PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chùa Huệ Quang ở thôn Phú Lộc Tây

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

         Chùa tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây 4, xưa kia thuộc xã Diên Thủy, nay đã mang địa chỉ mới 126 đường Đồng Khởi, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh.

         Năm 1950, Hòa thượng Thích Như Hoa, húy thượng Thanh hạ Môn, tự Từ Tâm, thuộc dòng thiền Lâm Tế, chi Liễu Quán đời thứ 41, đã mua thửa đất rộng khoảng 5.000m2 để kiến lập nên ngôi chùa vùng quê nghèo, đặt tên là Huệ Quang, ánh sáng của trí tuệ.

         Tổ khai sơn lập tự đã hành đạo nơi đây, truyền bá chánh pháp, mang lại một nguồn sáng tâm linh thiêng liêng cùng cảnh sắc uy nghiêm để dẫn dắt tinh thần cho người dân quanh vùng Phú Lộc. Trải qua 32 năm hoằng pháp độ sanh, Tổ gắn bó với ngôi chùa mộc mạc, đi qua thời kỳ kinh tế khó khăn của đất nước, đã được tăng ni, Phật tử gần xa biết đến, tìm đến với niềm tôn kính, và Ngài đã viên tịch vào ngày 10 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1982).

BlankBlank

         Đệ tử của Tổ là Hòa thượng Thích Kế Nghiêm, húy thượng Trừng hạ Phước, tự Thiện Trí, đã kế thế trụ trì, tiếp tục thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, gìn giữ ngôi Tam Bảo, thâu nhận nhiều đệ tử xuất gia, song song với việc tu bổ, kiến tạo cảnh quan để ngôi già lam vẫn giữ được vẻ trang nghiêm thanh tịnh.

       Đến năm 2008, được sự ủng hộ của Tăng Ni và đông đảo Phật tử khắp nơi, Hòa thượng trụ trì đã mạnh dạn bắt đầu mở một cuộc đại trùng tu ròng rã suốt 14 năm không ngừng nghỉ, cho đến đầu năm 2022 là sắp hoàn thành từ trong ra ngoài, chỉ còn vài công trình nhỏ còn dở dang không đáng ngại…

         Khi Tỉnh Lộ 8 được mở rộng, cổng tam quan của chùa đã lùi vào trong với dáng vóc diện mạo mới thật đồ sộ hiển hiện bên đường. Các trụ cổng đều có tháp và thạch đăng trên đỉnh.

       Sau cổng, bên trong sân thiết trí tôn tượng Phật Di Lặc an tọa trên đài sen bằng đá trắng, phía sau tượng là bức vách phù điêu làm phông nền với pháp luân 12 nan “Thập Nhị Nhân Duyên” cùng hoa lá của sen vươn cành nở búp trong cảnh giới luân hồi sanh diệt…

       Trên bảo điện, được tôn trí an vị chính giữa, bậc cao nhất, là pho tượng đức Điều Ngự Thích Ca bằng đồng đỏ, với kim thân cao 3 mét, đài liên hoa cao 1 mét, bệ tượng cao 1 mét, và vầng hào quang phía sau tượng như một bức phông hoa văn chạm trổ cũng bằng đồng đỏ có kích thước cao 4 mét, ngang 2 mét. Đức Phật tĩnh tọa, đôi bàn tay cùng xòe ra mang ý nghĩa đang “ban vui” và “cứu khổ”. Trọng lượng của pho tượng này là 3.200 ký, có thể là pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng trên chánh điện đang giữ kỷ lục lớn nhất Xứ Trầm Hương. Pho tượng này được đúc khuôn rót đồng ở ngoài Huế chở vào từng phần của kim thân Phật rồi ráp nối lại ngay trên chánh điện vào năm 2014, cùng lúc với đại hồng chung đồng đỏ nặng 1.000 ký đúc ở Hội An.

        Bậc thứ hai bên dưới kim thân Phật Tổ trên bảo tòa, có tôn trí bộ tượng Di Đà Tam Tôn, và Tam Thế Phật, cùng một tượng Bồ tát Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng gỗ.

        Những ô thông gió kích cỡ lớn trên các vách hai bên chánh điện đều được đúc khuôn trang trí long mã, một linh vật dị kỳ hình tướng với đầu rồng thân ngựa rất ấn tượng. Nơi bốn góc chánh điện, phía trên cao, còn có hình tượng chư thiên, la hán hàng long phục hổ với những nét chạm trổ điêu luyện tài hoa của nghệ nhân cố đô Huế.

         Gian phía sau chánh điện là nơi tôn trí giữ gìn những pho tượng Phật cũ của chùa xưa mà Thầy Tổ để lại.

      Tây lang và Đông lang đều hai tầng dài song song với nhau hai bên chánh điện. Từ tầng trên bên Tây lang có thể đi qua tầng trên của ngôi đại hùng bảo điện bằng một chiếc cầu xi măng dáng cong bắc ngang thật thuận tiện và đậm nét mỹ thuật.

Tầng trên của dãy nhà Tây, phía ngoài cùng có tôn trí bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, và Tiếu Khẩu Di Lặc Phật đều bằng đá trắng toát với dáng đứng, cùng hướng nhìn ra ngoài tỉnh lộ.

        Tầng trệt của Tây lang là nơi phương trượng, khách đường trụ trì, và chúng tăng an trú. Đông lang phía bên trái ngôi chánh điện gồm nhà trù, là nơi chư tăng và phật tử dùng cơm, bên ngoài nhìn vào thấy tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên và gác chuông.

        Tầng trệt bên dưới ngôi chánh điện là Tổ đường thoáng rộng. Ngay cửa bước vào là bàn thờ Phật được tôn trí tượng đức A Di Đà,và Bồ tát Quán Thế Âm. Phía sau là bàn thờ có tượng Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, cùng các bài vị chữ Hán.

        Sân vườn sau ngôi chánh điện là khu ký gửi linh cốt, trước có một hồ sen nhỏ thiết trí một đài Bồ Tát Địa Tạng bằng đá ngồi trên kỳ lân, tay tích trượng, tay hỏa châu vô cùng oai nghiêm. Những dãy ô linh cốt đều được lợp mái ngói che nắng tránh mưa, an vị trong không gian thanh tịnh im ắng.

        Ngoài sân trước, phía bên phải ngôi chánh điện, trước Tây lang, là khuôn viên Tháp. Ngôi tháp thờ Tổ khai sơn cao ba tầng khối vuông vức, trên đỉnh có búp sen, bằng gạch đỏ đã bạc màu, nhuốm rêu thật bình dị chân quê được an tĩnh trên bãi cỏ xanh, quanh đó là những cây muồng đang trổ hoa vàng.

       Gần bên dãy tường phía ngoài đường lộ, bên trái của cổng tam quan khi bước vào, có thiết trí một Lễ đài Quán Thế Âm với kiến trúc Chùa Một Cột thu nhỏ, bên dưới là hồ cá lội tung tăng. Nối tiếp ngay phía sau là gian thờ Thánh chúng, bên trong tôn trí các pho tượng Bố Đại Hòa Thượng, Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Chuẩn Đề, Tiêu Diện Đại Sĩ, Hộ Pháp Khuyến Thiện, Thành Hoàng, và bộ Quan Thánh Đế Quân với Châu Xương- Quan Bình hầu hai bên, đều là những pho tượng cũ của chùa xưa được bảo tồn để tưởng nhớ công ơn Thầy Tổ.

BlankBlankBlankBlankBlankBlankBlankBlankBlankBlankBlankBlankBlank

      Một vài công trình phụ như Đài Quán Thế Âm lộ thiên, nhà chuông… đang thi công ráo riết sẽ hoàn thành sớm.

      Các ngày lễ lớn, ngày Vía chư Phật và Bồ tát trong năm, nhà chùa đều tổ chức long trọng trang nghiêm, mở rộng cửa cổng để Phật tử vân tập về bái Phật, trì tụng kinh kệ, tùy duyên mà cộng tu theo các khóa lễ Thọ trì Bát Quan Trai giới, sám hối, cầu siêu, cầu an với tín tâm và thành kính.

                                                                               Tâm Không Vĩnh Hữu

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Danh Hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Việt Nam: Xây Chùa ‘Hoành Tráng’ Là Tốt Hay Xấu?

Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?

Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự

Tượng Phật Ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (Video)

Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu viện Khánh An

Từ Ốc Tiêu Cổ Tự Đến Chùa Phước Duyên Ngày Nay

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Đàm

Từ Đàm

Load More

Discussion about this post

Vietnamese Vegetarian Dishes With Beyond Meat – Món Chay Việt Nam Với Thịt Beyond

Vietnamese Vegetarian Dishes With Beyond Meat – Món Chay Việt Nam Với Thịt Beyond

VIETNAMESE VEGETARIAN DISHES WITH BEYOND MEAT  MÓN CHAY VIỆT NAM VỚI THỊT BEYOND  Wisdom Today Beyond and Impossible là hai...

Trụ Tích Trấn Vương Kỳ

Trụ Tích Trấn Vương Kỳ

TRỤ TÍCH TRẤN VƯƠNG KỲ  TN Huệ Trân   “Vạn Hạnh dung tam tếChơn phù cổ sấm cơHương quan danh...

Niết Bàn (Song Ngữ)

Niết Bàn (song ngữ)

Từ Ngữ Phật Giáo: Niết Bàn Niết Bàn là một trong những từ ngữ phổ biến nhất mà Đức Phật...

Nhập Pháp Giới Lược Giải (Cd Thi Hóa Phẩm Nhập Pháp Giới, Kinh Hoa Nghiêm, 2004) Từ Hoa

Rừng Thệ Đa trong vườn họ Cấp Năm trăm người hội nhập diệu quang. Thanh văn, quyến thuộc hàng hàng...

Vô Tự Thị Chân Kinh – Diệu Trân

Vô Tự Thị Chân Kinh – Diệu Trân

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trang kinh còn đọng mùi lá bối

TRANG KINH CÒN ĐỌNG MÙI LÁ BỐI Nguyễn Xuân Chiến   I.- BÀN TAY NGAN NGÁT TRẦM HƯƠNG Chia tay...

Tìm Hiểu Pháp Thần Thông Trong Phật Giáo

Tìm Hiểu Pháp Thần Thông Trong Phật Giáo

LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ Phiên bản tiếng Anh cuốn sách của ngài Phorn Ratanasuwan mang tựa đề Thần...

Phật Giáo Dưới Góc Độ Hiện Đại Và Hậu Hiện Đại

PHẬT GIÁO DƯỚI GÓC ĐỘ HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠIQuán Như Đức Phật Dạy Những Gì? Câu hỏi đơn...

Các Điện Văn Trao Đổi Giữa Huế, Sài Gòn Và Washington..

CÁC ĐIỆN VĂN TRAO ĐỔI GIỮA TOÀ TỔNG LÃNH SỰ HUẾ, TÒA ĐẠI SỨ MỸ TẠI SÀI GÒN VÀ BỘ...

Thần Chú Phổ Am

Thần Chú Phổ Am

THẦN CHÚ PHỔ AM:NGÔN NGỮ RƠI RỤNG CHO TIẾNG HẢI TRIỀU VÚT CAO(Phục nguyên Phạn văn của thần chú Phổ...

Tôi Tu Theo Quán Thế Âm: Vô Sanh Pháp Nhẫn

Tôi Tu Theo Quán Thế Âm: Vô Sanh Pháp Nhẫn

TÔI TU THEO QUÁN THẾ ÂM: VÔ SANH PHÁP NHẪN PHỔ TẤN  1.      Dẩn nhập:                           ...

Hình Như

Hình Như

Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ...

Tuyên bố Bangkok lần thứ 12 Đại lễ Vesak

TUYÊN BỐ BANGKOK LẦN THỨ 12ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC   Ngày 28 – 30 tháng 05 năm 2015...

Ứng Dụng Lý Nhân Duyên

Ứng Dụng Lý Nhân Duyên

ỨNG DỤNG LÝ NHÂN DUYÊN ĐỂ THẤU TRIỆT LỜI PHẬT DẠY Thích Đạt Ma Phổ Giác Đức Phật nói lý...

Vai Trò Của Tiến Sĩ Lê Văn Hảo Trong Biến Cố Tết Mậu Thân 1968 Tại Huế 2008-02-02 Nguyễn An, Phóng Viên Đài Rfa

VAI TRÒ CỦA TIẾN SĨ LÊ VĂN HẢOTRONG BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ2008-02-02 Nguyễn An, phóng viên...

Vietnamese Vegetarian Dishes With Beyond Meat – Món Chay Việt Nam Với Thịt Beyond

Trụ Tích Trấn Vương Kỳ

Niết Bàn (song ngữ)

Nhập Pháp Giới Lược Giải (Cd Thi Hóa Phẩm Nhập Pháp Giới, Kinh Hoa Nghiêm, 2004) Từ Hoa

Vô Tự Thị Chân Kinh – Diệu Trân

Trang kinh còn đọng mùi lá bối

Tìm Hiểu Pháp Thần Thông Trong Phật Giáo

Phật Giáo Dưới Góc Độ Hiện Đại Và Hậu Hiện Đại

Các Điện Văn Trao Đổi Giữa Huế, Sài Gòn Và Washington..

Thần Chú Phổ Am

Tôi Tu Theo Quán Thế Âm: Vô Sanh Pháp Nhẫn

Hình Như

Tuyên bố Bangkok lần thứ 12 Đại lễ Vesak

Ứng Dụng Lý Nhân Duyên

Vai Trò Của Tiến Sĩ Lê Văn Hảo Trong Biến Cố Tết Mậu Thân 1968 Tại Huế 2008-02-02 Nguyễn An, Phóng Viên Đài Rfa

Tin mới nhận

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Nụ cười của Đức Phật

Tôi tin Phật

Như Lai – Bậc ngôn hành hợp nhất

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Khi nào là Phật?

Đem Phật vào tâm

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Hạnh hiếu của Đức Phật

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Phật dạy đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Đức Phật là ai? (phần 1)

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Tin mới nhận

Buổi Nói Chuyện “tôi Học Phật” Tại Chùa Thiên Quang, Bình Dương

Thực Hành Hạnh Bố Thí

Bóng Sắc

Phật Giáo Việt Nam Đang Lãng Phí Tài Nguyên Gì ? Nguyễn Hữu Đức

Cách mà người Phật tử Lankan chiến thắng trong trận chiến chống lại sự cải đạo

Hãy làm một cuộc cách mạng

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Cá Thể Và Xã Hội – J. Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Nêu Thêm Về Phương Pháp Giảng Dạy Của Đức Phật

Thiền Và Tâm Phân Học

Ưu Và Khuyết Điểm Của Đại Lễ Phật Phật Đản Vesak 2014

Vạn Pháp Sinh Diệt

Đừng Dính Đến Quyền Lợi – Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Nhà Sư Gieo Hạt Giống Phật Pháp Ở Châu Phi

Khi nào chim sắt bay (Vietnamese-English)

Kiếp Sau Mình ở Đâu

Joseph Goldstein: Ai cũng có khả năng thương yêu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Luôn nghĩ về người khác nhiều hơn là chính mình

Tin mới nhận

Pháp Ấn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Tâm thư của một Phật tử gửi Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Kinh Các Căn Bản Bất Thiện

Tóm tắt kinh Trung Bộ

Kinh Bách Dụ: Người nuôi dê

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Lễ kính Phật – dung nhan từ xấu thành đẹp

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Lời Đức Phật

Tin mới nhận

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 45)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 5)

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Biện Phá ‘Lăng Nghiêm Bách Ngụy’ của Pháp Sư Thích Mẫn Sanh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 4)

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Tự vấn về pháp môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.