PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tịnh Độ Chân Tông Của Nhật Bản

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Phat A Di DaChúng ta biết pháp môn niệm Phật phát xuất từ kinh Di Đà, kinh Vô lượng thọ và kinh Quán vô lượng thọ. Ba bộ kinh này được Bồ-tát Thế Thân gọi là Tịnh độ Tam kinh. Trong Tịnh độ luận, ngài Thế Thân đã chứng minh cho thấy thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà là có thật và có người đã vãng sanh về Cực lạc. Đương nhiên, Bồ-tát Thế Thân đã từng qua lại thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà và thế giới Ta-bà của Đức Phật Thích Ca.

Pháp môn Tịnh độ được phát triển mạnh ở Trung Quốc. Hai vị Tổ là ngài Huệ Viễn và Thiện Đạo khi thành lập Tịnh Độ tông cũng y theo tinh thần của ba bộ kinh nói trên làm tông chỉ tu hành và phát triển thêm.

Từ trước đến đầu thế kỷ XX, người tu pháp môn Tịnh độ chỉ sử dụng Tịnh độ Tam kinh cho thời khóa tu và mục tiêu là niệm Phật để vãng sanh. Nhưng việc chuyên niệm Phật để vãng sanh không thích hợp với nhiều xã hội, nên không được đa số quần chúng chấp nhận.

Vì vậy, đến đầu thế kỷ XX, ngài Ấn Quang Đại sư chủ trương Tịnh độ Ngũ kinh, đó là ngoài ba bộ kinh nói trên còn có thêm hai bộ kinh là kinh Hoa nghiêm, phẩm Nhập bất tư nghì giải thoát cảnh giới Phổ Hiền hạnh nguyện và kinh Lăng nghiêm, phẩm Đại Thế Chí Bồ-tát niệm Phật viên thông tam muội, để bổ sung cho sự thiếu sót của pháp tu Tịnh độ.

Trở lại pháp môn Tịnh độ, lâu nay chúng ta chịu ảnh hưởng sai lầm lớn của một số người đi trước. Họ chủ trương xây dựng thế giới Cực lạc ở phương Tây và minh họa cuộc sống hiện tại của chúng ta là đáng chán, đáng bỏ để đưa mọi người về Tây phương Cực lạc. Như vậy, họ đã vô tình tạo nên những người chán đời, từ bỏ xã hội.

Tịnh Độ tông Nhật Bản không chấp nhận chủ trương này, nhưng họ xây dựng Tịnh độ theo mô hình Ngũ kinh, tức trong đó có kinh Hoa nghiêm. Kinh Hoa nghiêm chủ yếu chỉ có một câu trong Phổ Hiền hạnh nguyện kệ nói rằng: Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung, được gặp Đức Phật A Di Đà, được vãng sanh Cực lạc, đầy đủ hạnh Phổ Hiền và sẽ biến hóa vô số vạn ức thân đi khắp mười phương giáo hóa chúng sanh. Và người này thọ mạng được lâu dài là thọ mạng ở ngay thế giới này, không phải thọ mạng ở Tây phương Cực lạc. Đó là tinh thần Tịnh độ đặc biệt theo kinh Hoa nghiêm.

Chỉ một câu của kinh Hoa nghiêm nói về Tịnh độ, người ta phăng ra toàn bộ tinh thần Tịnh độ theo Hoa nghiêm là xây dựng xã hội với những con người thông minh, sống lâu, khỏe mạnh. Tăng Ni nên biết tư tưởng tích cực của Tịnh độ như vậy đã có trong kinh.

Khi pháp môn Tịnh độ được truyền sang Nhật Bản, ngài Pháp Nhiên và Thân Loan đã thành lập Tịnh Độ tông và Tịnh độ Chân tông. Hai tông Tịnh độ này của người Nhật đưa ra thuyết đới nghiệp vãng sanh, vẫn lấy tín, hạnh, nguyện làm kim chỉ nam tu hành; nghĩa là người tu Tịnh độ phải có niềm tin vững chắc rằng có thế giới Cực lạc, có Đức Phật A Di Đà và tu theo Phật A Di Đà, được vãng sanh về thế giới này. Có niềm tin kiên cố như vậy, hành giả mới chuyên tâm niệm Phật.

Ở Nhật Bản, ngoài Tịnh Độ tông, còn có Tịnh độ Chân tông. Tu sĩ của Tịnh độ Chân tông được gọi là tân tăng, họ lãnh đạo tông phái nhưng không cạo tóc, không ăn chay trường và lập gia đình. Mới nghe qua, chúng ta nghĩ họ không phải là tu sĩ.

Tuy nhiên trên thực tế, sinh hoạt của tông phái này đã phát triển từ thế kỷ XII, kéo dài cho đến ngày nay lại phát triển mạnh hơn nữa.

Tông này cho rằng không phải ai cũng có điều kiện xuất gia, tu hành thanh tịnh, được giải thoát, lên Niết-bàn. Theo họ, mọi người đều mang sanh thân, nên phải theo quy luật chi phối của xã hội.

Khởi xướng Tịnh độ Chân tông là Thân Loan Thượng nhân. Ngài là con của một vị Tể tướng thuộc dòng họ cao quý đi tu. Với chủ trương táo bạo, trái ngược với chủ trương thời bấy giờ là nhà sư phải ăn chay và sống độc thân, nên ngài đã bị bắt và bị đày.

Ngài nói dù không chấp nhận phương cách tu hành do ngài đề xướng, nhưng đó vẫn là một thực tế tồn tại và sẽ phát triển. Quả đúng như vậy, ngày nay Tịnh độ Chân tông ở Nhật phát triển thuận lợi hơn các tông phái khác.

Người tu của tông này có niềm tin tôn giáo mãnh liệt, nhưng sống đời thường. Nhờ vậy, họ có thể làm tất cả ngành nghề và sinh hoạt được ở tất cả mọi nơi. Họ nương vào ưu thế này để truyền đạo dễ dàng. Trong khi người mang hình thức xuất gia có nhiều việc không làm được, có nhiều nơi không đến được theo luật định.

Tu sĩ Tịnh độ Chân tông của Phật giáo Nhật có sinh hoạt tương tự như đạo Tin Lành ở điểm họ đi vào cuộc đời, sống gần gũi với mọi người. Và khi sống bình thường, thân cận với người đời như vậy, thì vị này không có được những lợi thế của người mặc áo xuất gia, nên họ phải phát triển năng lực thực sự. Còn chúng ta mặc áo tu, sống khác người, nên dễ được người tin ta qua chiếc áo tu.

Vị tu sĩ của tông này phải nỗ lực phát triển ưu thế nhiều hơn, nhất là phải phát huy năng lực ngang tầm xã hội hay cao hơn, họ mới tồn tại được; còn kém hơn người đời thì chắc chắn không ai theo họ.

Khoác áo xuất gia có lợi thế là mặc dù kém người đời, chúng ta vẫn sống được. Thí dụ đơn giản như người đời có trình độ đại học, gia đình họ có người qua đời, phải rước thầy tụng kinh, thầy không có học vị cũng được. Nhưng nên biết rằng lợi thế này khó tồn tại lâu dài trong các xã hội văn minh.

Tu sĩ của Tịnh độ Chân tông phải phát triển khả năng chuyên môn để sống, không sống nhờ sự cúng dường. Ở địa phương của họ và trong ngành nghề mà họ làm việc, họ phải bằng với người khác ở lãnh vực làm việc và kiến thức, khả dĩ mới được chấp nhận là người lãnh đạo tinh thần của Phật tử.

Tuy có gia đình, nhưng kiến thức của tu sĩ Tịnh độ Chân tông cao hơn, vì tầm hiểu biết của họ không bị đóng khuôn như người xuất gia. Họ sống gần gũi người đời và đồng thời, pháp tu chủ yếu của họ là cầu nguyện, vãng sanh. Điều này cũng gần với các tôn giáo khác và cũng dễ phổ cập với đa số quần chúng. Vì mọi người sống trên cuộc đời này mà tự giác ngộ, lên Niết-bàn, thì ít có người nghĩ tự bản thân họ làm được; nên họ cần tha lực. Và bản thân họ cũng có niềm tin, thường cầu nguyện, kết quả trước mắt là họ được yên lòng.

Với chủ trương không xuất gia, nhưng siêng năng niệm hồng danh Phật và cầu vãng sanh, nên pháp tu này đơn giản, đa số thực hành được. Đó là những lý do giúp cho Tịnh độ Chân tông dễ phát triển trong xã hội đương đại của Nhật Bản.

Trong kinh điển Nguyên thủy, Đức Phật nói về thế giới Niết-bàn, nhưng chuyển sang kinh điển Đại thừa, cảnh giới Niết-bàn được triển khai thành các mô hình Tịnh độ như Tây phương Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, Đông phương Tịnh độ của Đức Phật Dược Sư, Tịnh độ của Duy Ma, Tịnh độ của Pháp hoa, v.v…

Trong pháp hội Vô Lượng Thọ, Đức Phật Thích Ca hiện tướng rất vui. Đức A Nan thấy vậy mới hỏi tại sao suốt thời gian dài, không thấy Phật vui, mà hôm nay lại có tướng lành này.

Phật cho biết Ngài luôn khắc khổ, vì suốt 12 năm, Ngài nghĩ đến việc giáo dưỡng đại chúng và phải thể hiện nét kiểu mẫu cho đại chúng noi theo tu hành. Hôm nay, đại chúng đã thâm nhập Phật đạo, đắc quả, nên Phật muốn chỉ những việc cao hơn; đó là nhân hạnh của các Đức Phật mười phương. Và hiện tại, Ngài đang nghĩ đến Phật A Di Đà là giáo chủ thế giới Cực lạc ở phương Tây, mới hiện nét mặt rạng rỡ như vậy.

Ý này cho thấy pháp môn Tịnh độ tiêu biểu cho tinh thần tích cực, không phải buồn rầu, chán đời như nhiều người lầm tưởng. Thế giới vui cực kỳ này là Tịnh độ, vì tâm của hành giả ở đó hoàn toàn an vui, thân hoàn toàn khỏe mạnh, hoàn cảnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch, xã hội hoàn toàn tốt đẹp.

Người Nhật tiếp thu tinh thần Tịnh độ như vậy, nên họ xây dựng Tịnh độ nhân gian để tăng tuổi thọ, sức khỏe tốt, hiểu biết rộng, năng lực và đạo đức cao hơn người đời.

Tóm lại, ngoài những lý do giúp cho sự phát triển Tịnh độ Chân tông mà chúng tôi nêu trên, thì sự triển khai lý tưởng Tịnh độ theo hướng xây dựng Tịnh độ nhân gian mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mọi người và cho xã hội. Điều này chắc chắn cũng góp phần không nhỏ cho Tịnh độ Chân tông phát triển dễ dàng ngay cả ở thời đương đại tại đất nước văn minh nhất nhì thế giới.

Hòa thượng Thích Trí Quảng/Nguyệt san Giác Ngộ

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Thân Người Khó Được, Phật Pháp Khó Nghe

Thân Người Khó Được, Phật Pháp Khó Nghe

THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC, PHẬT PHÁP KHÓ NGHE Quảng Tánh   Một trong những biệt tài thuyết pháp của Thế...

Thông Điệp Vesak 2017 Của Ông Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc

Thông Điệp Vesak 2017 Của Ông Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc

THÔNG ĐIỆP VESAK LHQ 2017CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC ANTÓNIO GUTERRESThích Nhật Từ dịch SG/SM/18510-OBV/1723Ngày 04-5-2017 Tôi gửi lời cầu...

Chữa Lành Nghiệp Phân Biệt Chủng Tộc Tại Mỹ (Song Ngữ Vietnamese-English)

Chữa lành nghiệp phân biệt chủng tộc tại Mỹ (song ngữ Vietnamese-English)

CHỮA LÀNH NGHIỆP PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC CỦA MỸ (Healing America’s Racial Karma) By Dr. Larry Ward November 5, 2020...

Bức Tượng Gỗ Thơ: Hoang Phong Diễn Ngâm: Bảo Cường

Bức tượng gỗ Thơ: Hoang Phong Diễn ngâm: Bảo cường

BỨC TƯỢNG GỖThơ: Hoang PhongDiễn ngâm: Bảo cường   Trên bệ, bức tượng Bụt ngồi im,Tôi nghe âm vang từng...

Năm Tỉnh Thức

Năm tỉnh thức

Có một thứ luôn không thể thiếu, đặt gần đầu giường, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh nằm ngủ là...

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

THÔNG BẠCH VỀ VIỆC TU SỬA TRAI ĐƯỜNG VÀ TỊNH TRÙ NI VIỆN DIỆU ĐỨC - HUẾ   Nam Mô...

Hai Mươi Bốn Giờ Làm Sư

Hai Mươi Bốn Giờ Làm Sư

HAI MƯƠI BỐN GIỜ LÀM SƯ Trọn một ngày làm nhà tu hành – ăn như sư, ngủ cạnh sư,...

Góp Nhặt Những Lời Dạy Tinh Hoa Trong Nhà Phật

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Trong suốt những năm giảng dạy, Đức Phật đã đưa ra rất nhiều trích dẫn tinh thần đầy cảm hứng...

Đại Huệ Ngữ Lục

Đại Huệ Ngữ Lục

ĐẠI HUỆ NGỮ LỤC Đại Huệ Thiền Sư Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy LựcTừ Ân Thiền Đường xuất bản...

Oai Nghi Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

Oai Nghi Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAMTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THIỀN HỌC BẮC TRUYỀNTHÍCH ĐẠT MA KHẾ...

Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Câu Chuyện Ngụ Ngôn: Không Ai Sung Sướng Cả

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Đức Phật đã từng nói: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”, và khẳng định bản chất cuộc đời...

Trọng Tâm Của Lòng Từ Bi Trong Đời Sống Và Xã Hội Loài Người

Trọng Tâm Của Lòng Từ Bi Trong Đời Sống Và Xã Hội Loài Người

TRỌNG TÂM CỦA LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt...

Thanh Lọc Tâm Để An Lạc

Thanh lọc tâm để an lạc

Tăng sinh Tu viện Huyền Không Sơn Thượng đang ngồi thiền Người ta hay nói đến chữ tu tâm. Điều...

Bài Kệ Bốn Câu

Trước không nay có.Ba đời có pháp.Không có lẽ đó”    Từ khi kinh điển Đại thừa xuất hiện cho...

Thân Người Khó Được, Phật Pháp Khó Nghe

Thông Điệp Vesak 2017 Của Ông Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc

Chữa lành nghiệp phân biệt chủng tộc tại Mỹ (song ngữ Vietnamese-English)

Bức tượng gỗ Thơ: Hoang Phong Diễn ngâm: Bảo cường

Năm tỉnh thức

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Hai Mươi Bốn Giờ Làm Sư

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Đại Huệ Ngữ Lục

Oai Nghi Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Trọng Tâm Của Lòng Từ Bi Trong Đời Sống Và Xã Hội Loài Người

Thanh lọc tâm để an lạc

Bài Kệ Bốn Câu

Tin mới nhận

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Đức Phật dạy có 5 điều người tu hành cần nên tránh

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Tập thói quen niệm tưởng ân Đức Phật

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Dòng sông tâm thức (I)

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Dự lễ cày ruộng đầu năm

Để tâm giải thoát được thuần thục

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Tin mới nhận

Người gìn giữ quá khứ

Tuệ giác của Thế tôn

Vọng Tưởng

Đính Chính Về Chữ Evaṃ mayāśrutaṃ – Như Thị Ngã Văn

Tổ Đình Quy Thiện

Sự trói buộc của lưỡi

Tiểu Sử Vắn Tắt Lama Drimed Rinpoche

Hơi thở cuối cùng

Sự Thật Về Tư Thế Ngồi Chồm Hổm Hay Ngồi Nhón Gót – Ukkuṭika – Trong Phật Giáo

Làm gì trước dịch nghiệp

Xuân này không còn mẹ

Những làn sóng tích cực không thấy

Cái Gì Trói Buột Con Người

Có Linh Hồn Người Chết Không ? Gsbs. Bùi Duy Tâm

Maraṇasati Cho Tất Cả Chúng Ta

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng

Đạo cao một thước, ma cao một trượng

Lời Kinh Sám Hối

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

Nghe kinh Phật

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Kinh Kim Cang Dịch Nghĩa Và Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Thực Tại Hiện Tiền

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Kết quả sau khi thân hoại mạng chung của người bố thí

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Lời Đức Phật..

Tin mới nhận

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 103)

Lý Luận Và Sự Thật Của Nhân Quả

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 74)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Tịnh Độ Tập Yếu

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 11)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

Khuyên Người Niệm Phật Tập 4

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

Pháp Nhĩ Như Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese