PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giáo dục và giáo dục Phật giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
Châu Trọng Ngô

Giao Duc Hoang PhapVấn đề ô nhiễm môi trường đang là một đại nạn đe dọa sự sống trên toàn cầu. Lo âu của rất nhiều quốc gia không phải chỉ liên quan đến nhiệt độ tăng dần trên địa cầu và không phải chỉ dính líu đến việc khai thác bừa bãi các khoáng sản, các nguồn nước ngầm, đã gây nên biến động khôn lường về thời tiết, đưa đến nhiều tai họa long trời lở đất. Cũng không phải chỉ tập trung vào các chất độc thải vào không khí, vào lòng đất và vào các dòng sông gây nên nhiều dịch bệnh kỳ lạ kỳ. Thật ra xã hội loài người đang còn khắc khoải lo âu về chính con người, một thành phần chính và cao cấp nhất của thiên nhiên bên cạnh cỏ cây, núi rừng sông lạch, cầm thú chim muông.

Con người hiện đang bị ô nhiễm nặng về tâm thức. Điều dễ sợ nhất hiện nay là con người trở nên hung dữ quá mức đến nỗi một chút chi không vừa ý cũng phải giải quyết bằng dao găm và mã tấu, dẫn tới cảnh chém giết lẫn nhau hằng ngày hằng buổi. Thêm vào đó là có quá nhiều trường hợp cướp của giết người, bất kể nạn nhân là bà già hay con trẻ.

Ngoài ra, một điều khác nữa cũng đáng lo âu về con người. Đó là lề thói gian tham đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sinh mạng của người khác khi sản xuất và kinh doanh các mặt hàng có chứa chất độc như đồ chơi trẻ em, áo quần hay đồ sành sứ, các loại thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc được chế biến không hợp vệ sinh.

Đau buồn hơn cả là sự rạn nứt tột độ về tình người. Bạo lực tại học đường có cả nữ sinh tham gia, bạo hành trong gia đình thì không chừa tuổi thơ dại. Các báo hằng ngày đã đưa tin mẹ nguyền rủa đánh đập con hằng bữa, bố hành hạ con liên hồi, con đã 50 tuổi còn thường xuyên nhiếc mắng hành hung mẹ già đã ngoài tám mươi. Thật là hết hiểu nỗi khi nghe chuyện mẹ đang tâm đầu độc hai con còn bé bỏng, tỉnh táo bỏ hai thi hài vào thùng giấy đem quăng ở bìa rừng; bố thì tưới xăng vào mình con rồi châm lửa đốt. Ngay tại trường học mà cũng có cảnh lạ đời chưa từng thấy: chị bão mẫu dùng băng keo dán miệng cháu bé để khỏi nghe tiếng khóc, cô giáo thì cầm dao kề cổ học trò, bảo là để răn dạy…

Ở đây chúng ta không khảo sát con người một cách quá bao quát; đó là những nghiên cứu đã có thừ nhiều thời đại và trong nhiều nước về nhân bản luận, về lý thuyết nhân tính. Để chỉ hướng tới việc góp ý về giáo dục, có lẽ chúng ta chỉ cần đề cập đến hai khía cạnh tốt và xấu nơi con người, cụ thể là con người Việt Nam. Cách đây mấy chục năm, nhà văn Vũ Hạnh đã tổng kết tính tốt của người Việt trong tác phẩm Người Việt cao quý. Cách đây không lâu cả hai mặt tốt và xấu đã được nhà xuất bản Thanh Niên – Báo Tiền Phong tập hợp trong một tác phẩm nhan đề Người Việt, Phẩm chất & Thói hư – Tật xấu.

Nói chung về tình người, xã hội ta không lạ gì với những lời dạy:

“Thương người như thể thương thân”.

Hoặc như câu “Kỷ xở bất dục vật thi ư nhân”mà điều thứ nhất trong ngũ giới đã chỉ một cách cụ thể “làm người ai cũng tham sống sợ chết, vậy chớ giết và chớ bảo giết”.

Nếu cần đề cập đến tính tình người Việt, ta có thể chắt lọc tốt xấu từ những nhận định đã có, ví dụ từ cuốn Việt Nam sử lược trong đó cụ Trần Trọng Kim đã viết:

“Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức, lấy sự nhân nghĩa, lễ, trí, tín làm năm đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm biết giữ kỷ luật. Tâm địa thì nóng nổi, hay làm liều không kiên nhẫn, hay khoe khoan và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn. Đàn bà thì hay làm lụng và đảm đang khéo chân khéo tay, làm được đủ mọi việc mà lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thường giữ được các đức tính rất quý là tiết, nghĩa, cần kiệm. Người Việt Nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong tục, nói một thứ tiếng cùng giữ một kỷ niệm, thật là cái tính đẳng nhất của một dân tộc từ đầu nước đến cuối nước”.

Hoặc từ nhận xét của nhà sử học Lê Tắc về những đặc điểm của người Việt trong tác phẩm An Nam chí lược:

“Đàn ông lo đi làm ruộng, đi buôn; đàn bà nuôi tằm, dệt vải. Cách nói phô hiền hòa, ít lòng ham muốn. Người ở khác xứ trôi nổi đến nước họ, họ hay hỏi thăm, ấy là tình thương của họ. Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu (từ Thanh Hóa trở ra) thì rộng rãi, có mưu trí, người châu Hoan chân Diễn (Nghệ An – Hà Tỉnh) thì tuấn tú ham học, dư nữa thì khờ dại, thật thà…”.

Nếu muốn trở về xa xưa để hy vọng nắm bắt được chút ít bản sắc dân tộc, ta có thể dùng đoạn văn trong tờ sớ do Hoài Nam Vương Lưu Ân dâng lên vua nhà Hán. Trong sách Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam (Nhà xuất bản Trẻ – năm 2000), nhà giáo dục Dương Thiệu Tống đã trích dẫn các nhận xét của Lưu Ân về bản sắc dân tộc Lạc Việt ở hai trang 79 và 80.

1.Nước Việt là đất không thể xâm lăng được (đất áy không thể ở được), dân ấy không thể sai khiến được (dân ấy không thể chăn được).

2. Không thể đem văn hóa, pháp luật của nước lớn để áp đặt được (không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được).

3. Người Việt có niềm tự hào dân tộc nên từ lâu đã có thái độ khinh bạc đối với dân tộc “đội mũ mang đai”.

4. Người Việt biết cân nhắc đúng đắn quan niệm dân tộc, rộng rãi với quyền lơi đất nước cho nên lúc thì họ hòa hoãn chịu nhượng bộ người Hán, lúc thì quay mũi dáo chống lại họ, vị vậy mới bị coi là tráo trở”.

Cũng liên quan đến bản sắc dân tộc khi ta để ý đến từ người với ý nghĩa rất tổng quát dùng trong ngôn ngữ Việt Nam: từ người luôn luôn đứng trước địa danh để chỉ người của một vùng hay của một nước.

Ví dụ: người Huế, người Nam Bộ, người Đức

Trong lúc đó, cùng một ý định như nhau, ngôn ngữ nước khác lại ghi:

Chinese, Italian, African (tiếng Anh).

Laotien, Japonais, Suedois (tiếng Pháp)

Không có âm nào tương đương với từ người trong các từ ấy.

Những tiếp vĩ ngữ ien, ais, ois ở tiếng Pháp cũng như chữ (人 ) ở tiếng Quan Thoại luôn luôn đứng sau tên nước trong lúc Việt ngữ từ người lại đứng trước. Có lẽ đó là một biểu tượng xác nhận rằng đầu tiên hết anh phải là người, sau đó mới có thể là người Việt, người Pháp hay người Đức. Đó là một nét độc đáo minh chứng cha ông ta đã có một nếp sống hiếu hòa, thương yêu đồng loại, thể hiện được tình người (và từ đó tình người).

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Ý đó đã được nhiều nước ghi vào phần mở đầu của Hiến pháp “Mọi người sinh ra đều bình đẳng” hoặc ý đó cũng chứa đựng trong lời Phật dạy “cùng là người thì sống không phân biệt vì máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”.

Những ai hành xử thiếu chất người thì tiếng Việt không dùng từ người mà lại thay vào đó những từ có ý chê bai trách móc như tên, kẻ, bè lũ…tùy theo trường hợp của cá nhân hay nhóm: kẻ trộm, tên cướp, bè lũ gian tham…

Đối chiếu tình người giữa xưa và nay, rã ràng ta phải khiếp sợ những gì con người ngày nay đang bị ô nhiễm. Là vai chính trong quần thể môi sinh, con người phải gấp rút được tạo điều kiện để tự uốn nắn trở lại, nếu không thì sẽ là một cơ nguy trong mỗi nước để dễ lan rộng ra cả toàn cầu. Điều này đã gây buồn lo rất nhiều cho “tấm lòng Việt Nam”như trường hợp của tác giả Camera đã đau xót phân tích trong bài “Tâm địa quỷ-người”đăng ở nhật báo Thanh niên ngày 18/10/2008:

“…một sự bất nhẫn man rợ ở mức không thể nào lý giải…sao xã hội ta lại sản sinh một thứ người như vậy? Những yếu tố đầu vào nào đã đưa đến những sản phẩm loại ấy ở đầu ra? Anh ta là chính phẩm hay phế phẩm? Một báo động cưc kỳ nguy cấp”.

Để trả lời câu hỏi đó của tác giả Camer có lẽ nguyên do chỉ có thể tìm thấy ở thực trạng: cách đào tạo “thân người thành công cụ”đã bị làm sai lệch thành “thân người chỉ là công cụ”. Nay đất nước ta chuyển qua thời bình hơn ba chục năm rồi mà hình như trong nhiều địa phương các hội đoàn vẫn dễ dãi chìu theo sức ì của lối mòn “xưa bày nay làm”, làm cho sự sai lệch bị đẩy lên cao khiến chất người bị phai mờ dần nơi thân người, tạo nên một tình trạng xã hội vận hành ngược hướng với những gì mà nền giáo dục phải nhắm tới. Trong một xã hội như thế thì trường học khó dạy được học trò và ngành giáo dục dễ bị bó tay. Nhận xét này giúp ta thông cảm với các “triều đại giáo dục” mà bao nhiêu sữa đổi được đề ra trong thời gian qua cũng chỉ có tính cách hành chánh mà thôi, chưa hề thấy hé lộ một chút ít ý tưởng gì về cải cách giáo dục.

Như thế, có lẽ mục tiêu trong ngành giáo dục không thể không nhằm dạy trẻ nên người. Bởi vậy một nền giáo dục chính danh phải là một nền giáo dục vị nhân bản vì chỉ nền giáo dục như thế mới làm cho các nước xích lại gần nhau để có hòa bình thế giới mới có thể vực dậy đạo làm người đang suy đồi, tái tạo lại an sinh xã hội cho đất nước.

Một nền giáo dục Phật giáo phải cùng nhằm tới điều căn bản nhất trong sự nghiệp chung của nền giáo dục quốc dân là dạy dân nên người. Đường hướng chung của giáo dục có lẽ được gói gọn trong hai nội dung chính sau đây bên cạnh nội dung trao truyền tri thức và dạy nghề: một là phát huy ngũ giới, hai là tiêu trừ tam độc tham, sân, si. Một điều kiện thiết yếu trong nhiệm vụ dạy hai nội dung đó là vấn đề thân giáo phải được chú trọng triệt để, được vậy mới mong tái lập lại lòng tin nơi người học đối với thầy giáo.

Trong một nền giáo dục Phật giáo, ở đó nhân tính trong thân người phải được hiểu theo những điều Đức Phật đã dạy. Tác phẩm Lý thuyết về nhân tính qua kinh tạng Pali, ấn bản 1996, của Hòa thượng Thích Chơn Thiện giúp ta nhận ra điều đó. Ở trang 16, Hòa thượng đã viết:

“…Thế nên con người chẳng là gì khác hơn sự vận hành của mười hai chi phần Duyên khởi dẫn đến khổ đau, nếu tâm con người bị tư duy hữu ngã chế ngự. Nếu tư duy Vô ngã, hay sự giác tĩnh Duyên khởi, vận hành thì sự vận hành này sẽ dẫn đến sự đoạn diệt của mười hai chi phần ấy, hay sự đoạn diệt khổ đau. Bấy giờ con người xuất hiện là con người của cái nhìn Vô ngã về sự vật và của hạnh phúc trong hiện tại và tại đây”.

Ở trang 59, Hòa thượng lại ghi:

“Theo Duyên khởi, thế giới hiện tượng do duyên mà sinh, là Vô ngã và rỗng không; con người và thế giới cùng hiện hữu mà không thể tách rời nhau. Sự thật này đã được Đức Phật chứng tỏ trong kinh Mahapunnama (Trung Bộ III) và trong Giới phân biệt (Dhatuvibhanga, Trung bộ III) rằng: Sắc uẩn gồm có nội sắc là cơ thể vật lý, điều này có nghĩa là vũ trụ tự nó là một phần của cơ thể con người.

Ý nghĩa đó được ghi tiếp ở trang 77:

“Hai mươi sáu thế kỷ qua Đức Phật đã cho nhân loại một định nghĩa vô cùng tuyệt vời và cực kỳ kinh ngạc rằng: sắc uẩn của một người là bao gồm thân vật lý của người ấy và toàn thể thế giới vật lý. Định nghĩa ấy xác định rằng thiên nhiên hay môi sinh thực sự là cơ thể của con người, hay là một phần rất lớn của cơ thể con người”.

Trong các đoạn kế tiếp của sách đã dẫn, Hòa thượng Thích Chơn Thiện lại phân tích cặn kẽ hai nội dung “Con người là Năm uẩn”, “Tu tập Năm thủ uẩn là giáo dục” (từ trang 105 đến trang 176); từ đó Hòa thượng đã đề ra mục tiêu cụ thể của giáo dục Phật giáo trong một đoạn văn ở trang 169:

“Sự tu tập năm thủ uẩn là công phu giải thoát có hai việc để thực hiện:

-Chế ngự thói quen của con người nghĩ về các hiện hữu như là có một ngã tính thường hằng từ đó dục vọng dấy khởi.

-Phát triển cái nhìn sự vật là vô ngã từ đó vô dục khởi sinh.

Vì thế, công phu này là sự chấm dứt các phiền não, khổ đau vốn là giấc mơ yêu dấu của con người, và là mục tiêu cơ bản mà ngành tâm lý giáo dục hiện đại nhắm đến. Tất cả những lời dạy của Đức Phật kiết tập trong kinh tạng Pali là đặt trọng tâm vào điểm tuyệt vời này”.

Một nền giáo dục Phật giáo với mục tiêu bao dung và thanh thoát như được trình bày ở trên có thể là một sự bổ sung cần thiết cho nền giáo dục chung. Trên tinh thần đóng góp cho việc dạy làm người, các nhà giáo dục Phật giáo Việt Nam cần mạnh dạn quảng bá Đạo Giải Thoát mà một số trường đại học lớn trên thế giới đã áp dụng.
Châu Trọng Ngô

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Biện Chính Phật Học Tập 3

Biện Chính Phật Học Tập 3

THÍCH CHÚC PHÚBIỆN CHÍNH PHẬT HỌCTẬP IIINHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC LỜI GIỚI THIỆU   Trong quá trình phát triển của Phật giáo,...

Cõi Bụi Hồng Có Một Ước Mơ – Tâm Không, Vĩnh Hữu

Cõi Bụi Hồng Có Một Ước Mơ – Tâm Không, Vĩnh Hữu

CÕI BỤI HỒNG CÓ MỘT ƯỚC MƠTâm Không - Vĩnh Hữu Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ...

Từ Ánh Bồ Đề

Từ Ánh Bồ Đề

TỪ ÁNH BỒ ĐỀ Huỳnh Ngọc Chiến Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền...

Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền, Nguyên Giác

Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền, Nguyên Giác

Tran Nhan Tong (1258 – 1308) The King Who Founded A Zen School Translated and Commented by Nguyen Giac (A...

Thiền Quán Và Cách Nhìn Toàn Diện Thực Tại Hai Tầng

Thiền quán và cách nhìn toàn diện thực tại hai tầng

THIỀN QUÁN và CÁCH NHÌN TOÀN DIỆN THỰC TẠI HAI TẦNG Minh Tuệ Đỗ Minh   LỜI NÓI ĐẦU ‘Thấy...

Hãy Học Điều Cần Học

HÃY HỌC ĐIỀU CẦN HỌCTấn Nghĩa Chuyện Tiền thân Bahiya (Jàtaka 420) kể lại rằng : “Thuở xưa, khi vua...

Hơi Thở Trị Bệnh Chân Pháp Đăng

HƠI THỞ TRỊ BỆNH Chân Pháp Đăng  Sống giữa cái xã hội bận rộn, ồn ào hiện nay, bạn nên...

Ngắm Lại 7 Hoa Sen Hồng Trên Kênh Nhiêu Lộc

Ngắm Lại 7 Hoa Sen Hồng Trên Kênh Nhiêu Lộc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vài Nét Về Ngụy Kinh Và Thử Lý Giải Tại Sao Bản Ngụy Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Được Lưu Hành Lâu Dài Và Sâu Rộng?

Vài nét về ngụy kinh và thử lý giải tại sao bản ngụy kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng được lưu hành lâu dài và sâu rộng?

VÀI NÉT VỀ NGỤY KINH VÀ THỬ LÝ GIẢI TẠI SAO BẢN NGỤY KINH PHẬT THUYẾT  ĐẠI BÁO PHỤ MẪU...

Quan Điểm Về Thiền

Quan Điểm Về Thiền

QUAN ĐIỂM VỀ THIỀN Minh Mẫn   “Tham thiền là tự “làm trống rỗng” tâm thức mình, chứ ta không...

Xin Hỏi Đồng Bóng, Đồng Cốt Là Gì? Có Cách Nào Khuyến Hóa Những Người Thân Trở Về Chánh Pháp Không?

Tôi là Phật tử thâm tín Tam bảo nhưng gia đình lại theo đồng bóng. Vậy xin hỏi đồng bóng,...

Những Pháp Ấn Cốt Lõi (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Những Pháp Ấn Cốt Lõi (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCNHỮNG PHÁP ẤN CỐT LÕICORE DHARMA SEALS    Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved. No part...

Có Thể Tu Theo Ngài Phổ Hiền Được Không?

Có Thể Tu Theo Ngài Phổ Hiền Được Không?

CÓ THỂ TU THEO NGÀI PHỔ HIỀN ĐƯỢC KHÔNG? Thiện Quả Đào Văn Bình Tôn tượng Bồ Tát Phổ Hiền...

Lễ Nhạc Phật Giáo

Lễ Nhạc Phật Giáo

THÍCH NHƯ ĐIỂNLỄ NHẠC PHẬT GIÁORITUAL & MUSIK DES BUDDHISMUSTrung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Namtại Cộng Hòa Liêng...

Góp năng lượng xây dựng hòa bình, giảm bớt khổ đau cho thế giới

GÓP NĂNG LƯỢNG XÂY DỰNG HÒA BÌNH,GIẢM BỚT KHỔ ĐAU CHO THẾ GIỚITuệ Thiền Lê Bá Bôn   THAY LỜI...

Biện Chính Phật Học Tập 3

Cõi Bụi Hồng Có Một Ước Mơ – Tâm Không, Vĩnh Hữu

Từ Ánh Bồ Đề

Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền, Nguyên Giác

Thiền quán và cách nhìn toàn diện thực tại hai tầng

Hãy Học Điều Cần Học

Hơi Thở Trị Bệnh Chân Pháp Đăng

Ngắm Lại 7 Hoa Sen Hồng Trên Kênh Nhiêu Lộc

Vài nét về ngụy kinh và thử lý giải tại sao bản ngụy kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng được lưu hành lâu dài và sâu rộng?

Quan Điểm Về Thiền

Xin Hỏi Đồng Bóng, Đồng Cốt Là Gì? Có Cách Nào Khuyến Hóa Những Người Thân Trở Về Chánh Pháp Không?

Những Pháp Ấn Cốt Lõi (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Có Thể Tu Theo Ngài Phổ Hiền Được Không?

Lễ Nhạc Phật Giáo

Góp năng lượng xây dựng hòa bình, giảm bớt khổ đau cho thế giới

Tin mới nhận

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Đem Phật vào tâm

Đức Phật hàng ma

Phật dạy đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Nhân quả hiện tại

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Tài sản của người con Phật

Nhân quả không cố định

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Tin mới nhận

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

Thức Thứ Tám – A Lại Da Thức

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 65)

Điện Văn 68 Ngày 6-9-1963

Nhân giỗ đệ nhị tổ Pháp Loa nhớ về tam tổ sư thiền và biết ơn Hòa thượng Thích Thanh Từ

Thiền Quán Pháp Tướng Đức Phật Thích Ca

Bát Quan Trai Giới Thập Giảng

Gươm báu

Những phần thiết yếu để tu tập thiền

Huyền Thoại Duy Ma Cật

Chuyện đuối nước

Nói Với Chính Mình (Sách Ebook PDF)

Tinh Túy Bát Nhã Tâm Kinh

Lễ Bái Được Cốt Tủy

Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi

Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức

Chết An Bình, Tái Sinh Hạnh Phúc

Ba người phụ nữ gặp Phật – hữu duyên và vô duyên với chánh pháp

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Thông tin đầy đủ về Kinh Phật trên Cổng thông tin Phật giáo

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

Kinh Tiểu Bộ Tập Ii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Đại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Đại 2, 419b) (S.ii,223)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya)

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Bāhiya Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 35)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 77)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần Cuối)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 5)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 13)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 35)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 28)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải Diễn Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese