PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Xin kính chào chư vị đồng học!
Hai tiết trước, hậu học đã báo cáo với mọi người về vấn đề làm thế nào để mở Kinh điển và chúng ta vì chúng sanh trong không gian không đồng duy thứ viết bài vị như thế nào khi có Pháp hội. Tiếp đến chúng ta hãy nghiên cứu thảo luận một chút, trong đạo tràng thì làm thế nào để viết bài vị cho những chúng sanh này.
Đạo tràng thụ lí việc viết bài vị, thông thường đều là do cư sĩ đến thụ lí. Trong khi thụ lí thì chúng ta cũng phải xem xét một cách tỉ mỉ tất cả những điều mà họ tự điền có gì sai không? Tên có bị viết cẩu thả hay không? Là người thụ lí, khi bạn tiếp nhận tất cả những danh sách ủy thác viết bài vị này, nhất nhất phải kiểm tra kỹ càng, bằng không thì những chúng sanh này có thể họ sẽ đến tìm bạn. Hậu học cũng đã từng nghe được một sự việc có thật như thế này.
Có một vị lão thái thái, trong một lần dự Pháp hội, bà đã đi ghi tên đăng ký cho người chồng đã qua đời của bà, đã viết một bài vị siêu độ. Do vì bà lão ấy không biết chữ, cho nên đến khi đăng ký để điền vào, bà không thể nào viết được, thế là nhờ người thụ lí thay bà viết vào, tên cũng chỉ có thể nói một cách đại khái, đại khái là dựa vào âm mà viết ra. Sau khi viết xong, cả bà lão ấy và người thụ lí cũng không để ý xem là đã viết đúng hay chưa, cũng không có kiểm tra cho rõ, lão thái bà cũng cảm thấy rằng mình đã viết bài vị cho chồng rồi, cũng có thể yên lòng yên dạ rồi, nào biết đâu khi Pháp hội bắt đầu, người thụ lí đã nằm mơ thấy người chồng của bà lão này đã chỉ vào mình mà mắng: “Sao anh có thể viết tên tôi bừa bãi như thế, không có kiểm tra cho rõ mà đã viết cho tôi, hại tôi không có cách nào bước vào trong để tham gia pháp hội long trọng này”. Người thụ lí này cũng đã vô cùng sợ hãi, nhanh chóng gọi điện thoại cho lão thái thái này để liên hệ với bà. Bà lão mới nói lại nữa, vì người chồng của bà qua đã đời rất sớm, vả lại còn là tự sát mà chết. Như đức Phật đã nói trong những kinh điển mà có liên quan đến địa ngục, phàm là tự sát mà chết thì tội của người đó đều vô cùng nặng, cho nên trong lúc đang chịu tội, họ đều rất khẩn thiết, rất hy vọng tất cả gia thân quyến thuộc có thể giúp họ lập bài vị, khiến họ có hy vọng được nghe pháp, được chuộc tội, được giải thoát. Cho nên, chúng ta bất luận là đang thụ lí viết bài vị cho những tín chúng, hoặc là tự mình điền vào tờ đơn bài vị, chúng ta nhất định phải viết cho rõ ràng, nếu không viết cho rõ ràng thì giống như những chúng sanh này không có cách nào có căn cứ dò số chỗ ngồi. Cho nên hễ là chúng ta viết bài vị, ngoài việc có một người chuyên môn viết ra, còn phải có người để kiểm tra để so lại, hiệu đính hoàn toàn không có sai, chúng ta mới có thể được dán lên. Là người viết cũng phải vô cùng cung kính, từng nét từng chữ nhất thiết không thể viết ẩu.
Hậu học ba năm về trước, khi còn ở tại Tịnh Tông Học Viện, cũng là tự mình thụ lí bài vị và viết. Thời gian viết và thời gian thụ lí là tách biệt nhau ra, tại vì thời gian thụ lí có thể có rất nhiều người đến báo danh để viết bài vị, chúng ta có khả năng, nhưng không đủ tập trung tinh thần để viết bài vị, thì tỉ lệ sai sót tương đối cao, cho nên thông thường viết bài vị cần phải tìm khoảng thời gian nào tương đối thanh tịnh để viết. Sau khi viết xong, còn phải có một người khác nữa đến đối chiếu, không thể nào viết sai. Viết mà sai thì có lỗi với chúng sanh, cũng đã khiến cho chúng sanh bị mất đi một lần cơ hội được lắng nghe Phật pháp. Giả sử chúng ta không cẩn thận mà viết sai sót, nhất định không nên tô đen một đường ở trên đó, như vậy thì không cung kính cũng không có lễ phép. Cũng giống bảng tên của chúng ta, có người giúp chúng ta mà viết sai, viết sai rồi thì liền tô luôn thành một cục, chúng ta nếu mà đeo bảng tên đó trên người thì cũng không nho nhã chút nào, cũng có cảm giác không được tôn trọng giống như vậy. Chúng ta đối đãi những chúng thần linh này, chúng ta cũng phải duy trì cái tâm thật cung kính để mà phục vụ cho họ, đặc biệt là việc viết bài vị.
Khi viết bài vị vãng sanh, vì có khả năng rất nhiều người cùng tên cùng họ, cho nên ở dương thế ai là người siêu độ họ, chúng ta cũng phải viết rõ ràng. Do là có hai cách viết là giản thể và phồn thể, cho nên khi hậu học gặp phải là chữ giản thể, họ là chữ giản thể như thế, khi chúng tôi thẩm tra nhất định phải đặc biệt cẩn thận, nhất định phải hỏi cho rõ ràng chữ đó là chữ gì. Tốt nhất là dùng chữ phồn thể để viết ra trở lại, đặc biệt là rất nhiều chữ giữa phồn và giản có khác biệt quá nhiều. Ví dụ chữ “Diệp”, phồn thể của chúng ta, bộ đầu chữ “Diệp” là “Thảo”, còn chữ giản thể thì lại là chữ “Khẩu” và chữ “Thập”, trong chữ phồn thể thì chữ này không đọc là “yè”, nó là “xié”, cho nên khác biệt rất nhiều. Khi chúng ta thụ lí đủ loại những bài vị không giống nhau, về phương diện này chúng ta cũng phải thật thận trọng, thật chú ý.
Sau khi đã viết xong bài vị, ngoài việc đã hiệu đính ra, hậu học rất hy vọng đạo tràng có thể cử người chuyên trách đem tất cả những bài vị này làm một lần khải thỉnh. Phía trước hậu học cũng đã có nhắc đến, sau khi viết xong thì đại diện đạo tràng đến khải thỉnh họ, nhất nhất mà khải thỉnh.
Phương thức khải thỉnh của tôi là trong một tờ giấy có viết mười bài vị, mỗi một bài vị tôi đều niệm ra tiếng. Sau khi đọc xong lại thêm một lời cầu nguyện, khải thỉnh chư Phật Bồ Tát, khải thỉnh Long Thiên Hộ Pháp, có thể đặc biệt chiếu cố những chúng sanh đang chịu khổ nạn ghé bước đến nơi này, để có thể nương Phật lực gia trì mà lìa khổ được vui. Sau khi đọc xong mỗi một tờ có mười người, mỗi một cái thì đều chúc phúc, cầu nguyện như thế này.
Lũy kiếp oán thân trái chủ cũng đọc luôn hết tất cả danh sách, ví như từ một đến số mười, mỗi một cái có trên danh sách đều đọc lên hết, sau khi đọc xong thì chắp tay lại, hy vọng những oán thân trái chủ có thể nương vào thời gian Pháp hội, nương vào Phật lực gia trì, có thể hóa giải oán hận thù địch nhau, đôi bên có thể nương nhờ Pháp hội để liễu giải chân tướng của sinh mệnh, nhất định không nên chấp trước nữa, cũng không nên oan oan tương báo nữa. Đạo tràng chúng ta cũng làm khải thỉnh như vậy, làm chúc phúc như vậy. Tôi nghĩ nếu như có thể làm như vậy, tin rằng có thể cảm động những vong linh này.
Vừa rồi là thuộc về một chút tâm đắc của hậu học, xin cung cấp cho mọi người tham khảo.
Trong thời gian Pháp hội, chúng ta cũng có thể nhìn thấy được trong đạo tràng chuẩn bị rất là nhiều thức ăn. Cũng như là trong tiết thứ nhất chúng tôi có đề cập, có người làm Pháp hội thì vô cùng cẩn thận, vô cùng long trọng. Ngoài việc mời chúng sanh đến để nghe pháp ra, về mặt thí thực cũng phải làm được thật là thịnh soạn, khiến các chúng sanh có thể có một bữa phong phú. Ngoài việc nghe pháp ra, còn có thể nhận được một bữa thiết đãi yến tiệc.
Đã từng xảy ra một sự việc có thật như thế này. Có một vị Lão Pháp Sư nọ làm chủ Phật thất, Lão Hòa Thượng ấy cũng thường hay làm Tam Thời Hệ Niệm. Ngài có một lần đã nói rằng, thức ăn không cần phải làm nhiều như vậy, đủ là có thể được rồi. Không ngờ rằng sau khi nói ra lời ấy xong, hệ niệm thời thứ nhất vừa làm xong thì sức khỏe liền không thể tiếp tục nổi. Tại sao vậy? Có thể đã đắc tội với chúng sanh, chúng sanh không hài lòng, cho nên thời thứ hai, thời thứ ba thì ông không có cách nào tiếp tục làm được nữa. Tại vì ông chướng ngại, vốn đạo tràng người ta sẽ phải làm thức ăn rất là thịnh soạn để cúng dường cho những chúng sanh này, giống như chủ nhân gia đình vốn dĩ là muốn chiêu đãi khách cho thật thịnh soạn, nhưng ông nói như vậy, người chủ họ cùng không có cách nào đành phải đơn giản đi một chút, cho nên ở nơi cả thảy phương diện tình lý, ở nơi toàn thể cục diện mà nói, đã sản sinh ra sự không cung kính cực lớn đối với những chúng sanh này. Vì lẽ đó, khi chúng ta đang lúc Pháp hội cũng phải đối với điều này, đối với thí thực và cúng dường, chúng ta cũng phải đặc biệt mà chú ý cẩn thận.
Ấn Tổ Ngài đã từng khuyên bảo chúng ta, một phần thành kính thì được một phần lợi ích, mười phần thành kính có thể được mười phần lợi ích. Những chúng thần linh không đồng không gian duy thứ này cũng giống như chúng ta vậy, hy vọng chúng ta có thể thật tôn kính để mà lễ thỉnh họ, như vậy họ có thể yên tâm, họ có thể thật chuyên tâm mà được sự gia trì của Phật lực, được sự nhiếp thọ của Phật Bồ Tát, mới có thể chân chánh làm tốt Pháp hội siêu độ cho họ. Vì lẽ đó mà trong đạo tràng, nếu như cư sĩ chúng ta, mỗi một người đều có cái tâm tình này, ví như là chúng ta mỗi một người khi ở trong đạo tràng này đều có viết rất là nhiều bài vị cho gia thân quyến thuộc của chính mình, chúng ta nếu như nghĩ tôi cũng vì gia thân quyến thuộc của mình mà tận một phần sức, ở trong gia đình cũng có thể nấu được vài món ăn ngon để chúng ta cúng dường cho họ cũng là thể hiện chút tâm ý của người làm con cái như chúng ta, và còn làm ra một sự bù đắp đối với oán thân trái chủ của ta, làm ra sám hối, thể hiện chút tâm ý sám hối của ta.
Khi Pháp hội vừa mới bắt đầu, chúng ta lấy một ví dụ, ví dụ như Tam Thời Hệ Niệm đã bắt đầu rồi, những người viết bài vị như chúng ta cũng đều tham gia. Trước khi bắt đầu, chúng ta cần phải thật là cung kính lễ thỉnh những bài vị do mình viết. Ví dụ bạn siêu độ cho người thân, bạn phải thật là kính trọng, thật là cung kính mà phát khải thỉnh từ trong nội tâm, lại thỉnh chư Phật Bồ Tát hoặc là Địa Tạng Vương Bồ Tát đến hộ trì dẫn dắt họ đến tại nơi này. Giả sử là oán thân trái chủ của chính mình, thì phải nên thật là chân thành, ngay tại lúc này phải hết lòng hết dạ mời họ đến, đồng thời phải sâu sắc mà sám hối với họ, ăn năn mãi không tái phạm, hy vọng được họ hiểu và bỏ qua, từ nay về sau có thể khuyến khích lẫn nhau trên con đường Bồ Đề, dìu dắt lẫn nhau, cùng nhau vãng sanh Cực Lạc thế giới. Cho nên khi Pháp hội bắt đầu, mỗi một người nếu như có thể có sự chuẩn bị trước đó, vậy thì khi bạn lắng nghe, khi mà Pháp sư tuyên giảng về Tam Thời Hệ Niệm, bạn sẽ đặc biệt mà chuyên tâm, tôi nghĩ từ trường tại nơi đó cũng sẽ được Phật lực che chở, càng được hộ trì hơn nữa.
Trên đây là một vài tâm đắc của hậu học khi tham gia pháp hội, còn có một số tâm đắc khi thụ lí viết bài vị Tam Thời Hệ Niệm, xin dành cho mọi người.
Gần đây có cơ duyên đi thâm nhập liễu giải một số Kinh điển liên quan đến Phật nói về địa ngục trong “Đại Tạng Kinh”. Sau khi đã đọc qua những Kinh điển này rồi, lại càng thêm kinh hoảng, càng thêm cảm nhận được đời này của chúng ta, nếu như không được vãng sanh Cực Lạc thế giới, tương lai bị đọa vào địa ngục đều có phần. Đặc biệt là ở trong Kinh điển, Thế Tôn đã nhiều lần đề cập đến có được thân người là không dễ dàng, cũng giống như một con rùa bị mù ở trong đại dương mênh mông, nó vừa trồi đầu lên thì có thể gặp được khúc gỗ, trên cái khúc gỗ này còn có cái lỗ, đầu nó vừa vặn lọt vào cái lỗ này. Muốn được cái thân người thế này, họ sẽ khó khăn đến như vậy. Cho nên khi chúng ta xem được Kinh văn như vậy, chúng ta sâu sắc mà cảm nhận được, chúng ta nhất định phải ngay trong đời này nắm chắc cơ hội học Phật, cơ duyên học Phật không thể để cho mất đi. Bởi vì không dễ dàng cầu sanh thế giới Cực Lạc, cũng là vì không dễ gì được cái thân người, cho nên chúng ta càng cảm nhận được nỗi khổ sở và thống khổ của hết thảy những chúng đẳng thần linh trong không gian không đồng duy thứ này.
Hậu học có cơ duyên được gặp được những nhà ngoại cảm, những quỷ thần này dựa vào họ, có người trực tiếp từ chính miệng nói ra, có người thì để lại một vài câu kệ, họ đã rất là sám hối tất cả tội nghiệp đã tạo tác lúc sinh tiền. Cho nên đọa lạc đến địa ngục chịu tận khổ báo có thể nói là khổ không nói nên lời. Nếu như chúng ta có cơ duyên thâm nhập những Kinh điển địa ngục này, chúng ta càng cảm nhận được cái khổ biết bao của chúng sanh nơi địa ngục. Cho nên khi chúng ta có cơ duyên phục vụ cho chúng sanh, khi làm Pháp hội siêu độ cho các chúng sanh, chúng ta nhất định phải tận hết sức mình, có thể vì họ mà chấp bút viết lập bài vị để thỉnh mời họ, chúng ta đều có thể làm được cả. Nhất định không nên sợ họ là những hồn ma, sợ họ đến bên cạnh ta thì sẽ có thể làm hại đến ta, có thể sẽ mang đến sự bất an trong nhà, chúng ta nhất thiết không thể nào có quan niệm hẹp hòi như vậy.
Lão Pháp Sư trong những lúc giảng kinh cũng đã ân cần dạy bảo chúng ta, vũ trụ là cùng một thể, đều là cùng một pháp tánh. Chúng ta có khái niệm như vậy, chúng ta càng nên phải mở rộng tấm lòng để bao dung họ. Nếu như hôm nay chúng ta không thể vãng sanh Cực Lạc thế giới, tương lai chúng ta cũng có khả năng bị chìm đắm giống như chúng sanh trong lục đạo luân hồi. Nếu như vào lúc đó không có người nào siêu độ cho chúng ta, không có Phật Bồ Tát giảng giải cho chúng ta, chúng ta há chẳng là rất khổ, khổ hơn nữa hay sao? Cho nên chúng ta thấy được, chúng ta nghe được nhiều ví dụ chứng minh chân thực như thế, chúng ta sâu sắc cảm nhận được tất cả pháp giới chúng sanh đều rất là tinh tấn khi lắng nghe Lão Pháp sư giảng pháp. Sau khi nghe xong thì họ cảm động sâu sắc, cũng lí giải được cái khổ luân hồi, cho nên họ cũng ào ào phát nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới.
Bởi vì những người học Phật ngày nay, ở mọi phương diện, đối với tất cả chúng thần linh trong không gian không đồng duy thứ luôn luôn có sơ suất, có sự lơ là, vì thế trong rất nhiều trường hợp của Pháp hội, chúng ta có thể thấy được có rất nhiều điều chỉ là hình thức mà thôi, chứ không có chân thật để vì họ mà nghĩ đến làm sao để hóa giải thù hận của đôi bên, làm sao để bù đắp chỗ đã tạo trong quá khứ và đời này của mình, làm sao để hóa giải oán thù đã kết với chúng sanh, làm sao hóa giải với tất cả oán thân trái chủ của gia thân quyến thuộc. Chúng ta nhìn thấy xã hội trước mắt xung đột rất nhiều, một vấn đề nhỏ, một sự việc nhỏ nhoi cũng đều có thể mở rộng ra thành xung đột rất lớn, tại vì sao lại như vậy? Có người đã nói rằng, oán thân trái chủ xung quanh của mỗi một người chờ thời cơ hành động, họ bất cứ lúc nào cũng đều có tâm báo thù, chỉ e bạn thân tâm không loạn, chỉ e thiên hạ không loạn, tại vì họ đang muốn báo thù, có loại tâm lý thù hận này đầy rẫy ở mỗi một góc độ. Chúng ta làm sao để hóa giải bầu không khí này? Phương pháp tốt nhất chính là 24 giờ đồng hồ mở Kinh điển không ngừng nghỉ để cúng dường những oán thân trái chủ này.
Trong quyển “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký”, Kỷ tiên sinh đã từng có một ghi chép như thế này. Ông nói rằng, các hồn ma bình thường vào thời gian ban ngày đều ở trong những góc tối tăm, hoặc là dưới bóng cây mát. Lúc ban ngày thì ánh sáng mặt trời rất mạnh, nên họ ào ạt tản đi, hễ đến chạng vạng thì cả thảy đều quay trở lại. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh, phàm là nơi có rất nhiều người thì hồn ma cũng tụ tập tại nơi đó, còn những nơi hoang vu vắng vẻ ít có ai đến thì những hồn ma này cũng không ở đó. Từ điểm này chúng ta cũng có thể sâu sắc mà thể hội được, quả thực là xung quanh chúng ta, xung quanh của mỗi một người, có chúng sanh muôn hình vạn trạng mà ta không thể nhìn thấy. Chúng ta không thấy được, nhưng họ ngược lại chờ thời cơ bất cứ lúc nào cũng muốn được báo thù. Về mặt này, tôi tin rằng rất nhiều người học Phật đều không có cảm thấy, mà chỉ cảm thấy rằng có thể nghiệp chướng của mình rất nặng, tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức chắc có thể tốt rồi. Họ đã không hiểu được, chỉ có dùng Phật pháp để cúng dường họ suốt 24 giờ mới là phương pháp tốt đẹp nhất để hóa giải thù hận của đôi bên. Cho nên trước đây vài ngày, hậu học cũng đã đem tâm đắc Pháp hội siêu độ mấy năm gần đây của một số người, và những kinh nghiệm về việc mở Kinh điển trình bày ra. Nhờ có Hồ cư sĩ, bà nhận thấy rất nhiều người hiện đại, đặc biệt là người học Phật có thể cũng không có nghĩ đến mặt này, đặc biệt còn có rất nhiều người vẫn còn ôm chặt hoài nghi về việc mở Kinh điển buổi tối, đều cảm thấy rằng sau khi mà tôi mở, không biết là người trong nhà có bị sợ hãi gì không? Vậy nếu quả thật buổi tối tất cả chúng sanh đều tụ tập vào trong nhà thì tôi phải làm sao? Tôi có bị làm sao không? Có từng mảng từng mảng những vấn đề như vậy, bao gồm cả rất nhiều những người học Phật nhiều năm họ cũng không dám mở. Tại vì sao không dám mở? Vì đều có vấn đề giống như vậy. Chúng ta nên bình tĩnh mà suy nghĩ thử, trong số những chúng sanh này có bao nhiêu là gia thân quyến thuộc của chúng ta, có bao nhiêu thì cũng đều là người rất quen thuộc với ta, thậm chí là bạn, những người thân cận nhất đều có khả năng. Hiện tại họ đã bị đọa lạc vào trong sáu cõi thọ khổ, họ luôn kỳ vọng và cũng hy vọng rằng chúng ta có thể trở bàn tay để giúp đỡ cho họ.
Ở Bắc Kinh, hậu học có một vị cư sĩ là ông chủ của một xí nghiệp làm về kinh doanh, tôi kiến nghị ông ấy, trong công ty ông nên đặc biệt mở thêm một cái phòng làm việc. Phòng làm việc này bình thường không có người, chỉ có phát mở Phật hiệu, ban ngày lấy Phật hiệu để cúng dường chúng sanh. Chúng sanh thì nên viết vài cái bài vị lớn, ví dụ cô hồn không ai cúng tế nơi đó, thần núi, thần cây cùng chúng thần linh nơi đó, Long vương nơi đó, cùng với lịch đại tổ tiên của dân tộc Trung Hoa, cúng dường mấy bài vị lớn như vậy. Đến sau 5 giờ chiều thì bắt đầu cho phát mở Kinh điển. Ông liền yêu cầu trong công ty cử ra một người chuyên đi phụ trách công việc này. Người phụ trách công việc này, trước đây không lâu đã nằm thấy một giấc mơ, trong mơ thấy có đến hàng ngàn hàng vạn chúng sanh đã đến tỏ lời cảm ơn ông mỗi ngày có thể cố định thời gian để mở Kinh điển chọ họ được nghe.
Từ chỗ này chúng ta càng có thể khẳng định được rằng, nhu cầu nghe pháp của tất cả chúng sanh là vô cùng bức thiết, họ cũng giống như chúng ta không khác, thậm chí họ còn khổ hơn chúng ta nữa. Trên con đường nhân sinh, sau khi đi được một khoảng thời gian, chúng ta lại quay đầu nhìn một đời này của mình, quả thực không có điều gì vui sướng đáng nói, có thể nói là do các sự khổ chồng chất kết hợp mà thành, mà ngưng tụ thành. Lại nghĩ đến những chúng sanh đáng thương này, họ còn khổ hơn cả chúng ta. Hôm nay chúng ta có thể vì họ mà phục vụ được như vậy, tin tưởng rằng họ sẽ vô cùng cảm kích, sẽ vô cùng cảm động. Con người một đời có thể kết duyên lành với người là việc người người thảy đều mong muốn, ngay trong một đời nếu như có cơ hội kết thiện duyên cùng tất cả chúng sanh, đó cũng là vô cùng trọng yếu, cũng là cơ duyên vô cùng khó có được. Cơ duyên này mỗi một người đều có thể làm được, mỗi một người đều có năng lực “độ” chúng sanh, vạn nhất không biến thành sự cản trở chúng sanh, làm chướng ngại chúng sanh. Chúng ta có năng lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, tất cả chúng thần linh, chúng ta phải nên nỗ lực làm. Đặc biệt là gần đây, nếu chúng ta mở truyền hình, mở những tờ báo tạp chí ra xem, chúng ta có thể nhìn thấy được rất nhiều rất nhiều những tai nạn. Mỗi lần xảy ra tai nạn đều vô cùng nghiêm trọng, chúng sanh chết bởi tai nạn nhiều không biết bao nhiêu. Nếu như chúng ta có nhìn thấy chúng sanh bị nạn như vậy, khi mở phát kinh điển vào buổi tối thì chúng ta cũng có thể đặc biệt khải thỉnh chư Phật Bồ Tát từ bi gia trì, khiến những chúng linh này có thể trong thời gian ngắn nhất đạt được sự yên định, linh hồn có thể nhanh chóng mà tìm được nơi nương tựa, một chỗ để quay về. Điều duy nhất có thể giúp đỡ họ chính là dùng Phật pháp, dùng Kinh Phật để khiến họ đạt được sự yên định. Cho nên cứ cách một thời gian, từ trên Internet, nếu như tìm kiếm được một số những tai nạn tương đối lớn, hậu học nhất định sẽ đặc biệt vì họ khải thỉnh, mời họ đều có thể đến nghe kinh, không thể đến nghe kinh thì khải thỉnh họ đến khắp các nơi có đạo tràng Tịnh Tông trên thế giới để nghe Phật pháp, hy vọng họ có thể đạt được giải thoát, hy vọng họ có thể buông xuống, duy chỉ có buông xuống mới có thể chân thật lìa khổ được vui. Cho nên trong lúc thường ngày, chúng ta nên hiểu rõ được một số hiện tượng trong xã hội để có thể kịp thời giúp đỡ một số chúng sanh.
Chúng tôi cũng có nhắc đến nếu như viết quá nhiều bài vị, đạo tràng không thể treo hết, vậy phải nên làm sao?
TRONG ĐẠO TRÀNG CÓ NHIỀU BÀI VỊ KHÔNG THỂ TREO LÊN HẾT THÌ PHẢI LÀM SAO?
Đứng trước việc này, hậu học sau khi xin chỉ thị của Lão Pháp Sư. Lão Pháp Sư Ngài liền đã nghĩ ra một phương pháp là đem tất cả những cái bài vị lớn mà nên phải viết như thường lệ làm thành đĩa quang, đem mỗi một cái bài vị này thu hình vào trong đĩa, nhất nhất dựa theo thứ tự mà xếp đặt tất cả vào đãi VCD này. Cái đĩa VCD này có thể chứa được vô cùng vô cùng nhiều bài vị. Trước khi bắt đầu Tam Thời Hệ Niệm, chúng ta đem đĩa bài vị ra mà chiếu, dùng khoảng thời gian một giờ đồng hồ đem tất cả những bài vị từng cái từng cái mà chiếu ra, giống như là tất cả các bài vị, chúng ta đều đã lập toàn bộ lên. Sau khi hậu học trở về Bắc Kinh thì đã tích cực làm cho tốt việc này, tương lai có thể gửi phát đến đạo tràng các nơi, hy vọng đạo tràng khi gặp phải việc không thể dán hết bài vị lên, thì dùng một phương thức như vậy để mà giải quyết vấn đề treo bài vị. Đây đều là một số những kinh nghiệm của cá nhân, tuy rằng không thể nói là phương pháp tốt nhất, nhưng đem kinh nghiệm cá nhân này cung cấp cho mọi người, cũng hy vọng rằng mọi người trong tương lai có tham gia Pháp hội, hoặc giả là chúng ta có giúp cho gia thân quyến thuộc viết bài vị, thì đây là một số việc đáng được chú ý, rất mong mọi người có thể chung tay góp sức, đặc biệt là hưởng ứng việc hóa giải xung đột do Lão Pháp Sư đề xướng, thúc đẩy hòa bình thế giới.
Phương pháp tốt nhất để hóa giải kiếp nạn là mỗi một người học Phật vào buổi tối đều có thể mở máy VCD trong nhà của mình, mở phát “Kinh Địa Tạng”, “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”, “Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm”, “Kinh Vô Lượng Thọ”, dựa theo trình tự các bộ kinh mà sau khi mở xong lại tiếp tục bộ khác, như vậy để mà cúng dường tất cả chúng sanh, nguyện cho những chúng sanh này sau khi được nghe Phật pháp thì thật như là họ đã dựa trên nhà ngoại cảm mà đã nói với Lão Pháp Sư, họ tu học vô cùng là tinh tấn. Họ cũng đồng thời đã tiết lộ tin tức, họ nói người học Phật chúng ta, người chân chánh chăm chỉ dụng công không nhiều, cho nên họ cũng đã xem thường những đồng tu học Phật này của chúng ta. Quả thực chúng ta phải rất bình tĩnh mà tự xét lấy mình, bản thân mình trong việc học Phật, trên con đường hành trì có chăm chỉ hay không? Có như lý hay không? Có tinh tấn hay không? Có như pháp hay không? Chúng ta tự thức tỉnh mình, chính mình có thể thật là rõ ràng, thật là tường tận. Cho nên thông qua những quỷ thần này, họ dựa vào những nhà ngoại cảm, họ cũng nhiều lần động viên, khuyến khích hết thảy người học Phật nhất định phải chăm chỉ mà tu học, bằng không thì tai nạn rất nhanh chóng xảy ra.
Ngoài việc này ra, họ cũng có một yêu cầu, đó là khi mà mở Kinh vào buổi tối, ví dụ chúng ta ở trong phòng khách hoặc là ở Niệm Phật Đường, sau khi chúng ta đã mở Kinh điển xong thì không nên tại trong hoàn cảnh như vậy mà làm bất kỳ sinh hoạt nào, ví dụ ở nơi đó lạy Phật, hoặc là chúng ta ở tại nơi đó nhiễu Phật. Họ đưa ra yêu cầu như thế, vì làm như vậy sẽ quấy rầy việc họ tu hành, quấy rầy họ học tập. Hậu học xin nêu ra một ví dụ, quả thực là đã có làm phiền đến họ, đây là kinh nghiệm chính bản thân.
Bởi vì hậu học mỗi ngày buổi tối đều đi ngủ rất trễ, cho nên khi mà tôi mở kinh thì không phải là 5 giờ chiều, mà mở từ 12 giờ cho đến 8 giờ ngày hôm sau. Tôi đã nói với tất cả chúng thần linh rằng, vì công việc của tôi không thuận tiện, vì phòng máy vi tính của tôi rất gần phòng khách, cho nên làm công việc trên máy vi tính nhất thiết phải mở đèn tương đối sáng, cho nên trước lúc 12 giờ đêm không có cách nào mà cúng dường họ, chỉ cần sau 12 giờ là tôi nhất định nhanh chóng tắt máy vi tính, không ở chỗ đó mà làm việc nữa, cho nên khẩn thỉnh họ lượng thứ cho. Hầu như gần sắp tới 11 giờ, thì tôi gắng hết sức kết thúc công việc, để cho họ ngày ngày có thể đến huân tập Phật pháp. Có một lần tôi đã quên mất thời gian, kết quả làm đến hơn 12 giờ, đột nhiên bóng đèn liên tục chớp tắt rất là dữ dội. Tôi nhìn đồng hồ xem thử thì đã hơn 12 giờ, thì ra các chúng sanh đang giục tôi, cho nên nhanh chóng tắt đèn, nhanh chóng đi mở Kinh điển, nhanh chóng đi sám hối với họ, tỏ sự áy náy với họ, mong họ lượng thứ. Cho nên trong những khi mở kinh, cũng có một số người họ cũng có sự thể hội như vậy.
Nghe nói có vị đồng tu đã kể như thế này. Vị ấy có một phòng trống, vị ấy yêu cầu người mỗi ngày phải mở kinh điển của Lão Pháp Sư giảng cúng dường chúng sanh ở nơi đó. Ông ủy thác cho hai người, là một đôi vợ chồng hiện tại đang sống ở đó, mong họ có thể mở đúng giờ. Đôi vợ chồng này sau khi mở được một khoảng thời gian, trong lòng liền nghĩ mở phát như vậy cho ai xem? Thế là sau một khoảng thời gian thì hai người này không báo với người chủ, không báo với người ủy thác, đã tự tiện ngưng mở. Vào nửa đêm của ngày mà ngưng mở này, thì nghe thấy có rất nhiều rất nhiều người lục đục kéo đến gõ cửa, hai người liền giật mình mà tỉnh dậy từ trong giấc mơ, mở cửa ra nhìn thì không có ai, không có người gõ cửa, vậy thì là ai? Lại vào nằm xuống ngủ, thì lại có người đến gõ cửa. Lúc này thì mới bỗng nhiên tỉnh ngộ, thì ra sau khi ngừng mở kinh, đã đoạn đi cái huệ mạng lắng nghe Phật pháp của các chúng sanh, cho nên chúng sanh nhất định phải đến tìm họ. Không tìm họ thì tìm ai?
Chúng ta nhất thiết không được xem thường sự việc này. Sự việc này là một sự việc rất rất rất là lớn, không những có liên quan đến oán thân trái chủ của cá nhân, càng có chỗ liên quan đến nhân tố mấu chốt vấn đề an định hòa bình cả thế giới. Tôi tin rằng, tất cả những người học Phật đều mong có thể rộng kết thiện duyên với chúng sanh. Rộng kết thiện duyên với chúng sanh không có nghĩa là mỗi người đều có thể sâu sắc thể hội được chúng sanh, chúng sanh quả thực rất đáng thương, cũng có rất nhiều người (gồm cả người học Phật) họ không hiểu rõ được những chúng sanh này đích thực là cần thiết chúng ta giúp đỡ. Tại vì họ không thể hiểu rõ, không thể tiếp thu được hai chữ “Hồn Ma” này, không thể tiếp nhận việc chúng sanh ở sát bên mình, họ không thể tiếp nhận cũng không dám tiếp nhận. Đây là hậu học nhiều lần ở tại nơi này, đã ba lần và muốn nhấn mạnh lại nhiều lần, tại vì chúng sanh vô cùng là đáng thương, làm người đã đủ khổ rồi, họ còn khổ hơn cả chúng ta. Chúng ta đời này không liễu đạo, về sau thì chúng ta sẽ phải thay đổi vị trí với họ, cho nên hãy nghĩ xem, chúng ta có thể kết duyên lành với họ, tương lai họ mỗi mỗi đều vãng sanh Cực Lạc thế giới, đến lúc mà chúng ta sắp lâm chung rồi, tôi tin tưởng rằng họ cũng sẽ đến hoan nghênh chúng ta cùng một đường đi đến Cực Lạc thế giới. Cho nên tại đây hậu học đem việc học Phật trong mấy năm gần đây, một số việc liên quan Pháp hội siêu độ, và cả những kinh nghiệm tâm đắc này nói ra một cách không có trình tự thứ lớp thế này, cũng xin mọi người lượng thứ cho. Tại vì hậu học tài thô học thiển, không có cách nào đem phương pháp tốt nhất để cúng dường mọi người, mong rằng mọi người có thể lượng thứ.
Hôm nay xin báo cáo với mọi người đến chỗ này, cảm ơn mọi người.
Người giảng: Cư sĩ Dương Thục Phương   
Thời gian: Tháng 7 năm 2004
Giảng tại:  Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Công
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Mộ Tịnh cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền

Tin bài có liên quan

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Load More

Discussion about this post

Mes Aynak: Một Câu Chuyện Về Lòng Dũng Cảm Và Một Kho Báu Vô Giá Thế Giới Ở Afghanistan

Mes Aynak: một câu chuyện về lòng dũng cảm và một kho báu vô giá thế giới ở Afghanistan

MES AYNAK: MỘT CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG DŨNG CẢM VÀ MỘT KHO BÁU VÔ GÍA CỦA THẾ GIỚI Ở AFGHANISTANChân...

Đường Đến An Bình Thật Sự (15) Song Ngữ

Đường đến an bình thật sự (15) Song ngữ

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (15) Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Từ lúc...

Đại Nam Thực Lục Toàn Tập

Đại Nam Thực Lục Toàn Tập

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 30) Pháp Sư Tịnh Không   “THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN” Vì sao công...

Cởi Trói Ii

Cởi Trói Ii

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nói Chuyện Thiền Định

Nói Chuyện Thiền Định

NÓI CHUYỆN THIỀN ĐỊNH Nhưng quý vị có hiểu thiền định là gì không? Philippe Cornu Hoang Phong chuyển ngữ...

Kinh Phật Gồm Những Kinh, Chú Nào?

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Trong 45 năm thuyết pháp, những lời Phật dạy - kinh Phật là rất nhiều. Phải nói rằng Đức Phật đã để...

Nhập Bồ Tát Hạnh

Nhập Bồ Tát Hạnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 Của Ghpgvntn Hoa Kỳ

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thông Cáo Báo Chí Về Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564 Của Michael R Pompeo, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ

Thông Cáo Báo Chí Về Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564 Của Michael R Pompeo, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ QUỐC TẾ LỄ VESAK PL. 2564 CỦA MICHAEL R POMPEO, BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO HOA...

Đánh Mất Tính Độc Lập Của Phật Giáo Việt Nam

Đánh Mất Tính Độc Lập Của Phật Giáo Việt Nam

Ý KIẾN PHẢN HỒI:Một bài viết rất hay của LS Hà Huy Sơn. Có một điều mà bất cứ người...

Ánh Trăng Với Ý Nghĩa Chân Lý Trong Đêm Thành Đạo

Ánh Trăng Với Ý Nghĩa Chân Lý Trong Đêm Thành Đạo

ÁNH TRĂNG VỚI Ý NGHĨA CHÂN LÝ TRONG ĐÊM THÀNH ĐẠOThích Tâm Tôn Cùng với thời gian vô cùng tận,...

Tôi Đã Giác Ngộ Đạo Phật Như Thế Nào?

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Đức Phật không dạy cách biến cát thành cơm, biến người chết thành người sống, biến kẻ tội ác thành...

Phật Giáo Và Môi Trường Sinh Thái

Phật Giáo Và Môi Trường Sinh Thái

PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁIThích Trung Định Môi trường sinh thái là bao gồm tất cả những điều...

Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay

Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Mes Aynak: một câu chuyện về lòng dũng cảm và một kho báu vô giá thế giới ở Afghanistan

Đường đến an bình thật sự (15) Song ngữ

Đại Nam Thực Lục Toàn Tập

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Cởi Trói Ii

Nói Chuyện Thiền Định

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Nhập Bồ Tát Hạnh

Thông Bạch Xuân Tân Sửu – 2021 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Thông Cáo Báo Chí Về Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564 Của Michael R Pompeo, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ

Đánh Mất Tính Độc Lập Của Phật Giáo Việt Nam

Ánh Trăng Với Ý Nghĩa Chân Lý Trong Đêm Thành Đạo

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Phật Giáo Và Môi Trường Sinh Thái

Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay

Tin mới nhận

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Tam Bảo

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Đem Phật vào tâm

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu

Vì sao đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?

The Self-immolation In Vietnam –

Đức Phật nhập Niết bàn

Tin mới nhận

Chữ Hiếu Trong Đạo Phật

Sinh Ký Tử Quy – Ajahn Chah (Lưu Ly Dịch)

Những câu chuyện luân hồi dưới cái nhìn của bậc Bồ tát

Đức Phật nói về nữ nhân

Pháp Thiền Hạt Cải

Rằm Tháng Giêng Māghapūja

Sử dụng thời gian ở yên – cách ly tránh dịch bệnh corona hiệu quả nhất

Tâm Thư Phật Đản Phật Lịch 2566 của Viện Tăng Thống GHPGVNTN

Phan Châu Trinh, Người Đi Trước Thời Đại Của Mình Cả Trăm Năm

Phật Pháp Giúp Người Lầm Lỗi

Ta Có Thể Tha Thứ Cho Nhau

Làm chủ căn mắt để không dính mắc vào mọi hình sắc

Người tu hành như tấm vải trắng, một vết nhơ không xóa sẽ hủy cả đời

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hạnh của đất

Chân Như Duyên Khởi

Thiền Và Giải Thoát – HT. Tinh Vân

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

tìm thấy

Rồi Mai Đây

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 114)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Những bản kinh Phật cổ nhất

Kinh Bách Dụ: Người phụ nữ sợ đau mắt

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Phương Pháp Niệm Phật – Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Obituary His Holiness Thích Tri Tinh Died At 97

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Lời Nhắn Nhủ Của Từ Mẫu A Di Đà Phật

Tịnh Độ Tông

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 12)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 16)

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 36)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese