PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

TT.Thích Nhật Từ nói về tu học nội trú của Tăng Ni sinh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HCM  
TT.Thích Nhật Từ nói về tu học nội trú của Tăng Ni sinh

Thich Nhat Tu“Được tu học nội trú là diễm phúc chứ không phải ‘bị bắt buộc’.” – Đó là khẳng định của TT.TS. Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng đặc trách Tăng Ni sinh viên (TNSV) nội trú Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (gọi tắt là Học viện) – cơ sở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh trước câu hỏi có phải nội trú là điều kiện bắt buộc đối với TNSV kể từ khóa XI trở đi. Thượng tọa cho biết thêm:

– Tu học nội trú chính thức được áp dụng cho TNSV khóa XI tại cơ sở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Theo tôi, được tu học nội trú tại Học viện nói riêng và tại tất cả các trường Phật học nói chung, là một diễm phúc cho TNSV. Thay vì hiểu “bị bắt buộc”, các TNSV nên nhận thức rằng từ nay trở đi mình không còn rơi vào tình trạng ‘học Phật học ở trường, tu tập tại chùa, sáng đi trưa về, đầu giờ chiều đi gần tối mới về’. Nhờ tu học nội trú, các TNSV tiết kiệm thời gian đi đến trường, trở về chùa, nhờ đó, tập trung vào nghiên cứu và thực nghiệm Phật pháp tại nội viện, nơi có các bậc giáo thọ truyền đạt kinh nghiệm thân giáo và các bạn đồng tu cùng đồng hành trên con đường học, tu. Kết quả tu học nội trú của TNSV bao giờ cũng tốt hơn so với sinh viên ngoại trú.

Thời gian nội trú sẽ bắt đầu từ lúc nào, số lượng nội trú đến lúc này là bao nhiêu vị? Có trường hợp nào được ngoại trú hay không?

Hoc Vien Phat Giao Viet Nam Hcm Noi Tru Xa

Nội thất một phòng – 6 người tại khu Tăng xá – Ảnh: N.Dũng

– Ngày 8-5-2016 sẽ diễn ra lễ khánh thành giai đoạn 1 Học viện, cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Sinh hoạt nội trú được diễn ra trước đó, từ ngày 3-5-2016. Các TNSV sẽ được Hội đồng Điều hành Học viện sắp xếp đưa rước vào lúc 6 giờ sáng cùng ngày tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), để thuận tiện cho việc tập trung và di chuyển. Hiện khóa XI có 515 TNSV tu học nội trú tại cơ sở Lê Minh Xuân.

Có hai trường hợp ngoại trú được Hội đồng Điều hành cho phép là: (a) TNSV đang theo học chương trình cử nhân hoặc thạc sĩ tại một trường đại học bên ngoài, (b) TNSV là người xuất gia và tu học tại những ngôi chùa đơn chiếc, chỉ có hai ba thầy trò, không đủ nhân sự để điều hành các Phật sự tại chùa. Trong hai trường hợp nêu trên, TNSV phải làm đơn với các chứng từ hợp lệ sẽ được xét duyệt.

TNSV có phải đóng phí khi vào nội trú hay không, thưa Thượng tọa?

– Các TNSV không phải đóng lệ phí khi sinh hoạt nội trú tại nội viện như trong trường hợp các KTX thuộc các trường đại học ngoài đời.

Vì đây là nhiệm vụ đào tạo Tăng Ni tài cho Phật giáo VN, khi được Hòa thượng Viện trưởng và Hội đồng Điều hành giao nhiệm vụ đặc trách Quản viện của khu nội trú, chúng tôi đã vận động các Phật tử phát tâm cúng dường trai phạn 6 tháng đầu, mỗi ngày 15 triệu. Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động Phật tử cúng mỗi ngày, từ năm này sang năm khác.

Ngoài ra, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay phối hợp với Trung tâm Y khoa Phước An bảo trợ Bảo hiểm y tế trọn gói cho trên 700 TNSV của Học viện khóa này. Do đó việc khám sức khỏe và điều trị bệnh, TNSV không phải lo.

Với sự đa dạng về truyền thống, hệ phái (Nam tông, Bắc tông, Khất sĩ…), và mỗi truyền thống, hệ phái có đặc thù trong pháp môn tu tập, sinh hoạt (tụng kinh, bái sám, thực phẩm thọ dụng hàng ngày…); vậy sinh hoạt của TNSV nội trú sẽ phải như thế nào trong trường hợp đó?

– Chương trình tu học tại nội viện được thiết kế theo cách thức để các TNSV, dù thuộc hệ phái nào, đều thích ứng được, nhờ đó, đạt được nhiều tiến bộ trong học và tu.

Khóa XI Học viện không có chư Tăng Nam tông, chỉ có một số ít Tăng Ni Khất sĩ, trên 95% TNSV thuộc hệ phái Bắc tông. Ăn chay trường rất thích hợp với TNSV Bắc tông và Khất sĩ. Tụng kinh, bái sám, ngồi thiền… có nghi thức chung do Hội đồng Điều hành chuẩn duyệt, và do đó, các TNSV cùng thực tập chung. Trong các trường hợp đặc biệt như bố-tát… các TNSV hệ phái Khất sĩ có địa điểm hành lễ riêng. 

Hoc Vien Phat Giao Viet Nam HcmCó 02 tòa Tăng và Ni xá biệt lập dành cho Tăng, Ni sinh viên – Ảnh: Bảo Toàn

Có ý kiến gởi về tòa soạn Báo Giác Ngộ tỏ ra quan ngại Tăng xá và Ni xá được bố trí trong khuôn viên Học viện sẽ khó khăn cho việc quản lý. Vậy, Hội đồng Điều hành Học viện và cá nhân Thượng tọa, vị được phân công trách nhiệm TNSV nội trú, Thượng tọa có tiên liệu về sự khó khăn sau này?

– Quan ngại đó là đúng. Hòa thượng Viện trưởng và Hội đồng Điều hành đã có nhiều thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề này. Để các vấn đề tế nhị không có cơ hội xảy ra trong suốt thời gian tu học nội trú của TNSV, với tư cách là người quản lý trực tiếp khu nội viện, dựa vào các giới luật Phật dạy, chúng tôi đã soạn thảo Quy chế nội viện. Quy chế đã được thông qua ngày 23-4-2016 gồm có 5 chương và 21 điều, mỗi điều đều có các quy định nhỏ, rất chi tiết và cụ thể, nhằm bảo hộ giới hạnh của TNSV được thanh tịnh và trang nghiêm. Trên tinh thần đó, tôi tin tưởng rằng mọi việc trong sinh hoạt nội trú sẽ được tốt đẹp.

Được biết trong điều kiện cơ sở hiện tại, Tăng Ni sinh nội trú chỉ trong thời gian tối đa là 2 năm. Đối với các TNSV các tỉnh thành khác đến thành phố theo học Học viện, việc xin một nơi lưu trú để đi học đôi khi rất khó khăn. Có nhiều TNSV khi hỏi ý kiến và nhiều vị trách nhiệm các chùa có TNSV lưu trú đi học cũng tỏ ra lo lắng, sau thời gian nội trú tại Học viện, khi họ rời nơi xin lưu trú đi, các vị trú trì sẽ điền người mới vào, và khi họ trở về lại sau có thể sẽ không có chỗ ở ổn định. Vậy, những trường hợp đó thì sẽ như thế nào, họ có thể xin tiếp tục nội trú ở Học viện để theo học hết khóa hay không, thưa Thượng tọa?

– Tại thời điểm này, mỗi khu nội viện đều có sức chứa 350 giường/ khu, nhưng mới chỉ có 515 TNSV khóa XI nội trú, nên vẫn còn dư phòng ở. Khi kết thúc 2 năm nội trú, các TNSV muốn tiếp tục tu học nội trú cần điền mẫu đơn của Học viện để được gia hạn cho đến lúc ra trường. Khi hai khu nội xá không còn phòng trống, việc xét tuyển nội trú sẽ được dựa vào nguyên tắc ưu tiên cho TNSV vùng cao nguyên, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc TNSV là người dân tộc thiểu số, là người ở các tỉnh thành khác, là người tích cực tham gia các hoạt động Phật sự của GHPGVN và Học viện.

Khi số lượng TNSV ngày càng gia tăng thì Hội đồng Điều hành sẽ có phương án xây dựng thêm tòa nội xá mới, để đáp ứng nhu cầu tu học của TNSV một cách hiệu quả.

Thượng tọa có thể tóm tắt tinh thần nội quy dành cho TNSV nội trú, trong trường hợp có thể có TNSV vi phạm nội quy, Hội đồng Điều hành sẽ xử lý như thế nào, mức độ cao nhất là gì và cho loại vi phạm nào?

– Quy chế Nội viện được xây dựng trên các cơ sở sau đây: (a) Các giới luật do Phật chế định, (b) Hiến chương GHPGVN và Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, (c) Các thanh quy thiền môn, (d) Các luật nghi, tế hạnh, (e) Nội quy cần tuân thủ, (f) Thời khóa tu học nghiêm túc.

Tùy theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ đối với các vấn đề nêu trên, TNSV vi phạm sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc. TNSV nào vi phạm các điều khoản thuộc nhóm Ba-la-di, Tăng tàn (những điều khoản trong giới luật dành cho người xuất gia – PV) và vi phạm luật pháp hiện hành sẽ bị kỷ luật nặng nhất là tẩn xuất. Các trường hợp vi phạm nhẹ sẽ được nhắc nhở riêng, nhắc nhở giữa chúng và kỷ luật khắt khe.

Với kinh nghiệm của một người đi trước, Thượng tọa có gì chia sẻ với TNSV sẽ nội trú tại cơ sở mới của Học viện?

– Trong gần 8 năm du học tại Ấn Độ, tôi đã theo học 3 trường đại học và đã ở 4 KTX khác nhau, trong đó có 1 KTX cho sinh viên Ấn Độ giáo và 1 KTX cho sinh viên Hồi giáo. Làm trụ trì chùa Giác Ngộ từ năm 1992, so với các du học tăng tại Ấn Độ vào thời điểm 1994-2002, tôi có phần thuận lợi hơn về tài chính. Nhưng tôi đã không thuê phòng riêng hoặc chia sẻ các căn hộ chung, như nhiều vị du học khác. Nhờ sống trong các KTX, tôi học hỏi được văn hóa của các quốc gia khác qua các bạn cùng KTX hoặc đồng học, đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh. Ngoài ra, tôi không mất thời gian cho việc đi chợ, nấu thức ăn, dọn bàn ăn, rửa chén,… như trong trường hợp ở nhà thuê. Phần lớn các KTX tại Ấn Độ đều bắt buộc ăn chay trường, nên rất thuận tiện cho Tăng sĩ Phật giáo.

Sinh hoạt nội trú tại Học viện có nhiều lợi ích hơn thế, so với việc ở tại KTX. Các TNSV hãy tận dụng cơ hội tu học nội trú này để học Phật tốt hơn, tu Phật có hiệu quả hơn và về sau này, phụng sự Phật giáo và nhân sinh tích cực hơn.

P.Hỷ thực hiện (Giác Ngộ)

 

Tin bài có liên quan

Wat Ram Poeng Trung Tâm Thiền Minh Sát Tuệ Tại Miền Bắc Thái Lan

Wat Ram Poeng Trung Tâm Thiền Minh Sát Tuệ Tại Miền Bắc Thái Lan

Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu

Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu

Viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới

Viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới

Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California

Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California

Trường Đại Học Hoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế

Trường Đại Học Hoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế

Trung Tâm Thiền Pa Auk Miến Điện – Thích Hạnh Thức

Trung Tâm Thiền Pa Auk Miến Điện – Thích Hạnh Thức

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

Thiền Viện Chanmyay Tại Miến Thích Giác Hoàng

Thiền Lâm Pa-Auk Tại Miến – Thích Giác Hoàng

Thiền Lâm Pa-auk Tại Miến – Thích Giác Hoàng

Sư Ông Làng Mai Khai Sinh Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á – Chân Pháp Nguyện

Sư Ông Làng Mai Khai Sinh Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Á – Chân Pháp Nguyện

Phật Học Tại Hoa Kỳ

Load More

Discussion about this post

Từ Nghiệp Luân Đến Pháp Luân

Từ Nghiệp Luân đến Pháp Luân

TỪ NGHIỆP LUÂN ĐẾN PHÁP LUÂN Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda chuyển ngữ Thưa ngài trưởng lão tôn quí, Lý do để...

Phương Pháp Giáo Dục Qua Tam Vô Lậu Học

Phương Pháp Giáo Dục Qua Tam Vô Lậu Học

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUA TAM VÔ LẬU HỌCThích Trung Định Trong rất nhiều phương pháp giáo dục của Phật...

Bồ Tát Vào Đời

Bồ tát vào đời

          BỒ TÁT VÀO ĐỜI TN Huệ Trân             Thời Đức Phật còn tại thế, trong một mùa an...

Những Cánh Hoa Trên Đường

Những Cánh Hoa Trên Đường

Thích Thái HòaNHỮNG CÁNH HOA TRÊN ĐƯỜNGNhà Xuất Bản Hồng ĐứcNhững Cánh Hoa Trên Đường   MỤC LỤC Thăm mấy...

Nắm Lá Nhiệm Mầu

Nắm lá nhiệm mầu

Pháp mà Như Lai chứng biết thì như lá rừng kia, vô cùng vô tận Trong vô vàn hình ảnh...

Lucy – Phải Chăng Là Sự Gặp Nhau Giữa Triết Học Siêu Nhân Học Và Phật Học

Lucy – Phải chăng là sự gặp nhau giữa triết học siêu nhân học và Phật học

Lucy – Phải chăng là sự gặp nhau giữa triết học siêu nhân học và Phật học Thích Châu Đạt...

Kinh A Di Đà

KINH A DI ĐÀ. Thích Trí TịnhHán dịch: nhà Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập...

Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật

Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật Hòa Thượng Thích Trung Quán dịch Việt...

Sen Vàng Nâng Gót Ngọc Đức Thế Tôn

Sen Vàng Nâng Gót Ngọc Đức Thế Tôn

SEN VÀNG NÂNG GÓT NGỌC ĐỨC THẾ TÔN Thích Vân Phong   Đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với...

Ttt-Diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Ttt-diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Trí Thủ

DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM của Hòa thượng Thích Trí Thủ...

Huy Chương Vàng Của Quốc Hội Hoa Kỳ Trao Tặng Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma Năm 2006

Huy Chương Vàng Của Quốc Hội Hoa Kỳ Trao Tặng Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma Năm 2006 The United...

Ngụ Ngôn Thiền

Ngụ Ngôn Thiền

NGỤ NGÔN THIỀN(Zen Fables for Today)Richard McLeanDịch gỉa: Viên ThểNhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí MinhLần đầu tiên...

Diệt Ngay Lục Tặc Ngoài Đời

DIỆT NGAY LỤC TẶC NGOÀI ĐỜI ________________   “Lục căn” là sáu cơ quan Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi và Thân,...

Đời Người Như Gió Qua

Đời người như gió qua

ĐỜI NGƯỜI NHƯ GIÓ QUA Phạm Thanh Chương   Cuối cùng  thì những  dự định, hi vọng,  ước mơ, hoài...

Tứ Quả Sa Môn

TỨ QUẢ SA MÔN Thích Đức Thắng Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh...

Từ Nghiệp Luân đến Pháp Luân

Phương Pháp Giáo Dục Qua Tam Vô Lậu Học

Bồ tát vào đời

Những Cánh Hoa Trên Đường

Nắm lá nhiệm mầu

Lucy – Phải chăng là sự gặp nhau giữa triết học siêu nhân học và Phật học

Kinh A Di Đà

Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật

Sen Vàng Nâng Gót Ngọc Đức Thế Tôn

Ttt-diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Huy Chương Vàng Của Quốc Hội Hoa Kỳ Trao Tặng Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma Năm 2006

Ngụ Ngôn Thiền

Diệt Ngay Lục Tặc Ngoài Đời

Đời người như gió qua

Tứ Quả Sa Môn

Tin mới nhận

Lời Phật dạy dành cho những người hay phiền muộn

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Người được Phật dự báo trước cái chết

Chùa Giác Linh

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Lời Phật dạy về nhân duyên

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Mười hai căn bệnh không được thấy Phật

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Người tu sợ nhất cái gì?

Tâm tình ngườì phật tử: Xây chùa to nên vui hay buồn?

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Chúc Nhau Thịnh Vượng, Giầu Sang, Phát Tài – Nguyên Minh

Cầu Trời, Khẩn Phật

Mẹ Đã Ra Đi – Huệ Giáo

Ơn Nghĩa Sinh Thành Chân Y Nghiêm

Thiền Định (samatha)

Phép Thiền Định Và Các Học Phái

Lời Khuyên Châm Biếm Cho Bốn Trường Phái

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Dịch Giải

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Cốt Lõi Đạo Phật Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tinh thần giác ngộ

Giữ giới lợi mình và ích người

Nguyên Nhân Sự Chia Cắt Giữa A.dharmapala Và H.S.Olcott

Bước chân cùng tử

Ngồi tĩnh tâm ở Paris sau khủng bố nghĩ về nhà sư gốc Ukraine đầu tiên

Nguyện Cầu Hồi Hướng Của Tự Viện

Nghe hạnh phúc lan tỏa

Xuất Xứ Và ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Xuất Xứ Của Tâm Kinh

Ôn vẫn còn đây

Tin mới nhận

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 59)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Kinh Bách Dụ: Thù ghét lẫn nhau

Kinh Bách Dụ: Giả mù

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

A Hàm Tuyển Chú

Kinh Cúng Thí Người Mất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Kinh Bách Dụ: Bị gấu cắn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Tịnh Không Pháp Ngữ (tt)

Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 73)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 8)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 39)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 84)

Đọc sách ngàn lần – Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 48)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.