PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Dailetuongniem

CẢM NHẬN VỀ 
Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm
Mặc Tử

Hòa vào khung cảnh và không khí
trang nghiêm chân thành trong Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích
Quảng Đức, Chư Thánh Tăng Ni vị pháp thiêu thân, Chư Thánh Phật Tử vị pháp vong
thân, Chiêu niệm 50 năm Quốc nạn Pháp nạn Việt Nam. Trong tôi, dấu không gian
xưa như hiện ra trước mắt, dấu thời gian xưa như đang diễn bày, trang giấy
không còn giá trị, chữ nghĩa sờ sững ngôn từ, đúng như câu thơ của Vũ Hoàng
Chương “Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác” và câu viết của ai kia “Chữ
nghĩa của văn nhân chỉ còn là bụi bay”

Vâng, ước gì là rơm rác để ươm vào
ngọn lửa của từ bi, và ước gì là bụi bay để phưởng phất theo đuốc tuệ của hùng
lực! Từ Bi, khơi dậy tiếng nói của tình thương. Hùng lực, thúc đẩy con tim biết
lắng nghe sự sống.

Vâng, tình thương đã bị đánh mất, sự
sống đã bị lụn tàn, bởi bóng dáng hoang tưởng của vô minh và bởi ảo ảnh phù du
của quyền lực. 

Phải là người sống trong giai đoạn 9
năm, phải là nạn nhân, phải là thực nhân, phải là chứng nhân, tự thể sẽ sáng
hơn trăng sáng, sáng hơn ánh châu pha, soi rọi đủ mọi góc cạnh, sự thật hiện
nguyên hình. Là người ngoại cuộc, bất khả nhận chân thấu rõ ngọn ngành dù tài
ba lịch lãm và năng khiếu siêu tuyệt tới đâu. Những ai được ân sủng với chế độ,
họ lập lờ, đánh trống lãng, lái chuyện khác, chạy loanh quanh, làm trò chơi cút
bắt chính mình, không lẽ tự phơi bày chân tướng mà suốt mấy thập niên cố tình
bao che phủ lấp?

Người chồng dửng dưng tự đắc “ai
muốn đốt thêm, cần xăng, tôi cung cấp”! Người vợ thì ngạo mạn đến lạnh lùng
“Nướng thịt ba-bi-kiêu”! Không đáng trách nhưng đáng tiếc cho một phụ nữ VN,
một người đàn bà VN, mệnh danh “Đệ nhất Phu nhân”, thay mặt một chế độ, lại có
ăn học, đã nói lên câu đó! Còn người đàn ông kia, sống trên quyền lực, thì câu
nói của ông ta chính là biểu thị cho độc ác bạo cuồng! Chợt nhớ câu chuyện dù
là hư cấu hay sự thật, rằng, Bà Phu nhân Ông Cố Vấn không dám tự thân mà nhờ
một người con xin hẹn đến gặp một vị Thầy, thưa “Thầy hoan hỷ bỏ qua chuyện
xưa, cho Mẹ con xin sám hối, và cầu nguyện dùm người đã khuất”. Đó là gì, phải
chăng
là thú tội, phải chăng là sự thật! Hỏi cũng bằng thừa, bởi Bà đã mặc nhiên
thố lộ. Phàm con người khi đứng tuổi, có những chuyện không nói, tự động nói,
và cho dù không nói, đành để mang theo chôn kín suối vàng. Vâng, khen mà chi,
trách mà chi, chẳng qua “một nắm cỏ khâu xanh rì”! Hai người này là ai, và còn
ba người trực tiếp nữa là ai ? Biết thì đừng hỏi, không biết thì đã có sử sách
kia mà! Tôi không câu chấp đâu, nếu sử sách chân thì dễ nhận dễ biết, mà sử
sách bất chân thì cái giả chẳng khác nào “vải thưa che mắt Thánh” hay “chạy
trời không khỏi nắng”, ngạn ngữ của Cha Ông dạy bảo khi chập chững cắp sách đến
trường, khá chớ dễ duôi!

50 năm, thời gian dài đằng đẵng của
nửa thế kỷ, thời gian dài hun hút của nửa đời người, thế giới biến chuyển đa
cực, nhân loại tiệm tiến đa chiều, trục hoành lăn quay muôn hướng, trục tung
chống đỡ muôn phương. 50 năm đi qua, 50 năm nhìn lại, nhất là Pháp Nạn Phật
Giáo
1963, quả thật, dấu ấn bàng hoàng rúng động vẫn còn cảm kích nguyên vẹn,
và dấu ấn thiêng liêng mầu nhiệm vẫn còn hiện hữu nguyên trinh.

50 năm trước, tôi có nghe Từ Đàm Quê
Hương Tôi. 50 năm sau, tôi cũng nghe Từ Đàm Quê Hương Tôi. Thì ra đó là
một ngôi Cổ Tự Miền Trung, cùng nhiều Học viện Phật Giáo tại đất Thần Kinh, câu
hội những bậc thạch trụ thượng thừa, đào tạo nhiều bậc Cao Tăng kiệt xuất, góp
mặt cùng những bậc trụ cột lãnh đạo Phật Giáo không chỉ Miền Trung mà cả ba
miền đất nước, đã hàng vài chục năm, băng qua hàng thế kỷ. Tại Trụ Xứ tôn
nghiêm
ngưỡng phục này, Chùa Từ Đàm, Thừa Thiên Huế, nơi xảy ra biến cố đầu
tiên ngay Đại Lễ Phật Đản, ngày Rằm tháng Tư năm Quý Mão, nhằm ngày 8 tháng 5
năm 1963.

Ngày Phật Đản là ngày thiêng liêng
nhất của Đạo Phật, ngày kính mừng của toàn thể Phật tử mọi quốc gia trên khắp
năm châu, ngày mà vào năm 1999 Liên Hiệp Quốc công nhận, long trọng công bố là
Ngày Phật Đản Liên Hiệp Quốc, và từ đó, mỗi năm, từng quốc gia vận động đăng
cai đứng ra tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc.

Vậy mà ngược dòng 36 năm, tại đất
nước Việt Nam, ngày 6 tháng 5 năm 1963, Phủ Tổng Thống nhà Ngô phát đi Công
điện số 5159 cấm treo cờ ngay Mùa Phật Đản. Ngày 7 tháng 5, chính quyền cho
cảnh sát đến từng nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật Giáo. Buổi tối ngày 8
tháng 5, tức buổi tối Ngày Phật Đản Rằm Tháng Tư, xe tăng xích sắt càn lên, lựu
đạn nổ tung, súng bắn trực diện vào đám đông làm cho 8 em Phật tử chết ngay tại
chỗ, nhiều người bị thương, nhiều người bị bắt ngay tại Đài phát thanh Huế.

Lịch sử 2000 năm Phật Giáo Việt Nam
trên quê hương 5000 năm của Dân tộc Việt Nam chưa từng xảy ra như thế!

Đại Lễ Phật Đản đã 2000 lần tổ chức
trên đất nước Việt Nam, dù với bất cứ thời kỳ nào, băng qua bất cứ triều đại
nào, cũng chưa từng xảy ra như thế!

Vậy mà vào hậu bán thế kỷ 20, nhân
loại
đang tiến triển văn minh, thế giới đang kỳ vọng tự do bình đẳng chung sống
hòa bình, thì Việt Nam phải bị chiến tranh Quốc – Cộng, và Phật Giáo Việt Nam
lại bị Pháp Nạn vô tiền khoáng hậu đó.

Lá cờ Phật Giáo bị triệt hạ. Xác
người Phật tử bị ngã gục. Máu của Phật Giáo đã đổ. Thịt của Phật Giáo đã rơi.
Tù ngục diễn ra, bức bách diễn ra, tàn bạo diễn ra, và tất cả đều đổ lên đầu
Phật Giáo từ Huế vào Sài Gòn, và tràn ngập khắp 44 tỉnh thành Miền Nam, từ
Quảng Trị vào đến Cà Mau, từ thành phố đến thôn quê.

Phật Giáo bắt buộc ở trong thế phải
đứng lên, đứng lên trong tư thế từ bi hòa ái khiêm từ và bất bạo động, vốn là
bản chất cố hữu của Phật Giáo, ngàn xưa không đổi, ngàn sau không lay, không bị
cưỡng chế áp đặt với bất cứ thế lực nào, không bị mua chuộc giựt dây bởi bất cứ
thành phần nào.

Đây, hãy bình tâm nghe lại 5 Nguyện
Vọng của Phật Giáo qua Tuyên Ngôn ngày 10-5-1963:

1. Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
thu hồi vĩnh viễn Công Điện Cấm Treo Cờ Tôn Giáo Nơi Công Cộng.

2. Yêu cầu Phật Giáo phải được hưởng
một chế độ đặc biệt như các Hội truyền giáo Thiên Chúa Giáo đã được ghi trong
Đạo dụ số 10.

3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình
trạng
bắt bớ và khủng bố Tín đồ Phật Giáo.

4. Yêu cầu cho Tăng Ni Phật Tử được tự
do
truyền đạo và hành đạo.

5. Yêu cầu chính phủ bồi thường thích
đáng
cho những người chết oan vô tội, và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét xử.

Để giải thích rõ ràng 5 Nguyện Vọng
của Phật Giáo, ngày 23-5-1963, một Bản phụ đính của Tuyên Ngôn 10-5-1963, đã
mạnh mẽ công bố như sau:

1. Phật Giáo Việt Nam không chủ trương
lật đổ chính phủ để đưa người của mình lên thay thế, mà chỉ nhằm đến sự thay
đổi chính sách của chính phủ.

2. Phật Giáo Việt Nam không có kẻ thù,
không xem ai là kẻ thù. Đối tượng của cuộc tranh đấu, tuyệt đối không phải là
Thiên Chúa Giáo, mà là chính sách bất công tôn giáo.

3. Cuộc tranh đấu của Phật Giáo đồ cho
bình đẳng tôn giáo, được đặt trong khuôn khổ của lý tưởng công bằng xã hội.

4. Cuộc tranh đấu của Phật Giáo đồ,
được thực hiện theo đường lối bất bạo động.

5. Phật Giáo Việt Nam không chấp nhận
sự lợi dụng của bất cứ ai vào cuộc tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo và công
bình xã hội.

Chính quý vị đã biết và lịch sử đã
chứng minh, cuộc vận động đấu tranh của Phật Giáo chỉ diễn tiến bằng biểu tình
bất bạo động, tuyệt thực trong ôn hòa, đạo đạt thỉnh nguyện, kỳ vọng thức tỉnh
và cầu nguyện từ bi hòa bình.

Sau cái chết của 8 em Phật tử tại
Huế, Phật Giáo đồ càng ngày càng bị bức bách khủng bố tù đày. Ngày 11-6-1963,
tức 33 ngày sau Pháp Nạn khởi ra, tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt Sài
Gòn, Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã ung dung tĩnh tọa phát nguyện tự thiêu, hàng
ngàn Tăng Ni Phật Tử bao quanh chắp tay cầu nguyện. Ngọn lửa từ bi của Bồ Tát
Thích Quảng Đức bùng lên, Ngài vẫn chắp tay tam muội bất động kiết già, 15 phút
sau xác thân của Ngài ngã xuống, hai tay Ngài vẫn tự tại chắp tay. Lò lửa hơn
4000 độ đã thiêu hủy xác thân của Ngài, nhưng Trái Tim của Ngài vẫn như như bất
hoại
, chơn chơn bất diệt. Đó là ấn tín ấn tuyên ấn trụ: Phật Pháp sẽ được
trường tồn, Lá cờ Phật Giáo sẽ tiếp tục được tung bay.

Quả thật như vậy, sau ngọn lửa Bồ
Tát
Thích Quảng Đức, liên tục những ngọn lửa bừng lên, bừng lên để đánh thức vô
minh
, bừng lên để đánh động lương tâm, bừng lên để kêu gọi bạo lực hãy buông
tay, độc ác hãy dừng lại, bừng lên để trao nhau mời gọi trân trọng tình người.
Đó là ngọn lửa Thích Nguyên Hương, ngọn lửa Thích Thanh Tuệ, ngọn lửa Thích Nữ
Diệu Quang, ngọn lửa Thích Tiêu Diêu, ngọn lửa Thích Quảng Hương, ngọn lửa
Thích Thiện Mỹ, ngọn lửa Hồng Thể. Xin nhấn mạnh nơi đây, Hồng Thể là một
Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cũng phát nguyện hy sinh cúng dường cho Phật
Pháp
.

Và quả thật như vậy, sau Lệnh Thiết
Quân Luật và sau Chiến dịch Nước Lũ tổng tấn công tất cả chùa chiền vào đêm
20-8-1963, tượng Phật bị đập phá, pháp khí Phật cụ bị đập đổ ngổn ngang, toàn bộ
thành phần lãnh đạo Phật Giáo bị bắt tải lên xe, phân tán nhỏ ra, giam giữ
nghiêm ngặt. Trong lúc Phật Giáo bị khủng bố cùm gông nghẹt thở trong tù, vô
phương
kêu cứu, vô kế thiết thi. Thì ngoài kia, đèn đỏ đã chuyển hướng, đèn
vàng đã xoay chiều và đèn xanh đã bật lên, toàn dân đã đứng lên, toàn quân đã
đứng lên, thay đổi chế độ. Đó là ngày 1 tháng 11 năm 1963.

Biến cố và Pháp nạn 1963 là đỉnh
điểm cuối cùng của chính sách kỳ thị 9 năm. Việc xóa bỏ chế độ là của toàn quân
toàn dân, chứ Phật Giáo không trực tiếp can dự, vốn là nạn nhân và nếu có chỉ
là nguyên nhân. Thời thế lại xoáy theo cơn lốc 3 năm biến động cho đến thời Đệ
Nhị Cộng Hòa mới tạm tái lập an bình.

Để có một cái nhìn chân thực, Đất
nước và Dân tộc Việt Nam chúng ta, sau 100 đô hộ bởi Thực dân Tây, chính thể
quốc gia ra đời còn non trong trứng nước cuối thời Bảo Đại, biến chuyển qua hai
nền Cộng Hòa trong thể chế tự do dân chủ hãy còn non trẻ, lại bị 21 năm thường
trực
mịt mù khói lửa chiến tranh, rồi gọng kềm thời thế nghiệt ngã, Hiệp định
Hòa Bình Paris 1973 ký kết chưa ráo mực, chỉ còn là tờ giấy vô nghĩa vô hiệu.
Cộng Sản Miền Bắc với sự ủng hộ toàn lực của Cộng Sản quốc tế, đã ngang nhiên
tổng tấn công cưỡng chiếm Miền Nam 30-4-1975. Và biến toàn nước Việt Nam lặn
hụp ngoắt ngoải dưới bóng cờ đỏ sao vàng, và điêu đứng tột cùng bởi chế độ Cộng
Sản cho tới hôm nay. 

50 năm đi qua, biết bao Anh linh Chư
bậc Tiền bối hữu công, Anh linh hàng triệu chiến sĩ đồng bào đã hy sinh để bảo
vệ
tự do cho Miền Nam, ước vọng dân chủ cho một nửa đất nước phía Nam vĩ tuyến
17, trong đó có 521 chiến sĩ Quân đội Hoàng gia Úc đã hy sinh, hàng vài chục
ngàn binh sĩ các nước bạn đồng minh đã hy sinh, vô số các gia đình có người
thân đã mất, vô số thương phế binh dằng dặc nỗi khổ trong cuộc sống phế nhân.
Và sau dấu mốc Miền Nam sụp đổ 1975, tiếp tục phải trả cái giá khốn khổ tột
cùng, toàn thể dân tộc Việt Nam chúng tôi, gần 90 triệu người trong nước chịu
đựng
sự kềm kẹp tàn khốc trong nhà tù chung cả nước bởi chế độ Cộng Sản, gần 1
triệu người đã bỏ thân mất tích trên hành trình đi tìm tự do, gần 5 triệu người
sống còn mang kiếp lưu vong tha phương khách thổ trên mọi vùng đất hứa. Nhà tù
chật ních và đày ải tệ hại Quân, Cán, Chính Miền Nam, cùng vô số người tù tôn
giáo
, người tù lương tâm và bao nhiêu người tù khác, bởi tiếng nói cho tự do
tôn giáo dân chủ nhân quyền, nói lên tiếng nói lịch sử 5000 năm của Dân tộc
không thể bị sĩ nhục ương hèn, gia tài văn hóa đạo đức 5000 năm của tiền nhân
không thể bị biếm nhẽ suy vi, cơ đồ tổ quốc Việt Nam kiến lập bởi xương máu
trải dài 5000 năm của Ông Cha không thể bị cắt xén dâng hiến, ngay cả các quyền
tự do tối thiểu như tự do đi lại, ngôn luận, báo chí, truyền thông, nhân
quyền
,… vẫn chỉ là con số không.

50 năm nhìn lại, Việt Nam vẫn chưa
có tự do dân chủ nhân quyền. 50 năm nhìn lại, sự độc lập và chủ quyền Việt Nam
bị Bắc Phương trấn áp. Vùng biển, vùng trời, biên giới bị cắt xén. Hoàng Sa
Trường Sa và nhiều vùng biển đảo bị xâm lăng. Hôm nay nhìn lại, thiết nghĩ
chính quý vị đã nghe, đã thấy, đã biết, đã tự chứng minh và tự trả lời. Đất
nước Việt Nam của chúng tôi đã bị Cộng Sản làm cho lụn tàn. Dân tộc Việt Nam
của chúng tôi đã bị Cộng Sản bào mòn truyền thống đạo đức kiên trinh hào hùng
sắt son bất khuất.

Đại Lễ 50 Năm Tri Ân Thánh Tử Đạo,
để noi theo gương sáng của tiền nhân, phụng sự đạo lý từ bi tôn trọng nhân bản
bình đẳng, chứ không phải khơi lại đống tro tàn hay với bất cứ một mưu đồ nào,
nhất là mưu đồ hận thù, chính trị, bởi Phật Giáo không có hận thù, không mưu
toan chính trị.

Đại Lễ 50 Năm Tri Ân, Tưởng nhớ Anh
linh
các bậc Tiền nhân, Anh linh Chiến sĩ Đồng bào, để tôn vinh ca ngợi sự hy
sinh
to lớn của người đã nằm xuống, và nơi an nghỉ của họ phải được gìn giữ tôn
nghiêm
chứ không bị xúc phạm xóa mờ.

Chiêu niệm 50 Năm Quốc Nạn Pháp Nạn,
để khẳng định Tổ quốc Việt Nam và Dân tộc Việt Nam hôm nay vẫn tiếp tục tê tỉ
khổ đau và nghiệt ngã quằn quại tận cuối đường hầm.

50 năm đi qua, 50 năm nhìn lại. Mọi
tôn giáo của người Việt Nam, mọi thành phần Dân tộc Việt Nam, ai không phải là
con Lạc cháu Hồng, ai không mang tóc đen da vàng máu đỏ, ai phản bội xoay lưng
Tiền đồ Tổ quốc, ai quên cội quên nguồn đánh đổ quê hương, hãy và tự đứng qua
một bên, còn tất cả tất cả cứ an nhiên như thị.

Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm đang
diễn ra, xin chắp đôi bàn tay tiếp nối triệu triệu bàn tay, từ Trái Tim Bồ Tát
tiếp nối triệu triệu Trái tim Việt Nam, một tấm lòng thành kính tiếp nối triệu
tấm lòng Dân Tộc, Ba nén tâm hương biến hiện thành rừng hương khói quyện, Hồn
Thiêng Sông Núi hiện về, Tổ Tổ Tông Tông chứng giám, gia hộ cho Đất Nước Việt
Nam
tự do dân chủ thái hòa, phù trì cho Tổ Quốc Việt Nam độc lập toàn vẹn núi
sông, phổ độ cho Dân Tộc Việt Nam Rồng Tiên vĩnh lạc miên trường.

1963 –
2013

Mặc Tử

MỤC LỤC
Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm 
Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Tin bài có liên quan

Vị Pháp Thiêu Thân

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm 56 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Load More

Discussion about this post

Xuất Gia – Hoàn Gia – Tại Gia

Xuất Gia – Hoàn Gia – Tại Gia

XUẤT GIA - HOÀN GIA - TẠI GIA N.S. Hạnh Huệ Là Phật tử, chúng ta cần phải nhận định...

Quan Âm Thị Kính Qua Truyền Thuyết Dân Gian & Tem Bưu Chính Việt Nam

Quan Âm Thị Kính qua truyền thuyết dân gian & tem bưu chính Việt Nam

QUAN ÂM THỊ KÍNH qua truyền thuyết dân gian & tem bưu chính Việt Nam          “Quan Âm Thị...

Bầu Trời Vẫn Trong Xanh

BẦU TRỜI VẪN TRONG XANHThích Thái Hòa Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái...

Tăng Ni Và Phật Tử Tại Gia Có Được Kinh Doanh Làm Giầu Không?

Tăng Ni Và Phật Tử Tại Gia Có Được Kinh Doanh Làm Giầu Không?

  Trong Tuần Văn hóa Phật giáo được tổ chức, từ ngày 1-3 đến 7-3-2008, tại Huế doanh nhân Tạ...

Đức Phật Thuyết Giảng Về Vô Ngã

Đức Phật Thuyết Giảng Về Vô Ngã

ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG VỀ VÔ NGÃKinh Anattalakkhana-suttavà Kinh Samyuktagamasutra Hoang Phong Vô Ngã là một khái niệm chủ yếu...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 74)

 Điều thứ bảy là “Chánh Niệm”. “Niệm chánh trợ đạo, tâm bất động thất cố”. Hôm qua, tổng vụ của...

Các Hiểu Lầm Phổ Biến Về Đạo Phật

Các hiểu lầm phổ biến về đạo Phật

CÁC HIỂU LẦM PHỔ BIẾN VỀ ĐẠO PHẬT Cư Trần Lạc Đạo Việt Nam là một quốc gia có truyền...

Hư Vân Hòa Thượng

Hư Vân Hòa Thượng

HƯ VÂN HOÀ THƯỢNGTừ Hoa Nhất Tuệ Tâm cảm tác Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy,Giọt mưa trời...

Am Mây Ngủ – Truyện Ngoại Sử Của Nhất Hạnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cúng Dường Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ – Vietnamese-English)

Cúng Dường Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ – Vietnamese-English)

 CÚNG DƯỜNG THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO   Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung...

Thiền Với Trẻ Em

Thiền với trẻ em

Thiền định là một phương pháp rèn luyện tâm, làm cho tâm trí nhạy bén hơn trong nhận thức, làm...

Xuất Gia – Nên Hay Không?

Xuất gia – Nên hay không?

XUẤT GIA – NÊN HAY KHÔNG? Giác Minh Luật Gần đây, tôi thường xuyên nhận được những dòng tin nhắn,...

Tu Mau Kẻo Trễ

TU MAU KẺO TRỄ  VÀ TU PHÁP NÀO CHO KỊP HỘI LONG HOA Soạn Giả Cư Sĩ B. Đ. Nói...

Một Quan Điểm Khác Về Chữ Hiếu

Một quan điểm khác về chữ hiếu

MỘT QUAN ĐIỂM KHÁC VỀ CHỮ HIẾU Tạ Lê Cẩm Tú   Ngày nay, trong thế giới phẳng con người...

Ly Tướng (Phần 5)

Ly Tướng (Phần 5)

Ly tướng là rời xa, lìa bỏ, thoát khỏi mọi sự ràng buộc vướng mắc của tất cả các Tướng...

Xuất Gia – Hoàn Gia – Tại Gia

Quan Âm Thị Kính qua truyền thuyết dân gian & tem bưu chính Việt Nam

Bầu Trời Vẫn Trong Xanh

Tăng Ni Và Phật Tử Tại Gia Có Được Kinh Doanh Làm Giầu Không?

Đức Phật Thuyết Giảng Về Vô Ngã

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 74)

Các hiểu lầm phổ biến về đạo Phật

Hư Vân Hòa Thượng

Am Mây Ngủ – Truyện Ngoại Sử Của Nhất Hạnh

Cúng Dường Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ – Vietnamese-English)

Thiền với trẻ em

Xuất gia – Nên hay không?

Tu Mau Kẻo Trễ

Một quan điểm khác về chữ hiếu

Ly Tướng (Phần 5)

Tin mới nhận

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Giảng nghĩa chữ Phật

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Cúng dường trân bảo

Phật dạy: Thấy rõ không có gì bền chắc để sống tốt, nhẹ nhàng hơn

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Câu chuyện một con đường

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Tin mới nhận

Giây phút giải thoát

Hạt Sen Khô

Trời thơ đất mộng phiêu bồng thi ca

Cái chết của những giá trị

Nhân Duyên Quả (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tăng cường 3 tâm lực ngăn chận dịch bệnh Corona

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 21)

Tìm Hiểu Tam Tạng Sanskrit

Nhân quả và số phận con người

Đơn Giản Và Thuần Khiết

Giác Mê Phú, Bài văn khuyến tu đơn giản

Mừng Phật đến với chúng sinh

Những Vị Tỳ Kheo Hay Cãi Cọ Ở Xứ Câu Thâm (Kosambi)

Ngũ uẩn

Chỉ Giáo Tinh Yếu Thánh Pháp Để Tự Giải Thoát Vào Thời Điểm Chết Và Trong Trung Hữu

Thiền (Trang Đỗ phỏng vấn Ts Nguyễn Mạnh Hùng)

Tầm Quan Trọng Của Giới – Định – Tuệ Trong Đời Sống Tu Tập

Thiền-Tịnh-Tự Tri

Chánh Pháp số 48 tháng 11 2015

Phật Pháp Bất Ly Thế Gian

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Video Thuyết Giảng Của HT. Thích Thông Phương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Kinh Bách Dụ: Năm trăm cái bánh hoan hỷ

Sn 4.3 — Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Những pháp đoạn trừ và nuôi dưỡng năm triền cái

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn

Kinh Kim Cang Dịch Nghĩa Và Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

Dẫn Vào Tâm Kinh Bát-nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Tin mới nhận

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Chư Tổ Tịnh Độ Tông

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 3)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Khóa Tu Phật Thất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese