PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Loại trừ những chướng ngại cho một sự chết thuận lợi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LOẠI TRỪ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI CHO
MỘT SỰ CHẾT THUẬN LỢI

Nguyên bản: Removing obstacles to a favorable death
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

-***-

Mặc dù ta kìm lại kiên cố, nhưng ta không thể ở lại
Lợi lạc gì ở đấy
Trong sự kinh khủng và sợ hãi
Của những gì không thể thay đổi được?
-ĐỨC PHẬT- 

-***-

Thi Kệ Số Bốn

Xin cho chúng tôi được giải tỏa khỏi sự tràn ngập của đau khổ
Qua nhiều nguyên nhân của sự chết
Khi trong tập họp này của những nhận thức sai lầm về chủ thể và đối tượng
Thân thể của ảo tưởng được cấu thành bởi bốn yếu tố bất tịnh
Và tâm thức sắp chia ly

 

Dalai LamaHãy bắt đầu sớm sủa nhất khi có thể trong đời sống của ta để đạt được sự quen thuộc với những thể trạng đạo đức của tâm thức. Khi năng lực này được thiết lập, thì nó sẽ có thể hướng dẫn tâm thức về phía đạo đức ngay cả  khi lâm chung. Tuy nhiên, trong khi lâm chung, ta có thể bị áp đảo với cơn đau làm thành bất lực từ một chứng bệnh khủng khiếp, ta có thể đau khổ vì một cái chết bất đắc kỳ tử trong một tai nạn hay một sự tấn công, hay ta không thể chấm dứt mạng sống qua sự cạn kiệt phước đức  – việc sử dụng hết phước nghiệp vốn giữ cho sự sống tiếp tục. Những trường hợp này có thể giải thích cho sự thực tập lâu dài của ta với những thể trạng đạo đức của tâm thức đã không hoạt động (mặc dù điều này không cần thiết như vậy). Khổ đau tự nó có thể làm phát sinh rất nhiều sự sợ hãi mà việc quán chiếu đạo đức trở thành vô hiệu, ngoại trừ đối với những ai đã được tu tập đến một trình độ cao cấp và có những năng lực lớn về thiền nhất tâm. Do vậy, thật quan trọng để phát những nguyện ước ngay từ bây giờ để được thoát khỏi những nổi đau đớn và sợ hãi tràn ngập như vậy, và để chết trong một cung cách thư thái, điều này cho phép thái độ đạo đức mà ta đã từng trau dồi được mạnh mẽ; ta sẽ có thể chết với một sự thấu hiểu rộng lớn hơn.

Vì sự chết liên hệ đến việc chia lìa thân thể và tâm thức, thật quan trọng để nhận ra bản chất của “cái tôi” vốn được thiết lập liên hệ đến tập họp của các uẩn vật lý và tâm lý, cũng như bản chất của chính các tập họp uẩn này. Loại thân thể mà chúng ta sở hữu là một thực thể bất tịnh, được sản sinh từ bốn yếu tố của đất, nước, gió, lửa; chủ thể chịu đau đớn từ ngay cả những nguyên nhân sơ sài, và giống như một ảo tưởng cả trong cảm giác của việc hiện hữu ở đây một thời khắc và qua đi trong thời khắc tiếp theo, và trong cảm nhận việc xuất hiện để tồn tại một cách cố hữu nhưng thật sự là một sự tồn tại cố hữu vốn trống rỗng. Bằng việc hiện hữu là sạch nếu được rửa, và  hiện hữu hạnh phúc, thường còn, và dưới sự điều khiển của ta, thân thể an trú, có thể nói như vậy, trong một tập họp của những khái niệm sai lầm về bản chất của tâm ý và những đối tượng của nó.

Tập  họp của những khái niệm sai lầm trong thi kệ số bốn liên hệ đến vòng luân hồi. Nó được xây dựng bằng những hành vi (nghiệp) vốn dưới ảnh hưởng của các cảm xúc phiền não. Những cảm xúc phiền não sinh khởi từ si mê – khái niệm thiển cận của sự tồn tại cố hữu, ngộ nhận bản chất của tự thân và người khác, cũng như mọi thứ – vọng tưởng những thứ này tồn tại bằng cung cách hiện hữu của chính họ. Do thế, si mê là nguyên nhân căn bản của vòng đau khổ và vòng luân  hồi.

Việc hiểu sai về sự tồn tại cố hữu thúc đẩy nghiệp – cả những hành động và các khuynh hướng được tích tập từ những hành động ấy – động lực của vòng luân hồi. Các hiện tượng sinh khởi qua tiến trình này của si mê xuất hiện để tồn tại cố hữu, nhưng chúng không như vậy, và vì vậy là tập họp của những sai lầm. Tập họp của vòng luân hồi được tạo nên bằng nhận thức sai lầm rằng chủ thể và đối tượng, kẻ đi bắt và người bị bắt, các hiện tượng nội tại và ngoại tại, tồn tại trong và tự chính chúng, một cách cố hữu, dưới năng lực của chính chúng.

Với thi kệ này, ta phát nguyện ước rằng khi tâm thức sắp chia lìa khỏi thân thể ảo tưởng được làm nên bởi bốn yếu tố, thì ta sẽ không bị phiền não với nổi đau khổ tràn ngập, vì điều này sẽ gây trở ngại cho sự thực tập thành công. Những điều kiện khác ngăn trở là tham luyến và thù oán, vốn là những chướng ngại khổng lồ cho một thái độ đạo đức.

TOÁT YẾU THỰC TẬP

1-    Hãy thực tập bây giờ vì thế vào lúc lâm chung năng lực sự quen thuộc của ta với đạo đức sẽ tác động thái độ của ta.

2-    Hãy xem thân thể thật sự là một tập họp của những nhận thức sai lầm, vì mặc dù nó hiện hữu là sạch sẽ khi ta tắm rửa nó, cũng như một nguồn gốc của hạnh phúc, thường còn, và dưới sự kiểm soát của ta, nó không phải vậy. Nó được sản sinh từ bốn yếu tố (đất, nước, gió, lửa), là đối tượng của đau khổ, và thay đổi từng thời khắc tương hợp với bản chất của nó.

3-    Mọi người và mọi vật hiện hữu để tồn tại dưới năng lực, và sự si mê của chính chúng chấp nhận hiện tướng sai lầm này, làm cho sinh khởi những cảm xúc phiền não về tham luyến, thù oán, và bối rối thêm. Những cảm xúc phiền não này lại làm ô nhiễm các hành vi của thân thể, lời nói và tâm ý, làm tiến trình của vòng luân hồi kéo dài mãi. Hãy thấu hiểu rằng ta đang sống trong một tập họp của những nhận thức sai lầm.

 

Thi Kệ Số Năm

Xin cho chúng tôi được thoát khỏi những hiện tướng sai lầm phi đạo đức
Khi, bị lừa dối vào lúc nhu cầu kéo dài thân thể này quá thiết tha
Những kẻ thù kinh khủng – thần chết – biểu hiện
Và chúng ta tự giết mình
với những vũ khí của ba độc tố: tham luyến, thù oán, và bối rối.

 

Thời điểm lâm chung là rất quan trọng, vì nó đánh dấu sự chấm dứt một kiếp sống và sự bất đầu một kiếp sống mới. Nếu vào lúc quyết định này thân thể tiếp tục duy trì với ta, ta có thể đặt sự tin tưởng vào nó, nhưng vào lúc quan trọng nó lừa dối chúng ta. Thân thể của chúng ta, được kéo dài rất thân thiết bằng thực phẩm, áo quần, tiền bạc, nhà ở, thuốc men, và ngay cà những hành vi xấu ác, từ bỏ chúng ta.

Chỉ đề cập sự chết làm chúng ta hơi không thoải mái. Khi tiến trình sự chết của chính ta biểu hiện và những khía cạnh hải sợ của vô thường, được gọi là “thần chết” trong thi ca, tự biểu hiện, một số người phản ứng với một sự dính mắc mạnh mẽ với tài sản, thân nhân, bè bạn, và thân thể, trong khi những người khác tỏ ra thù oán kẻ thù của họ và cho sự đau khổ dường như không thể chịu đựng nổi. Thậm chí nếu tham luyến và thù oán không hiện diện, ta lại phát sinh một niềm tin mạnh mẽ trong chính sự tồn tại cố hữu của chính ta và tất cả những hiện tướng của nó – hình thức trung tâm của si mê. Ba độc tố này – tham luyến, thù oán, và si mê – là những chướng ngại nội tại mạnh mẽ nhất đối với sự thực tập đạo đức của ta, và trong một cảm nhận sâu hơn, đây là những vũ khí mà với nó ta tự giết mình vào lúc chết. Để giữ cho những thái độ độc hại này không sinh khởi trong khi lâm chung, hãy thiết lập những nguyện ước rằng tham luyến, và thù oán mạnh mẽ không sinh khởi và những hiện tướng sai lầm không xuất hiện.

Vào lúc lâm chung, thật quan trọng để thoát khỏi thuốc men vốn làm cho ta không thể suy nghĩ một cách thích đáng. Đối với một hành giả tôn giáo các dược phẩm làm tối tăm tâm thức là phải tránh, vì tâm ý ta phải trong sáng tối đa như có thể. Việc tiêm một mũi thuốc cho phép “một sự chết bình yên” có thể cướp mất cơ hội cho tâm thức biểu hiện trong một cung cách đạo đức bằng việc quán chiếu về vô thường, phát sinh niềm tin, cảm nhận từ bi, hay quán chiếu về vô ngã. Tuy nhiên, nếu một liều thuốc giảm đau không làm tâm thức mê mờ được phát triển, thì thậm chí nó có thể hữu ích, vì ta có thể tiếp tục biểu hiện chức năng tinh thần, thoát khỏi sự xao lãng vì đau đớn.

TOÁT YẾU THỰC TẬP

1-    Hãy thấu hiểu rằng thân thể này, mà ta duy trì với bất cứ giá nào, thì sẽ ruồng bỏ ta một ngày nào đó.

2-    Hãy tránh tham luyến với hoàn cảnh chúng ta đang lìa xa.

3-    Hãy tránh thù oán mà chúng ta phải bỏ lại.

4-    Hãy cách xa khỏi tham luyến, thù oán, và si mê tối đa như có thể, vì thế ta có thể duy trì sự thực tập đạo đức trong khi lâm chung.

5-    Hãy nhận ra rằng bằng việc uống thuốc hay tiêm thuốc để có một sự chết an lành thì ta có thể đang tự đánh mất một cơ hội quyết định cho việc biểu hiện đạo đức.

 

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, August 7, 2018

 

Xem tiếp tại đây: 

HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

Thư Viện Hoa Sen

 

 

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Vấn Đề Giải Thoát Trong Pháp Môn Niệm Phật

Vấn đề giải thoát trong pháp môn Niệm Phật

VẤN ĐỀ GIẢI THOÁT TRONG PHÁP MÔN NIỆM PHẬTThích Đức Trí   MỤC LỤC:1.1 Khái niệm về pháp niệm Phật...

Xin Hỏi Một Tăng Sĩ ở Chùa Nuôi Chó Và Cho Chó Ăn Thịt Sống Có Được Không?

Xin hỏi một tăng sĩ ở chùa nuôi chó và cho chó ăn thịt sống có được không? Có thể...

Đạo Phật đem lại hạnh phúc ngay nơi cuộc đời này

ĐẠO PHẬT ĐEM LẠI HẠNH PHÚC NGAY NƠI CUỘC ĐỜI NÀY Thích Đạt Ma Phổ Giác Không có tâm rộng rãi...

Bàn Về Hai Trường Nghĩa Của Chữ Sấu (瘦) Trong Kinh Điển Hán Tạng.

BÀN VỀ HAI TRƯỜNG NGHĨA CỦA CHỮ SẤU (瘦)TRONG KINH ĐIỂN HÁN TẠNG.Chúc Phú.   Trong quá trình truyền dịch...

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 2)

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM – NHẤT HƯỚNG CHUYÊN NIỆM (PHẦN 2) Pháp Sư Tịnh Không   Hôm qua, chúng ta...

Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

Huyền Không sơn thượng chốn bình yênMinh Phượng Chẳng là hư mà rất thực nếu ai muốn lên non tìm...

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

THIỀN VIỆN CHANMYAY TẠI MIẾN Thích Giác Hoàng I. ĐỊA ĐIỂM  Thiền viện Chanmyay (Chanmyay Yeikthā Meditation Centre), nằm ngay trong...

Tri Ân Người Phiên Dịch Kinh Sách Cho Ta Tu Học

Tri ân người phiên dịch kinh sách cho ta tu học

MỤC LỤCTRI ÂN NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH SÁCH CHO TA TU HỌCThích Hoằng Trí Sau khi từ đám tang Hòa...

Nói Với Cõi Người Ta

Nói với cõi người ta

THÍCH THÁI HÒA NÓI VỚI CÕI NGƯỜI TA CHÙA PHƯỚC DUYÊN 2009 - 2553 Cõi Người Ta, nói cho ta...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Điều thứ nhất chính là “thân kiến". Chấp trước đây là thân thể của chính mình, Phật nói đây là...

Kinh Bách Dụ: Chữa Lưng Gù

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Thưở xưa, có người lưng gù, đi mời thầy thuốc để chữa bệnh gù cho mình. Ông thầy thuốc lấy...

Con Đường Tìm Chân Lý Của Đức Phật

Con Đường Tìm Chân Lý Của Đức Phật

CON ĐƯỜNG TÌM CHÂN LÝ CỦA ĐỨC PHẬTPhạm Kim Khánh Sau khi rời khỏi hoàng cung trong đêm tối cùng...

Chương Trình Hành Hương Lễ Bái Phật Tích Ấn Độ Và Nepal Hải Hạnh

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNGLỄ BÁI PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ VÀ NEPALHải Hạnh THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 14 đêm, 15 ngày...

Phê Bình Jayarava

PHÊ BÌNH JAYARAVA Viết bài phê bình chuyên môn, ví dụ như bài  “Thich Nhat Hanh's Changes to The Heart...

Đất Và Người

Đất và người

ĐẤT VÀ NGƯỜI Tiểu Lục Thần Phong   Bãi biển Nha Trang  Truyền thông và các chuyên gia bình chọn...

Vấn đề giải thoát trong pháp môn Niệm Phật

Xin Hỏi Một Tăng Sĩ ở Chùa Nuôi Chó Và Cho Chó Ăn Thịt Sống Có Được Không?

Đạo Phật đem lại hạnh phúc ngay nơi cuộc đời này

Bàn Về Hai Trường Nghĩa Của Chữ Sấu (瘦) Trong Kinh Điển Hán Tạng.

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 2)

Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

Tri ân người phiên dịch kinh sách cho ta tu học

Nói với cõi người ta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Con Đường Tìm Chân Lý Của Đức Phật

Chương Trình Hành Hương Lễ Bái Phật Tích Ấn Độ Và Nepal Hải Hạnh

Phê Bình Jayarava

Đất và người

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Tôi đến bên chân Phật vì học được luật nhân quả, là không, là vô thường

Làm thế nào để gặp được Phật?

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Phật là đấng Pháp vương

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

Lời Phật dạy về ác khẩu và nghiệp báo từ ác khẩu

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Tin mới nhận

Cái Chết Không Rẻ Như Ta Tưởng!

Khoảng Lặng Trong Tâm Hồn

Cậu bé và quỷ dữ

48 Cách Niệm Phật

Tranh Luận Giáo Pháp Với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Choden Rinpoche – Lozang Ngodrub Dịch

Kinh Ưu Bà Tắc

Ngàn Năm Còn Đó

Bức Thông Điệp Muôn Đời

Thông điệp chúc mừng lễ Phật Đản Vesak 2018 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Trên đường về Nhà

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 16)

Tuyển Tập Thư Thầy

Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Hạnh Phúc Và Hoà Bình ở Glastonbury

Video Song Ngữ: Một Miền Vô Ưu Của Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ

Kinh Gandhatthena: nhà sư ăn cắp mùi hương (song ngữ)

Luận Câu-xá – Bồ Tát Thế Thân – Việt Dịch: Đạo Sinh

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Phật giáo vùng Mê-kông: Ý thức môi trường và toàn cầu hóa (Sách PDF)

Lá Bài Phật Giáo Tại Trung Quốc

Chánh Kiến & Tà Kiến Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Làm Sao Biết Một Vị A La Hán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Giảng Giải Kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Nam mô A Di Đà Phật

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

Kinh Hạnh Con Chó – Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 57 (Kukkuravatika Sutta)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Đọc và học Kinh Phật

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 88)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 38)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

Khóa Hư Lục Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.