PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lý Tưởng Giải Thoát Trong Nhà Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Giai ThoatBằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùng là sự giải thoát hoàn toàn.

Khái niệm “giải thoát” gợi lên sự hiện hữu của ít nhất là ba thực thể: Một là có một sinh thể A có cảm xúc, có cảm nhận; hai là có một nơi chốn B có tính chất ràng buộc, hạn chế, áp bức, đau khổ; ba là có một nơi chốn C có tính chất tự do, thoải mái, ít đau khổ hay không còn đau khổ. Giải thoát có nghĩa căn bản là sinh thể A đang ở chốn B di chuyển sang chốn C. Khi sinh thể A còn ở trong chốn B thì nhân gian có thành ngữ “Cá chậu chim lồng”. Khi sinh thể A rời khỏi chốn B và đi vào chốn C thì có thành ngữ “Tháo cũi sổ lồng”. Nghi thức phóng sanh là làm cho con cá A đang ở trong chậu B và đang được thả vào thế giới tự do C; con chim A đang ở trong lồng B và đang được thả vào bầu trời C. Nghi thức phóng sanh là một pháp tu được nhiều người theo Phật giáo thực hành thường xuyên để tạo phúc đức cho bản thân và cho con cháu.

Trong thế giới của loài người không phải là lồng và chậu mà là nhà tù và xiềng xích đủ kiểu, đủ dạng, nhiều vô kể. Tại Việt Nam, hằng năm vào dịp lễ Tết, vị lãnh đạo cao nhất và những cấp có thẩm quyền khác đã thực hiện việc giải thoát ấy dưới nhiều tầng nghĩa khác nhau.

Ngoài ý niệm về những sinh thể A, lồng chậu B và trời, đất, rừng, biển bao la C mang tính vật lý, Phật giáo còn có ý niệm về những linh thể A, cảnh giới bị ràng buộc B và cảnh giới giải thoát C, cả ba thực thể này người viết tạm gọi là có tính phi-vật-lý trong thế giới nhị phân đối đãi. Rời khỏi thế giới nhị phân rạch ròi giữa vật lý và phi vật lý thì ta có một ánh nhìn dung thông thú vị [1]. Với ánh nhìn ấy, Phật giáo thấy sinh thể A có thể đang ở một trong sáu cảnh giới B mà sinh thể A ấy có thể ý thức được hay không ý thức được. Đa số con người dù thuộc Phật giáo hay thuộc những hệ thống khác thì không ý thức được mình đang ở cảnh giới nào trong mỗi lúc. Thuật ngữ nhà Phật gọi trạng thái không ý thức ấy là vô minh, nhà Thiền thì gọi là thất niệm. Thiểu số con người ý thức được thì sẽ khởi tâm hướng đến những cảnh giới giải thoát cao trên mà người viết ký hiệu là C.

Sáu cảnh giới gồm:

  1. Cảnh giới Địa ngục.
  2. Cảnh giới Ngạ quỷ.
  3. Cảnh giới Súc sanh.
  4. Cảnh giới A-tu-la.
  5. Cảnh giới Người.
  6. Cảnh giới Chư Thiên.

Địa ngục là thấp nhất, Súc sanh là khá hơn một chút… cứ như thế mà nói thì cảnh giới Chư Thiên là cao nhất [2]. Sống trong xã hội mang tính ước định và tương đối thì chúc cho một người nào đó được sanh vào cõi Trời là một lời chúc phúc cao nhất. Lời chúc này cao hơn năm lời chúc về sống lâu, sắc tốt, yên vui, sức mạnh, trí tuệ và lưu hành rộng rãi trong thế giới Phật giáo Nam truyền.

Với ánh nhìn ước định và tương đối ta sẽ thấy cảnh giới Địa ngục là tệ hại nhất. Sinh thể ở cảnh giới Địa ngục cần được giải thoát lên cảnh giới Ngạ quỷ cao hơn. Sinh thể ở cảnh giới Ngạ quỷ cần được giải thoát lên cảnh giới Súc sanh… Nói theo mạch như vậy thì sinh thể ở cảnh giới Người cần được giải thoát lên sống trên cảnh Trời. Mặc khác, cảnh giới Địa ngục luôn luôn là B trong mọi trường hợp. Cảnh giới Ngạ quỷ là B đối với bốn cảnh giới Súc sanh, A-tu-la, Người và Trời nhưng lại là C đối với cảnh giới Địa ngục. Cảnh giới Súc sanh là B đối với ba cảnh giới A-tu-la, Người và Trời nhưng vẫn là cảnh giới lý tưởng C đối với hai cảnh giới Địa ngục và Ngạ quỷ. Cứ theo mạch lạc như vậy, ta sẽ có cảnh Trời là cảnh giới lý tưởng của năm cảnh giới còn lại.

Cảnh giới Địa ngục, Phật giáo miêu tả có 18 tầng. Cơ quan cai quản và vận hành là Thập điện Diêm vương. Cốt tượng Diêm vương được thờ phụng; hình ảnh đặc tả cảnh hình phạt của những tầng Địa ngục được trang trí trên những bức bích họa của nhiều ngôi chùa cổ trong hệ thống Bắc truyền. Kinh Địa Tạng cho biết, nguyên do và số lượng của Địa ngục [3] qua câu chuyện đối đáp giữa một vị Thánh nữ và một vị Quỷ vương tên là Vô Độc:

“… Đó đều là do những nghiệp nhơn xấu xa của ba nghiệp mà cảm vời ra, đồng gọi là biển nghiệp, chính là ba cái biển này vậy.

– Địa ngục ở đâu? Thánh nữ lại hỏi Quỷ vương Vô Độc.

– Trong ba cái biển đó đều là Địa ngục, Vô Độc đáp, nhiều đến số trăm nghìn, mỗi ngục đều khác nhau. Về Địa ngục lớn thời có 18 chỗ, bực kế đó có 500 chỗ đủ không lường sự khổ sở, bực kế nữa có đến nghìn trăm cũng không lường sự thống khổ.”

Kinh Địa Tạng hé lộ vài nét lớn miêu tả hình phạt trong Địa ngục qua đó ta có thể hình dung mức độ đau khổ mà tội nhân phải trải nghiệm [4]: “Hoặc có Địa ngục kéo lưỡi người tội ra… hoặc có Địa ngục moi tim người tội để cho quỷ Dạ Xoa ăn, hoặc có Địa ngục vạc dầu sôi sùng sục nấu thân người tội, hoặc có Địa ngục đốt cột đồng cháy đỏ rồi bắt người tội ôm lấy. Hoặc có Địa ngục từng bựng lửa lớn bay tấp vào người tội, hoặc có Địa ngục toàn cả thuần là băng giá, hoặc có Địa ngục đầy vô hạn đồ phẩn tiểu, hoặc có Địa ngục lao gai chông sắt, hoặc có Địa ngục đâm nhiều giáo lửa…”

Như vậy, diễn trình giải thoát trong nhà Phật là diễn trình giải thoát khỏi cảnh giới Địa ngục ký hiệu là B để vươn tới những cảnh giới cao hơn ký hiệu là C. Mẫu số chung của diễn trình ấy xuất phát từ cảnh giới rất khổ đau một sinh linh tiến lên cảnh giới bớt khổ đau. Cuối cùng là sự giải thoát hoàn toàn, triệt để khỏi vòng luân hồi, cảnh giới không còn khổ đau nữa, cảnh giới của các bậc Thánh, chư Phật, chư Bồ-tát.

Rời khỏi hệ thống Kinh điển, ta đi vào thế giới ngôn hạnh của những vị Đạo sư và nghe được lời dạy về những con đường mà một người có thể theo đó để giải thoát bản thân khỏi sáu nẻo luân hồi hay sáu cảnh giới tái sinh như đã được trình bày ở trên. Con đường giải thoát chính là con đường mà nhà Phật gọi là Trung đạo. Căn bản của Trung đạo trong đời sống tu hành là Bát Chánh đạo. Tổ sư Minh Đăng Quang dạy cho đồ chúng về vai trò của Bát Chánh đạo từ góc độ giáo lý hay giáo tông: Bát Chánh đạo cũng là tám con đường ngay thẳng, hay tám cửa giải thoát cho chúng sinh, đang ở trong rừng sâu hố thẳm là đời… chỉ quanh quẩn trong sự cần sống hiện tại; nên chúng sanh đã tạo ra cho mình đám rừng nguy, hố độc. Càng lúc càng sâu dày, để tự giam hãm và hành phạt lấy [mình] [5].

Bát Chánh đạo là con đường của Giới Định Tuệ, con đường của sự giải thoát từ thấp lên cao để đạt đến cảnh giới giải thoát hoàn toàn [6]. Thông thường một người tu hành nghĩ rằng trong thời gian ngắn ngủi của một đời người thì khó có thể làm được gì nhiều. Đường Tam Tạng cùng với bốn đồ đệ mà còn phải vượt qua 81 ách nạn mới thành chánh quả, tức là cảnh giới giải thoát hoàn toàn. Một kẻ phàm phu thì cần quãng thời gian nhiều A-tăng-kỳ kiếp và không biết sẽ có bao nhiêu ách nạn mà nói.

Các vị Thiền sư thường không thích nói theo hướng nhọc nhằn tu tập tiệm tiến lên từng bước, giải thoát từng bậc theo trình tự từ thấp lên cao. Từ Địa ngục một sinh linh được giải thoát mà sanh vào cảnh giới Ngạ quỷ; rồi từ Ngạ quỷ sinh linh được giải thoát mà sanh vào cảnh giới Bàng sanh hay Súc sanh… Từ thế giới loài người với thân phận của một phàm phu, một sinh linh nhờ công phu hành thiền, lạy Phật sám hối, tụng kinh trì chú, làm lành lánh dữ mà sinh linh ấy được giải thoát khỏi thế giới loài người mà sanh vào cảnh giới Chư Thiên cao trên sung sướng.

Chuyện trình tự tiến hóa các vị Thiền sư không thích nói nhưng thường thì tùy theo căn cơ mà không phủ nhận. Chuyện mà các vị Thiền sư thích nói là chuyện đương cơ mà mỗi một người cần làm trong mỗi lúc. Đây đó có một giai thoại như sau [7]: Một ngày, có chàng trai đến gặp vị Thiền sư và nói: “Thưa đại sư, vì sao con không thể sống vui vẻ được? Có quá nhiều điều không như ý, có quá nhiều điều bất công trong đời, khiến con luôn thấy mệt mỏi và phiền não”.

Thiền sư không trả lời, mà chỉ yêu cầu anh ta ra vườn hái đầy hai lẵng hoa. Một lát sau, chàng trai quay trở lại, mang hai lẵng đầy hoa dâng lên trước mặt Thiền sư.

Thiền sư nói: “Buông!”.

Chàng trai lưỡng lự không hiểu, nhưng cũng đặt lẵng hoa bên tay trái xuống trước.

Thiền sư lại nói: “Buông!”.

Anh ta lại đặt lẵng hoa bên tay phải xuống.

Thiền sư lại nói: “Buông!” [8].

(… )

Chàng trai nghe đến đây, đột nhiên bừng tỉnh.

Người viết đã biên tập bớt một câu thoại giữa vị Thiền sư và chàng thanh niên trước khi chàng thanh niên bừng tỉnh và đã thay câu thoại đó bằng khoảng trống (…). Một khoảng trống mà người viết mạo muội tạo ra với mục tiêu là gợi lên một “nhịp cầu tâm giao” cho tất cả khách hữu duyên. Khách hữu duyên có nhã hứng trước khi tra cứu có thể điền vào khoảng trống ấy theo cơ cảm và suy tư của mình.

Tạm kết

Qua hai thái cực đã được trình bày ở trên. Một thái cực là nghiêm cẩn chí thú hành trì từng chút, từng ngày, từng thời duyên cảnh ngộ. Một thái cực là động thái xòe nắm của bàn tay. Để đạt được lý tưởng giải thoát ta cần linh hoạt ứng biến giữa hai thái cực trên để có được kết quả cao nhất trong mỗi lúc. Kính chúc một mùa xuân sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

 

 

Chú thích:

* TT. Thích Minh Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

[1] Tự thân ánh nhìn này cũng đã mang tính khai phóng hay giải thoát ở tầng nghĩa cao hơn.

[2] Cõi Trời tuy được xem là cảnh giới cao nhất nhưng trong ánh nhìn rốt ráo của nhà Phật thì vừa là cảnh giới C và cũng vừa là cảnh giới B, tức là vẫn bị ràng buộc dù đã rất giải thoát rồi.

[3] Kinh Địa Tạng Bồ-tát bổn nguyện. Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng. Việt dịch: HT. Thích Trí Tịnh. Bản PDF trang 21/161.

[4] Sđd. trang 59/161

[5] Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn Lý – Bát Chánh đạo. 

[6] Nói hơi sớm một chút, đó là cảnh giới giải thoát vượt qua được luôn ý niệm giải thoát, thường được định danh là cảnh giới chân như.

[7] https://vuonhoaphatgiao.com/van-hoc/truyen/buong-bo-cung-la-mot-canh-gioi-cua-tri-hue/

[8] Người viết mạn phép biên tập một chút.

Xem thêm:
Ban Do 10 Phap Gioi

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả Lời Một Câu Hỏi

Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả Lời Một Câu Hỏi

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Mùa An Cư, Nghĩ Về Lòng Từ Bi Với Loài Vật

Nhân mùa an cư, nghĩ về lòng từ bi với loài vật

NHÂN MÙA AN CƯ, NGHĨ VỀ LÒNG TỪ BI VỚI LOÀI VẬTHồ DụyMùa an cư được gây dựng trên tinh...

Có Vinh Thì Có Nhục

Có Vinh Thì Có Nhục

Trong những cặp phạm trù đối đãi ấy của cuộc đời, con người luôn luôn phấn đấu để thành tựu...

Một Trí Khôn Mới Cho Việt Nam

Một trí khôn mới cho Việt Nam

MỘT TRÍ KHÔN MỚI CHO VIỆT NAM Nguyễn Hữu Liêm Trên màn ảnh truyền hình ở Hoa Kỳ mấy tuần...

Mặc Áo Giáp Đi Xuyên Qua Lịch Sử

Mặc áo giáp đi xuyên qua lịch sử

 MẶC ÁO GIÁP ĐI XUYÊN QUA LỊCH SỬNguyễn Thế Đăng Lịch sử là kết quả của những hành động đã...

Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục

Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục

KAMMA – NGHIỆP VÀO LÚC TỬ VÀ TÁI TỤCKAMMA AT DEATH AND REBIRTHBiên soạn: Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa Nhà xuất bản Hồng Đức   NAMO...

Phương Tiện Hay Xa Rời Chánh Pháp?

Phương tiện hay xa rời chánh pháp?

Cảnh cúng sao giải hạn tại một ngôi chùa ở Hà Nội HỎI: Tôi thấy một số chùa và khá...

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT Người giảng: Lão pháp sư Tịnh KhôngThời gian: ngày 23 tháng 06 năm 2003Giảng tại:...

Ngủ Dưới Gốc Cây

Ngủ dưới gốc cây

NGỦ DƯỚI GỐC CÂY Huệ Trân Xưa, Đức Thế Tôn dạy các đệ tử: “Chớ ngủ hai đêm, dưới cùng...

Người Giành Khôn Là Kẻ Dại

Người Giành Khôn Là Kẻ Dại

NGƯỜI GIÀNH KHÔN LÀ KẺ DẠI HT. Thích Thanh Từ Thiền tự Hương Hải - Canada - 2002 Hôm nay mới...

Ngày lễ hay ngày hội?

NGÀY LỄ HAY NGÀY HỘI? Đào Văn Bình Mấy lúc gần đây ở Việt Nam, do sinh hoạt xã hội phát...

Hãy Chữa Trị Căn Bệnh Vô Cảm – Lam Yên

HÃY CHỮA TRỊ CĂN BỆNH VÔ CẢM Lam Yên “Vô cảm” là biểu hiện của sự xuống cấp về đạo...

Đức Phật Đã Dạy Những Gì?

Đức Phật đã dạy những gì?

Bi mà không Trí, là tà vậy! Trí mà không Dũng, là yếu hèn! Bi Trí Dũng nghe rất đơn...

Phương Pháp Thư Giãn Nơi Làm Việc

Phương pháp thư giãn nơi làm việc

PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN NƠI LÀM VIỆC Norme De Plume | Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ Norme De Plume...

Phật Giáo Ở Ukraine

Phật Giáo ở Ukraine

PHẬT GIÁO Ở UKRAINE (Wikipedia) Phật giáo ở Ukraine đã tồn tại từ thế kỷ 19 và 20, sau khi...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả Lời Một Câu Hỏi

Nhân mùa an cư, nghĩ về lòng từ bi với loài vật

Có Vinh Thì Có Nhục

Một trí khôn mới cho Việt Nam

Mặc áo giáp đi xuyên qua lịch sử

Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục

Phương tiện hay xa rời chánh pháp?

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Ngủ dưới gốc cây

Người Giành Khôn Là Kẻ Dại

Ngày lễ hay ngày hội?

Hãy Chữa Trị Căn Bệnh Vô Cảm – Lam Yên

Đức Phật đã dạy những gì?

Phương pháp thư giãn nơi làm việc

Phật Giáo ở Ukraine

Tin mới nhận

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Đức Phật – Nhà đại giáo dục

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Chân thân của Đức Phật

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Phật pháp nhiệm mầu

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Tin mới nhận

Hiểu biết trọn vẹn

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Pháp Tâm (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Làm Thế Nào Vực Dậy Phẩm Hạnh Cộng Đồng – Nguyên Cẩn

Lời cầu nguyện dập tắt hỏa hoạn tại Úc

Trở về với cát bụi

Buddha Yoga của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng

Nhận Định Bài Kinh Nói Về Sự Thành Lập Ni Đoàn Và Vị Trí Của Tám Kính Pháp Trong Giáo Lý Đạo Phật – Thích Tâm Hạnh

Sư Cô Giác Lệ Hiếu Giảng Pháp

Nền Tảng Mọi Phẩm Hạnh Tốt Đẹp

Homosexuality From The Point Of Theravada Buddhism By Chate Sivasomboon

Sức Mạnh Của Sự Tha Thứ (song ngữ)

Kinh Ưu Bà Tắc

Những Giai Thoại Về Bát Cháo Trong Kinh Phật – Như Quang

Quán Chay Tuỳ Tâm Độc Nhất Vô Nhị Ở Sài Gòn: Ăn Tuỳ Bụng, Trả Tiền Tuỳ… Khả Năng

Diễn Tiến Tình Hình Phá Huỷ Các Tượng Phật Của Chính Quyền Taliban

Tìm Hiểu Phật Giáo Theravada Bài 1

Đừng lo sợ phạm lỗi

Thầy Tôi Đã Sớm Ra Đi! – James Whitehill – Diệu Liên Lý Thu Linh Dịch

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 26)

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Tâm đặt sai hướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Tin mới nhận

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 98)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 35)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 51)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 45)

Nghiên cứu về thú hướng tái sanh qua dấu hiệu nóng, lạnh của thân thể

Đại Đạo Bồ Đề Không Tiến Ắt Lùi

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 4

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese