“Nam mô A Di Đà Phật! Con nguyện hồi hướng công đức này cho khắp pháp giới chúng sanh; Cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; Cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay. Con cầu nguyện đức Từ phụ phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.
Nam mô A Di Đà Phật”
Khả năng tiềm tàng chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sinh nay đã được Đức Phật là người đầu...
Tại sao Đức Phật được xưng tụng là bậc Y vương, “Vua” của thầy thuốc? Vua, chớ không phải Tổ...
Tri thức của nhân loại là vô tận, được khơi dậy bởi các bậc đại hiền, đ
Học Phật vấn đáp. Pháp sư Tịnh Không trả lời các câu hỏi của đồng tu Hồng Kông. Phần 1
Chư vị Pháp Sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người!
Hôm nay có 25 câu hỏi, chúng ta lần lượt giải đáp. Phần đầu tiên là các câu hỏi của các đồng tu Trung Quốc, có 5 câu hỏi.
Câu thứ nhất: Đệ tử thường được chúng sanh trong tam ác đạo thỉnh cầu siêu độ, có một số tự báo họ tên, còn thỉnh cầu con tụng Kinh Địa Tạng hoặc Kinh Vô Lượng Thọ để hồi hướng. Sau khi họ nhận được lợi ích thì con có cảm ứng, biết họ có người đi đến cõi trời, có người đi đến thế giới Cực Lạc. Không biết việc này có chính xác, có đáng tin không?
Đây là những chúng sanh có duyên với bạn, những chúng sanh này đã đến cầu bạn siêu độ, bạn phải thật chân thành làm cho họ. Khi tụng kinh thì không được có tạp niệm, giống như công phu niệm Phật, không nghi hoặc, không xen tạp, nghiêm túc niệm cho họ, hồi hướng cho họ. Những chúng sanh này sẽ có thể có được lợi ích, lợi ích lớn hay nhỏ thì liên quan đến thiện căn phước đức mà chính họ đã tu trong đời quá khứ. Họ có thiện căn sâu dày thì thật sự có việc sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, tuy nhiên việc này rất hiếm có. Đại đa số đều được nâng cao cảnh giới của chính mình lên một, hai cấp, ví dụ như ngạ quỷ có thể nâng một cấp là cõi súc sanh, nâng lên hai cấp là đến cõi người. Có tình hình như vậy, phải nghiêm túc làm cho họ.
Câu hỏi thứ hai: Khi tụng kinh niệm Phật, không tự chủ được mà sanh khởi ác niệm, không cách gì tự khống chế, cảm thấy rất khổ sở. Phải nên làm như thế nào?
Đây là do tập khí nghiệp chướng hiện tiền, đây là một loại, còn có một loại khác là do oan gia trái chủ đến làm chướng ngại bạn. Khi tụng kinh niệm Phật nếu gặp phải tình hình này, nếu ý niệm bất thiện quá nhiều, quá tạp thì bạn có thể tạm ngừng tụng kinh niệm Phật. Bạn hãy lạy Phật, lạy một trăm, hai trăm lạy thì tâm liền an ổn trở lại.
youtu.be/ZyAUDxg1IDQ
... See MoreSee Less
Đệ Tử Quy và Tu học Phật pháp. Thầy Thái Lễ Húc. Phần 6
Trao Tặng Tri Thức
Đệ Tử Quy lấy đoạn “Đệ tử Nhập tắc Hiếu, Xuất tắc đễ, Cẩn nhi Tín, Phiếm ái chúng, Nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” trong “Luận ngữ, Học nhi” làm tổng cương. Đệ Tử Quy được chia thành năm phần, cụ thể đưa ra những phép tắc tiêu chuẩn phải nghiêm chỉnh tuân theo của đệ tử khi ở nhà, ra ngoài, đối người, tiếp vật. Đây là lời lẽ dạy dỗ điều phải trái từ khi còn nhỏ, giáo dục “đệ tử” hiểu được việc giữ trọn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, tránh xa điều ác, siêng làm việc lành, giúp tạo nên gia phong gia đình trung hậu. Đây là tài liệu đầy đủ từ gia huấn, gia quy và gia giáo theo truyền thống Á Đông.
Về cơ bản, những câu trong Đệ Tử Quy có 3 từ, mỗi câu đều có gieo vần, những câu có 12 từ biểu đạt ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh. Tất cả gồm có 386 câu, tổng cộng có 90 dòng và 1080 từ. Nội dung súc tích dễ hiểu, được lưu truyền rất nhanh và ảnh hưởng rất rộng, được đọc tụng rộng rãi, chỉ đứng sau “Tam Tự Kinh”. “Cuốn sách phổ cập nhi đồng” không được xem trọng này đã làm nên tên tuổi của Lý Dục Tú.
Đệ Tử Quy tổng cộng có 1080 chữ, được phân thành 113 việc phải làm. Trong đó, “Hiếu” (Nhập tắc hiếu) có 24 mục, “Đễ” (Xuất tắc đễ) có 13 mục, “Cẩn” có 24 mục, “Tín” có 15 mục, “Phiếm ái chúng” có 21 mục, “Thân nhân” có 4 mục, “Học văn” (Dư sức học văn) có 12 mục.
“Đệ Tử” nghĩa là học trò, đệ tử. Người người đều là con cái, người người đều là đệ tử, vì vậy “Đệ tử” đề cập đến tất cả mọi người, “Đệ tử” không phải chỉ trẻ nhỏ, học trò của bậc thánh hiền đều gọi là đệ tử.
“Quy” là những đạo lý làm người, tiêu chuẩn của hành vi. “Quy” cũng là loại chữ hội ý, bên trái là chữ “phu”, bên phải là chữ “kiến”, đó chính là kiến giải của đại trượng phu. Đương nhiên, kiến giải của đại trượng phu nhất định là tùy thuận theo giáo dục của thánh hiền, cũng chính là chân lý của cuộc sống, để làm việc, để đối người tiếp vật. “Đệ Tử Quy”, chúng ta phải học thì mới giáo dục được con cái, “dạy dỗ con cái phải dạy mình trước”, muốn dạy con cho tốt thì trước hết phải nâng cao bản thân, bản thân phải học cho tốt, có như vậy mới làm được thân giáo tốt.
youtu.be/wZ9bV_liNkA
... See MoreSee Less
2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App