PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Hòa
thượng
Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm
1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hữu Ứng và
bà Nguyễn Thị Nương.

Lên
7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia học Phật. Ngài
thụ giáo với Hòa thượng Thích Hoằng Thâm là cậu ruột
và được Hòa thượng nhận làm con đổi tên họ là Nguyễn
Văn Khiết.

Năm
15 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ Kheo
và Bồ Tát, được pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp,
pháp hiệu Quảng Đức. Sau đó Ngài phát nguyện nhập thất
tu ba năm trên một ngọn núi ở Ninh Hòa. Về sau Ngài có lập
trên núi này một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc Tự.

Rời
núi, Ngài vân du hóa đạo một mình với chiếc bình bát theo
hạnh đầu đà (khất thực). Hai năm mãn nguyện, Ngài lại
quay về nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên Ân ở Ninh Hòa.

Năm
1932 hội An Nam Phật Học ra đời, Đại lão Hòa thượng chùa
Hải Đức đến nơi Ngài đang nhập thất, mời ngài nhận
chức Chứng minh Đạo sư cho Chi Hội Ninh Hòa. Ba năm sau, Ngài
được thỉnh cử giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Khánh
Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, Ngài đã kiến
tạo
và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa.

Năm
1943, rời Khánh Hòa vào Nam, Ngài hành đạo khắp các tỉnh
Sàigòn, Gia Định, Định Tường xuống đến Hà Tiên. Ngài
cũng đã từng sang Nam Vang lưu trú ba năm, vừa giáo hóa các
Phật tử kiều bào, vừa nghiên cứu kinh điển PàLi và Phật
giáo
Nam Tông.

Lúc
mới vào Nam, Ngài đã lưu trú tại chùa Long Vĩnh (quận 3 –
Sài gòn) một thời gian dài, nên dân chúng quen gọi Ngài là
Hòa thượng Long Vĩnh, Ngài còn có hiệu là Thích Giác Tánh.
Suốt thời gian hóa độ chúng sinh, bất cứ nơi nào, Ngài
cũng dốc lòng làm tròn nhiệm vụ của một sứ giả Như Lai,
kế tục các thế hệ Tổ sư truyền giáo, chăm lo tô bồi
công đức, hoằng dương chánh pháp.

Năm
1953, Ngài được thỉnh cử vào chức vụ Phó Trị Sự và
Trưởng ban Nghi lễ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, đồng thời
lãnh nhiệm vụ trú trì chùa Phước Hòa ở Bàn Cờ, là nơi
đặt trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt.

Năm
1958, khi trụ sở của Hội dời về chùa Xá Lợi, Ngài nhận
thấy
tuổi già sức yếu, và với bản nguyện “Ưng vô sở
trụ
nhi sinh kỳ tâm”, Ngài xin thôi mọi chức vụ để có
đủ thì giờ an tâm tu niệm. Tuy nhiên, vốn có tâm từ bi,
Ngài vẫn để cho gót chân vân du hành đạo ghi dấu nhiều
nơi, khi thì chùa Quan Thế Âm ở Gia Định, lúc lại tới chùa
Long Phước, xã Ninh Quang, tỉnh Khánh Hòa, dùng mọi phương
tiện
thích ứng hướng dẫn hậu sinh mê mờ quay về chánh
đạo
.

Trong
phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam vào năm 1963 đòi
tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, tuy tuổi đã già,
Ngài vẫn tích cực tham gia. Chính sách kỳ thị tôn giáo và
đàn áp Phật tử của Ngô Đình Diệm ngày một nặng nề
và khốc liệt. Máu Phật tử đã đổ ở Đài Phát Thanh Huế.
Chùa chiền bị phong tỏa, Phật tử bị bắt bớ khắp nơi.
Để thức tỉnh ông Ngô Đình Diệm và tập đoàn của ông
đang đắm chìm trong vô minh sớm thỏa mãn 5 nguyện vọng của
Phật giáo đồ, đồng thời để cho thế giới nhận thấy
cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng của Phật tử Việt
Nam
là chính đáng, ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão, tức ngày 11-6-1963
Ngài đã thực hiện tâm nguyện là thiêu đốt nhục thân để
cúng dường và bảo vệ Đạo pháp.

Từ
một cuộc diễn hành của trên 800 vị Thượng tọa, Đại
đức
, Tăng Ni và Phật tử từ chùa Phật Bửu đến chùa Xá
Lợi
, khi đoàn diễn hành tiến đến ngã tư đường Phan Đình
Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu
và CMT8), Ngài từ trên xe hơi bước xuống, tự tẩm xăng thấm
ướt mấy lớp cà sa, ngồi kiết già xuống mặt đường,
tự châm lửa giữa hằng mấy trăm Tăng Ni đang vây quanh chấp
tay
cầu nguyện. Ngọn lửa bốc cao, phủ kín thân mình, Ngài
vẫn an nhiên chấp tay tĩnh tọa.

Gần
15 phút sau, lửa tàn và Ngài ngã xuống, tay vẫn còn quyết
ấn tam muội.

Nhục
thân của Ngài được đưa vào lò điện thiêu đến 4.000 độ
– xương thịt cháy tiêu hết. Duy chỉ có trái tim của Ngài
vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ hai vẫn không cháy.

Cái
chết phi phàm của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã làm chấn
động
dư luận khắp hoàn cầu. Báo chí thế giới đăng tin
lên trang đầu cùng hình ảnh tự thiêu của Ngài. Việc Ngài
tự thiêu, được đồng bào cả nước biết ngay chiều hôm
đó, và đã gây xúc động sâu xa trong mọi tầng lớp, không
phân biệt tôn giáo. Sự hy sinh vì đạo của Ngài đã làm
cho Ngô Đình Diệm vô cùng hoảng hốt và lo sợ, tìm mọi
cách đối phó với Phật giáo bằng những thủ đoạn thâm
độc hơn, đồng thời nó cũng đẩy mạnh phong trào đấu
tranh của Phật giáo cuồn cuộn như sóng thần để đi đến
kết thúc là ngày 01-11-1963 chế độ độc tài, gia đình trị
của họ Ngô sụp đổ, Phật giáo Việt Nam thoát qua một pháp
nạn.

Trước
khi tự thiêu, Ngài có để lại một bức thư gọi là “Lời
nguyện
tâm huyết”
, nói rõ chủ định và nguyện vọng
của Ngài. Điều đáng ghi nhớ là toàn văn bức thư này đã
không chứa đựng một mảy may hận thù và tuyệt vọng nào,
mà trái lại còn toát lên tình thương và hy vọng:

 “Tôi
pháp danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú
Nhuận, Gia Định.

Nhận
thấy
Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một
tu sĩ mệnh danh là Trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi
điềm nhiên tọa thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi
vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư
Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.

Mong
ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng Ni chứng
minh
cho tôi đạt thành ý nguyện sau đây:

1/
Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng
suốt
chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo
Việt nam
ghi trong bản tuyên ngôn.

2/
Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được
trường tồn bất diệt.

3/
Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức, Tăng
Ni
, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ,
giam cầm của kẻ ác gian.

4/
Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc…

Trước
khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời
cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi
đối với Quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn
giáo
để giữ vững nước nhà muôn thuở.

Tôi
thiết tha kêu gọi chư Đại đức, Tăng Ni, Phật tử nên đoàn
kết nhất trí để bảo toàn Phật pháp”.

NAM
MÔ
ĐẤU CHIẾN THẮNG PHẬT.

Tỳ
Kheo
Thích Quảng Đức Kính bạch.

Ngoài
ra
, Ngài còn để lại năm bài kệ, dặn dò bổn đạo và đệ
tử
sống theo Bát chánh đạo và Lục hòa, đoàn kết và giữ
vững niềm tin trong đạo pháp.

Cũng
như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, Ngài
đã khai sơn và đại trùng tu được 17 ngôi chùa. Cảnh chùa
cuối cùng Ngài trú trì là chùa Quan Thế Âm, tại Gia Định,
Sài Gòn.

Để
ghi nhớ công hạnh của Ngài, sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất
ra đời, Hội đồng Lưỡng viện Tăng Thống
và Hóa Đạo trong một phiên họp trước ngày Phật Đản năm
1964, đã đồng thanh quyết nghị suy tôn Ngài pháp vị BỒ
TÁT
. Sau ngày đất nước thống nhất. Nhà nước dùng pháp
hiệu
của Ngài đặt tên cho đường Nguyễn Huệ cũ chạy
qua trước chùa Quan Thế Âm là đường Thích Quảng Đức,
quận Phú Nhuận.

Quả
tim Bồ Tát Quảng Đức là một chứng minh cụ thể cho tấm
lòng của muôn người con Phật luôn yêu chuộng hòa bình tự
do
và bình đẳng nhưng cũng bất khuất trước nạn cường
quyền và áp bức. Trái tim ấy trở thành biểu tượng tinh
thần
của Phật giáo Việt Nam và là trái tim của nhân loại
đã và đang đấu tranh mãi cho tự do hòa bình, hạnh phúc nhân
sinh
.

Source:
Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam Thế Kỷ Thứ 20, Tập I, Thích
Đồng Bổn 

Tin bài có liên quan

Vị Pháp Thiêu Thân

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm 56 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Load More

Discussion about this post

Làm Sao Cho Đá Nổi, Bơ Chìm?

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Chư Phật đã vạch ra con đường, chúng ta hãy nương theo đó mà tinh tấn cầu đạo, chắc chắn...

Ngọt Ngào Vu Lan Thiên Thu Tình Mẹ – Nguyên Trâm

Ngọt Ngào Vu Lan Thiên Thu Tình Mẹ – Nguyên Trâm

Rất ngẫu nhiên, tôi nhận được email từ người bạn gởi cho chương trình Lễ Vu Lan tại chùa Thiên...

Sự Không Tương Quan Giữa Lời Nói Và Hành Động Của Một Số Tu Sĩ Phật Giáo

Sự không tương quan giữa lời nói và hành động của một số tu sĩ Phật giáo

Nội dung I. NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN SỰ KHÔNG TƯƠNG QUAN GIỮA LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG 1. Do không...

Đạo Khả Đạo Phi Thường Đạo

ĐẠO KHẢ ĐẠO PHI THƯỜNG ĐẠOToại Khanh Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì...

Phép Thiền Định Có Thể Ngăn Ngừa Bệnh Kém Trí Nhớ Alzheimer

Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer

PHÉP THIỀN ĐỊNH CÓ THỂ NGĂN NGỪA  BỆNH KÉM TRÍ NHỚ ALZHEIMERTạp chí Le Point, ký giả Anne JeanblancHoang Phong...

Thư Ngỏ V/V Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Khánh HoàChùa Kỳ Viên Trung Nghĩa160. Sinh Trung- Nha Trang- Khánh HoàHotline: 0898.129.421...

Ý Nghĩa Ngày Đức Phật Thành Đạo (8/12 Âm Lịch)

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Sự thành đạo của Đức Phật ngày đó là một kết quả thành tựu do đã trải qua hằng sa...

Một Ngệ Thuật Hạnh Phúc

MỘT NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC Nguyễn Duy Nhiên Vài năm trước đây, trường đại học the University of Wisconsin–Madison có...

Cuộc Tấn Công Các Chùa Đêm 20-8-1963

Cuộc Tấn Công Các Chùa Đêm 20-8-1963

CUỘC TẤN CÔNG CÁC CHÙA ĐÊM 20-8-1963 Trích từ “Việt Nam Nhân Chứng” của cựu Trung Tướng VNCH Trần Văn Đôn (từ...

Bản Tánh Hiểu Biết Của Tâm

Bản Tánh Hiểu Biết Của Tâm

BẢN TÍNH SÁNG NGỜI VÀ HIỂU BIẾT CỦA TÂM Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thứ 14 thuyết pháp tại Claremont CollegeBạch Nga...

Học Lời Dạy Của Phật Về Vô Thường

Học lời dạy của Phật về vô thường

Vô thường là không chắc chắn, thay đổi, không trường tồn. Vô thường là đặc tính chung của mọi  vật....

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên Tịch, Sự Tái Sinh Của Ngài Sẽ Là Cuộc Khủng Hoảng Tôn Giáo

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên Tịch, Sự Tái Sinh Của Ngài Sẽ Là Cuộc Khủng Hoảng Tôn Giáo

KHI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VIÊN TỊCH, SỰ TÁI SINH CỦA NGÀI SẼ LÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÔN GIÁO...

Mùi Hương Trầm – Nguyễn Tường Bách

Mùi Hương Trầm – Nguyễn Tường Bách

MÙI HƯƠNG TRẦM Nguyễn Tường Bách (Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng) Nhà Xuất Bản...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Pema Kunzang Rangdrol (1916-1984)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Pema Kunzang Rangdrol (1916-1984)

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC PEMA KUNZANG RANGDROL (1916-1984) Alak Zenkar Rinpoche soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ...

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải

Lời tòa soạn: Thiền sư Đại Điên Bảo Thông (732 - 824) là tăng sĩ đời Đường, tác giả Bát...

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Ngọt Ngào Vu Lan Thiên Thu Tình Mẹ – Nguyên Trâm

Sự không tương quan giữa lời nói và hành động của một số tu sĩ Phật giáo

Đạo Khả Đạo Phi Thường Đạo

Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Một Ngệ Thuật Hạnh Phúc

Cuộc Tấn Công Các Chùa Đêm 20-8-1963

Bản Tánh Hiểu Biết Của Tâm

Học lời dạy của Phật về vô thường

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên Tịch, Sự Tái Sinh Của Ngài Sẽ Là Cuộc Khủng Hoảng Tôn Giáo

Mùi Hương Trầm – Nguyễn Tường Bách

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Pema Kunzang Rangdrol (1916-1984)

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải

Tin mới nhận

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Sự lan truyền của Đạo Phật ở Châu Á

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Phật dạy về ngày tốt

Lời Phật dạy về pháp thiểu dục tri túc

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Tư tưởng bình đẳng của Đức Phật

Ước nguyện quá khứ

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Học từ đời thường

Chi tiết bộ kinh 10 điều lành giúp con người sống được bình an của đức Phật

Làm thế nào để gặp được Phật?

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế Tại Bồ Đề Phật Quốc, Hoa Kỳ

Tự tu trong đời sống

Thâm Nhập Thấu Triệt

Góc nhìn Phật Giáo qua thuyết số mạng, định mệnh

Trao Đổi Về Hiện Pháp Lạc Trú

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật?

Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh Đường Phạn phiên đối tự âm No. 256

Phật Giáo Và Chánh Trị Việt Nam Ngày Nay – Luận án Tiến sĩ

Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe

Chưa thoát sinh tử, ta còn gặp nhau

Thư Tòa Soạn Tạp Chí Viên Giác

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Tập Thơ Thích Tánh Tuệ

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 59)

Lược Giải Tâm Kinh

Mừng ngày Phật đản

Chương Trình Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 Hà Nội, Việt Nam

Cuộc Đời Của Tổ Sư Long Thọ

Sừng Tê Giác Và Sự Tàn Ác Của Con Người – Bác Sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

Tin mới nhận

Giới Thiệu Về Năm Bộ Nikāya (Pañca Nikāya)

Ngày Tết đọc Kinh Phật

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

So Sánh Kinh Trung A Hàm Chữ Hán & Kinh Trung Bộ Chữ Pali

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Yếu Nghĩa Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 30)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần Cuối)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

Lời Vàng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Khuyên Người Niệm Phật Tập 1

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.