PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Pháp
Môn
Một Đời Thành Tựu

Đại
Sư
Liên Trì

Trích: Liên
Trì
Cảnh Sách

Việt dịch: Thích Quảng Ánh

 

Chỉ
nương pháp niệm Phật sẽ được qua biển sinh tử

Kinh
Đại Tập
nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có
một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”
.Thời đại
mạt pháp, căn khí chúng sinh ngu si yếu đuối. Không nương tựa vào sức đại từ,
đại nguyện của đức Phật A Di Đà mà có thể đời này thành tựu sự giải thoát sinh
tử
, trong ức ức vạn người khó có một. Vậy hãy cẩn thận tuân theo lời chỉ dạy
của đức Phật. Xin khuyên các vị hãy thành thật niệm Phật, một cửa thâm nhập,
bằng không thì khó lo xong việc lớn sinh tử!

Chẳng biết tốt xấu

Thời
mạt pháp
nếu bỏ đi pháp môn niệm Phật thì không có bất cứ pháp môn nào có thể
giải thoát được sinh tử. Bạn chẳng biết được tốt xấu, chẳng biết mình là phàm
phu
ngã mạn, trí tuệ mờ tối, chướng sâu, phước mỏng, nghiệp dày. Không chịu căn
cứ vào
lời dạy của đức Phật, thành thật tu hành nương nhờ sức Phật cứu giúp.
Pháp môn niệm Phật không thể nghĩ bàn. Lại theo ý riêng tu hành các pháp môn
khác thì không có cách gì đạt được lợi ích và thọ dụng chân thật, lại không thể
giải thoát khổ đau sinh tử trong đời này!

Nguyên nhân Như Lai ra đời.

Đại
sư
Thiện Đạo nói rằng: ”Nguyên nhân Như Lai ra đời chỉ nói bản nguyện của
Phật A Di Đà“
. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại đời ác năm trược nói pháp 49
năm, điều quan trọng nhất là dạy chúng ta niệm Phật một câu “Nam Mô A Di Đà
Phật”
, giới thiệu cho chúng ta pháp môn Tịnh Độ thù thắng, có thể một đời
thành tựu việc giải thoát sinh tử.

Người niệm Phật có đại phước báo.

Người
có thể nghe và tin đến được một câu Nam Mô A Di Đà Phật này, họ đã
nhiều đời nhiều kiếp đến nay tích lũy bao nhiêu nhân duyên căn lành phước đức,
mới có thể đời nay gặp nghe và thọ trì pháp môn Tịnh Độ. Vì thế, người hay niệm
Phật
đều có phước báo lớn.

Phước báo trời, người

Đời
nay nếu không niệm Phật cầu vãng sinh, tất cả sự nỗ lực chỉ là phước báo nhân
thiên
, không có cách gì đời nay thoát khỏi sinh tử, vẫn còn trở lại luôn hồi
nơi sáu đường, quả thật đáng tiếc.

Tro tàn

Tro
tuy đã tàn nhưng hơi nóng vẫn còn ngấm ngầm bên trong, chỉ cần một làn gió
thoảng qua cũng làm nó lóe sáng lên, rồi sau đó trở lại nguội như trước. Tâm
của người tu hành cũng nên tập như đống tro tàn, không sinh thêm chuyện phiền
phức
, khởi tâm phân biệt phải trái. Chỉ cần một câu A Di Đà Phật giữ vững đến
cùng!

Thiền thâm diệu vô thượng

Kinh
Đại Tập
nói rằng: ”Người tu hành chỉ niệm A Di Đđà Phật, đó gọi là thiền
thâm diệu vô thượng. Một câu Nam Mô A Di Đà Phật chính là thiền, mà
thiền này lại là vô cùng sâu xa”.

Thần chú thật đơn giản và chân thật

Một
câu Nam Mô A Di Đà Phật chính là mật. Sáu chữ hồng danh này y theo
phạn văn, chưa phiên dịch một chữ, nên sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật là
thần chú rất đơn giản và chân thật.

Niệm
Phật
bằng với việc tụng hết thảy Kinh

Trọn
bộ kinh Đại Bát Nhã cô đọng lại chính là một câu Nam Mô A Di Đà Phật. Lại còn
nói thêm rằng: ”Tam tạng mười hai bộ kinh gói gọn trong một câu Nam Mô A
Di Đà Phật
”.
Vì thế, niệm Phật liền bằng với tụng hết Tam tạng kinh
điển
.

Niệm Phật không thể nghĩ bàn

Một
câu Nam Mô A Di Đà Phật đã là thiền, là mật rồi, lại còn tổng quát hết
Tam tạng kinh điển. Nên pháp môn niệm Phật thật không thể nghĩ bàn.

Niệm Phật là hạnh chánh

Kinh
Di Đà nói rằng: ”Không thể dùng chút ít nhân duyên căn lành phước đức mà
được sinh về cõi Cực Lạc”
. Nên người niệm Phật phải thường niệm Phật để làm
hạnh chánh, lấy sáu độ và vạn hạnh làm phụ thêm. Không nên để tâm phan duyên.
Đối với các duyên xấu cần phải hết sức tránh xa, đối với các duyên tốt cần phải
nỗ lực tùy duyên mà làm. Nhưng cần phải có trí tuệ cân nhắc và có chừng mực.
Không nên bỏ gốc theo ngọn, các hạnh chánh và hạnh phụ lộn xộn. Chỉ đuổi theo
phước báu trời người mà quên mất việc lớn giải thoát sinh tử của chính mình.

Một môn thâm nhập

Thời
đại
mạt pháp, người học Phật nên dùng tâm thành thật niệm Phật làm phép tắc.
Duy chỉ dùng một môn trì danh niệm Phật để thâm nhập. Khởi phát phải dính dáng
tới quán tưởng hay quán tượng Phật. Nhân vì chúng sinh thời mạy pháp căn cơ
chậm lụt, nên việc quán tưởng và quán tượng chẳng phải người thượng căn thì
không thể thành tựu. Chỉ có hết lòng chân thật tụng một câu Thánh hiệu “Nam
Mô A Di Đà Phật”
sẽ vô cùng bảo đảm.

Niềm tin sâu

Chúng
ta
là những người tu học theo pháp môn Tịnh Độ. Đối với thế giới Cực Lạc ở Tây
phương
, không những chỉ có niềm tin mà cần phải tin cho thật sâu. Đối với thế
giới
Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà và pháp trì danh hiệu Phật, có
được niềm tin sâu sẽ vãng sanh không nghi. Dù cho bất kỳ sự cản trở phỉ báng
nào, đều không dao động đến tín tâm, cầu sinh Tịnh Độ của chúng ta. Được vậy
mới gọi là người có niềm tin sâu.

Nguyện cấp thiết

Chúng
ta
đã tin sâu lòng đại từ đại bi không bờ bến của đức Phật A Di Đà. Chúng ta
nên phát nguyện cầu sinh về thế giới Cực Lạc. Không chỉ là nguyện thôi, mà phải
nguyện cấp thiết. Trong tâm phải hết lòng thiết thực chán chia lìa cái khổ vô
cùng
của thế giới Ta Bà, vui mừng cầu cái vui vô cùng của thế giới Cực Lạc. Lập
nên nguyện rộng lớn, chắc chắn cầu sinh về cõi Cực Lạc ở phương Tây. Dù cho bất
cứ tiếng tăm và lợi dưỡng nào, hoặc bệnh khổ hành hạ đều không thể thay đổi tâm
nguyện
cầu sinh Tịnh độ của chúng ta. Được vậy mới gọi là người có nguyện tha
thiết.

Tự hỏi lương tâm

Nếu
hiện tại đức Phật A Di Đà hiện thân trước mặt chúng ta, mở rộng cánh cửa của
thế giới Cực Lạc ở phương Tây để tiếp dẫn chúng ta đi về với Ngài, ngay tại
đây, người có nguyện đi ít lại càng ít. Đây là do người tu học pháp môn Tịnh Độ
có niềm tin nhưng không được sâu, có nguyện nhưng nguyện không tha thiết, có
thực hành nhưng thực hành không đủ sức, y như cứ quyến luyến cõi Ta Bà. Đối với
danh lợi thế tục, tình duyên con cái nhiều thứ ràng buộc. Vẫn còn nhiều duyên
không buông xuống. Mọi người tự hỏi lương tâm mình. Đối với thế giới Cực Lạc,
ba món tư lương “Tín, Nguyện và Hạnh” của các bạn đầy đủ được bao nhiêu?
Đối với danh lợi trần duyên của thế giới Ta Bà, bạn đã buông bỏ được bao nhiêu?

Thành thật niệm Phật

Chân
thật
niệm Phật chính là thành thật đem một câu A Di Đà Phật làm “bổn
mạng nguyên thần”
của chính mình. Cần phải rành mạch, rõ ràng, miên
mật, khít khao mà trì niệm. Tuyệt đối không vì bất cứ phương pháp huyền diệu,
thần kỳ nào hay bất cứ người có danh vọng học vấn làm cho dao động.

Sống
chuyển thành chín, chín chuyển thành sống

Người
hành trì pháp môn niệm Phật cần phải thực hành hai nguyên tắc lớn “chỗ sống
chuyển thành chín, chỗ chín chuyển thành sống”
, nghĩa là phải đem một câu Nam
Mô A Di Đà Phật
niệm cho thật nhiều. Luôn thúc giục chính mình trong bốn
oai nghi đi đứng, nằm ngồi; luôn để khởi một câu Phật hiệu. Lâu ngày dài tháng
niệm thành thói quen tốt niệm Phật. Đến phút lâm chung rất quan trọng, Phật
hiệu
tự nhiên liền có thể đề khởi lên được, lúc này nguyện vãng sinh đã có phần
nắm chắc trong tay.

Tức một tức ba

Niệm
Phật
chính là tịnh, là thiền mà cũng chính là mật. Một tức ba, ba tức một. Một
câu Nam Mô A Di Đà Phật bao gồm tất cả tinh hoa mà Thế Tôn thuyết pháp
trong 49 năm. Niệm Phật đích thực là không thể nghĩ bàn. Hãy hết lòng thành
thật
, đem một câu Nam Mô A Di Đà niệm liên tục đều đặn. Tất cả tinh túy của
Phật giáo trọn ở trong đó.

Nương tự lực hay nương Phật lực?

Học
thiền, mật sở dĩ khó thành tựu là do nương tựa ở sức mình. Điều đó chỉ có căn
cơ
bậc thượng mới có thể thành tựu. Nguyên nhân niệm Phật dễ thành tựu là biết
nương vào sức Phật. Đức Phật A Di Đà có đại từ, đại bi. Hãy nương vào bổn
nguyện tiếp dẫn chúng sinh của Ngài. Đã nương vào sự gia hộ của Phật, các bậc
thượng, trung, hạ căn đều được nhiếp thọ. Cắt ngang sinh tử hèn hạ, một đời
thành tựu vượt phàm vào thánh.

Niệm
Phật
mới là chân chánh cứu cảnh
,
lại còn bủa khắp cả ba căn thượng, trung, hạ. Không có hạng nào không thu
nhiếp. Thử xem kinh Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 53 lần tham học, về
sau ngài Bồ Tát Phổ Hiền còn dạy lấy mười Đại Nguyện Vương dẫn dắt quay về Cực
Lạc
. Bởi thế, kinh Hoa Nghiêm là vô thượng kinh vương. Sau khi Thế Tôn thành
đạo
, vì 41 vị pháp thân Đại sĩ ở nơi hội Hoa Tạng Hải, dạy dỗ và dẫn dắt, đều
khuyên Đại Bồ Tát niệm Phật cầu sinh Tây Phương để viên mãn Phật quả. Chúng ta
là hạng phàm phu, lại coi thường niệm Phật, cho niệm Phật là cạn cợt, bảo đó là
chỗ hành trì của hành nam nữ ngu si. Chúng ta thật quá ngu si mê muội, thật
đáng thương không thể cứu được!

Bí quyết niệm Phật.

Bí
quyết
niệm Phật không gì lạ, chính là cần nhiều niệm. Niệm từ lúc thô sơ cho
đến
khi thuần thục, nuôi dưỡng thành thói quen niệm Phật. Đem một câu Nam Mô
A Di Đà Phật
hết lòng cung kính niệm, ứng dụng vào các việc như ăn mặc,
đi đứng thường ngày. Lâu ngày như thế, tự mình có thể biết được sự mầu nhiệm
trong câu niệm Phật.

Niệm Phật lớn tiếng

Khi
niệm Phật nếu vong niệm dấy khởi liên miên, tâm thức tạp loạn, không thể chuyên
chú
, ắt cần phải niệm lớn tiếng để nhiếp tâm. Dùng tai lắng nghe có thể trừ
được vọng niệm. Kinh Nghiêp Báo Sai Biệt nói rằng: ”Niệm Phật lớn tiếng có
12 thứ công đức. Một, có thể trừ bệnh ngủ gật. Hai, thiên ma kinh sợ. Ba, tiếng
biến khắp mười phương. Bốn, dứt khổ trong ba đường ác. Năm, âm thanh bên ngoài
không lọt vào tai. Sáu, tâm chẳng toán loạn. Bảy, tinh tấn dũng mãnh. Tám, Chư
Phật hoan hỷ. Chín, Tam Muội hiện tiền. Mười, vãng sinh Tịnh Độ”.

(Tam
muội
: Còn gọi là Tam Ma Đề hoặc Tam Ma Địa. Trung Hoa dịch là Chánh Định, tức
là lìa các tà niệm, tâm trụ một chỗ không các tà niệm).

Cách hành trì của người học Phật

Điều
tối quan trọng trong cách hành trì của người học Phật là cần phải thâm nhập một
môn, thành thật chấp trì Thánh hiệu A Di Đà Phật. Dù cho biển động, núi tan
hoặc trải qua thời gian lâu dài, tuyệt không hề thay đổi. Mọi hành vi trong
cuộc sống đều không nên sát sinh, ăn chay làm đầu cho hạnh đoạn các điều ác.
Lấy việc chuộc mạng phóng sinh làm trước cho hạnh làm các điều thiện.

Nội công và ngoại công

Phần
nội công và ngoại công của người học Phật cần phải song song và được coi trọng.
Nội công chấp trì danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Một câu Nam Mô A
Di Đà Phật
đến chết giữ không quên. Khi đi đứng, nằm ngồi luôn nhớ niệm.
Ngoại công là Lục độ vạn hạnh, đoạn ác tu thiện, không sát sinh, ăn chay, phóng
sinh
và giúp đỡ mọi người. Nội công là chính, ngoại công là phụ. Nội công là
chủ, ngoại công là kẻ tùy tùng. Tiếc cho người đời chỉ trọng ngoại công mà
quên nội công, bỏ gốc theo ngọn, ngu si điên đảo thật đáng tiếc lắm vậy!

Khó hành đạo – dễ hành đạo

Ước
muốn được thành Phật, chúng ta chọn pháp tu như Thiền tông, Mật tông hay Luật
tông
đều phải trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, ròng ra tu hành mới có thể thành
công
, bởi chỉ nương vào tự lực nên rất khó. Khi chọn tu pháp môn Tịnh Độ, chúng
ta
nương vào một câu thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, liền có thể một
đời
thành tựu vượt phàm vào Thánh. Nguyên do là chúng ta nương tựa vào sức bổn
nguyện của Ngài sẽ được Ngài gia hộ cho nên dễ dàng thành tựu.

Đại
sư
Liên Trì dạy: ”Giúp cha mẹ giải thoát sinh tử, mới tròn bổn phận làm đạo
con”.
Hạnh hiếu lớn nhất ở thể gian không gì hơn khuyên cha mẹ niệm Phật,
phát nguyện vãng sanh thế giới Cực Lạc. Giả sử chúng ta cúng dường cha mẹ rất
nhiều vàng ngọc châu báu, xây nhà cao đẹp lộng lẫy cho cha mẹ ở, nhưng lúc già
chết đến, cha mẹ không thể mang theo được. Trong cuộc sống dẫu nhiều năm được
gần gũi bên cha mẹ, ân cần thăm hỏi với tâm mến thương, tất cả đều chỉ là hư
giả
, tạm thời. Chỉ có khuyên cha mẹ thường niệm một câu Nam Mô A Di Đà
Phật
mới tròn đạo hiếu thảo. Đây mới thật sự mời đón cha mẹ đến chỗ hoàn
toàn
lợi ích. Nguyện khắp thiện hạ, những người con có tâm hiếu thảo, cố gắng
phụng dưỡng và báo đáp công ơn cha mẹ với tâm hiếu thảo này.

Tự thanh tịnh ý mình

Giáo
nghĩa
chư Phật dạy không ngoài 16 chữ “việc ác chớ làm, siêng làm việc lành,
thanh tịnh ý mình, lời chư Phật dạy”
. Trong 16 chữ ấy quan trọng nhất là
bốn chữ “thanh tịnh ý mình”. Với người niệm Phật để thanh tịnh được ý
mình, phải bền vững nắm chắc một câu Nam Mô A Di Đà Phật. Dùng nhất
tâm niệm Phật
để chặt đứt và hàng phục muôn vàn vọng niệm, thanh tịnh từ tâm.
Nếu niệm Phật không gián đoạn, sẽ hiện rõ tánh Phật xưa nay có sẵn nơi mỗi
chúng ta.

Chỉ và quán

Có
người nói rằng: Thế nào gọi là Chỉ và Quán? Quả thật chỉ niệm một câu A Di Đà
Phật
chính là chỉ và quán rồi. Có thể chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà
Phật
đến khi không còn khởi niệm, vọng niệm không sinh gọi là chỉ. Khi
niệm danh hiệu Phật thường biết từng niệm, từng niệm rõ ràng đều đặn gọi là
quán. Có thể nương vào chương đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông trong
kinh Lăng Nghiêm: ”Thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”. Chân thật
chấp trì danh hiệu Phật chính là Chỉ và Quán vậy.

Tức tâm tịnh độ

Dù
bạn dốc sức nghiên cứu các pháp môn Chỉ Quán, có thể nơi giáo chỉ tông Thiên
Thai
đã dung hội và quán thông. Thậm chí còn có thể tụng thuộc làu làu Tam tạng
kinh điển
, đều không có chỗ dùng. Bạn vẫn là kẻ phàm phu còn trói buộc trong
vòng
luân hồi sinh tử. Muốn thành Phật phải trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp. Tuy
cái gì bạn cũng không biết, nhưng chỉ cần bạn thành thật chấp trì danh hiệu Nam
Mô A Di Đà Phật
với lòng tin sâu xa và tâm nguyện tha thiết cầu sinh về
cõi Cực Lạc, là có thể thành tựu việc giải thoát sinh tử một đời, sẽ vượt phàm
vào thánh. Pháp môn niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Xin khuyên tất cả Phật
tử
hãy biết tâm mình là cõi Tịnh Độ, nên an tâm niệm Phật chớ để thời gian qua
suông, vì mạng người có hạn!

Thời mạt pháp niệm Phật dễ thành tựu

Đức
Phật
là bậc thông suốt Tam Giới. Ngài dạy rằng: ”Thời đại chánh pháp giải
thoát
thành tựu. Thời đại tượng pháp thiền định thành tựu. Thời đại mạt pháp
niệm Phật thành tựu”
. Những lời này chúng ta đã hiểu biết rõ ràng. Thời đại
mạt pháp ngày càng xa cách Thánh nhân. Vận mạng pháp môn ngày càng suy giảm.
Căn cơ chúng sinh ngày càng châm lụt, phước báo mong manh, trí tuệ thô thiển,
tội nghiệp sâu nặng, không đủ tư cách để nói đến trì giới và thiền định. Chỉ
còn nương tựa vào nguyên lực đại từ đại bi của đức A Di Đà. Nương tựa vào một
câu Thánh hiệu hết sức cao thượng, hết sức đơn giản và chân thật, mới có thể
vượt thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi

Niệm Phật càng về sau càng quan
trọng

Thời
mạt pháp
tương lai sẽ đến đoạn cuối cùng. Pháp môn niệm Phật nhất định càng về
sau càng quan trọng. Chúng sinh đời vị lai phước báu mỏng dần, nghiệp chướng
nặng thêm. Như ngày này một bộ kinh điển quý báu, để mặc cho hư hết, không xem
tới. Có thể đến cuối cùng, Phật giáo tại thế gian còn lưu truyền một câu thánh
hiệu
Nam Mô A Di Đà Phật. Chúng sinh đã quá đau khổ, nương tựa một câu
Phật hiệu là nương tựa vào sức thệ nguyện đại từ đại bi của Phật A Di Đà. Chỉ
cần đơn giản chấp trì danh hiệu Phật, tin và nguyện vãng sinh, liền có thể
nương nhờ sức Phật cứu vớt thoát khỏi biển khổ sinh tử. Như đây có thể thấy một
câu Nam Mô A Di Đà Phật thật tinh hoa vô cùng trong Tam tạng kinh điển
của Phật giáo.

Thành thật niệm Phật

Đại
sư
Liên Trì là bậc Tổ sư của tông Tịnh độ vào đời nhà Minh. Trước khi vãng sinh
Cực Lạc đại chúng cầu thỉnh để lại lời di chúc. Đại sư dạy rằng ”Thành thật
niệm Phật”
. Tổ sư một đời tu hành chỉ để lại bốn chữ đơn giản, nhưng bốn
chữ ấy đã nhiếp tất cả cương lĩnh của người tu hành thật sự bên trong. Vào thời
mạt pháp
, ma mạnh pháp yếu, chúng tà đầy dẫy. Chúng ta chỉ cần nắm chắc bốn chữ
“thành thật niệm Phật” này làm nguyên tắc cho việc tu hành thì không bị
tất cả tà ma ngăn trở, mê hoặc điên đảo.

Đệ tử Phật chân chánh

Tất
cả việc tu hành không nên xa rời pháp niệm Phật, tất cả sự hành trì không nên
trái với sự thành thật. Không niệm Phật, tu hành không thể thành tựu; không
thành thật, tu hành không thể được đắc lực. Nhớ kỹ lời giáo huấn để lại của Đại
sư
Liên Trì; “Thành thật niệm Phật”. Chúng ta chỉ có thành thật trì danh
hiệu Phật mới đúng là đệ tử chân chánh của Ngài.

Học Phật chân chánh

Nếu
chúng ta đã chân chánh học Phật thì càng học càng đạt đến chỗ đơn giản và thuần
thục
, càng học nhất định càng khiêm tốn và luôn biết hổ thẹn. Đơn giản và thuần
thục
đến mức trong sinh hoạt chỉ là một câu thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật
tràn ngập trong tâm; tâm khiêm tốn đến lúc chỉ thấy tất cả mọi người đều là Bồ
Tát
, duy chỉ có mình ta là phàm phu. Lòng hổ thẹn nên tất cả việc tốt chỉ hướng
cho người khác, nếu có việc xấu, lỗi lầm mình nhận lấy hết. Người có tâm lượng
cao cả này trên đường học Phật sẽ đạt được thành tựu chân chánh.

Đầy đủ lòng tin và tâm nguyện

Đại
sư
Ngẫu Ích trong “Di đà yếu giải” giảng rất rõ ràng: ”Được sinh Cực Lạc hay
không, phẩm vị cao hay thấp hoàn toàn do nơi niệm Phật sâu hay cạn”
. Người
niệm Phật chỉ cần đầy đủ niềm tin và tâm nguyện, khiến khi lâm chung mười niệm
cũng quyết được vãng sinh. Nhưng sao hiện nay người niệm Phật rất nhiều mà
người vãng sinh thì rất ít? Then chốt chính là niềm tin và tâm nguyện không rõ
ràng
, sự tu hành quá thô thiển không cố gắng tới cùng.

Một câu niệm Phật nhiếp hết tất cả

Đại
sư
Ngẫu Ích nói: ”Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật thuần thục,
thì tất cả tinh hoa của Tam tạng kinh điển đều ở trong ấy. Một ngàn bảy trăm
công án, các cơ quan hướng thượng cũng ở bên trong, ba ngàn oai nghi, tám muôn
tế hạnh, Tam tụ tịnh giới cũng ở trong ấy”
. Một danh hiệu Phật đầy đủ tất
cả thiền, giáo, mật chú và tất cả phương pháp tu hành. Một danh hiệu Phật đầy
đủ tất cả Giới, Định, Tuệ pháp môn Tịnh độ đích thực không thể nghĩ, không thể
bàn!

Niệm Phật chính là thiền

Bạn
nghĩ cần phải học thiền ư? Hãy niệm Phật đi! Vì trong kinh Đại Tập dạy chúng ta
rằng: ”Niệm Phật chính là thiền vô thượng thậm thâm vi diệu”.

Niệm Phật chính là mật

Bạn
nghĩ cần phải học mật tông ư? Hãy niệm Phật đi! Bởi một câu thánh hiệu Nam
Mô A Di Đà Phật
, sáu chữ hồng danh này nương vào Phạn văn chưa phiên dịch
một chữ. Đó là mật chú đơn giản, chân thật nhất.

Niệm Phật chính là giáo

Bạn
nghĩ cần phải học kinh giáo ư? Hãy niệm Phật đi! Vì niệm Phật chính là tụng hết
thảy kinh. Một câu Nam Mô A Di Đà Phật là tinh hoa cô đọng của ba tạng
kinh
điển.

Niệm Phật chính là Giới, Định, Tuệ

Giải
thích
và phát huy hết ý nghĩa của ba tạng kinh điển chẳng qua chỉ có ba chữ
Giới, Định, Tuệ mà thôi. Nhưng một câu Nam Mô A Di Đà Phậtđầy đủ và
viên mãn phước đức và trí tuệ. Nói hết tất cả lời tốt trong thiên hạ chẳng bằng
không nói một lời mà chỉ thầm niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật. Làm
hết tất cả việc tốt trong thiên hạ chẳng bằng không làm gì, chỉ chuyên niệm một
câu Nam Mô A Di Đà Phật. Học hết tất cả học vấn của thế gian không
bằng không biết một chữ, chuyên niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật.

Đại
Bồ Tát
Văn Thù và Phổ Hiền đều niệm Phật.

Trong
kinh Quán Phật Tam muội, ngài Bồ Tát Văn Thù nói kệ rằng:

Nguyện tôi khi mạng chung,

Diệt hết các chướng ngại.

Đối diện Phật Di Đà,

Sinh về nước Cực Lạc.

Trong
phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện kinh Hoa Nghiêm, ngài Bồ Tát Phổ Hiền nói kệ:

Nguyện cho tôi khi sắp lâm chung

Trừ sạch tất cả các chướng ngại.

Mắt thấy rõ đức Phật Di Đà,

Tức được sinh về nước Cực Lạc.

Đến
như những bậc đại Bồ Tát như Ngài Văn Thù, Phổ Hiền còn niệm Phật, nguyện cầu
sinh
về thế giới Cực Lạc. Ngày nay không ít người coi thường việc niệm Phật
phát nguyện vãng sinh. Thật đáng tiếc! Đáng thương thay! Bạn tự cho mình là
hạng người gì? Đức Phật chỉ dạy, khuyên bảo chúng sinh sinh về cõi Cực Lạc
Phương Tây, bạn lại không chịu nghe lời Phật dạy. Đem “giá trị Liên Thành” vô
giá
đổi một văn tiền có giá trị vứt bỏ bên đống rác. Đáng trách bạn không biết
tốt hay xấu. Có mắt không tròng, nên nhìn không thấy Thái Sơn, nghiệp chướng
quá nặng, phước báu lại mong manh!

Pháp môn đặc biệt

Đại
sư
Ấn Quang tán thán pháp môn Tịnh độ: ”Chín cõi chúng sinh lìa pháp môn này
không thể viên thành quả Phật, mười phương chư Phật bỏ pháp môn này dưới không
thể lợi khắp các hạng chúng sinh”
. Niệm Phật là pháp môn đặc biệt. Đức Phật
một đời chỉ dạy, căn cơ thượng, trung và hạ đều được lợi ích. Tất cả chúng sinh
trong pháp giới đều nên tu tập. Trên đến Bồ Tát Đẳng Giác, dưới đến kẻ buôn bán
nhỏ, hạng đầy tớ thấp hèn, chỉ cần chịu niệm Phật đều giống như nhau; thừa cơ
nương vào sức Phật cứu độ, chót vót vượt phàm vào Thánh thoát khỏi sinh tử. Niệm
Phật
là pháp môn vô thượng, rất cao siêu, huyền diệu không thể nghĩ bàn, chỉ
trong một đời là thành tựu.

Bình
thường
rất cao, thành thật rất diệu

Tâm
bình
thường thì đạo càng cao, lòng thành thật thì pháp phật mầu nhiệm. Pháp môn
tu hành cao siêu, mầu nhiệm chính là giữ tâm rất bình thường. Tu hành và học
vấn sâu xa chính là hết lòng thành thật. Một câu Nam Mô A Di Đà Phật
rất bình thường nhưng rất cao siêu và mầu nhiệm. Một câu Nam Mô A Di Đà
Phật
rất thành thật nhưng rất sâu xa. Chúng ta có thể giữ tâm như ngu,
nhưng bình thường và thành thật, thường niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật.
Từ thủy đến chung, vĩnh viễn không thay đổi, chính là hạng người bậc nhất
trong số người tu tập Phật pháp.

Tu pháp niệm Phật là vững vàng nhất

Thiền
sư
Bách Trượng nói rằng: ”Tu hành, dùng pháp môn niệm Phật là vững vàng
nhất”
. Đây là một trong 20 điều phép tắc. Thiền sư Bách Trượng là bậc cao
đức trong Thiền Tông, vì dạy dỗ đệ tử mà đề xuất ra. Pháp niệm Phật là con
đường
tu hành rất an ổn, vì niệm Phật được nương vào sức đại từ đại bi của Phật
A Di Đà và sẽ được Ngài nhiếp thọ. Đây là con đường tu hành thành công tuyệt
đối
có bảo chứng. Tham thiền, học giáo và các pháp môn khác chỉ nương tựa vào
sức mình. Chúng sinh thời mạt pháp căn cơ ngu đần và yếu đuối, nghiệp chướng
sâu nặng, không nương sức bồn nguyện của Phật làm sao mà hành cho thông!

Hãy nhanh quay về niệm Phật

Quá
trình lịch sử là một tấm gương. Bao nhiêu thí dụ về sự tu hành của chư vị cổ
đức
đều để cảnh giác chúng ta. Hiện tại, người tri thức về học vấn rất thích
tham thiền và nghiên cứu giáo lý, lại coi rẻ việc niệm Phật, xem niệm Phật là
cạn cợt, là pháp môn của kẻ nam nữ ngu si. Xin những người này hãy tự hỏi lại
lương tâm. Trí tuệ của quý vị có sánh được Thiền sư Bách Trượng, Đại sư Liên
Trì
, Triệt Ngộ hay không? Sự tu hành tinh tấn của quý vị có vượt trội như chư
vị cổ đức hay không? Chư vị cổ đức với nghị lực và trí tuệ hơn người, đã tiêu
phí tâm huyết hơn mấy mươi năm đều không có cách gì ở trong tham thiền đạt được
thành tựu. Quý vị tự cho mình là hạng người gì, còn lớn tiếng không thẹn thùng,
chỉ muốn tham thiền không nguyện niệm Phật? Có thể nói rõ với quý vị, tất cả sự
nỗ lực đều phí tổn tâm huyết mà thôi, tuyệt không có cách gì thành công được.
Hãy nhanh quay về niệm Phật đi, chớ nên coi thường việc này. Rất mong! Rất
mong!

Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng

Nghĩ
muốn tiêu trừ nghiệp chướng phải cần nội công và ngoại công song hành, hạnh
chánh và hạnh phụ gồm tu. Nội công là hạnh chánh, đó là niệm Phật lễ Phật .
Niệm Phật trong sinh hoạt phải luôn nhớ thầm niệm một câu thánh hiệu Nam Mô
A Di Đà Phật
. Dùng nhất niệm vạn đức hồng danh chí tôn vô thượng để trung
hoà tất cả vọng niệm và thói xấu tham, sân, si từ vô thủy kiếp đến nay. Những
nghiệp chướng nặng nề này sẽ dung hòa vào một câu thánh hiệu Nam Mô A Di
Đà Phật
, và được đức Phật A Di Đà đại từ đại bi và tất cả chư Phật trong
mười phương hộ niệm, che chở và bao bọc, giúp tiêu trừ nghiệp chướng của chính
mình. Lạy Phật chính là kính lễ chư Phật để sám hối nghiệp chướng của chúng ta.
Mỗi ngày lễ 88 vị Phật hoặc chuyên lạy Phật A Di Đà để sám hối. Trong quá trình
lễ lạy, ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh nương vào sức bồn thệ nguyện của chư
Phật, dùng sức mạnh sám hối để diệt trừ tội lỗi và tiêu trừ nghiệp chướng.
Ngoại công là hạnh phụ có thể giúp thành tựu đạo nghiệp của chúng ta. Ngoại
công
chính là ăn chay và phóng sinh. Chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày không
nên làm điều ác, nhớ phải tu nghiệp lành. Việc cực ác chính là ăn thịt và giết
hại. Vì thế, muốn dứt điều ác trước hết phải ăn chay. Việc thiện lớn nhất là
chuộc mạng phóng sinh. Vì thế, muốn tu điều thiện, trước phải lo chuộc mạng
phóng sinh. Ăn chay và phóng sinh là hai bài tập quan trọng nhất của người tu
Phật

Nếu
như có thể nội công và ngoại công cùng tu, thì dùng nội công niệm Phật, lạy
Phật
làm chính; lấy hạnh ăn chay và phóng sinh làm phụ. Cần phải hết lòng chí
kính nỗ lực tinh tấn thì sẽ thành tựu nhanh chóng.

Một câu danh hiệu Phật

Trong
Phật giáo, pháp tu đơn giản nhất chính là một câu Nam Mô A Di Đà Phật.
Pháp tu sâu xa nhất cũng là một câu Nam Mô A Di Đà Phật. Rất đơn giản
chỉ dành cho hạng người buôn bán nhỏ, người bình dân, kẻ tôi tớ. Quá sâu xa thì
trên đất Bồ Tát Đẳng giác cũng không thể hiểu hết. Một câu Nam Mô A Di Đà
Phật
cũng rất đơn giản, rất sâu xa, tột cùng viên mãn những thuần thục,
hết sức bình thường nhưng huyền diệu, dễ hành trì nhưng cũng khó giải thích.
Một câu Nam Mô A Di Đà Phật là mục đích chủ yếu mà Phật thị hiện nơi
cõi đời ô trược này cũng là đại pháp vô thượng thông suốt bổn nguyện của đức
Phật
. Đó cũng là tinh hoa trí tột của ba tạng giáo điển. Một câu Nam Mô A Di
Đà Phật
vượt lên tất cả pháp Giáo, Thiền, Mật và Luật học, nhiếp hết tất
cả pháp môn.

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đạo Phật Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu – Helena Norberg-giám Đốc Isec – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

ĐẠO PHẬT TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU Helena Norberg-Giám Đốc ISEC Thích nữ Tịnh Quang dịch Trong hai thập...

Thông Điệp Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Nhân Ngày Tết Tây Tạng

Thông điệp của đức Đạt Lai Lạt Ma nhân ngày Tết Tây Tạng

THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NHÂN NGÀY TẾT TÂY TẠNG Đức Đạt-lai Lạt-ma ngỏ lời với người dân Tây...

Lời Phật Dạy Về Đẹp Và Xấu

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Mỗi con người khi được sanh ra trên cõi đời đã mang một thân phận. Ai cũng mong muốn mình...

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cái Chết, Phật Giáo Và Chủ Nghĩa Hiện Sinh Trong Nhạc Trịnh Công Sơn

Cái Chết, Phật Giáo Và Chủ Nghĩa Hiện Sinh Trong Nhạc Trịnh Công Sơn

CÁI CHẾT, PHẬT GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH  TRONG NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN  John C. Schafer - Vy Huyền...

Tánh Không Và Hoa Nghiêm

TÁNH KHÔNG và HOA NGHIÊMNguyễn Thế Đăng 1. Trùng trùng duyên khởi Thế giới đang hiện hữu trước mặt chúng...

Vài Suy Nghĩ Về Nguyên Nhân Thịnh Suy Của Phật Giáo

VÀI SUY NGHĨ VỀ NGUYÊN NHÂN THỊNH SUY CỦA PHẬT GIÁOThích Hạnh Chơn Theo Phật giáo, sự thay đổi nào...

Ttt-Thống Nhất Phật Giáo Đỗ-Trung-Hiếu

Ttt-thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu

Lời Ban Biên Tập TVHS: Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa, nguyên là giáo sư của trường Trung...

Câu Chuyện Của Mari Và Ba Chú Chó Nhỏ

CÂU CHUYỆN CỦA MARI VÀ BA CHÚ CHÓ NHỎA Tale Of Mari And Three Puppies Phim cảm động dựa trên...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Không chỉ Phật thường hay nói ở trong Kinh luận là chúng sanh thế gian này mê mất tự tánh,...

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

QUAN NIỆM VỀ THIỀN VÀ TỊNH CỦA THIỀN SƯ BẠCH ẨN (Trích đoạn từ “Thiên chân chánh” – Bạch Ẩn...

Như Lai Là Bậc Toàn Tri, Toàn Giác Chứ Không Toàn Năng

NHƯ LAI LÀ BẬC TOÀN TRI, TOÀN GIÁC CHỨ KHÔNG TOÀN NĂNG Quảng Hiền Đức Phật, mặc dù có rất...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Thực tế, tu hành phải hiểu và nắm lấy cương lĩnh. Cương lĩnh càng đơn giản thì càng được thọ...

Phật Giáo Yếu Lược (Song Ngữ Việt Anh)

Phật Giáo Yếu Lược (Song ngữ Việt Anh)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Đạo Phật Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu – Helena Norberg-giám Đốc Isec – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Thông điệp của đức Đạt Lai Lạt Ma nhân ngày Tết Tây Tạng

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Cái Chết, Phật Giáo Và Chủ Nghĩa Hiện Sinh Trong Nhạc Trịnh Công Sơn

Tánh Không Và Hoa Nghiêm

Vài Suy Nghĩ Về Nguyên Nhân Thịnh Suy Của Phật Giáo

Ttt-thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu

Câu Chuyện Của Mari Và Ba Chú Chó Nhỏ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

Như Lai Là Bậc Toàn Tri, Toàn Giác Chứ Không Toàn Năng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Phật Giáo Yếu Lược (Song ngữ Việt Anh)

Tin mới nhận

Kinh Vô Thường

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Cảm ơn với những gì tôi có, cảm ơn với những gì tôi không có

Đức Phật của chúng ta

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Tâm Thư Vận Động Xây Dựng Chùa Chơn An Đông Hà, Quảng Trị

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Nhân, Thiên, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

Phật dạy: Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Tin mới nhận

Con Đường Phật Tích (Phim Phóng Sự) Do Báo Sài Gòn Tiếp Thị Thực Hiện

Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Lâm Tỳ Ni – Thích Nguyên Hiền

Người thiện thì không khổ

Con Người Là Mâu Thuẫn

Sống Trong Từng Sát Na

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Một Số Hình Ảnh Về Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ (1928-2020)

Bên dòng sinh tử châu sa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Thông Điệp Gửi Tăng Ni Phật Tử Hải Ngọai

Như chiếc trống mục nát

Lạy Phật, Tụng Kinh..Có Công Đức, Có Phước Đức Gì Chăng ?

Bạn Có Tin Tưởng Tái Sinh Không?

Ý nghĩa tùy duyên

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật

Nhẹ bước nẻo về

Maha Prajna – Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi)

Kinh Phạm Võng Giảng Lược

Tin mới nhận

Đem Phật vào lòng, đem kinh vào lòng 

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Đại Kinh Xóm Ngựa”

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Kinh Bách Dụ: Gánh ghế cho vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 134)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Cụ bà 104 tuổi ở Bình Định làu thông kinh Phật

Kim Cang Diệu Cảm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 4)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 20)

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 116)

100 Bài Kệ Niệm Phật Lược Giải

Một Câu A Di Đà Phật Niệm Đến Cùng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 47)

Quan niệm về Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Vì sao chúng ta niệm Phật mà không thể vãng sanh ?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 55)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 33)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 1)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.