PHÂN TÍCH THÊM VỀ THỜI ĐIỂM ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH
Văn Công Hưng
Nơi đản sinh của Đức Phật
Theo truyền thống,
Lâm Tỳ Ni là một khu vườn nơi mẹ của Đức Phật, Hoàng hậu Maya Devi, đã hạ sinh nhân vật lịch sử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Phật.
Ngày sinh chính xác
của Đức Phật vẫn là một tranh cãi, chính quyền Nepal xem đó là năm 623 trước
Công nguyên, trong khi các truyền thống khác thì lại xem là khoảng năm 400 trước Công nguyên.
Chư Tăng tham quan và bày tỏ niềm cung kính nơi được cho là một ngôi chùa Phật giáo
Dù sao đi nữa thì
vào năm 249 trước Công nguyên, Lâm Tỳ Ni đã trở thành một trong bốn trung tâm
linh thiêng của Phật giáo, đánh dấu bằng trụ đá dựng năm 249 trước Công nguyên
bởi hoàng đế Ashoka của Ấn Độ, người đã giúp truyền bá Phật giáo trên khắp châu
Á.
Sau đó nơi này bị lãng
quên, địa điểm đã được tái phát hiện vào năm 1896 và tái thành lập như là một
trung tâm tôn thờ Maya Devi, mà bây giờ là một di sản thế giới.
Quan ngại về sự mài
mòn từ khách viếng thăm, UNESCO, cùng với các quan chức Nhật Bản và Nepal, đã hỗ
trợ Coningham và các đồng nghiệp chứng minh điều kiện tại Lâm Tỳ Ni và nghiên
cứu lịch sử bên dưới các lớp cấu trúc gạch còn sót lại từ thời đại vua Ashoka.
Nghiên cứu này cũng
đã được hỗ trợ bởi Hiệp hội Địa lý Quốc gia.
“Chúng tôi đã tiếp
cận địa điểm theo cách mà có thể sẽ không thể nào lặp lại ở các thế hệ
sau”, Coningham nói. “Vì lý do đó, chúng tôi thực hiện công việc hoàn
toàn cởi mở và minh bạch đối với khách hành hương. Họ cũng được trải nghiệm khi
xem chúng tôi làm việc”.
Nơi thờ cây cổ
Khi đào bên dưới
một ngôi chùa trung tâm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lan can bằng gỗ
xung quanh một ngôi chùa thờ một cái cây và có niên đại khoảng 550 trước Công
nguyên, Coningham nói. Họ cũng tìm thấy một cấu trúc bằng gạch cũ.
“Sự thờ phượng cây, thường ở bàn thờ đơn giản, là một yếu tố phổ biến của các tôn giáo cổ xưa của Ấn Độ, và có sự trùng lắp giữa các nghi lễ Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống từ trước, nó cũng có thể là những gì đang mô tả là đại diện cho một ngôi chùa cây cổ hoàn toàn không có liên quan gì đến sự thờ phượng Đức Phật lịch sử“, Julia Shaw – giảng viên khoa khảo cổ học Nam Á tại Đại học London nói. |
Trung tâm của ngôi chùa đã bị tốc mái, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rễ cây bị khoáng hóa, bao
quanh bởi tầng đất sét bị mài mòn bởi khách hành hương. Đây có khả năng là một bodhigara cổ xưa (nơi thờ cây).
Rễ cây dường như đã
được chăm bón, và mặc dù bodhigara
được tìm thấy trong truyền thống cổ Ấn Độ, nhưng ngôi chùa này thiếu vắng những
dấu hiệu của sự tế sinh hoặc các nghi thức được tìm thấy tại các điạ điểm đó.
“Điều đó rất rõ
ràng, trên thực tế, chỉ ra rằng truyền thống Phật giáo là bất bạo động và không
hiến cúng”, Coningham nói.
Nhóm nghiên cứu tập
trung vào việc xác định tuổi của ngôi chùa bằng carbon phóng xạ từ gỗ nơi gốc
cây và kích thích quang học, một phương pháp giúp tiết lộ thời gian phân hủy
phóng xạ của các nguyên tố trong đất khi lần cuối cùng nó hiện hữu trên bề mặt.
Nhìn chung,
Coningham lập luận, cuộc khai quật tại địa điểm đã cho thấy nơi đây việc canh
tác đã được bắt đầu từ khoảng năm 1.000 trước Công nguyên, tiếp theo là sự phát
triển của một cộng đồng tu viện giống như Phật giáo thuộc thế kỷ thứ 6 trước
Công nguyên.
Các lưu ý khoa học
“Bằng chứng
mới từ dự án này cho thấy hoạt động nghi lễ này đã diễn ra trong nhiều thế kỷ
trước vua Ashoka và điều này thực sự có ý nghĩa và thú vị”, Young nói.
Julia Shaw, giảng
viên khoa khảo cổ học Nam Á tại Đại học London, cho rằng tuyên bố về lan can
bằng gỗ xung quanh một ngôi chùa thờ cây có thể thuyết phục nhưng lại có tính chất
suy đoán.
Bà rất thận trọng trong
tuyên bố về địa điểm tâm linh lâu đời nhất này.
“Sự thờ phượng
cây, thường ở bàn thờ đơn giản, là một yếu tố phổ biến của các tôn giáo cổ xưa
của Ấn Độ, và có sự trùng lắp giữa các nghi lễ Phật giáo và tín ngưỡng truyền
thống từ trước, nó cũng có thể là những gì đang mô tả là đại diện cho một ngôi chùa cây cổ hoàn toàn không có liên quan gì đến sự thờ phượng Đức Phật lịch sử
“, Shaw nói.
“Tuy nhiên, nó
không thực sự giới thiệu về một vài hiểu biết mới về khảo cổ nghi lễ Ấn Độ nói
chung”, bà cho biết thêm.
Coningham gọi đây
là cơ hội để nghiên cứu địa điểm trên và đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn Lâm
Tỳ Ni, đặc biệt là do sự phổ biến ngày càng tăng của nó như là một địa điểm
hành hương. Đến năm 2020, hơn bốn triệu người hành hương dự kiến sẽ đến thăm.
“Luôn có sự
tấp nập đáng ngạc nhiên, những người cầu nguyện và thiền định”, Coningham
nói. “Đó là một thách thức và thú vị, khi làm việc trên một địa điểm tôn
giáo sống động”.
Văn Công Hưng (Theo Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ)
XEM THÊM:
●
Video: Phát hiện nơi đản sinh của Đức Phật sớm hơn chúng ta tưởng
●
Phát hiện dấu tích Phật tổ sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên
Discussion about this post