiều Phước Đức

An cư mùa nạp năng lượng nhiều phước đức

AN CƯ MÙA NẠP NĂNG LƯỢNG nhiều PHƯỚC ĐỨC Thích Viên Thành (Hạnh Trung)   “Vui thay Đức Phật ra...

Quán Niệm

Lời Khai Thị Của Hòa Thượng Tịnh Không

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Trúc Thông Phổ

Nhân quả trùng điệp

Thiền định trong hôn nhân hạnh phúc tràn đầy

Hãy Buông Ra

Con đường con đi đó, có ba là “hộ pháp”

Thiên Lý Độc Hành – Lonely Journey Of Thousand Miles

Hạnh Phúc Ở Đâu

Cầu Kiến

Lễ Tang Trong Thiền

Ý Nghĩa Lễ Phật Đản Phật Lịch 2564 – Dương Lịch 2020

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Cõi Phật Xuân Không Cùng (TTTS Thích Phước Đạt)

An cư mùa nạp năng lượng nhiều phước đức

Tin mới nhận

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Cách xoay chuyển vận mệnh theo lời Phật dạy

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Đức Phật là thầy của trời người

Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Người ngu nghĩ là ngọt

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Tin mới nhận

Nguyên Nhân Dẫn Đến Các Sự Khổ Đau

Vô Niệm Không Phải Là Vô Chánh Niệm

Bốn Dấu Ấn Của Phật Pháp

Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ (Từ Năm 1992-1999)

Bảy bước đi an lạc

Kinh Giáo Hóa Bịnh [1]

Ban Lễ Tang Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu

Có nên cho trẻ nhỏ quy y?

Thực hành thiền chánh niệm tại Mỹ

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Ba điều đồn đãi về Thiền sư Thích Nhất Hạnh phải kiểm chứng bằng sự thật lịch sử

Số mệnh

Không Giữ Giới Là Biểu Hiện Của Thời Mạt Pháp

Lạy kinh, tốt hay không tốt?

Đáp Ứng Của Phật Giáo Trước Đại Dịch Covid -19 Từ Góc Độ Lịch Sử

Lập trường vững chắc người Phật tử chân chính

Bốn chân lý cao quý và Con đường tám phương diện cao quý

Ma Chay Và Tế Lễ Trong Phật Giáo

Làm thế nào có thể vừa quảng bá lòng từ bi lại vừa giết súc vật để ăn

Phật Học Khái Luận – Thích Chơn Thiện

Tin mới nhận

Kinh Lời Vàng

Kinh Bách Dụ: Ca nhi đánh nhạc

Làm Sao Biết Một Vị A La Hán

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Tâm đặt sai hướng

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Kinh Bách Dụ: Nhà cũ có quỷ dữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Ơn nhỏ không quên

Kinh Bách Dụ: Năm trăm cái bánh hoan hỷ

Tin mới nhận

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Phật Giáo Là Gì?

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 118)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Cực Lạc Hiện Tiền

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Hương Sen Vạn Đức

48 Pháp Niệm Phật

Niệm Phật Chỉ Nam

Hướng Về Miến Tịnh Độ

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần 2)

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

Hàng Ngàn Tăng Ni Phật Tử Cung Tiễn Nhục Thân Cố Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh Nhập Kim Quan

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.