PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Theo đuổi, mưu cầu hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu, là niềm mong cầu, hy vọng chung của loài người chứ không nên hiểu lầm rằng mưu cầu hạnh phúc là mục đích cuối cùng của đời người.
  2. Hạnh phúc là một cuộc hành trình chứ không phải đích đến.

Mưu cầu hạnh phúc vật chất, thỏa mãn dục vọng trong tương đối và biết điểm dừng là điều tất nhiên và cũng không nên trách cứ nhiều, nhưng nếu theo đuổi chúng với lòng tham vô độ, không hợp lí, không biết dừng, không biết đủ thì ngay phút sau của những thỏa mãn đó chỉ là đau khổ vô bờ.

Phật Thích Ca Mâu Ni dạy chúng ta rằng có sự sống là có khổ, bao gồm: khổ khi sinh ra, khổ khi lớn lên rồi già đi, khổ khi tật bệnh, khổ vì chết đi, khổ vì ân ái không được ở bên nhau, khổ vì oán thù gặp gỡ, chung đụng, khổ vì ước nguyện chưa toại, khổ vì thân năm ấm nung đốt, gọi chung là tám điều khổ. Khổ là sự thực của cuộc đời, vì bản chất cuộc đời là khổ, thế nên suốt đời người đều mong muốn tìm kiếm được hạnh phúc. Vì thế, đức Đạt Lại Lạt Ma từng nói: “Mục đích của sự sống là theo đuổi hạnh phúc”. Sở dĩ ngài nói thế ý là muốn tiếp lời của đức Phật Thích Ca: Phật Thích Ca nói “lìa khổ”, ngài nói “được hạnh phúc”. Cả hai vị thầy đó đều nói với chúng ta về thực tướng của đời người. Tuy nói mưu cầu hạnh phúc là bản năng của con người nhưng trước hết chúng ta phải làm rõ vấn đề: cái hạnh phúc mà chúng ta muốn mưu cầu, tìm kiếm kia rốt cục như thế nào ?

Thực ra, con người từ khi mới chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng không hẳn đều mưu cầu hạnh phúc, cái hạnh phúc thông thường kia bất quá chỉ là những biện pháp, những việc làm nhằm thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn tham muốn bản năng như sự thỏa mãn về ăn, uống, ngủ, nghỉ. Một khi những tham muốn kia được thỏa mãn thì họ cảm thấy “hạnh phúc”.

Theo Đuổi, Mưu Cầu Hạnh Phúc Chỉ Là Điểm Khởi Đầu, Là Niềm Mong Cầu, Hy Vọng Chung Của Loài Người Chứ Không Nên Hiểu Lầm Rằng Mưu Cầu Hạnh Phúc Là Mục Đích Cuối Cùng Của Đời Người.

Theo đuổi, mưu cầu hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu, là niềm mong cầu, hy vọng chung của loài người chứ không nên hiểu lầm rằng mưu cầu hạnh phúc là mục đích cuối cùng của đời người.

Nhưng vấn đề là hạnh phúc đích thực khác hẳn so với sự thỏa mãn dục vọng. Theo đuổi sự thỏa mãn vật chất, đáp ứng dục vọng cá nhân là xu hướng chung của con người hiện đại. Có lẽ vì thế nền văn minh vật chất hiện nay phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, song song với việc theo đuổi sự thỏa mãn về vật chất, bất chợt con người nghi ngờ rằng cái hạnh phúc mà từ trước tới giờ họ theo đuổi phải chăng là niềm hạnh phúc đáng tin cậy, trường tồn ?

Mưu cầu hạnh phúc vật chất, thỏa mãn dục vọng trong tương đối và biết điểm dừng là điều tất nhiên và cũng không nên trách cứ nhiều, nhưng nếu theo đuổi chúng với lòng tham vô độ, không hợp lí, không biết dừng, không biết đủ thì ngay phút sau của những thỏa mãn đó chỉ là đau khổ vô bờ. Từ điểm này cho chúng ta thấy, nếu không có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc thì dù tìm kiếm chúng cả đời, bất quá cũng chỉ là bạn đang tìm đau khổ, vì tất cả hạnh phúc mà bạn tìm đều phải trả giá là sự đau khổ. Hơn nữa, hạnh phúc kia không phải hạnh phúc lâu dài thực sự, nó chỉ là biểu hiện tạm thời, nói thẳng ra đó chỉ là ảo giác. Hơn nữa, khi người ta tìm được cái mà người ta cho là hạnh phúc, họ lại không tận hưởng chúng mà lại hổi tưởng về quá khứ, về chặng đường gian nan, vất vả tìm hạnh phúc.

Con người như khúc gỗ trên dòng sông lượn vòng, quanh co khúc khuỷu, hết ghé bờ hạnh phúc lại đâm vào bờ khổ đau và ngược lại, và cứ kéo dài mãi như thế, hết khổ lại vui, hết vui lại khổ như vòng tuần hoàn bất tận. Chẳng qua con người muốn tự an ủi, tự huyễn hoặc mình rằng những gì mình theo đuổi kia là hạnh phúc, kết quả là mãi mãi chìm đắm trong biển khổ.

Mật Tông trong Phật giáo đặc biệt chú trọng đến “tư tưởng đại lạc”, nhưng đó là “đại lạc” trong quá trình tu tập, là niềm hỷ lạc về phương diện tinh thần. Ví như khi tu tập thiền định có niềm vui gọi là “định duyệt” (niềm vui thiền định), chỉ cần tu tập đến mức độ thân tâm là một thì sẽ có cảm giác thoải mái, sung sướng vì không còn bị ràng buộc nào nữa về thân và tâm, cảm giác đấy được gọi là “khinh an” (nhẹ nhàng, yên ổn). Những người tu tập theo Tịnh Độ Tông lấy việc được vãng sinh về nước Cực lạc ở Tây phương là mục tiêu cuối cùng, cũng là lấy “cực lạc” để hình dung về trạng thái cuối cùng của việc tu tập. Từ những ví dụ này cho thấy, tu hành quả thực có được kết quả hạnh phúc đích thực. Tuy vậy, theo Phật giáo, mục đích của việc tu hành không đơn giản chỉ mưu cầu cho hạnh phúc cá nhân mà còn phải giúp người khác lìa khổ được vui, được hạnh phúc như chính mình nữa. Nếu chúng ta chỉ lấy việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân làm cứu cánh cho mình, e rằng chúng ta sẽ rơi vào cực đoan, lạc vào đường hướng của những người theo chủ nghĩa hưởng thụ, cũng rất có thể bạn sẽ lạc vào đường sai lệch và càng làm mình thêm đau khổ.

Hạnh Phúc Là Một Cuộc Hành Trình Chứ Không Phải Đích Đến.

Hạnh phúc là một cuộc hành trình chứ không phải đích đến.

Sở dĩ đức Đạt Lại Lạt Ma nói “mục đích của con người là mưu cầu hạnh phúc” là ngài đứng ở lập trường của chúng sinh nhằm đánh vào tâm lí cầu vui tránh khổ của con người hiện đại. Chúng ta tuyệt đối không được hiểu lầm ý nghĩa của câu nói đó.

Vì thế, theo đuổi, mưu cầu hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu, là niềm mong cầu, hy vọng chung của loài người chứ không nên hiểu lầm rằng mưu cầu hạnh phúc là mục đích cuối cùng của đời người. Nếu không, chúng ta chỉ một mực theo đuổi hạnh phúc vật chất thì nhất định sẽ dẫn đến kết cục là đau khổ khôn nguôi. Hơn nữa, xét từ lập trường quan điểm của đạo Phật, không nên “độc thiện kì thân”, không nên chỉ cầu hạnh phúc cho riêng mình mà phải lấy hạnh phúc của người khác làm hạnh phúc của mình, xem việc giúp người khác có hạnh phúc đó mới là hạnh phúc của mình, chừng nào con người hết đau khổ thì chừng đó ta mới có niềm hạnh phúc đích thực. Đấy chính là hạnh nguyện của ba đời chư Phật, chư Bồ-tát.

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Ý Nghĩa Tùy Duyên

Ý nghĩa tùy duyên

Ý NGHĨA TÙY DUYÊN HT. Thích Thanh Từ   Hôm nay chúng tôi sẽ nói chuyện với quí Phật tử...

Sự Hòa Hợp Vũ Trụ

Sự Hòa Hợp Vũ Trụ

SỰ HÒA HỢP VŨ TRỤGyalwang Drukpa XII Trong thời đại ngày nay, thành công thường được đo bằng tiền tài...

Đạo Phật Và Môi Trường – Thích Nữ Tịnh Quang

Đạo Phật Và Môi Trường – Thích Nữ Tịnh Quang

ĐẠO PHẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Thích nữ Tịnh Quang Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với...

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ KINH ĐIỂNVÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẠNG NIKAYAThích Viên Giác Kinh tạng Nikàya,...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ...

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

TÌM HIỂU GIÁO NGHĨA  CỦA TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG NHẬT BẢN Cs. Định Huệ (dịch)  Hệ thống giáo nghĩa Chân...

Lời Khuyên Tâm Yếu Tóm Lược

Lời Khuyên Tâm Yếu Tóm Lược

LỜI KHUYÊN TÂM YẾU TÓM LƯỢC Từ Cam Lồ Trọng Yếu Của Ý Nghĩa Sâu Xa: Các Chỉ Dẫn Khẩu...

Điểm Sách: Sáu Tháng Pháp Nạn 1963 Của Minh Không Vũ Văn Mậu

Điểm Sách: Sáu Tháng Pháp Nạn 1963 Của Minh Không Vũ Văn Mậu

Điểm sách: SÁU THÁNG PHÁP NẠN 1963 của Minh Không Vũ Văn Mậu Minh Nguyện Giáo sư Vũ văn Mẫu...

Lời Chúc Đầu Xuân: Năm Nay Chứng Đạo

Lời chúc đầu Xuân: Năm nay chứng đạo

Lời chúc đầu xuân:NĂM NAY CHỨNG ĐẠO.NHƯ KHÔNG (gsnhukhong@gmail.com)   CHỨNG ĐẠO là lúc biết con đường tu hành của...

Nhẫn Nhịn Một Chút Mọi Điều Thuận Hòa

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Vốn dĩ những cãi vã, phiền muộn, hờn giận của đời người đều do chúng ta tự tạo ra. Vì...

Bộ Mặt Nguyên Thủy

BỘ MẶT NGUYÊN THỦY Ngọc Bảo trích dịch  “Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Đại Đăng Quốc Sư...

Đừng Nghĩ Quá Khứ, Đừng Nghĩ Tương Lai

Đừng Nghĩ Quá Khứ, Đừng Nghĩ Tương Lai

ĐỪNG NGHĨ QÚA KHỨ, ĐỪNG NGHĨ TƯƠNG LAICư Sĩ Nguyên Giác Năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu... Đầu...

Khổ Tu

Khổ Tu

KHỔ TUAjahn ChahChuyển ngữ theo SUFFERING ON THE ROAD, do TK Thanissaro chuyển từ tiếng TháiDiệu Liên Lý Thu Linh...

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính

Hang sáng, nơi thờ Phật và dẫn xuống rừng thuốc, đền thờ thần Cao Sơn Đền thờ thánh Nguyễn, người...

Ăn Chay Với Sức Khỏe – Bs Đỗ Hồng Ngọc

Ăn Chay Với Sức Khỏe – Bs Đỗ Hồng Ngọc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ý nghĩa tùy duyên

Sự Hòa Hợp Vũ Trụ

Đạo Phật Và Môi Trường – Thích Nữ Tịnh Quang

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 36)

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Lời Khuyên Tâm Yếu Tóm Lược

Điểm Sách: Sáu Tháng Pháp Nạn 1963 Của Minh Không Vũ Văn Mậu

Lời chúc đầu Xuân: Năm nay chứng đạo

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Bộ Mặt Nguyên Thủy

Đừng Nghĩ Quá Khứ, Đừng Nghĩ Tương Lai

Khổ Tu

Chùa Bái Đính

Ăn Chay Với Sức Khỏe – Bs Đỗ Hồng Ngọc

Tin mới nhận

Đừng nhầm lẫn giữa hộ trì và cứu độ

Phật dạy không làm các việc xấu ác

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

Muốn thấy Phật phải trút bỏ phàm tình

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Những câu chuyện ám hại Đức Phật

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Đức Phật là thầy của trời người

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Tin mới nhận

Phật tử đi chùa cầu nguyện với tinh thần như thế nào?

Giới Luật Phật Giáo Và Đạo Đức Xã Hội – Tn. Nguyên Liên Dịch

Thống Kê Tôn Giáo Nam Bắc Triều Tiên

Có Mặt Cho Nhau 12 – Thương Về Miền Trung

Vài mẩu chuyện thiền

Hướng Dẫn Thiền Tập (song ngữ)

Viên Giác Số 248 Tháng 4 Năm 2022

Từ Sự Suy Vong Của Phật Giáo ở Ấn Độ Nghĩ Về Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam

Kinh Dhammika Sutta (An An 6.54 – Pts: {A Iii 364})

Tu & Hoằng Pháp

Đại Cương Về Giới Luật Tu Sĩ

Đạo Phật Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu – Helena Norberg-giám Đốc Isec – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tiếp Xúc Với Đoàn Phật Tử Từ Việt Nam Tại Dharamshala

Tặng Phẩm Xuân 2020 (Song ngữ Việt Anh)

Cách sống của người Phật giáo để đối phó với cơn đại dịch Coronavirus

Tứ Vô Lượng Và Sáu Ba La Mật (song ngữ Vietnamese-English)

Khám Phá Bí Ẩn Sau Bức Tượng Phật Nổi Tiếng Bị Taliban Phá Hủy & Chính Quyền Taliban Đã Bị Diệt Vong

Cùng Một Mục Tiêu Từ Những Con Đường Khác Nhau

Phật Giáo Việt Nam Thời Minh Mạng (1820 – 1840)

Lạy Phật cách nào đúng?

Tin mới nhận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Phật thuyết A Di Đà Kinh

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Ngày Tết đọc Kinh Phật

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Tin mới nhận

Đọc sách ngàn lần – Tập 6

Cửa Vào Tịnh Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần Cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

100 Bài Kệ Niệm Phật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 62)

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 31)

Tịnh Độ Chân Tông Thực Hành

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

Kinh Phật Thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc Kinh

Pháp Niệm Phật Nào Đúng?

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.