PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Pháp Môn Lạy Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Pháp Môn Lạy Phật

Thích Trí Hoằng

 

Trong truyền thống tu tập Việt Nam,
pháp môn Lạy Phật là một pháp môn rất phổ biến được thực tập trong hàng xuất
gia
cũng như tại gia. Trong các chùa cứ vào những ngày mười bốn và ba mươi âm
lịch
đều có các buổi lạy Hồng Danh Sám Hối. Bây giờ tại hải ngoại chúng ta cũng
vẫn tiếp tục tu tập theo truyền thống đó. Như thế đủ chứng minh tính mầu nhiệm
của pháp môn này. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta thực tập thấy có an lạc và lợi
ích
thiết thực cho thân và tâm, nhưng không hiểu rõ nguyên nhân tại sao. Trong
bài này chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu những lý do nào khiến pháp môn này mang
đến
cho chúng ta những lợi lạc mầu nhiệm đó.


Sau thời gian dài sống tại Bắc Âu
cũng như Đông Bắc Hoa Kỳ là những vùng rất lạnh của thế giới, chúng tôi nghiệm
ra tại đây có rất nhiều người mắc phải những chứng bệnh thuộc về phong thấp như
đau nhức khớp xương. Nhất là những người lớn tuổi đến từ các nước thuộc khu vực
nhiệt đới. Bác sĩ khuyên mọi người nên tập thể dục. Ai cũng thấy lời khuyên đó
đúng. Vì sang đây chúng ta ít khi có cơ hội để vận động thân thể cho máu huyết
lưu thông. Chúng ta ngồi quá nhiều, vừa bước ra khỏi nhà đã leo lên xe, đến sở
làm phải ngồi suốt buổi. Ngày này sang ngày nọ cứ như thế. Thêm vào đó, qua sự
ăn uống cơ thể chúng ta tiêu thụ quá nhiều độc tố. Từ đó đủ các chứng bệnh về
tim cũng như ung thư phát sinh. Tuy thế việc tập thể dục vẫn là vấn đề nan
giải. Với những người trẻ tuổi ít gặp khó khăn hơn. Còn đối với những người lớn
tuổi, đây quả thật là một khó khăn lớn. Vì văn hoá khác biệt, các cụ ta thấy
ngại ngùng trong việc đi bơi đi lội, đi đến nhà tập thể dục để luyện tập thân
thể
. Đó là chưa kể vấn đề di chuyển cũng như ngôn ngữ, vì phần lớn các cụ không
biết lái xe và tiếng tăm không thông. Còn việc đi bộ cũng không dễ dàng thực
hiện
được, vì vào mùa ấm còn đi lại chút đỉnh, chứ những ngày lạnh chẳng dám hé
cửa, đừng nói chuyện ra ngoài đường. Nếu đi không khéo, trợt tuyết té thì khổ
thân. Nói tóm lại là đành chịu chết. Các vị than phiền và không biết phải giải
quyết
vấn đề như thế nào. Chúng tôi chỉ khuyên các cụ hãy cố gắng thực tập pháp
môn
Lạy Phật mỗi ngày, sáng cũng như tối.


Các cụ theo đó thực tập. Vài tuần lễ
sau đã có người đến chùa cám ơn, nhờ thực tập pháp môn Lạy Phật đã khỏi bệnh.
Có vị cho chúng tôi hay sau mấy tuần lạy Phật, bây giờ đã hết luôn chứng đau
lưng. Chứng bệnh mà vị đó đã bị từ nhiều năm nay, uống thuốc gì cũng không
khỏi. Các vị khác cho hay bây giờ ngủ ngon giấc không mộng mị, các chứng tê
nhức cũng đã hết. Còn những người trung niên cũng cho biết họ đã bán các dụng
cụ tập thể dục, vì cứ mỗi sáng sau khi lạy hai mươi phút mồ hôi toát ra như
tắm, như thế thì hơn thể dục nhiều.


Trong
Các Truyền Thống Phật Giáo


Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có
các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng
được các truyền thống khác tu tập.


Với Phật Giáo Tây Tạng vấn đề lạy
Phật
là một phương pháp tu căn bản. Trong truyền thống này, khi bắt đầu những
kỳ nhập thất dài hạn, thông thường kéo dài ba năm ba tháng ba ngày, các vị
lạt-ma lạy một trăm ngàn lạy. Mỗi ngày từ sáng đến tối chỉ thực hành lạy Phật.
Trung bình mỗi ngày lạy được ba ngàn lạy, và cứ lạy liên tục như thế trong ba
tháng mười ngày thì đủ một trăm ngàn.


Có người thắc mắc không hiểu lạy như
thế có lợi ích gì? Vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ trong phần sau. Đại
khái
chúng ta có thể hiểu đây là giai đoạn chuẩn bị cho thời gian “hạ thủ
công phu” để nỗ lực tinh tấn trên con đường khai triển tuệ giác. Sự chuẩn
bị này được chú trọng trên cả hai phương diện thân và tâm.


Sau giai đoạn lễ lạy đó, tâm hồn
hành giả thơ thới, thân thể tráng kiện. Khi đó vị hành giả cảm thấy như mình
được tái sinh từ thể xác đến tinh thần. Cần hội đủ những điều kiện cần thiết đó
thì công cuộc khổ tu của những tháng năm đến mới thành tựu viên mãn. Chúng ta
cũng nên biết rằng, Tây Tạng là một nước ở trên núi Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi
cao nhất thế giới, tuyết phủ quanh năm. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như
thế, nếu không có một thân thể cường tráng một ý chí mãnh liệt thì khó có thể
tiếp tục công việc tiến tu.


Do đó sự hành trì lễ lạy là một
phương pháp tốt để đạt những mục tiêu ban đầu. ngoài ra các Phật tử Tây Tạng
cũng thực hành phương pháp “nhất bộ nhất bái” (nghĩa là: đi một bước
lạy một lạy) trong các cuộc hành hương chiêm bái các thánh tích như: Cung
Potala nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngự, các tu viện nổi tiếng nơi có bảo tháp các vị
tổ sư…


Quang cảnh rất cảm động chung quanh
Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thành Đạo, là hàng trăm vị Lạt-ma cùng các Phật
tử
Âu Mỹ thực hành pháp môn lễ lạy. Họ cứ lạy từ sáng đến chiều và từ ngày này
sang ngày nọ. Cách lạy của người Tây Tạng cũng khác hơn chúng ta là họ lạy nằm
dài hết cả người xuống đất. Tấm ván dùng để lạy trở nên bóng loáng và chỗ hai
bàn tay chống xuống để đẩy dài người ra bị lõm sâu xuống. Điều đó chứng tỏ họ
đã lạy không biết bao nhiêu ngàn vạn lạy rồi.


Qua những khảo sát đó, chúng ta hiểu
được: Tại sao dân Tây Tạng có thể sống khoẻ mạnh trên đỉnh núi tuyết, nơi lạnh
lẽo và thiếu dưỡng khí? Làm thế nào để có được tín tâm vững chải nơi Tam Bảo?
Làm sao để thành đạt kết quả tu tập? Những thành tựu đó có thể nói phần lớn nhờ
bởi công phu lễ bái. Chính việc Lạy Phật đã giúp cho dân Tây Tạng sống khoẻ
mạnh từ thể chất đến tinh thần, có tín tâm kiên cố nơi Tam Bảo, và thành tựu sự
nghiệp
tu chứng. Ngày nay dân tộc nhỏ bé yếu kém đó đã mang Phật Pháp truyền bá
khắp nơi.


Tại Trung Quốc, các Tông Phái Phật
Giáo
từ Tịnh Độ, Thiền, Thiên Thai, đến Luật Tông, Mật Tông v.v.. đều chú trọng
vào việc Lạy Phật như một hành trì căn bản. Trung Quốc có những cuốn kinh dành
riêng cho việc lễ lạy như:


Kinh Hồng Danh: 108 lạy, kinh sám
hối căn bản.


Kinh Ngũ Bách Danh: 500 lạy, gồm tên
của 500 vị Phật hay 500 danh hiệu của một vị Phật hay Bồ Tát.


Kinh Thiên Phật: 1.000 lạy, danh
hiệu
của một ngàn vị Phật.


Kinh Ngũ Thiên Phật: 5.000 lạy, danh
hiệu
của năm ngàn vị Phật.


Kinh Vạn Phật: 10.000 lạy, danh hiệu
của mười ngàn vị Phật.


Thủy Sám: sách sám hối, vừa tụng vừa
lạy, do ngài Ngộ Đạt soạn.


Lương Hoàng Sám: bộ sách sám hối, do
hoà thượng Chí Công đời vua Lương Võ Đế soạn để sám hối cho hoàng hậu Hy Thị.


Qua các kinh đó chúng ta thấy Phật
Giáo Trung Quốc
đã hành trì pháp môn Lạy Phật nghiêm túc như thế nào.


Ngày xưa các chùa đều được xây dựng
nơi núi cao rừng sâu, tránh cảnh thị thành náo nhiệt để các hành giả chuyên chú
quán chiếu nội tâm. Các ngôi chùa như Thiếu Lâm Tự được xây dựng trên núi Thiếu
Thất
. Để có đủ sức khoẻ chống lại sơn lam chướng khí thú dữ, các thiền sinh
phải luyện tập võ thuật và khí công kèm với sự tu tập phát huy tuệ giác. Tổ sư
Bồ Đề Đạt Ma
là người đã khai sáng Thiền Tông tại Trung Quốc, cũng là tổ sư
sáng lập võ thuật tại đây. Các tổ sư đã ý thức rõ ràng sự quan hệ giữa thân và
tâm. Sự thành tựu tuệ giác phải song hành với sự tráng kiện của thân thể. Khí
công
và nội lực là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tâm linh.
Không thể nào có được ý chí dũng mãnh trong một thân thể bệnh hoạn. Từ đó các
tổ đã kết hợp hai truyền thống tu luyện của Ấn Độ và Trung Quốc, truyền thống
yoga cũng như các phương pháp luyện công luyện khí của võ thuật được kết hợp
nhuần nhuyễn để chế tác pháp môn Lạy Phật. Như thế chúng ta thấy Lạy Phật là
kết quả tiêu biểu cho những kinh nghiệm tu tập thoát thai từ sự dung hợp sâu
sắc tinh hoa của các nền đạo học Đông phương. Một vị thánh tăng trong thời đại
chúng ta là ngài Hư Vân (1840 -1959), ngài đã hành trì “tam bộ nhất
bái” (ba bước một lạy) từ Phổ Đà Sơn về Ngũ Đài Sơn, khoảng đường dài bằng
từ New York về Seatle. Trong cuốn Tự Truyện ngài đã kể lại những kinh nghiệm tu
chứng
của ngài trong thời gian lễ bái đó. Ngài có được những khả năng phi
thường
như nhìn xuyên qua vách, nghe được tiếng từ xa, biết việc vị lai … Lúc
bị chính quyền cộng sản tra khảo dã man, người cai ngục tưởng ngài chết rồi.
Nhưng sáng hôm sau thấy ngài ngồi dậy như trước đó chẳng có chuyện gì xảy ra. Ngài
thọ 120 tuổi.


Ngày nay tại Tổ Đình Vân Môn tại
Quảng Đông Trung Quốc, mỗi sáng chư tăng sau thời công phu bắt đầu lạy ba trăm
lạy.


Phật Giáo Việt Nam cũng như Nhật Bản
và Đại Hàn chịu ảnh hưởng sâu đậm Phật Giáo Trung Quốc. Do đó trong phương pháp
hành trì rất chú trọng về lễ lạy. Phật tử Việt Nam đến ngày nay vẫn duy trì
mạnh mẽ phương pháp tu tập đó. Vào những ngày mười bốn và ba mươi âm lịch,
chúng ta có những thời Hồng Danh Sám Hối. Chúng ta cũng lạy Ngũ Bách Danh,
Thiên Phật, Vạn Phật… Ngoài ra, có người cũng phát nguyện lạy từng chữ trong
các bộ kinh lớn như Pháp Hoa, Bát Nhã, Niết Bàn, Hoa Nghiêm…


Trước năm 1975, lúc chúng tôi tu tập
tại Chùa Già Lam, Gia Định, mỗi sáng sau thời công phu, hòa thượng Trí Thủ
xướng hồng danh chư Phật chư Tổ để mọi người lễ lạy. Giọng ôn sang sảng vang
dội
khắp chùa. Thỉnh thoảng ôn nhập thất. Trong suốt thời gian đó ôn trì niệm
và lễ bái hồng danh Đức Phật A Di Đà. Những năm cuối đời ôn vẫn kiên trì tu tập
pháp môn đó. Qua cuộn băng cassette thu tại Chùa Già Lam vào khoảng năm 1982,
chúng tôi vẫn còn nghe giọng xướng trầm hùng của ôn và Đại Chúng. Tại Hoa Kỳ,
chúng tôi được biết Tu Viện Kim Sơn tại Bắc Ca-li thực hành chuyên cần công phu
bái sám. Đại Chúng lạy mỗi ngày hai thời và mỗi thời khoảng hai trăm lạy. Cũng
như rất nhiều các Chùa Việt Nam khác tu tập pháp môn lễ bái này.


Tác phẩm nổi tiếng về sự hành trì
pháp môn Lạy Phật này là cuốn Khóa Hư Lục của vua Trần Thái Tôn soạn. Nhà vua
soạn bộ sách sám hối này cũng trong tâm trạng thành khẩn như ngài Ngộ Đạt sám
hối nghiệp chướng
nhiều đời, như vua Lương Võ Đế sám hối quả báo của hoàng hậu.


Như chúng ta biết vua Trần Thái Tông
là vị vua đầu tiên của triều Trần. Dưới áp lực của thái sư Trần Thủ Độ, cũng là
chú của vua, bắt vua phải làm những việc loạn luân, thất nhân tâm như ruồng bỏ
vợ, lấy chị dâu đang mang thai, cùng chứng kiến những cảnh tàn sát tôn thất nhà
Lý. Không chịu nổi những cảnh tàn ác đó, nhà vua bỏ kinh thành vào núi để xin
xuất gia.


Phù Vân quốc sư đã khuyên nhà vua
hãy trở về gánh lấy trọng trách để tìm cách chuyển đổi chính sách bạo tàn thành
chính sách khoan hòa nhân đạo, cũng như


theo đuổi con đường tu tại gia. Nhà
vua đã trở về. Sách Khóa Hư Lục đã được soạn ra trong hoàn cảnh đó. Trong đó
nhà vua đã soạn những bài văn thống thiết để ngày đêm sáu thời lễ bái sám hối
cho nghiệp chướng tiêu trừ, cho quốc thái dân an. Với ảnh hưởng đạo đức của vua
Thái Tông, triều Trần đã trở thành một triều đại quân chủ Phật Giáo hùng mạnh
trong lịch sử với những chiến thắng Mông Cổ oanh liệt. Mông Cổ là đoàn quân
bách chiến bách thắng, xây dựng một đế quốc trải dài từ Âu sang á, chưa bao giờ
bị thua trận.


Sự
Lợi ích


Phương pháp Lạy Phật là kết tinh của
những kinh nghiệm tu tập sâu sắc từ những truyền thống đạo học Đông phương. Do
đó những lợi ích mang lại từ sự hành trì pháp môn này vô cùng lớn lao. Sự lợi
ích
đó đạt được cả trên hai phương diện thân xác cũng như tinh thần.


Về Thân: phương pháp Lạy Phật mang
lại những hiệu quả sau:


1. Trước hết, động tác lạy Phật là
một phương pháp thể dục tốt. Với những cử động nhẹ nhàng, nhưng tất cả các bắp
thịt trên toàn thân đều được vận động tối


đa. Khác với lúc tập thể dục, vì
thông thường khi thể dục chúng ta không vận động tất cả các bắp thịt đồng đều
cùng một lúc. Ví dụ: khi đi bộ, chúng ta vận động nhiều bắp thịt ở chân. Chỉ có
bơi lội chúng ta mới cử động toàn thân. Trong lúc lạy Phật, tất cả các bắp thịt
trên cơ thể đều hoạt động làm khí huyết toàn thân lưu chuyển giúp chúng ta chữa
trị các chứng thấp khớp, cũng như phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo khác..


2. Các huyệt đạo quan trọng trên cơ
thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống đến huyệt đan điền dọc
theo xương sống và các huyệt ở tay


chân. Chúng ta cảm thấy có một luồng
khí nóng chạy đều khắp cơ thể và mồ hôi theo các lỗ chân lông tuôn ra. Theo y học
Đông phương, một khi các huyệt đạo trên cơ thể được tác động, khí huyết sẽ lưu
chuyển
và bệnh tật sẽ tiêu trừ.


3. Sau khi Lạy Phật xong, hãy ngồi
xuống chừng mười lăm phút, chúng ta sẽ có cảm giác an lạc thư thái ngay vì các
huyệt đạo đưọc tác động. Sự an lạc này rất sâu sắc, một kinh nghiệm rất đặc
biệt
mà chúng ta chỉ đạt được trong lúc thiền định. Sự an lạc này mang lại cho
chúng ta niềm hoan lạc suốt ngày. Từ đó những phiền não, những ưu tư, những đau
buồn… cũng nhanh chóng tan biến.


4. Các trọng huyệt này tương ứng với
các luân xa trong truyền thống yoga Ấn Độ. Các luân xa này nằm dọc theo xương
sống từ đỉnh đầu xuống đến bàn tọa gồm bảy luân xa. Một khi được tác động, các
luân xa này giúp chúng ta khai triển được những năng lực mầu nhiệm tiềm tàng
trong mỗi người, tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển tâm linh.


Về Tâm: phương pháp Lạy Phật là
phương pháp điều tâm để thanh tịnh ba nghiệp: thân, khẩu và ý (tư tưởng, ngôn
ngữ
và hành động). Phương pháp này giúp ta:


1. Tiêu trừ nghiệp chướng: Trong sự
sám
hối, thành tâm đảnh lễ mười phương chư Phật bằng cả thân tâm của mình. Quán
chiếu
sâu xa nguồn gốc tội lỗi, cùng bản tánh của tội lỗi. Quán tưởng hào quang
chư Phật mười phương hiển hiện trước mắt, cũng như Phật tánh trong tự tâm tỏa
rạng. Nhờ Phật lực hộ trì cùng nỗ lực tự tâm để thanh tịnh ba nghiệp. Với sự
sám
hối đó các ác nghiệp và chướng duyên đều được chuyển hóa.


2. Thiện căn tăng trưởng: trong khi
lễ lạy, hồi hướng cho kẻ thân người thù đều được lợi lạc, đều được thành tựu sự
nghiệp
giác ngộ giải thoát. Như thế Bồ Đề Tâm (thượng cầu Phật đạo, hạ hóa
chúng sinh) được nuôi dưỡng, lòng từ bi được phát triển. Sự lễ bái hàng ngày
đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên. Sự an lạc này giúp cho phiền não
tiêu tan, sự trầm tĩnh trở lại trong tâm hồn và lòng thương cũng phát sinh đối
với người ghét.


3. Đức khiêm cung phát sinh: trong
khi hạ mình xuống sát đất để lạy Phật, để thấy những thành đạt của mình chỉ là
những giọt nước trong đại dương bao la. Bác Hoài phát biểu trong buổi thảo luận
Phật Pháp, để chuyển hóa tâm kiêu mạn của mình, mỗi ngày bác Lạy Phật để hồi
hướng công đức
về thiên, về địa, về sư trưởng, về ông bà cha mẹ… để cảm nhận
trùng trùng ân nghĩa. Để thấy sự thành tựu của mình hôm nay là công ơn tác
thành
của nhiều người. Để từ đó tâm khiêm nhường phát sinh. Trong Kinh Đức Phật
thường dạy, tâm khiêm nhường là cửa ngõ của trí tuệ và là con đường đưa đến
giải thoát.


Sự
Hành Trì


Trong truyền thống Việt Nam, chúng
ta
có lạy Hồng Danh, Ngũ Bách Danh, Thiên Phật, Vạn Phật … Tùy theo hoàn cảnh
và khả năng để áp dụng cách lễ lạy cho thích hợp. Điều quan trọng là sự hành
trì
đều đặn. Nếu chưa quen chúng ta có thể bắt đầu bằng ba mươi lạy, rồi sau đó
tăng dần cho đến một trăm lẻ tám lạy (để trừ một trăm lẻ tám phiền não). Nếu có
băng Hồng Danh thì mở băng và theo lời xướng danh hiệu Phật trong băng để lạy.
Chúng ta có thể lạy mỗi ngày một hay hai lần.


Cách đơn giản nhất, chúng ta lạy
theo hơi thở. Cứ hít vào chúng ta đứng lên và thở ra chúng ta lạy xuống. Cứ lạy
chậm rãi. Mỗi lạy chúng ta niệm một danh hiệu Phật và đếm một, cứ như thế cho
đến đủ số. Hoặc chúng ta có thể theo dõi đồng hồ và lạy đủ thời gian ấn định
thì ngưng. Hoặc mười lăm phút, hai mươi phút hay nửa giờ. Đó là những phương
cách
đề nghị để chúng ta tùy nghi thực hành.


Sự lễ lạy có thể thực hiện bất kỳ
chỗ nào. Miễn là chúng ta có được khoảng không gian bằng chừng chiếc chiếu là
đủ để lạy rồi. Tốt nhất là trước bàn Phật, nếu không thì ở chỗ nào cũng được,
miễn tâm thành là được. Ngay cả trong phòng ngủ, mỗi sáng lúc thức dậy hay mỗi
tối khi đi ngủ chúng ta có thể thực tập.


Khi lạy hai tay chắp ngang trán, đưa
xuống ngực rồi lạy xuống sát đất. Điều này biểu tượng cho “thân tâm cung
kính
lễ” (đem thân đoan nghiêm và tâm thành kính để lễ lạy). Lúc lạy xuống
hai tay, hai chân và trán phải chấm đất (ngũ thể đầu địa: năm phần của thân thể
đều chạm đất). Chúng ta nên đứng thẳng người rồi lạy xuống, sau đó đứng thẳng
lên. Như thế các bắp thịt khắp châu thân được vận động tốt hơn (trừ khi yếu
chân, có thể quỳ lạy).


Trong khi lạy cố gắng kết hợp cả ba
phương diện: thân đứng nghiêm chỉnh cử động nhịp nhàng hoà hợp, hơi thở đều đặn
miệng niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát, tâm quán tưởng đến Phật, Bồ Tát hay cảnh
giới
của chư Phật và Bồ Tát. Ví dụ: có thể quán tưởng đến Đức Phật A Di Đà đang
ở trước mắt, hay cảnh Tịnh Độ chung quanh ta.


Kết
Luận


Tóm lại, phương pháp lạy Phật là một
phương pháp rất đơn giản, nhưng mang lại những lợi ích rất lớn. Ai tập cũng
được, bất kỳ nơi đâu và không cần phải sắm dụng cụ gì cả. Đây là kết tinh của
những kinh nghiệm tu luyện quý báu của chư tổ, đã kết hợp các phương pháp tu
tập
của Thiền gia và vũ thuật gia để chế tác thành. Sự thực hành pháp môn này
mang lại lợi ích rõ rệt cho cả thân lẫn tâm. Thân thể cường tráng chữa trị và
phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, áp huyết cao, ung thư.. Tinh
thần
an lạc thư thái. Sống an vui hạnh phúc trong hiện tại. Tạo điều kiện thuận
tiện
khai triển khả năng tâm linh vô biên để tiến tới giải thoát hoàn toàn. Đây
là một pháp môn mầu nhiệm, những niềm hoan lạc sâu sắc chúng ta kinh nghiệm
được trong lúc hành trì là những bước tiến vững chắc trên bước đường tu tập.
Qua những thành tựu đó giúp chúng ta tăng trưởng tín tâm đối với những pháp môn
chư tổ truyền lại.


Lời Phật Dạy:


Mười
Công Đức Lạy Phật


1.-
Được sắc thân tốt đẹp.


2.-
Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.


3.-
Không sợ sệt giữa đông người.


4.-
Được chư Phật giúp đỡ.


5.-
Đầy đủ oai nghi lớn lao.


6.-
Mọi người đều nương theo mình.


7.-
Chư Thiên cung kính.


8.-
Đủ phước đức lớn.


9.-
Lúc lâm chung được vãng sanh.


10.-
Mau chứng quả Niết Bàn.

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Gặt Hái Những Âm Hưởng Của Tâm Kinh

Gặt Hái Những Âm Hưởng của Tâm Kinh

GẶT HÁI NHỮNG ÂM HƯỞNG CỦA TÂM KINH Thi San * Nói đến Tâm Kinh người ta nói nhiều đến...

Người Chết Có Nhận Được Sự Cúng Dường Từ Thân Thuộc Còn Sống Không?

Câu chuyện dưới đây xảy ra trong cuộc đối đáp giữa Đức Phật và Bà la môn Janussoni : Bà...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Kinh văn: “Dục linh ngã tác Phật thời, trí tuệ quang minh, sở cư quốc độ, giáo thọ danh tự,...

Cách Tiếp Cận Của Phật Giáo Về Gia Đình Hòa Hợp, Chăm Sóc Sức Khỏe Và Xã Hội Bền Vững

Cách tiếp cận của Phật Giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhật Ký Hành Hương Nhật Bản

Nhật ký hành hương Nhật Bản

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG NHẬT BẢNJapan - Điểm đến Mùa Thu Lãng Mạn(Thích Nữ Giới Hương) Sân bay Quốc tế...

Thành Thật

THÀNH THẬT Minh Niệm  Thành thật với nhau  Con người ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, luôn đi...

Cây Táo Nở Hoa | Chốn Tổ Viên Minh

Cây Táo Nở Hoa | Chốn Tổ Viên Minh

Trong chương trình Cây táo nở hoa phát sóng trên kênh VTV2, khán giả đã được đến với Chùa Giáng - tên dân...

Phật giáo và đời sống tâm linh

Cuộc hành trình Giác ngộ Vào lúc 7 tuổi, trong một tình cờ, Thái tử Tất Đạt Đa tham dự...

Phương Trời Lạ

Phương trời lạ

PHƯƠNG TRỜI LẠSư cô Chân Vỹ Nghiêm   Từng tiếng chuông ngân lên trong màn đêm tĩnh mịch, vang dài...

Quý Trọng Sự Sống Đại Sư Philip Kapleau – Nguyễn Văn Nhật (Dịch)

Quý Trọng Sự Sống Đại Sư Philip Kapleau – Nguyễn Văn Nhật (Dịch)

QUÝ TRỌNG SỰ SỐNGĐại sư Philip Kapleau - Nguyễn Văn Nhật dịch Thỉnh thoảng vẫn có người hỏi tôi rằng...

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

LỄ TRUY NIỆM - CUNG TỐNGkim quan ĐLHT.Thích Trí Tịnh nhập bảo tháp Sáng nay, ngày 03/04/2014 (nhằm 03/03 Giáp...

Giáo Lý Trích Lục 2

Nếu ta thắp một ngọn đèn cho người nào đấy, nó cũng soi sáng cho con đường của ta. “If...

Các Yếu Tố Giúp Ngũ Căn Bén Nhạy

Các yếu tố giúp ngũ căn bén nhạy

CÁC YẾU TỐ TRỢ GIÚP NGŨ CĂN BÉN NHẠYSayadaw U PanditaTỳ Kheo Khánh Hỷ (Aggasami Trần Minh Tài) soạn dịch Thiền...

Tết Của Tầu Hay Tết Của Ta?

Tết Của Tầu Hay Tết Của Ta?

          Như chúng tôi đã chứng minh lịch sử Trung Hoa thời cổ đại là lịch...

Danh Từ Bụt

Danh Từ Bụt

DANH TỪ BỤT (Trích Lá Thư Làng Mai 25 ngày 12-02-2002 Từ những năm 1970, Thầy đã bắt đầu dùng...

Gặt Hái Những Âm Hưởng của Tâm Kinh

Người Chết Có Nhận Được Sự Cúng Dường Từ Thân Thuộc Còn Sống Không?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Cách tiếp cận của Phật Giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững

Nhật ký hành hương Nhật Bản

Thành Thật

Cây Táo Nở Hoa | Chốn Tổ Viên Minh

Phật giáo và đời sống tâm linh

Phương trời lạ

Quý Trọng Sự Sống Đại Sư Philip Kapleau – Nguyễn Văn Nhật (Dịch)

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Giáo Lý Trích Lục 2

Các yếu tố giúp ngũ căn bén nhạy

Tết Của Tầu Hay Tết Của Ta?

Danh Từ Bụt

Tin mới nhận

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Phật pháp tại thế gian

Để tâm giải thoát được thuần thục

Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh, có đạo đức cho người tại gia

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Người tu sợ nhất cái gì?

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Tình yêu nam nữ theo lời Phật dạy

Phật dạy: Tham đắm danh lợi là căn bệnh khó chữa

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Nỗi buồn của người mẹ

Đức Phật – một bậc Thầy lớn của nhân loại

Tin mới nhận

Kinh Tế Học Phật Giáo Và Tài Nguyên Dưới Góc Nhìn Phật Giáo – Phượng Hoàng

Số tức quan

Kinh A Di Đà Lược Giải

Đức Phật Giảng Về Nguồn Gốc Con Người

Hành trình chứng ngộ Tam thân Phật

Thiền Tông và Giới Luật: Phật Giáo Thành Thị và Phật Giáo Trong Núi

Đáp Ứng Của Phật Giáo Trước Đại Dịch Covid -19 Từ Góc Độ Lịch Sử

Lời Tưởng Niệm Của Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Xin Bái Biệt Hòa Thượng!

Bọt nước giữa trùng dương

Ứng Phú Đạo Tràng Phải Chăng Là Nền Tảng Của Phật Giáo Cổ Truyền?

Đại Cương Về Triết Học Trung Quán

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Từ mảnh đất Tâm

Mối liên hệ giữa đại văn hào Lev Tolstoy và Đạo Phật

Đàn giao hưởng còn lỗi nhịp

Tâm Diệu Minh Thường Trụ [Bài 16]

Phần 3: “Phiên tòa” đột xuất trong đêm

Maraṇasati Cho Tất Cả Chúng Ta

Nhân Duyên Quả (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Hai con đường

Tin mới nhận

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Địa Tạng Mật Nghĩa

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Tin mới nhận

Vài Vấn Đề Về Văn Bản Kinh A-Di-Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Việc Lớn Sanh Tử

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 25)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 103)

Hiểu Về Hai Chữ “Vãng Sanh”

Hỏi Đáp Trợ Niệm Khi Lâm Chung

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Khóa Tu Phật Thất

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Phá giới & phá chấp

Cáo Phó

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.