Pháp, một phương pháp thực tiễn nhằm vào việc phát triển
và hoàn thành con đường hướng thượng của nhân sanh.Sự
tồn tại sanh tử tử sanh không dứt của chúng sanh từ vô
thủy là vấn đề căn bản, rất hiện thực và bức thiết,
vấn đề này chỉ có Phật giáo mới giải quyết một cách
triệt để được. Phật giáo nhằm vào nhân sanh mà chỉ bày
chân tướng của cái tồn tại ấy, khiến cho chúng ta từ
chánh kiến thực tướng mà biết được phải làm thế nào
để tiến hóa, để trong sạch cho đến siêu việt nhân sanh,
đạt đến thành tựu viên mãn. Điều cốt tủy nầy trong
các kinh điển gọi là Đạo.
Đức
Thế tôn sau khi thành đạo, đầu tiên chuyển pháp luân độ
5 anh em Tỳ- Kheo, ngài đã đề ra việc lấy”Trung” làm đặt
của “Đạo”. Như kinh Chuyển Pháp Luân(bản pà li): “Tham
đắm dục lạc trong cõi dục này là việc vô nghĩa, chẳng
phải bậc thánh: nhưng cho rằng khổ do tự thân tạo ra là
khổi đạo chính là lìa hai bên này, nương vào Như Lai mà
chứng ngộ. Đó tức là đạo khai nhãn, khai trí, đạt
đến tịch tịnh, ngộ chứng, chánh giác, niết- bàn. Này các
Tỳ- kheo! thế nào gọi là Trung đạo nương vào Như Lai mà
được chứng ngộ? Đó là Bát chánh đạo”. Khi thuyế pháp
lần đầu tiên, để khai Tông chỉ làm sáng tỏ ý nghĩa, Đức
Phật đã nêu lên Trung Đạo bất khổ bất lạc nảy. Trung
đạo tức bát chánh đạo, đây là nghĩa căn bản. Vì sao gọi
là Trung?
Có
thuyết cho rằng Phật pháp sở dĩ được gọi là trung vì
chẳng nghiêng về phóng túng dục lạc, cũng chẳng nghiêng
về khổ hạnh mà giữ thái độ chiết trung giữa khổ và
lạc. Nhưng đó chỉ là theo từ mà giải nghĩa, chưa thể hiểu
chính xác được vì sao bát chánh đạo gọi là trung đạo.
Nên biết có người cho rằng nhân sinh quan là đường hướng
trên lịch trình nhân sanh, chẳng phãi là thú vui phóng túng
mà phải khổ hạnh, khắc kỷ. Khảo sát động cơ của hai
mặt này thì biết đó điều là qua niệm được kiết lập
trên hình thức, pháp môn của hình thức.
Khi
cảm giác của con người nghiêng về lạc hạnh phóng túng
đã không thuận lợi thì họ sẽ chuyễn hướng về khổ hạnh
khắc kỷ. Như thế thì hành vi của con người điều không
ngoài hai cực đoan này. Họ không hiểu rằng dục lạc phóng
túng cũng như têm dầu vào lửa, lòng vị kỷ phát triển mạnh
thì xã hội tấc nhiên sẽ khó cải thiện. hoặc có người
cảm thấy con đường này không thuận lợi liền chuyển hướng
về khổ hạnh mà không biết khổ hạnh là biện pháp lấy
đá đè cỏ, dùng khổ hạnh để chế ngự tình dục, không
thể thành công được. Tư tưởng yếm thế bi quan của Arthur
Schopenhauer người Đức, thậm chí dùng tự sát làm biện pháp
giải thoát tự ngã, tức là lấy tình thức làm gốc để
giải quyết vấn đề. Theo Phật pháp thì dục lạc hay khổ
hạnh điều phát sanh từ vọng chấp của tình thức. Đức
Thế Tôn phủ định cả hai. Đây là Tân nhân sinh quan dùng
trí làm gốc. Tự ngã cho đến thế gian chỉ có thể dùng
trí chỉ đạo mới cải tạo và thành tựu lý tưởng của
nhân sanh. Do đó Tân nhân sinh quan chẳng khổ chẳng vui- dùng
trí làm gốc, là đặc chất duy nhất của Phật pháp.
Phật
dạy lìa nhị biên mà hướng về trung đạo. Trung đạo tức
Bát chánh đạo. Mấu chốt của Bát chánh đạo là chánh kiến.
Tấc cả hành vi của thân tâm điều lấy chánh kiến để
soi rọi, như Kinh A- Hàm đã dùng chánh kiến lam tiên phong của
các hạnh. Kinh Bát- nhã lấy Bát nhã làm tiền đạo cho vạn
hạnh. Ví thế hạnh Trung đạo chẳng khổ chẳng vui, chẳng phải chiết trung, mà là thực tiễn lấy chánh kiến làm gốc.
Do đó nguyên tắc của Phật pháp là “dùng trí huệ để
cải biên tình thức”, “dùng trí huệ để dẫn dắt hành
vi”. Hạnh Trung đạo lấy trí làm gốc bao gồm quá trình
từ sơ phát tâm cho đến đạt được cứu cánh viên mãn.
Chánh
kiến là tiên phong của Trung đạo, tức là từ Thật tướng
chánh kiến nhân sanh mà tiến hóa, trong sạch cho đến giải
thoát và thành tựu nhân sanh. Thật tướng chành kiến nhân
sanh trong các kinh đều có nói đến, đó tức là trung đạo
hoặc pháp trung. Như kinh Tạp A- hàm: “Thế gian điên đảo,
chấp vào Nhị biên, hoặc chấp có hoặc chấp không… Này
Ca- Chiên- diên! Có người như thật chánh quán. Tập đế của
thế gian, thì chẳng chấp sanh, chấp không với thế gian thì
không sanh chấp có đối với thế gian. Này Ca- Chiên- diên!
Như Lai lìa Nhị biên, thuyết Trung đạo, gọi đây có nên
kia có, cái này snah nên cái kia sanh…”. Đó chính là điều
mà Đức Thích tôn đã khai thị chánh kiến, chỉ rõ cho chúng
ta biết rằng, người thế gian nếu không chấp có thì chấp
không, Phật lài cả hai mà nói Trung đạo. Nhưng nếu cho Trung
đạo lìa có lìa không là chiết trung của hữu vô, rồi cho
là cũng có cũng không hoặc nữa có nữa không là thật sai
lầm vậy. Diếu mà Đức Thích Tôn nêu ra chính pháp là
duyên khởi, nương vào chánh kiến duyên khởi có hte643 đạt được Trung đạo chẳng rơi vào hai bên.
Trung
đạo còn được Thích Tôn chỉ bày còn là Trung đạo chẳng
phải một chẳng phải khác. “Tạp A- hàm” (Kinh thứ 297):
“Nếu cho rằng mạng tức thân thì người phạm hạnh kia
cũng không có. Nhị biên như thế, tâm chẳng chấp trước,
mà hướng vào Trung đaọ. Bậc Hiền thánh xuất thế có chánh
kiến như thật, không điên đảo, đó gọi là duyên sanh lão
tử… duyên vô minh, hành”.
Còn
Trung đạo chẳng thường chẳng đoạn, Kinh Tạp- A-hàm(đaị
2,85 hạ): “tự làm tự biết(thọ) thì đọa thường kiến;
người khác làm người khác biết là Đoạn kiến, nghĩa thuyết,
pháp thuyết. Nên lìa hai bên, ở nơi Trung đọa mà thuyết
pháp, đó gọi là cái này có nên cái kia có, cái này khởi
nên cái kia khởi…”
Chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn, cũng đồng với
chẳng có chẳng không, đều là Trung đạo chẳng rơi vào nhị
biên do y cứ vào duyên khởi mà khai thị. Trung đạo chánh
kiến duyên khởi là Tông chỉ trong giáo nghĩa Thích Tôn. Chẳng
lạc, chẳng khổ là Trung đạo hành, chẳng có chẳng không
là trung đạo lý, đây chỉ là tạm thời phân biệt một
cách tương đối mà thôi. Thực ra trong Trung đạo hành đã
có chánh kiến làm tiên phong, tức bao hàm chánh kiến Trung
đạo ngộ lý rồi, như thế mới không rơi vào Tình bản luận
khổ. Đồng thời ngộ lý tức là một hạn mục của chánh
hạnh; còn chánh kiến duyên khởi thì quán không tấc cả chánh
hạnh tự lợi lợi tha. Cả hai đối đãi nhau, nương nhau không
thể thiếu được. Nương vào chánh kiến duyên khởi, thì
xa lìa được các lý luân nhị biên đoạn trường, có không,
hiển pháp được thực tại của nhân sanh, tự nhiên đạt
được trung đạo lìa nhị biên.
Ngoài
ra, Đức Thế tôn còn khai thị về duyên khởi, duyên khởi
sở dĩ được gọi là Trung đạo, thì chẳng thể bỏ quên
duyne6 khởi tương ứng với không, Điếu này torng các kinh
cũng có đề cập đến- như kinh A- Hàm (kinh 293): “Nói cho
các Tỳ- Kheo kia nghe về pháp tùy thuận “Không”, tương
ứng với duyên khởi của các bậc hiền Thánh xuất thế”.
Duyên khởi là pháp tương ứng với “không”, là đại dụng
độc đáo của “không”, tận trừ tấ cả kiến chấp lí
luận. Duyên khởi tương ứng với “không”, cho nên duyên
khởi ,mà lại là Trung đạo chánh kiến chẳng lọt nhị biên.
(Trích
dịch từ Diệu Vân Tập của Ấn Thuận Đại Sư)
Discussion about this post