PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Việt Dịch: HT. Thích Thiền Tâm



Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng:


Pháp yếu của chư Phật
Nhiệm mầu chẳng nghĩ bàn
Bởi pháp chẳng nghĩ bàn
Không thể diễn hết ý
Đấng cha lành Mâu Ni
Thương xót khắp quần sanh
Nói chỗ không thể nói
Dắt kẻ trước người sau.
Lại dùng phương tiện lạ
Chỉ rõ cõi Cực Lạc
Bảo phát nguyện vãng sanh
Vượt ngang ba đường ác.
Bởi Phật A Di Đà
Nguyện lớn nhiếp muôn loài
Như nghe danh thọ trì
Quyết sanh không còn nghi
Nếu người có đại lực
Tâm niệm thường chuyên nhất
Thành tựu tam muội sâu
Đường Tây phương như tin
Nay ta y thánh giáo
Tâm niệm thường chuyên nhất
Thương các ngươi mê lầm
Đây chẳng phải duyên nhỏ
Sắp diễn pháp lợi sanh.


Lúc ấy các tín hữu trong đàn đều cung kính chắp tay yên lặng. Bồ Tát lại dạy tiếp:

Các người nên biết, môn niệm Phật đây đích thật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát thẳng tắt nhất của hàng nhân thiên. Nay các người tuy có lòng tin, tuy thực hành hạnh niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng nếu tâm nguyện không chí thiết, thì chẳng khác chi người đi biển gặp được châu báu mà lần lựa về tay không, tất cũng luống nhọc công vô ích! Thuở xưa nếu ta không nhờ tâm nguyện chí thiết, thì đâu được như ngày hôm nay.

Đời Minh Đế nhà Tấn, ta nguyên là một bần dân. Trong cảnh qúa nghèo khổ, duyên may được nghe biết Phật pháp, ta phát đại nguyện rằng: “Con vì túc nghiệp nên mới chịu qủa báo khổ cực này. Nếu hiện đời con không được thấy Phật A Di Đà, được sanh về cõi Cực Lạc để thành tựu tất cả công đức, thì dù cho xả thân, nguyện không thối chuyển”. Phát thệ rồi, trong bảy ngày đêm ta chuyên tinh nhớ niệm Phật không thôi nghỉ, liền được tâm khai, thấy Phật A Di Đà tướng tốt rực rỡ, ánh sáng soi khắp mười phương. Lúc ấy, trước Phật ta được nhờ ân thọ ký. Đến năm bảy mươi lăm tuổi, ta ngồi niệm Phật thoát hóa, vãng sanh về Tây Phương. Sau khi đắc qủa, bởi nguyện độ sanh sâu nặng, ta trở lại cõi này tùy phương tiện hiển hóa. Từ đó, hoặc thị hiện làm thân tỳ kheo, hoặc làm thân cư sĩ, hoặc làm vua, hoặc làm quan, hoặc làm người nữ, hoặc làm kẻ ăn xin, hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc thuận hoặc nghịch; đều tùy duyên nói pháp, dẫn dắt người mê. Nay ta lại vì các người chỉ rõ lẽ chánh tà, mở bày môn Tịnh Độ. Các ngươi phải một lòng một ý, bền tu pháp môn này, quyết định sẽ được lợi ích lớn, không còn sợ lầm lạc! Nếu kẻ nào tâm chí bền chắc, thì không đợi sau khi vãng sanh, mà trong đời hiện tại cũng đượcc thấy Phật. Hãy nghi nhớ bài kệ sau đây của mà tu tiến:


Nói ít một câu chuyện
Niệm nhiều một câu Phật
Đánh chết được vọng niệm
Hiển pháp thân chân thật.


Một tín hữu thưa:

– Bạch ngài ! Con niệm Phật không được nhất tâm, chẳng biết phải dùng phương tiện nào?

Bồ tát dạy:

– Ngươi nên ngồi yên lặng, dứt hết mọi tư tưởng, từ từ mà niệm. Điều cốt yếu phải làm sao cho tiếng hợp với tâm, tâm hòa cùng tiếng, niệm lâu như thế, tự nhiên sẽ thấy lòng mình trong lặng. Chừng ấy tâm cảnh chiếu sáng, dứt sự đỗi đãi, chứng vào Niệm Phật tam muội. Nhưng nên nhớ lúc bình nhật cần phải niệm nhiều, từ ngàn cho đến số muôn câu tâm không gián đoạn, thì căn khí mới dễ thành thục. Nếu cưỡng ép muốn cho tâm mau qui nhất, tất trọn không thể được nhất tâm.

Một tín hữu khác lại thưa:

– Bạch bồ tát! Thế nào là nghĩa: Tâm hành xứ diệt?

Ngài dạy:

– Tâm hành xứ diệt là chỗ tuyệt đãi, không còn dấu vết của niệm phàm Thánh, là chân tâm thường trú của Phật. Còn tâm hành xứ hữu là nghiệp tâm hoặc thiện hoặc ác trong vòng sống chết luân hồi của chúng sanh sanh. Vọng tâm này nối tiếp nhau không xen hở. Nếu khi niệm Phật ngươi gia công miên mật, không còn mảy may tạp vọng, mới chóng được đôi phần tương ưng.

Phải dè dặt, đừng có vừa thật hành được nửa năm hay mười tháng, rồi tự cho là mình đã khổ công tu niệm. Nên biết ý nghĩa tự đắc ấy, chính là chỗ chướng đạo! Lại tuy có gia công, nhưng nếu niệm lực chưa được vững như non đồng vách sắt, xô không ngã, lay chẳng động, thì sức niệm vẫn thành một khối. Phải tu tập liên tục, đừng nên thấy có chút ảnh hưởng liền dừng nghỉ. Đó là lỗi: “Bán đồ nhi phế” khiến cho công phu trước luống uổng, không được mảy may lợi ích chi. Đây là căn bịnh lớn của người học đạo, cần phải lưu ý.

Nên biết rằng: “Phật pháp như bể cả, càng vào càng rộng sâu, quyết không thể dùng chút ít tri kiến mà thấu hiểu hết được. Sự tu tập cần phải trọn đời, dụng công đến chỗ non cùng nước tận, chớ có quan niệm xem thường!

Khi ấy, ông Cố Định Thành đứng lên xin thỉnh giáo thêm về phương thức niệm Phật.

Ngài bảo:

– Này thiện nam tử! Tâm thể vốn ly niệm, vọng niệm từ tư tưởng mà sanh. Tư tưởng ấy nguyên giả dối, khiến cho người lưu chuyển trong vòng sanh tử. Ngươi nên biết một câu A Di Dà Phật đây, chẳng từ tưởng mà sanh, không theo niệm mà có, chẳng trụ trong ngoài, không có hình dáng. Niệm như thế thì dứt các vọng tưởng, cùng với chân thân nhiệm mầu thanh tịnh của Như Lai, chẳng dồng chẳng khác, không thể phân biệt. Niệm như thế thì phiền não trần lao không dứt không buộc, chỉ là nhất tâm. Được như thế mới gọi là chấp trì danh hiệu, mới gọi là nhất tâm bất loạn. Chừng ấy công tịnh nghiệp thành tựu, bước thẳng lên ngôi thượng phẩm. Nay ngươi nên phát nguyện lớn, cầu sanh về Cực Lạc, rồi chí thành cảm thiết xưng niệm A Di Đà Phật. Phải quyết ý khiến cho tiếng nương theo tâm, tâm duyên theo tiếng, tâm cùng tiếng hợp nhau. Dụng công như thế lâu ngày không để sơ thất, chăm chú như mèo rình chuột, tất sẽ được vào Chánh ức niệm tam muội. Nếu muốn tu tiến thêm, phải tham cứu nhiều hàng tri thức, rộng hỏi các bậc cao minh, tất sẽ ngộ được ý mầu Tức Tâm Tức Phật.

Kế tiếp cư sĩ Vô Hủ thừa thỉnh:

– Bạch Ngài! Xin từ bi chỉ dạy cho con phần khái yếu của sự tu tập. Từ lúc bình nhật cho đến khi lâm chung, con phải hành trì như thế nào?

Bồ tát nói:

– Đại để người tu tịnh nghiệp khi đi, đứng, nằm, ngồi, lúc khởi cư ăn uống, đều nên hướng về phương Tây. Như thế cơ cảm mới dễ thành, căn cảnh mới dễ thục. Trong thất chỉ nên cúng một tượng Phật, một pho kinh, một bàn thờ, một lư hương, một bàn, một ghế, chẳng nên để nhiều đồ vật khác. Ngoài sân cũng phải quét dọn trống trải sạch sẽ để đi kinh hành niệm Phật cho thuận tiện. Nên giữ tâm mình vắng lặng không vướng một mảy tơ, muôn niệm đều quên, trong không thấy thân, ngoài không biết cảnh. Cũng không nghĩ đến hành động hôm nay của ta đây là việc tu hành. Như thế thì cùng với đạo ngày càng gần, với đời ngày càng xa, có thể thành tựu tịnh nghiệp. Nếu lúc bình thời ngươi rủ sạch được muôn duyên, một lòng niệm Phật; thì khi lâm chung mới có thể không còn quyến luyến đến gia đình sự nghiệp, vui vẻ thanh thoát mà đi. Đấy há chẳng phải là tác phong của bậc đại trượng phu ư! Ta bảo như thế là muốn cho người chuyên trí tu hành, không còn vướng bận điều chi. Và đây chính là điều kiện rất quan trọng, thiết yếu!

Đến như pháp tu Tịnh đô, vẫn không ngoài hai chữ Chuyên và Cần. Chuyên thì không quản đến việc chi khác. Cần thì không bỏ phí một phút giây.

Từ nay mỗi sáng sớm thức dậy, sau khi lễ Phật ngươi nên tụng một quyển kinh A Di Đà, rồi tùy sức niệm Phật. Kế đó qùy đọc bài văn “Một lòng Quy Mạng…” để phát nguyện hồi hướng, vì bài văn ấy lời giản dị mà ý đầy đủ. Ban sơ thân tâm chưa yên, mỗi ngày chỉ khóa tụng hai thời, kế đó thì tăng lên bốn thời, nếu có thể, lên đến sáu thời. Ngoài ra thì niệm thả không ký số, hoặc niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng, chỉ nhiếp tâm chuyên nhớ mà thôi.

Lại, pháp trì danh cần phải mỗi chữ mỗi câu, rành rẽ rõ ràng, tâm và tiếng hòa hợp nương nhau, không xen lẫn mảy may tư tưởng tạp vọng. Niệm như thế lâu ngày, công lực sẽ tự nhiên thành thục, quyết định được sanh về cõi Liên bang. Chừng ấy ngồi tòa sen báu lên ngôi Bất thối luân, tự tại giải thoát, há chẳng phải là điều đáng hoan hỷ ư? Nên cố gắng! cố gắng!

Bồ tát giáng thần thuyết pháp, trước sau kể có hai mươi bốn hội. Các đệ tử của ngài là bọn ông Thường Nhiếp thay phiên nghi chép, kết hợp thành bộ Tây Phương Xác Chỉ, khắc bản lưu truyền.


Nguồn: Niệm Phật Viên Thông

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Bảo Vệ Trái Đất Bài 5: Những Vấn Đề Xảy Ra Khi Tấm Khiên Bảo Vệ Trái Đất Bị Suy Yếu & Khi Nhiệt Độ Tăng

Bảo vệ trái đất bài 5: những vấn đề xảy ra khi tấm khiên bảo vệ trái đất bị suy yếu & khi nhiệt độ tăng

BẢO VỆ TRÁI ĐẤT BÀI 5: NHỮNG VẤN ĐỀ XẢY RA KHI TẤM KHIÊN BẢO VỆ TRÁI ĐẤT BỊ SUY...

Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Từ Buddha Đến Bụt Và Phật

Từ Buddha Đến Bụt Và Phật

TỪ BUDDHA ĐẾN BỤT VÀ PHẬTHuỳnh Ngọc Chiến Buddha phiên âm là “Phù Đồ” khi qua nước Đại Hạ và...

Nơi Đào Luyện Những Nhân Tài Phật Học Tại Việt Nam – Tâm Minh

Việc xây dựng và phát triển các Học viện Phật giáo ở Việt Nam không chỉ đơn thuần để phục...

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

TÂM THƯ Ngưỡng Bái Bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni Kính thưa cùng toàn thể quý phật tử gần xa...

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Trọn Bộ

Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt trọn bộ

MỘT CUỘC ĐỜI MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT TẬP 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Minh Đức Triều Tâm Ảnh...

Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp

Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp

BỒ-ĐỀ ĐẠT-MA QUÁN TÂM PHÁPMinh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư (25)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (25)

58- Ngày Thứ 58, 59, 60, 61, 62 (Ngày 13-14/8 ÂL lại bận việc xây dựng, sửa đường sá. Ngày...

Vấn Đề Tự Sát

Xin cho biết quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề tự sát như thế nào? Trường hợp các...

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 Kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

HT. Thích Minh Châu dịch HT. Thích Nhất Hạnh dịch Sn 4.1: Kama Sutta — Sensual Pleasure. Kinh về dục....

Vận Dụng Bài Học Lịch Sử Cận Đại Về Hoằng Pháp Của Các Cư Sĩ Tiền Bối – Tâm Diệu

Vận Dụng Bài Học Lịch Sử Cận Đại Về Hoằng Pháp Của Các Cư Sĩ Tiền Bối – Tâm Diệu

VẬN DỤNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠIVỀ HOẰNG PHÁP CỦA CÁC CƯ SĨ TIỀN BỐI Tâm Diệu Nam-Mô Bổn-Sư...

Luật Tạng: Tinh Hoa Của Lịch Sử – Văn Hóa Phật Giáo Trong Hành Trình Kết Tập Và Củng Cố

Luật tạng: Tinh hoa của Lịch sử – văn hóa Phật giáo trong hành trình kết tập và củng cố

Trong 45 năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thu nhận rất nhiều đệ tử, có người xuất...

Câu Chuyện Ngụ Ngôn: Không Ai Sung Sướng Cả

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Đức Phật đã từng nói: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”, và khẳng định bản chất cuộc đời...

Thông Điệp Vesak Liên Hiệp Quốc Pl. 2556 Dl. 2012

Thông Điệp Vesak Liên Hiệp Quốc Pl. 2556 Dl. 2012

Ông Ban Ki-moon gởi thông điệp đến Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc Tôi hân hạnh gửi lời chúc mừng...

Tuyển Tập Các Giáo Lý Thiền Của Các Vị Đại Sư Phật Giáo In Bằng Kim Loại Xưa Nhất

Tuyển tập các giáo lý Thiền của các vị đại sư Phật giáo in bằng kim loại xưa nhất

Tào Khê, tông phái Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc, cho biết: "Jikji" (trực chỉ) - "Tuyển tập các giáo...

Bảo vệ trái đất bài 5: những vấn đề xảy ra khi tấm khiên bảo vệ trái đất bị suy yếu & khi nhiệt độ tăng

Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký

Từ Buddha Đến Bụt Và Phật

Nơi Đào Luyện Những Nhân Tài Phật Học Tại Việt Nam – Tâm Minh

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt trọn bộ

Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (25)

Vấn Đề Tự Sát

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Vận Dụng Bài Học Lịch Sử Cận Đại Về Hoằng Pháp Của Các Cư Sĩ Tiền Bối – Tâm Diệu

Luật tạng: Tinh hoa của Lịch sử – văn hóa Phật giáo trong hành trình kết tập và củng cố

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Thông Điệp Vesak Liên Hiệp Quốc Pl. 2556 Dl. 2012

Tuyển tập các giáo lý Thiền của các vị đại sư Phật giáo in bằng kim loại xưa nhất

Tin mới nhận

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Đức Phật nhập Niết bàn

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Ca nhi đánh nhạc

Tây Phương Xác Chỉ

Em là con ngoan trò giỏi (Sách đa ngôn ngữ PDF)

An nhiên với tuổi già

Thủ Tướng Ấn Độ Phát Biểu Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564 “Quên Mình Vì Người, Phục Vụ Nhân Loại Là Những Đệ Tử Đức Phật”

Phúc – Họa Ở Đời

Hành trình học Phật của một nữ cảnh sát

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Đạo Phật Với Vấn Đề Hôn Nhân Gia Đình Quảng Trí

Công Đức Ăn Chay Thường Tâm – Quảng Tánh

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng cách nào?

A-tì-đạt-ma Phân biệt luận

Chánh ngữ trong đời sống quan trọng như thế nào?

Thêm một ngày, học vô cùng

Thiền Vipassana – Thiền Sư U Ba Khin

Luật Tạng Trong Tổ Chức Tăng Đoàn Ngày Nay Tại Việt Nam

Đạo Phật Và Hôn Nhân K. Sri Dhammananda Maha Thera – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Thiền tập trong bộn bề công việc

Tin mới nhận

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Luận Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Thần Chú Đại Bi: Viên Ngọc Của Người Cùng Tử

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 58)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 79)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Các Cách Niệm Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 36)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 12)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 64)

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 52)

Tịnh Tông Nhập Môn – Pháp Sư Tịnh Không

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese