PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mùa Xuân Qua Thi Kệ – Như Hùng

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Tuyentapmungxuan

MÙA XUÂN QUA THI KỆ
Như Hùng

Muaxuanhoano2Đi cho hết cõi Ta Bà,
sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm
không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Một
sự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn của
gian
truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụi
tuyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng? Phố núi mây mù,
sương mờ huyển hoá, ta làm kẻ lang thang lạc bước nẽo luân hồi, trôi lăn vào cuộc
đời
đầy biến động. Trong muôn vàn sắc màu của kiếp nhân sinh, giữa chốn phong
ba có không dị biệt, trên vạn nẽo đi về của thành, trụ, hoại, diệt, có rồi
không, đổi thay biến hiện, nối kết với thời gian, xuân, hạ, thu, đông, đến rồi
đi, nở rồi tàn, với sanh, lão, bệnh, tử, thân phận mong manh của kiếp người.
Như một âm vang, điệp khúc vô tận, réo gọi không dừng, mịt mùng xô đẩy, đến hẹn
lại lên, thi nhau tước đoạt.

Bốn mùa luân chuyển của
đất trời, xuân nồng hương sắc, từng chớm nụ nở hoa, áo xanh áo đỏ, thương yêu
hy vọng, những ước mơ không bao giờ dứt, những khát vọng đợi mong không bao giờ
cạn. Nắng hạ chứa chan, đượm cả không gian, đốt cháy lòng người. Thu về mang
theo
bao nỗi thương nhớ, trên từng nẽo xưa chốn củ, đếm thời gian trôi qua, nơi
mí mắt bờ môi, in dấu đợi chờ lên từng tâm khảm. Đông đến, ôi! giá buốc tái tê,
mưa buồn phủ kín, lạnh cả nhân gian, cả lòng người cây cỏ. Thời gian càng khắc
nghiệt bao nhiêu, thì niềm hy vọng cho một ngày mai sáng lạng, một mùa xuân
tươi vui, càng dâng cao bấy nhiêu. Dù đó, một ảo ảnh xa xưa còn sót lại, một
chút bình minh ấm áp, bất chợt len lõi qua tâm hồn. Trong chuổi dài bất tận đổi
thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần
xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan chào đón, nhưng rồi cũng
thành thông lệ, cuộc vui chưa trọn lại hối hả ra đi, chưa nở vội tàn, chưa kịp
ngừng lại vổ cánh bay, để cho cõi lòng hụt hẩng vấn vương, thương tiếc thi
nhau tràn về chế ngự. Từ ngàn năm trước,
đến tận ngàn sau, cũng bấy nhiêu không thay đổi, cũng thời gian, không gian,
tâm thức trôi nổi, lên thác xuống ghềnh, ngày lại ngày qua, đêm lại đêm đến, nước
chảy mây bay, qua cầu gió thổi. Bốn mùa đến đi, thi nhau thăm viếng, héo úa nhạt phai thi nhau rơi rụng, tâm thức
nhớ mong trở thành ước định. Đợi mùa xuân, ngóng mùa hạ, chờ mùa thu, trông mùa
đông
, rồi xuân đến, hạ tới, thu qua, đông về, thành định mức của thời gian. Tất
cả là định luật tự nhiên, dù chờ hoặc không chờ, dù đợi hoặc không đợi, không một
ai có thể làm đổi thay, nó vốn như vậy nếu nhận chân ra được, thì còn điều gì để
chúng ta phải lo toan ?

 ” Xuân đến Xuân đi ngỡ Xuân hết
 Hoa nở hoa tàn chỉ là Xuân.” 

Từ những cánh cửa mầu
nhiệm
nào đó của thi kệ, thiền sư phổ nên bản nhạc không cùng của giác ngộ, để
lối đi về thắm đượm an nhiên, cho hoa bướm ngày xuân tao ngộ, cho lòng người có
dịp nở hoa, cho mê ngộ đong đầy hương sắc. ” Người soi diện mục bên bờ
suối. Thấy nụ hoa trôi bổng giật mình
.”. Thiền là chất liệu sống, sự sống,
là suối nguồn tâm linh vi diệu, soi thấu bản thể của muôn vật, tìm về uyên
nguyên của tự tánh, trãi lòng nhận biết trên từng tâm cảnh. Ngôn ngữ không còn
là ngôn ngữ, trở thành tiếng lòng phủ kín không gian, hiển lộ những chôn dấu tận
cùng. Muốn bắt nhịp phải bắt ngay từ trong ấy, từ những ẩn mang không cần đến sự
lý
giải của ý thức, những ngăn ngại không cần đến sự viện dẫn của tri thức.

Hy vọng càng cao, hụt
hẩng càng lớn, thời gian vẫn là chứng nhân của từng hiển hiện, trong những đổ vỡ
tàn phai, đến đi luân chuyển ấy, ta khám phá điều gì, để có được sự giác ngộ,
nhận thức tinh tường? Quả thật không phải là điều dễ dàng, làm sao để cho sự an
lạc
thường hằng trong mọi trạng huống, từ tâm đến cảnh, từ cảm giác đến thức
giác, sáng tỏ trên từng lối đi nẽo về, không đợi mong lỡ nhịp, một sự phổ cập
trùng lắng, đầy ắp sự ung dung tự tại của những con người nối kết được thời
không, tâm cảnh, thiên nhiên, hai bờ mê ngộ, trở thành một thực thể bất khả
phân ly. Từng suy tư, từng hành động, từng
hơi thở, đong đầy hương thơm tinh khiết của giác ngộ, ở đó không có rộn ràng đợi
mong khi xuân đến, cảnh đến, mà là sự hoan hỷ cùng tuyệt. Hương xuân, ý xuân thắm
đượm trong đất trời, lòng người, không hề nhạt phai, không còn biên giới nhị
nguyên
, chủ thể khách thể, quá khứ tương lai, chỉ có hiện tại và bây giờ. Một sự
tỉnh thức không có bóng thời gian, và thời gian đã không thì làm gì có bốn mùa
để lập?

” Tâm tức Phật,
Phật tức tâm
Linh diệu chiếu cùng
kim cổ thông
Xuân đến, tự hoa xuân
mỉm miệng
Thu về, đâu chẳng nước
thu trong.”
Tuệ Trung Thượng Sỹ

Sống trọn vẹn với ý
nghĩa
tuyệt vời của giác ngộ mới không bị thời gian đào thải, nó không còn là một
ý thức, chỉ biết suy tư mặc cả. Sự kết tinh những nổ lực được chuyển hoá ,
thành một thứ năng lượng nuôi sống huệ mạng. Sự chuyển dịch của bốn mùa, không
kéo nổi sự lớn lên trong tâm ý, tâm cùng cảnh đã hoà nhập làm một, dù không làm
chủ được cảnh, nhưng bên trong tâm thức, liên tục quán chiếu từng vi tế khởi diệt,
nên lúc nào cũng tự tại, mĩm cười với gió trăng, với nở tàn rơi rụng, mà vẫn
không hề biến động lung lay. Hoa có nở rồi tàn sẽ gây khổ đau thương tiếc, cho
những ai phóng tâm móng ý, nhưng sẽ không tác động cho những ai, ý thức minh mẫn
một điều đã là hoa thì phải nở, phải tàn. Nhận thức một cách đúng đắn, sống
trong sự linh hiện của tỉnh thức, sẽ giúp ta nhẹ bước an nhiên, đến đi trong vô
thường
sanh tử, như một chặng đường dừng chân thăm hỏi, khai phóng nở ra trên từng
hiện thực.

 ” Hoa xuân nở hết lại sương thu
Phù thế cuộc đời khó
bền lâu
Ra thẳng ngoài trời
cho thỏa chí
Càn khôn nơi ấy có chừng
đâu.”
Thủy Nguyệt Thiền Sư
Thiền Sư Thích Thanh
Từ dịch

Mỗi lần đoá mai hé nụ,
ngàn hoa đua nhau khoe sắc, là dịp để cho con tim rộn ràng, đợi mong trở thành
thông lệ, như nhịp cầu đến đi, trên bến bờ sanh tử, mà ta đang cam chịu, nhưng
có mấy ai làm chủ được, theo đó mà vượt thắng hiên ngang đếm bước trong từng nụ
cười an tịnh? Một cơ hội không do mình tạo
mà do đất trời tâm cảnh nối nhịp, vì thế khi duyên đã hết, khi cảnh đã tàn cũng
là lúc kéo theo bao mộng đẹp, dập tắt bao hy vọng. Trong sự bẽ bàng cô liêu,
ngang trái đong đầy, hạnh phúc hay thương đau, tất cả được kết nối hình thành,
do và bởi vì chính chúng ta, khởi lên sự tiếc nối không nguôi. Như đoá hồng hé
nụ ban mai đón gió nhè nhẹ lùa qua, và rồi một thoáng mây bay chỉ còn lại những
tàn hoa rơi rụng dưới chân hồng. Một thoáng mây bay, một làn gió từ đâu đưa lại,
trở nên những thứ cần thiết cho con người, thiếu nó cuộc đời trở nên vô nghĩa,
và hình như không còn sinh lực để sống để thở.

1,
Năm cánh hoa tròn,
vàng nhị phô
Nổi nênh vảy cá, chìm
san hô
Đông ba tháng trải,
cành khoe trắng
Xuân một lần thơm ,
nhánh nhẹ đưa
Đêm ngỡ nước trong,
chim cháy cổ
Sương lừng hương
ngát, bướm tan mơ
Hằng Nga như biết đây
hoa đẹp
Quế lạnh cung Thiềm,
há mến ưa?
2,
 Năm ngày ngại rét, lười ra cửa
Gốc lẻ nào ngờ đã gió
xuân
Mặt nước băng tan,
cây bóng ngã
Đầu cành hoa trĩu, ấm
chưa phân
Trăng chìm xóm núi, lời
ca bổng
Mây ướt quan hà, tiếng
sáo ngân
Lạc tới chim bao, hoa
một nhánh
Muốn đem tặng bạn,
khó vô ngần!
Thiền Sư Trúc Lâm Trần
Nhân Tông
Trần Lê Văn dịch Thơ
Văn Lý Trần 2 Quyển Thượng trang 471

Dù rằng gió mây lững
lờ
bay về nơi vô tận, mang hương lạ trãi đến muôn phương, đem nhịp thở phủ đều
trên từng đỉnh cao ngất, qua bao nhiêu năm tháng thách đố cùng thời gian, vẫn
liên tục cất tiếng reo vang, tạo nên sức sống diệu kỳ. Phải chăng diệt vong là
cơ hội tìm lại những gì đã mất, tận cùng của khổ đau là đỉnh cao của hạnh phúc?
Thời gian càng cay nghiệt bao nhiêu, thì ngược lại không gian vỗ về bấy nhiêu, ở
đấy vẫn những làn mây trắng như giải lụa trên nền trăng sao ẩn hiện, toả ra ánh
sáng dịu dàng làm ấm lại những tháng ngày lang thang tìm phương trời chôn kỷ niệm.
Ở đó không có sự đày đọa của thời gian, không bị đốt cháy bởi không gian, chỉ
có sự an tịnh dâng tràn lên từng tâm thức.

” Thuở bé chưa từng
rõ sắc không
Xuân về hoa nở rộn
trong lòng
Chúa xuân nay bị ta
khám phá
Chiếu trãi giường thiền
ngắm cánh hồng.”
Thiền Sư Trúc Lâm Trần
Nhân Tông

Lời thơ mộc mạc bình
dị
thanh thoát, với tất cả chân tình không hề vướng bận, cái cảm giác tinh khôi
trổi dậy, khám phá phút giây tuyệt vời thường xuyên có mặt. Hiện thực ngay lúc
đó, chỉ có bấy nhiêu, không thêm không bớt, không thiếu không thừa, thấy sao
nói vậy, có sao thấy vậy. Một sự giác ngộ phủ vây cảnh cùng tâm, sự diệu kỳ của
sức sống bùng lên đọng lại tức thì ngay lúc đó, cảnh đó tâm đó con người đó, lặng
yên vượt ra ngoài thời không. Hoa bướm ngày xưa nơi vườn thượng uyển, hay bướm
hoa bên núi đồi cô tịch, sắc ấy hương ấy có khác đi nhưng cõi lòng ngài không hề
đổi thay xao xuyến, tất cả đều giống nhau. Thời gian trôi qua trong âm thầm lặng
lẽ
, không một lời thưa hỏi tiễn đưa, bốn mùa thay áo cho nhau. Sự thức tỉnh đến
tự nhiên, sự bình thản đến lạ lùng, đong đầy trong từng hơi thở. Cái đẹp, cái
hay, cái nên thơ, là có những lúc không cần đào thật sâu, bới thật kỷ ở trong
tâm ý để dệt vần, cho lời thơ bóng bẩy đong đưa, nhốt kín thơ trong ước lệ. Hảy
để cho nàng thơ thong dong bay nhảy trong sự tuyệt cùng, ta không thể thúc ép
khi sáng tạo. Điều quan trọng là chất liệu kết tinh, xuất phát từ đâu, thấm được
bao nhiêu vào tâm cảm.

  ” Xuân về hoa bướm gặp nhau đây
Hoa bướm phải cần họp
lúc này
Hoa bướm xưa nay đều
là huyển
Giữ tâm bền chặt bướm
hoa thây.”
Giác Hải Thiền Sư
Thiền Sư Thích Thanh
Từ dịch

Xuân đến tự lúc nào,
sừng sững ở đó, ngay tại đó, khoác chiếc áo thời gian lên tâm thức trinh
nguyên, không đổi thay mời gọi, chỉ có lắng lòng thở sâu. Mùa xuân vẫn là đề
tài nóng bỏng, gợi hứng cho ta nhiều nhất, mùa của những vẽ đẹp tuyệt vời trên
trần gian ra sức điểm tô khoe sắc. Từ thiên nhiên đến con người, nghèo cùng đến
giàu sang, khổ đau đến an lạc, tất cả đều ấp ủ trong lòng một niềm hy vọng, một
mùa xuân có chúa xuân ngự trị. Niềm hy vọng ấy dài lâu hay mong manh như sương
khói, đều do tâm thức của ta tạo thành. Cành mai năm xưa và cành mai bây giờ vẫn
là cành mai của một hiện tại tối thắng.

” Xuân sặc sở, cỏ
như nhung
Khắp chốn ngàn cây
bông trổ gấp
Một cành dương liễu nẩy
trùng trùng
Trăng chìm đáy biển
nước lóng lặng
Đảnh núi nhật lên bày
chót cao.”
Thiền Sư Nhất Cú Tri
Giáo
Thiền Sư Thích Thanh
Từ dịch

Trong vô tận của thời
gian
lẫn không gian, trong sự biến hiện đổi thay của kiếp người, trong sự tàn
phá không cùng của vô thường, giác ngộ mới là điều tuyệt diệu, một mùa xuân bất
tận, một cõi thênh thang nhẹ bước đi về. 

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

“Ấn Phẩm Văn Hóa” Tâm Thị

“Ấn Phẩm Văn Hóa” TÂM THỊ

Đôi dòng giới thiệu “Ấn Phẩm Văn Hóa” TÂM THỊ số 36 Kính mừng ngày Đức Phật Thành Đạo &...

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 367Xin chào chư vị đồng tu,...

Cái Gọi Là “Đạo Sư” Thinley Nguyên Thành Lừa Đảo Các Tín Đồ Như Thế Nào? Phần 2

Cái gọi là “đạo sư” Thinley Nguyên Thành lừa đảo các tín đồ như thế nào? Phần 2

  “ĐẠO SƯ” THINLEY NGUYÊN THÀNHLỪA ĐẢO CÁC TÍN ĐỒ NHƯ THẾ NÀO?  Phần 2  MẬT GIA SONG NGUYỄNCHUYÊN TU...

Tu Hạnh Lắng Nghe

Tu hạnh lắng nghe

TU HẠNH LẮNG NGHEThích Nữ Hằng Như __________________________________________________ DẪN NHẬP        Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng...

Thâm Nhập Thấu Triệt

Thâm Nhập Thấu Triệt

J. KRISHNAMURTI THÂM NHẬP THẤU TRIỆT EXPLORATION INTO INSIGHT Lời dịch: Ông Không VÀI NÉT VỀ DỊCH GIẢ Ông Không tên...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: ‘Cầu Nguyện Là Chưa Đủ, Tại Sao Chúng Ta Cần Chiến Đấu Chống Virus Corona Với Tâm Từ Bi. (Song Ngữ)

Đức Đạt Lai Lạt Ma: ‘cầu nguyện là chưa đủ, tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus corona với tâm từ bi. (song ngữ)

Sometimes friends ask me to help with some problem in the world, using some “magical powers.” I always tell them...

Sư cô làm lễ cưới cho đồng tính Đài Loan

Hoàng Mỹ Du hay Fish Huang và người bạn đời của cô là Du Nhã Đình, cả hai đều 30...

Đi Trong Phật Tánh

Đi Trong Phật Tánh

ĐI TRONG PHẬT TÁNHNguyễn Thế Đăng Tu hành Phật tánh theo Kinh Đại Bát Niết Bàn là: Nền tảng: “Tất...

Đại Lễ Phật Đản Nhiên Liệu Thắp Sáng Niềm Tin

Đại Lễ Phật Đản Nhiên Liệu Thắp Sáng Niềm Tin

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN NHIÊN LIỆU THẮP SÁNG NIỀM TINThích Tâm Mãn Đức Thích Tôn xuống phàm trần vì một...

Bát Nhã Tâm Kinh. Nguồn Gốc: Nghiên Cứu Về Nội Dung

Bát Nhã Tâm Kinh. Nguồn gốc: Nghiên cứu về nội dung

Lời Giới Thiệu:Như đã trình bầy trong bài thứ nhất nhận định về bài viết của Jan Nattier “The Heart Sutra:...

Hãy Đến Với Đức Phật Để Chữa Trị Bệnh Tật

Hãy đến với Đức Phật để chữa trị bệnh tật

HÃY ĐẾN VỚI ĐỨC PHẬT ĐỂ CHỮA TRỊ BỆNH TẬT(Guérir avec le Bouddha) Philippe Cornu Hoang Phong chuyển ngữ Lời...

Sống Với Sanh Tử

Sống với sanh tử

Sở dĩ có các cõi và có các chúng sanh trong các cõi đó là vì nghiệp. Nghiệp là hành...

Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật Sơ Sinh

Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật Sơ Sinh

- Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị  Long vương đến phun hai...

Mười Hai Khoen Nhân Duyên (Song Ngữ)

Mười Hai Khoen Nhân Duyên (song ngữ)

Mười Hai Khoen Nhân Duyên Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của...

“Ấn Phẩm Văn Hóa” TÂM THỊ

Tu Viện Namgyal Xin Yểm Trợ Để Hoàn Tất Công Trình Xây Chùa Thời Luân Quốc Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Cái gọi là “đạo sư” Thinley Nguyên Thành lừa đảo các tín đồ như thế nào? Phần 2

Tu hạnh lắng nghe

Thâm Nhập Thấu Triệt

Đức Đạt Lai Lạt Ma: ‘cầu nguyện là chưa đủ, tại sao chúng ta cần chiến đấu chống virus corona với tâm từ bi. (song ngữ)

Sư cô làm lễ cưới cho đồng tính Đài Loan

Đi Trong Phật Tánh

Đại Lễ Phật Đản Nhiên Liệu Thắp Sáng Niềm Tin

Bát Nhã Tâm Kinh. Nguồn gốc: Nghiên cứu về nội dung

Hãy đến với Đức Phật để chữa trị bệnh tật

Sống với sanh tử

Ý Nghĩa Lễ Tắm Phật Sơ Sinh

Mười Hai Khoen Nhân Duyên (song ngữ)

Tin mới nhận

Phật pháp nhiệm mầu

Học từ đời thường

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Quét sạch phiền não

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Suy nghĩ về kiếp người

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Phú Khánh Tự – Điểm Hẹn Của Những Tấm Lòng

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Lòng tôn kính Phật vô biên

Những lợi ích của việc biết đến Phật pháp sớm

Đức Phật đối trước bạo lực

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Mừng Phật đến với chúng sinh

Gặp Tác Giả Bức Ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu – Uy Linh – Uyên Viễn

Tin mới nhận

Tâm Phân Biệt

Tâm Từ Và Lòng Nhân Ái Vị Tha Trong Ngày Giáng Sinh

Hành hương về miền hạnh phúc

Chỉ ngồi

Đạo phật – con đường thực hành cụ thể mang lại lợi ích thiết thực.

Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?

Vài Suy Nghĩ Về Tinh Thần Nhật Bản – Nguyễn Văn Nhật

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 02)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Nói dễ, làm khó

Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Lê Mạnh Thát Cùng Đến Thọ Tang Cố Ht. Thích Minh Châu – Thích Pháp Bảo

Vòng sinh tử luân hồi

Đức Phật Dạy Pháp Thấy Tánh

Làm Thế Nào Vực Dậy Phẩm Hạnh Cộng Đồng – Nguyên Cẩn

Thêm một tuổi mới

Thiền Luận – Quyển Hạ

Muôn vật trên đời đều do duyên sinh nên không có thật

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (5) Nguyễn Hòa

Về Với Mẹ Qua Những Bài Haiku Việt – Đức Sơn Thái Trọng

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Kinh Bāhiya Sutta

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

‘Đại Tạng Kinh Tiếng Việt – Nam Truyền và Bắc Truyền

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Kinh Bách Dụ: Giả mù

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 10)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Tịnh Không Pháp Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Lợi Lạc Hữu Tình

Niệm Phật Kính

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Niệm Phật Vô Tướng

Niệm Phật Sám Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

HT TỊNH KHÔNG: ” TÔI KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI ĐỆ TỬ XUẤT GIA NÀO…”

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Tin Sâu Pháp Môn Tịnh Độ

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.