PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chương 1 bài 2 mục 4 Bàn Về Phương Pháp Tu Trì (24/04)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Buổi 19 ngày 10/04/2022
  2. Buổi 20 ngày 17/04/2022
  3. Buổi 21 ngày 24/04/2022

Phàm phu rất khó rời khỏi tình chấp, nếu như dùng tình chấp mà tu học, tất cả các pháp môn khác đều không thể thành tựu, chỉ có tu học Tịnh Độ có thể. Nhưng chúng ta phải nên biết, tu Tịnh Độ là phải đem công phu niệm Phật hàng phục được tình chấp, mới có thể vãng sanh; nếu không hàng phục được, thì vẫn là không thể vãng sanh. Cũng chính là nói tuy là chưa đoạn được phiền não, chỉ tạm thời hàng phục, nhưng nếu vào khoảnh khắc vãng sanh, phiền não không dấy khởi thì thành công rồi. Nếu như lúc đó phiền não dấy khởi, thì không thể vãng sanh.

Hành môn, chính là cảm thấy chính mình cái gì cũng không biết, cái gì cũng không hiểu, mọi thứ đều không bằng người, người như vậy sẽ rất khiêm tốn, chịu lão thật niệm Phật, thông thường hạng người này phẩm vị vãng sanh đều rất cao.

Người có giải mà không hành, hoàn toàn tương phản, họ cống cao ngã mạn, tự mình cho là đúng, luôn luôn xem thường việc tu hành, trái lại không thể vãng sanh.

Dẫn chúng tu hành là công việc tự lợi lợi tha, quan trọng nhất là chân thành, chân thực, chính mình có tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm cung kính, tâm từ bi, thì thành công rồi.

Tu hành quan trọng nhất là phải nắm lấy cương lĩnh, giữ vững nguyên tắc, công phu dễ dàng có lực.

Nguyên tắc, cương lĩnh chính là “Phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm”.

Ý nghĩa, đạo lí của hai câu nói này nhất định phải lí giải thấu triệt , phải tuân theo “Quy tắc tu học Đồng tu Tịnh tông” mà thực hành “Tam phước, lục hòa, tam học, lục độ, thập nguyện”.

Cần phải ứng dụng vào trong đời sống, đây chính là “tự hành hóa tha”.

Trong pháp Đại Thừa, viên mãn nhất, cứu cánh nhất chính là “Hạnh Bồ tát Phổ Hiền”.

Hạnh Bồ tát Phổ Hiền, chính là “Lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng, tùy hỉ công đức, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, thường tùy Phật học, hằng thuận chúng sinh, phổ giai hồi hướng”, những điều này đều là thực hiện trong sinh hoạt thường ngày.

Lễ kính, bao hàm chân thành và cung kính; xưng tán, nhất định có pháp hỉ sung mãn; quảng tu cúng dường, chính là phụng sự tất cả chúng sanh.

Cho nên hạnh Phổ Hiền phạm vi bao gồm rất sâu rộng, quyết không phải là lấy một chút tiền cho vào bao đỏ chính là cúng dường, quan niệm này là sai lầm.

Ở trong hành môn, tóm lại trong một câu, chính là pháp sám hối “Sám hối nghiệp chướng” của Bồ tát Phổ Hiền.

Pháp sám hối quan trọng nhất chính là chuyển đổi tâm, chuyển đổi hành vi, tuy rằng không có hình thức, cũng là chân thật sám hối.

Nếu chỉ là đầy đủ trên hình thức, chỉ chiếu theo những gì trên mặt chữ mà làm, tâm không thay đổi, hành vi cũng không đổi, đó không phải là sám hối, chẳng có tác dụng gì.

Tu hành có ba giai đoạn:

• Giai đoạn thứ nhất, đọc thuộc kinh văn.

Đem kinh điển đọc ba nghìn lần(biến), thuộc lòng kinh văn, ghi nhớ lời dạy của kinh điển.

• Giai đoạn thứ hai, cầu viên giải.

Đối với ý nghĩa giáo huấn của Phật, phải tường tận, phải lí giải được viên dung, mới không bị mắc kẹt ở câu chữ.

Phải ứng dụng linh hoạt trong đời sống hàng ngày, đây mới là không đọc một bộ sách chết, mới là khai trí tuệ.

• Giai đoạn ba là phải thực hành.

Y theo lý luận phương pháp của kinh điển, tu sửa tư tưởng, kiến giải, hành vi sai lầm của chúng ta, đây gọi là chân thật tu hành, như vậy mới có thể vãng sanh.

Mà không phải là chỉ đem bộ kinh đọc đủ ba nghìn lần, vậy thì không có tác dụng gì.

Phải nên biết rằng Phật pháp từ xưa đến nay đều là chú trọng ở thực hành, chính là phải làm cho được.

 

Buổi 19 ngày 10/04/2022

Làm việc ở nhà bếp mỗi ngày như nấu cơm, rửa bát, lau bàn, người thế gian cảm thấy những việc này là khổ cực, ngược lại người giác ngộ lại cảm thấy an lạc, nhưng những việc này thật ra chính là Lục độ vạn hạnh, chính là tam học: giới, định, tuệ. Làm việc vẫn giống nhau, công việc vẫn giống nhau, chỉ là quan niệm trong tâm thay đổi mà thôi, khi vừa thay đổi thì là đời sống của Bồ tát. Trong kinh Hoa nghiêm dạy chúng ta những điều này, dạy chúng ta làm thế nào để có được một cuộc sống an vui nhất, hạnh phúc nhất. Đây chính là sự thật, đây chính là tu hành; là hạnh của Bồ tát Đại thừa, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chính là tu ở chỗ này. Người không hiểu, cho rằng ngày ngày làm những việc này thực sự quá khổ, ngay cả bà nội trợ nào cũng đều muốn bỏ chạy cả. Đây là mê, mê thì khổ rồi; ngộ thì liền vui. Người giác ngộ, biết rằng ở những nơi này chính là tu bố thí, tu xưng tán, tu cúng dường, tu nhẫn nhục, tu thiền định, tu Bát nhã, cho nên mê ngộ hoàn toàn không giống nhau.

Phật dạy chúng sinh phước huệ song tu, phước huệ viên mãn rồi thì gọi là Nhị túc tôn, cho nên tu phước, tu huệ đều vô cùng quan trọng.

Tu phước phải tu như thế nào? Suy nghĩ cho chúng sinh nhiều hơn, làm việc cho chúng sinh nhiều hơn, quên đi bản thân mình, đó chính là đại phước báo. Thế nào là tạo ác? Niệm niệm nghĩ cho chính mình, niệm niệm làm việc vì bản thân mình, đây là đại ác.

Xả tài là phước, nhưng quan trọng hơn là không dính tướng. Chấp trước tướng mà tu phước sẽ rơi vào quả báo trời người; còn lìa tướng mà tu phước thì có thể minh tâm kiến tánh, vãng sanh bất thoái thành Phật.

Không chỉ xả bỏ ngoại tài, mà nội tài cũng cần phải xả. Nội tài là gì? Tinh thần của chúng ta, sức lực của chúng ta có thể phụng sự đại chúng vô điều kiện, đây gọi là xả nội tài. Chẳng cầu báo đáp, chăm chỉ vì xã hội, vì đại chúng phụng sự, đây chính là bố thí.

Mục đích của việc ấn định thời khóa sáng tối là giúp chúng ta thay đổi tâm hạnh của mình, nếu chúng ta công phu rồi mà tâm hạnh vẫn không thay đổi thì thời khóa sớm tối uổng phí rồi.

Thời khóa sáng tụng phẩm thứ sáu trong kinh Vô Lượng Thọ, mục đích là hi vọng tâm tánh mỗi người đều có 48 lời nguyện, đây gọi là niệm Phật, nhớ Phật, trong lòng chân thật có Phật, trong tâm chân thật có Phật A Di Đà, có bốn mươi tám lời nguyện của Ngài. 48 lời nguyện đó bao hàm y chánh trang nghiêm của thế giới Tây phương Cực Lạc. Thời khóa tối thì niệm niệm đều không quên lời dạy của đức Phật A Di Đà, chúng ta phải y giáo phụng hành, như pháp mà tu trì, đây là chân thật niệm Phật, không phải niệm trên đầu môi chót lưỡi.

Từ phẩm thứ 32 đến phẩm thứ 37 của kinh Vô Lượng Thọ là những lời dạy của đức Phật A Di Đà, nội dung chính là ngũ giới thập thiện, là nền tảng mà Đại thừa và Tiểu thừa cùng nương tựa. Từ nơi đây, chúng ta chăm chỉ học tập, như vậy niệm Phật mới có thành tựu.

Buổi 20 ngày 17/04/2022

Trong Xã Hội nói “Học Làm Người”, học làm người chính là học luân lý, đạo đức.

Nếu như học mười thiện, tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả), chính là học làm thiên nhân cõi trời Dục Giới, vậy thì họ cao hơn chúng ta một cấp rồi. Học tứ thiền bát định chính là học làm thiên nhân của cõi trời Sắc Giới, cảnh giới càng cao hơn. Học bốn mươi tám nguyện, học lục độ, mười đại nguyện vương, đó chính là học làm thiên nhân của thế giới Tây Phương Cực Lạc, đây mới là điều chúng ta thật sự phải học.

“Học”, không phải là nói “ta hiểu”, “ta tường tận”, thì được xem là học rồi. “Học” ý nghĩa chữ này là “làm theo ”, “học tập” nó là động từ, không phải danh từ, chính là muốn chúng ta chân thật làm bằng được. Ngày nay chúng ta tu hành, chính mình không đạt được pháp hỷ, đó chính là ở trong những ngày tháng xen tạp, tại vì sao không đạt được pháp hỷ? Bởi vì chúng ta chưa chân thật học tập.

Học phải từ chỗ nào mà học? Từ đọc kinh mà học. Trên kinh dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta làm như thế đó, y theo kinh điển mà nghiêm túc phản tỉnh. Mỗi ngày có thể phát hiện một lỗi lầm của mình, chính là giác ngộ, mỗi ngày có thể sửa lỗi lầm của bản thân, mới là thật tu. Đây chính là “thật làm” mà trong “Tịnh Ngữ” lão cư sĩ Hạ Liên Cư đã nói. Có thể thật tu, thật làm, ba năm liền siêu phàm nhập thánh, thì không phải phàm phu; không chịu học, không chịu làm, vậy thì hết cách rồi.

Đọc kinh phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính mà đọc, liền sẽ có chỗ ngộ. Một số người đọc kinh rất khổ sở, bởi vì họ dùng tâm vọng tưởng, phân biệt, phiền não để đọc, đối với ý nghĩa, cảnh giới trong kinh điển hoàn toàn không thể thể hội, đương nhiên càng đọc càng khổ. Chỉ có dùng tâm chân thành, thanh tịnh, cung kính mà đọc, mới có thể tương ưng với tâm của Phật, mới có thể phát hiện được ý nghĩa ở trong kinh. Do bởi chân thành, thanh tịnh, cung kính là không có cùng tận, cho nên ý nghĩa của kinh cũng không có cùng tận, vô cùng vô tận.

Trong “Kinh Hoa Nghiêm biệt hành sớ sao”, nói đến “quảng tu cúng dường”: tài cúng dường không bằng pháp cúng dường. Khai thị trong kinh văn của ngài cư sĩ Duy Ma Cật vô cùng tinh túy: “Bố thí pháp là “lấy mình làm gương”, “như pháp tu hành”, làm tấm gương cho tất cả chúng sanh, đây là chân thật bố thí pháp”.

Bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, chúng ta chân thật mà làm, tu ba loại nhân này, sẽ được ba loại quả báo: được tài phú, thông minh trí huệ, khỏe mạnh sống lâu. Làm ra cho tất cả chúng sanh xem, để họ nhìn thấy quả báo này, nhờ bạn chỉ giáo cho, bạn liền nói cho họ nghe phải tu ba loại nhân này, cho nên nhất định phải làm ra tấm gương cho người khác xem. Từ trì giới, chính mình nghiêm túc trì giới, đoạn tất cả ác nghiệp, khiến tâm địa chính mình chân thật đạt đến thanh tịnh, lương thiện. Cho đến nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, bát nhã đều phải chân thật làm được, chính là pháp bố thí. Nếu như bạn không làm được, bạn nói cho người khác nghe, khuyên người khác, vậy thì không có ích gì, người ta cũng chưa chắc sẽ tin tưởng.

 

Buổi 21 ngày 24/04/2022

Bàn về phương pháp tu trì (Phần 8) (Trang 48, 49, 50)

Trong kinh đức Phật dạy: “Chúng sanh sợ quả, Bồ tát sợ nhân.” Chúng sanh nhìn thấy quả báo họ mới biết phản tỉnh. Nhìn thấy quả báo tốt thì họ ngưỡng mộ, nhìn thấy quả báo xấu họ liền sợ hãi. Cho nên, chúng ta phải chân thật mà làm, đem quả báo trình diễn trước mọi người, để họ tự kiểm điểm lại mình, tự phản tỉnh, sau đó phát tâm học tập, đây mới là chân thật bố thí pháp.

Mục đích chúng tôi giảng kinh Kim cang chính là khuyên mọi người, dạy đại chúng hiểu rõ chân tướng sự thật, phải chân thật một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Những gì trong kinh Kim Cang nói, ngay cả trong hai mươi hai năm đức Thế Tôn nói kinh Bát nhã, chính là dạy chúng ta nhìn thấu, buông xuống. Vì sao bốn chữ ‘nhìn thấu, buông xuống’ này mà phải giảng đến hai mươi hai năm? Thử nghĩ xem, người nào sau khi nghe được thì có nhìn thấu không? Đã buông xuống được chưa? Nghe thì nghe rồi, nói cũng nói rồi, nhưng vẫn nhìn không thấu, vẫn buông không được. Trong tâm từ sáng đến tối vẫn là suy nghĩ vọng tưởng, lời nói và hành vi vẫn là phê bình người khác mà không biết kiểm điểm bản thân, đây chính là nhìn không thấu, buông không xuống.

Tu học Phật pháp luôn không rời xa ‘giới, định, tuệ’. Giới chính là tuân thủ pháp, gìn giữ quy củ, vâng theo những lời dạy của đức Thế Tôn ở trong tất cả kinh điển, chúng ta tuân thủ mà làm. Then chốt quan trọng nhất trong tu hành chính là ‘định’, ‘định’ chính là tâm thanh tịnh. Có thể tu tâm thanh tịnh của chính mình trong tất cả cảnh thuận vả cảnh nghịch, không bị nhiễu loạn, ô nhiễm bởi con người hoàn cảnh, thì đạo nghiệp của bạn đã thành tựu rồi. Có định thì có tuệ, ‘tuệ’ chính là có thể phân biệt được thiện ác phải quấy, tuy có thể phân biệt nhưng tuyệt đối không khởi tâm động niệm. Vì một khi khởi tâm động niệm thì lại rơi vào trong ý thức, sẽ không có giới, định, tuệ. Cho nên, đối với bất cứ người nào chư Phật Bồ tát đều không có oán hận, ngay cả khi có người ác, việc ác đến chướng đạo, các ngài cũng xem là điều tự nhiên, không hề khởi tâm oán hận. Vì sao? Vì hi vọng người ác có thể sớm giác ngộ, quay đầu, vì người ác cũng có Phật tánh, cho nên chư Phật Bồ tát rất tôn kính họ.

Nhà Phật thường nói ‘khai ngộ’, ‘tu hành’, đọc kinh sẽ có chỗ ngộ, niệm Phật sẽ có chỗ ngộ, kỳ thật ở ngay trong đời sống hằng ngày như đối người tiếp vật cũng đều có chỗ ngộ. ‘Chỗ ngộ’ chính là phát hiện ra lỗi lầm, phát hiện ra lỗi lầm chính là khai ngộ, sửa đổi sai lầm chính là tu hành. Tu hành không phải là ám chỉ mỗi ngày đọc được bao nhiêu quyển kinh, niệm được bao nhiêu câu Phật hiệu, lễ được bao nhiêu vị Phật; thực tế mà nói thì đó chỉ là hình thức và vẻ bên ngoài mà thôi. Công phu chân thật là ‘biết lỗi’ và ‘sửa lỗi’, nếu có thể làm được bốn chữ này, thì một ngày của bạn sẽ trải qua rất thiết thực, không uổng phí.

Gặp việc thế gian thì chúng ta làm, đó là tu phước. Khi làm việc không nên sợ bị thiệt thòi, làm nhiều thì tu phước nhiều, vậy thì có gì mà không tốt? Lúc làm việc không được chấp trước, không được để trong tâm, trong tâm một chút dấu vết cũng không lộ ra, như câu ‘ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’ (nên không chỗ trụ, mà sinh tâm kia) mà trong kinh Kinh cang đã giảng nói, đây mới là phước báo chân chánh, liền đem phước đức chuyển thành công đức rồi. Nếu trong tâm thường hay nghĩ ‘ta đã làm được rất nhiều việc rồi’, đây chính là pháp thế gian, là phước báo hữu lậu, quả báo có được sẽ rất nhỏ.

Tin bài có liên quan

Chương 1 bài 1 Tán Thán Tịnh Độ Siêu Thắng

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Chương 1 bài 2 mục 2 Tường Tận Đối Trị Phiền Não

Chương 1 bài 2 mục 3 Luận Tồn Tâm Lập Phẩm

Chương 1 bài 2 mục 5 Khuyến khích người tu hành nỗ lực (08/05/2022)

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Chương 1 bài 4: Khuyên thành kính với nhân sinh (08/05/2022)

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Chương 1 bài 6: Hiểu rõ giáo dục của Phật Đà (22/05 – Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Load More

Discussion about this post

Sống Tỉnh Thức- An Lạc Và Hạnh Phúc (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Tỉnh Thức- An Lạc Và Hạnh Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC  SỐNG TỈNH THỨC-AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC LIVING IN MINDFULNESS-PEACE & HAPPINESS     Copyright © 2021 by...

The Diamond Sutra In Sanskrit And English

The Diamond Sutra In Sanskrit And English

THE DIAMOND SUTRA IN SANSKRIT AND ENGLISH Translated from the Sanskrit by Edward Conze   Om namo Bhagavatyai Arya-Prajnaparamitayai! Homage...

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC (Của GHPGVNTN đọc trong lễ tưởng niệm đầu tiên tại chùa...

Khi Cán Bộ Là Phật Tử – Tâm Hòa

Khi Cán Bộ Là Phật Tử – Tâm Hòa

KHI CÁN BỘ LÀ PHẬT TỬTâm Hòa Không ít những người lãnh đạo các quốc gia, những doanh nhân, nhân...

Tổ Sư Nguyên Thiều Với Hành Tung & Thi Kệ Tịch – Tt. Thích Thái Hòa

MỤC LỤCTẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14THÁNG 02 NĂM 2012Tổ sư Nguyên Thiều với hành tung & thi...

Đem Chánh Niệm Vào Doanh Nghiệp

Đem Chánh Niệm Vào Doanh Nghiệp

ĐEM CHÁNH NIỆM VÀO DOANG NGHIỆP: Điều này có làm thay đổi bản chất của chánh niệm? Thiền Sư Thích Nhất...

Phật Môn Bí Dược

Phật Môn Bí Dược

PHẬT MÔN BÍ DƯỢC Toại Khanh sưu khảo   Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền...

Buông Xả

Nghe nói về buông xả, tôi rất muốn làm theo. Nhưng trong thực tế, những người làm cho tôi ghét...

Thằng Tom

THẰNG TOMTruyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong    Gần đến giờ vô ca, Tom lái xe thật nhanh vừa...

Phật Giáo Tổng Quan

Phật Giáo Tổng Quan

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tứ Vô Sở Úy

Tứ vô Sở Úy

Theo kinh Trung bộ (Đại kinh Sư tử hống), bốn vô sở úy là: 1- Đã chứng ngộ những gì thuyết giảng....

Phật Giáo Và Tự Do Tư Tưởng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thơ Xuân Xướng Họa

Thơ Xuân Xướng Họa

THƠ XUÂN XƯỚNG HỌA BÀI XƯỚNG CÀNH MAI TRONG HOÀI TƯỞNG Một khối sầu tư mỏi dặm dàiXuân về hoài...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

"Lợi Tha Hành". Kinh văn: "Ư chư hữu tình, thường hoài từ nhẫn, hòa nhan ái ngữ, khuyến dụ sách...

Suy Ngẩm Về Phương Tiện Và Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Pháp

Suy Ngẩm Về Phương Tiện Và Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Pháp

SUY NGẪM NHỎ VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ CỨU CÁNHTRONG TINH THẦN PHẬT PHÁPHuỳnh Ngọc Chiến Trang VnExpress ngày 19/6/2010 đăng...

Sống Tỉnh Thức- An Lạc Và Hạnh Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

The Diamond Sutra In Sanskrit And English

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Khi Cán Bộ Là Phật Tử – Tâm Hòa

Tổ Sư Nguyên Thiều Với Hành Tung & Thi Kệ Tịch – Tt. Thích Thái Hòa

Đem Chánh Niệm Vào Doanh Nghiệp

Phật Môn Bí Dược

Buông Xả

Thằng Tom

Phật Giáo Tổng Quan

Tứ vô Sở Úy

Phật Giáo Và Tự Do Tư Tưởng

Thơ Xuân Xướng Họa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Suy Ngẩm Về Phương Tiện Và Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Pháp

Tin mới nhận

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Phật dạy lợi ích cho và nhận

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Giá trị chân thật về con người

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Đức Phật nhập Niết bàn

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

Đừng buồn lo gì cả

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 105)

Cuộc Đời Ajahn Chah

Thiền quán tâm

Tinh Thần Cởi Mở Khoan Dung Của Đạo Phật

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Thở Để Chữa Bệnh

Bồ Tát Địa Tạng

Nhóm Cư Sĩ Từ California Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Thái độ tiêu cực

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Lời di huấn của Đức Phật và sự tồn vong của giáo huấn Phật giáo (sách)

Hãy buông bỏ cuộc đời này trong tâm bạn

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

HÓA GIẢI MÂU THUẪN XUNG ĐỘT PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG ĐỐI LẬP TRONG TÂM MÌNH

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Con người là chủ nhân thừa tự của nghiệp

Sống Ảo

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Pl.2564 Của Đức Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Pháp Hoa Đề Cương

Bài kinh về ngọn lửa

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Đại Kinh Xóm Ngựa”

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Tìm Hiểu Kinh Mettâ-sutta – Bài Kinh Về Lòng Nhân Ái

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Tin mới nhận

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 3)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 45)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 56)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

Tịnh Độ Cảnh Ngữ

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 3)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 19)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 1

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese