PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hiểu về chữ Pháp trong Đạo Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. “Ai thấy pháp, người đó thấy Như Lai/ Phật”. Vậy Pháp đó là gì?
  2. Tám Pháp thế gian – những điều xẩy ra trong đời sống
  3. Mười pháp cho bậc xuất gia
  4. Pháp xuất thế: bao gồm bốn đạo, bốn quả và một Niết bàn.

HIỂU VỀ CHỮ PHÁP TRONG ĐẠO PHẬT
(Dhamma/Dharma)

“Ai thấy pháp, người đó thấy Như Lai/ Phật”. Vậy Pháp đó là gì?

Chữ Pháp là dịch âm từ tiếng Phạn Dharma (Sanskrit) hay Dhamma trong Nam Phạn (Pali). Khi nó được sử dụng như một danh từ số ít, Pháp là một trong ba ngôi báu (Tam Bảo = Phật + Pháp + Tăng). Pháp này là tập hợp những lời dạy của Đức Phật về đời sống đạo đức (sīla), thiền định (samādhi), trí tuệ (paññā) giác ngộ (bodhi) và giải thoát (vimutti).

Dhamma trong tiếng Pāli and Dharma trong tiếng Sanscrit là một từ có nhiều nghĩa. Trong truyền thống triết học của Ấn độ, chữ Dharma có it nhất là 12 nghĩa như sau:

  1. 1.     Pháp tính – phẩm chất tuyệt đối hay đặc tính của một hiện hữu với bản thể tự nhiên của nó.
  2. Những luật lệ ứng xử trong tôn giáo và trong xã hội (Dharma)
  3. Đức hạnh và những nguyên tắc sống tốt và vô hại (dhamma-vinaya)
  4. Pháp Bảo, ngôi báu thứ hai trong Đạo Phật (svākhata-dhammo);
  5. Các định Luật chi phối vũ trụ nhân sinh (dhamma- niyama)
  6. Giáo lý, lời dạy của Đức phật [desanā (instruction)];
  7. Pháp trần, là đối tượng của ý căn, là các ý tưởng hình thành trong tâm thức (dhammāyatana);
  8. Pháp giới (Dhamma- dhātu)
  9. Pháp tướng- là hiện tượng, những điều xẩy ra trong cuộc sống mà người có trí chiêm nghiệm được.
  10. Pháp luân (dhammacakka) – bánh xe pháp, biểu tượng của đạo Phật, thường được hiểu là những năng lực thiện lành vận hành trong thế giới để thúc đẩy sự tiến bộ về vật chất và tiến hóa về mặt tâm linh.
  11. Pháp (Dhamma) và phi pháp (adhamma) để nói đến chánh và tà (MN.
  12. Tội (apatti) và các điều học (sikkhā) được chế định trong tạng Luật.

Theo nghĩa thứ nhất, pháp là những đặc tính làm nên một hiện hữu nào đó mà không cần sự can thiệp của một chúng sinh/thượng đế nào. Đức Phật là người thấy ra, hay giác ngộ về bản thể tự nhiên của các pháp, không phải là người tạo ra. Khi người đi tìm chân lý Upatissa – sau này thường được gọi là trưởng lão Sariputta (Xá Lợi Phất) – hỏi tôn giả Assaji (Mã Minh) tu theo pháp nào mà có được dung nhan thù thắng, bước đi ung dung và phong cách tự tại như vậy, ngài Assaji nói tóm tắt về pháp mà ngài đã được học và thấy ra để tu tập theo. Và đây là câu trả lời của tôn giả Mã Minh “ye dhammā hetuppabhavā tesam hetum Tathāgato āha tesañ ca yo nirodho, evamvādī Mahāsamano.” “Các pháp nào có nhân duyên tồn tại – chúng đã được Như Lai nói rằng cái đó cũng hoại diệt, như vậy là lời dạy của vị đại Sa môn.” (Vin. i, 39 f; DA i. 75 f).

Khi nói thấy Pháp là thấy Như lai, pháp này chính là đặc tính duyên hợp của mọi hiện hữu.

Sau khi giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, Đức Thế Tôn đã quán chiếu về sự hình thành của bản ngã và kiếp nhân sinh theo chiều thuận “vô minh duyên hành, hành duyên thức, vv và theo chiều nghịch – “do sự diệt tận của vô minh, hành diệt, do hành diệt (nên) thức diệt ,vv.” Và Pháp này chính là nguyên nhân (hetu) làm phát sinh các hiện tượng: “Quả vậy, khi các pháp hiện rõ đến vị Bà-la-môn đang tinh cần tham thiền thì tất cả điều nghi hoặc của vị ấy được rũ sạch, từ đó nhận biết rằng (mọi) việc là có nguyên nhân.” (Vin. iii. Đại phẩm, ch. I).

Trong bài pháp được xem là thứ nhất (Dhammacakkappavattana Sutta) của Đức Phật thuyết giảng cho năm vị tu khổ hạnh dẫn đầu là Kiều Trần Như (Kondañña), đề cập đến những giáo lý căn bản & quan trọng nhất của Phật giáo như con đường Trung Đạo (majjhimā patipadā), Tứ Diệu Đế (ariya catu saccā), Bát Thánh Đạo (ariyo atthangiko maggo) đã tóm lược khá đầy đủ những pháp mà Đức Phật đã giác ngộ và có thể chia sẻ được vào thời điểm đó. Khi hành giả đầu tiên là Kiều Trần Như hiểu rõ về pháp, sự kiện đó được miêu tả là con mắt pháp đã phát sinh nơi người đệ tử này. “yaṃ kiñci samudayadhammaṃ sabbaṃ taṃ niroddhadhammaṃ’ti” – “bất cứ cái gì có tính sinh khởi thì cái đó cũng (đi đến) hoại diệt”, nghĩa là cái gì có sinh thì cái đó cũng có diệt. Điều này được gọi là thấy ra tính vô thường trong vạn pháp (nghĩa thứ 8).

Khi tôn giả này đã hiểu đạo và có ý muốn được sống và thực hành theo đạo mà Phật đã giác ngộ & chỉ bày, Đức Phật lại nói: “Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành theo để chấm dứt mọi khổ đau.” Pháp trong ngữ cảnh này chính là Dhamma-Vinaya nghĩa là lý tưởng và phương cách để sống đúng với lý tưởng đó (nghĩa thứ 3 & 4).

Trong bài kinh thứ hai, Kinh Vô ngã Tướng (Anattalakkhana sutta), Pháp được định nghĩa là các hiện tượng vô ngã (anatta), chịu sự chi phối của qui luật vô thường (anicca) và nếu chấp thủ vào thì kinh nghiệm khổ đau (dukkha) là điều không tránh khỏi. Tất cả chư pháp đều vô ngã (sabbe dhammā anatta), nhưng chỉ có các pháp hữu vi (saṅkhārā dhammā) mới chịu sự chi phối của vô thường và khổ. Pháp vô vi (asaṅkhārā dhammā), không do tạo tác mà thành, thì vô ngã nhưng không nhất thiết là vô thường và khổ.

Pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng (desanā – 6) có hai nghĩa: pháp học và pháp hành.

Pháp học (pariyatti) cũng được gọi là các pháp uẩn (dhamma-khandha), là những lời dạy của đức Phật trong những ngữ cảnh khác nhau được tập hợp lại theo chín thể loại: 1. Pháp thoại; 2. Tường thuật bằng văn và thơ; 3. Giảng giải; 4. Kệ ngôn; 5. Như thật thuyết; 6. Trích giảng; 7. Chuyện Tiền Thân; 8. Lời thốt ra trước những sự kiện hy hữu; 9. Hỏi và Đáp.  (AN. V. 73 – suttaṃ, geyyaṃ, veyyākaraṇaṃ, gāthaṃ, udānaṃ, itivuttakaṃ, jātakaṃ, abbhutadhammaṃ, vedallaṃ).Pháp học cũng thường được gọi là Tam Tạng Kinh Điển (Ti-pitaka), bao gồm Tạng Luật 7 cuốn, Tạng Kinh 42 cuốn, Tạng luận 7 cuốn. Hay chia ra thành 5 bộ (Nikaya) là Trường Bộ kinh (Dīgha Nikaya) 2 cuốn, Trung bộ kinh (Majjhima N.) 3 cuốn, Tương ưng Bộ Kinh (Samyutta N) 5 cuốn, tăng Chi Bộ kinh (Anguttara N.) 7 cuốn, và Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikaya).

Pháp hành (paṭipadā) là những gì được đem ra áp dụng sau khi đã thuần thục, thấu hiểu về giáo lý. Nghĩa đen của nó là đi trên con đường đã vạch sẵn, đã có bản đồ lộ trình, những điểm cần phải đi qua, những nơi cần phải đến, những trạng thái cần được kinh nghiệm và thấu suốt. Pháp hành này nói tóm lược thì là ba thứ: Giới (sīla), Định (samādhi), và Tuệ (paññā); nói rộng hơn nữa là con đường Tám Chánh (thấy đúng, tư duy tốt, nói chuẩn, làm nghiêm túc, sống chân chánh, biết nỗ lực, nhớ điều cần nhớ, khéo tập trung tâm ý). Phân tích rộng hơn nữa, pháp hành được ghép thành các nhóm tạo ra 37 phẩm trợ đạo.

 Hiểu Về Chữ Pháp Trong Đạo Phật          4 Niệm xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp)

           4 Chánh cần (trừ ác tích thiện)[1]

           4 Thần túc (biểu hiện của định lực trong 4 điều: ý muốn, nỗ lực, ý chí, suy xét)[2]

           5 căn (Tín, tấn, niệm, định, tuệ)

           5 lực (Tín, tấn, niệm, định, tuệ)

           7 giác chi (Niệm, trạch pháp, tinh tấn, Hỷ, Khinh an, định, Xả)

           8 chánh đạo

Pháp hành đôi khi cũng được đặc biệt để chỉ về các Ba-la-mật (Parami) – những hạnh tu trong Đạo Phật.

Pháp thường được định nghĩa là: Pháp là thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ những người có trí tự mình giác hiểu (sandiṭṭhiko dhammo hoti, akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī”ti). Đây là pháp trong ba ngôi báu mà cả chư thiên và nhân loại cung kính, tôn trọng và thực hành theo để đi ra khỏi sinh tử luân hồi.

Pháp trần (7) (dhammāyatana) là ý tưởng, ý kiến, tâm trạng, là đối tượng nhận thức của tâm. Nó cũng có thể là các cảm giác, tri giác và ý thức.

Pháp uẩn:

“Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do phòng hộ; đối với các lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do thọ dụng; đối với các lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do kham nhẫn; đối với các lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tránh né; đối với các lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do trừ diệt; đối với các lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ, chúng đã được đoạn trừ do tu tập.” (A.vi, 58; M.i, Kinh Tất Cả Lậu Hoặc)

Tám Pháp thế gian – những điều xẩy ra trong đời sống

(1) Lợi dưỡng, không lợi dưỡng (2)

(3) Danh vọng, không danh vọng (4)

(5) Tán thán và chỉ trích (6)

(7) An lạc và đau khổ (8)

Những pháp này vô thường

Không thường hằng biến diệt

Biết chúng giữ chánh niệm

Bậc trí quán biến diệt

Pháp khả ái, không động

Không khả ái, không sân

Các pháp thuận hay nghịch

Được tiêu tan không còn

Sau khi biết con đường

Không trần cấu, không sầu

Chơn chánh biết sanh hữu

Đi đến bờ bên kia. (AN viii)

Mười pháp cho bậc xuất gia

—Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, vị xuất gia phải luôn luôn quán sát. Thế nào là mười?

Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ta nay đi đến tình trạng là người không có giai cấp” (mất hết giai cấp). Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Đời sống của ta tùy thuộc vào người khác.” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Nay cử chỉ uy nghi của ta cần phải thay đổi!” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Không biết tự ngã có chỉ trích ta về giới hạnh không?” Vị xuất gia cần luôn luôn quán sát: “Không biết các đồng Phạm hạnh có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ trích ta về giới hạnh không?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Mọi sự vật khả ái, khả ý của ta bị đổi khác, bị biến hoại”. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ quy hướng của nghiệp; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiện hay ác ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”. Vị xuất gia cần phải luôn quán sát: “Đêm ngày trôi qua bên ta và nay ta đã thành người như thế nào?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta có cố gắng hoan hỷ trong ngôi nhà trống không hay không?” Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta có chứng được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh không, để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có hỏi, ta sẽ không có xấu hổ?” (AN. 10, dasadhammasutta)

Pháp xuất thế: bao gồm bốn đạo, bốn quả và một Niết bàn.

Thiện pháp (kusala dhammā) và bất thiện pháp (akusala dhammā) đôi khi cũng được nói đến như Thập thiện/ 10 thiện nghiệp bao gồm:

Thân

Không sát sinh

Không trộm cắp

Không tà dâm

 

Khẩu

Không nói láo

Không nói lời thô ác, độc địa

Không nói điều gây chia rẽ

Không nói điều nhảm nhí vô ích.

Ý

Không hận thù

Không tham lam

Không tà kiến si mê.

 

 Phạm vào các điều trên thì được gọi là đã tạo ra bất thiện pháp/nghiệp/duyên.

Trong nhiều trường hợp, chữ pháp, chữ nghiệp và chữ duyên được sử dụng tương tự như nhau trong kinh điển nên mới có câu: “Tất cả đều là pháp. Pháp chia làm hai: chân đế và tục đế…”

Chân đế (paramattha sacca)

Tục đế (paññatti, nirutti)

Dhammasanghani định nghĩa về dhammā. Adhivacanapathā dhammā. Niruttiduka Niruttidhammā. Niruttipathā dhammā. Paññattiduka Paññatti



[1] Bốn chánh cần: Ở đây, này các Hiền giả vị Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các ác bất thiện pháp đã sanh ra được trừ diệt,… khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay cho sanh khởi,… khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng cường, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn. (DN 34)

[2] Dục như ý thần túc, Tâm như ý thần túc, Tinh tấn như ý thần túc, Tư duy như ý thần túc (DN 34)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thậtcủa cuộc đời (tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự...

Ánh Sáng Lung Linh Đầu Ngọn Nến: Từ Hận Thù Tới Tình Thương Rộng Lớn

Ánh Sáng Lung Linh Đầu Ngọn Nến: Từ Hận Thù Tới Tình Thương Rộng Lớn

ÁNH SÁNG LUNG LINH ĐẦU NGỌN NẾN: TỪ HẬN THÙ TỚI TÌNH THƯƠNG RỘNG LỚN La Sơn Phúc Cường   ...

Lời Khuyên Của Pháp Vương Chogye Trichen Rinpoche Về Thực Hành Lục Độ Mẫu Tara

Lời Khuyên Của Pháp Vương Chogye Trichen Rinpoche Về Thực Hành Lục Độ Mẫu Tara

Chuyển ngữ: Như NhiênGIỚI THIỆU   Độ Mẫu Tara, ngài là một bậc giác ngộ thuộc địa thứ 12, có...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

  Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 333 Xin mời mở quyển kinh...

Tài Sản Sẽ Mất, Tạo Phước Thì Còn

Tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Cho đi chính là khoản đầu tư chắc chắn nhất mà nước, lửa,gió và các loại giặc cướp không xâm...

Hành Động Với Từ Ái Và Bi Mẫn

HÀNH ĐỘNG VỚI TỪ ÁI VÀ BI MẪNTác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Jeffrey Hopkins Chuyển ngữ: Tuệ...

Thơ: “Vườn Lâm-Tỳ-Ni Nhà Ngoại”

Thơ: “Vườn Lâm-tỳ-ni Nhà Ngoại”

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2015

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Sách Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Trong Top Đáng Đọc Nhất

Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong top đáng đọc nhất

(13-10-2004 – 13-10-2020). Với chủ đề “Đô thị thông minh”, top 10 cuốn sách đáng đọc nhất do bạn đọc...

Chuyển Hóa Sân Hận

Chuyển Hóa Sân Hận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày

Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ  Vào một thời Đức Phật ở thành Xá Vệ (Sāvatthī), vườn Kỳ Đà...

Hàn Mặc Tử & Thơ Phật Giáo

Hàn Mặc Tử & Thơ Phật Giáo

HÀN MẶC TỬ & THƠ PHẬT GIÁO(NNC Trí Bửu- Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN)   I.- Tác...

Thơ Sẽ Chữa Lành Thế Giới

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng...

Những Giá Trị Nền Tảng Của Triết Học Phật Giáo

Những giá trị nền tảng của Triết học Phật giáo

NHỮNG GIÁ TRỊ NỀN TẢNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO Thích Giác Chinh, Bài tham luận trình bày tại Hội...

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Ánh Sáng Lung Linh Đầu Ngọn Nến: Từ Hận Thù Tới Tình Thương Rộng Lớn

Lời Khuyên Của Pháp Vương Chogye Trichen Rinpoche Về Thực Hành Lục Độ Mẫu Tara

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Hành Động Với Từ Ái Và Bi Mẫn

Thơ: “Vườn Lâm-tỳ-ni Nhà Ngoại”

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2015

Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong top đáng đọc nhất

Chuyển Hóa Sân Hận

Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Hàn Mặc Tử & Thơ Phật Giáo

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Những giá trị nền tảng của Triết học Phật giáo

Tin mới nhận

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Dìu con qua mỗi bước đi

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Hoa sen trong người

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Vì sao Phật nói: “Đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông?”

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Tin mới nhận

Trừ bỏ chướng ngại tham và sân trong khi tu tập, thiền tập

Thiền quán thương yêu – tha thứ

Hạnh Phúc Luôn Quanh Ta

Dương Văn Minh – Tt Cuối Cùng Của Chính Quyền Sài Gòn Và Những Liên Hệ Với Phật Giáo Chưa Được Nói Đến? Minh Thạnh

Đơn Giản Hoá Cuộc Sống

Hương thơm Đức Hạnh

Góc khuất

Như một vết trầm

Nhà Sư Gieo Hạt Giống Phật Pháp Ở Châu Phi

Khai Bút Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012 – Thích Trí Giải

Lời Khuyên Tâm Yếu Tóm Lược

Bên trong ngôi đền Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật sinh ra

Nói Thêm Về Phương Pháp Thở Bụng

Chánh tâm trực kiến đạo

Yếu Chỉ Trung Quán Luận

Nhị đế và tứ tất-đàn

Công đức xuất gia

Hướng Dẫn Thiền Ānāpānasati Cho Người Mới Bắt Đầu

Nhận thức chuẩn mực

Mùa Xuân Và Phẩm Tùng-địa-dũng-xuất Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

THÍCH MINH CHÂU

Thực Tại Hiện Tiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Sn 4.3 — Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến

Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – nơi Phật đản sanh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 57)

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

Kinh Duy Ma

Tin mới nhận

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 14)

Niệm Phật Viên Thông

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Đọc sách ngàn lần – Tập 6

Bắc Tông Là Tịnh Độ?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 58)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 1)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 2)

Obituary His Holiness Thích Tri Tinh Died At 97

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 74)

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese