PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nhân quả báo ứng hiện đời

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐƯỜNG TƯƠNG THANH biên soạn
ĐẠO QUANG dịch | NGUYỄN MINH TIẾN hiệu đính
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA SÀI GÒN


LỜI NGƯỜI DỊCH

Nhân Quả Báo Ứng Hiện ĐờiMỗi tôn giáo đều có cách riêng để giải thích mối quan hệ của những sự việc diễn ra trong cuộc sống, tuy cũng đều khuyên người làm lành lánh dữ nhưng sự lập luận thật không hoàn toàn giống nhau. Chỉ riêng Phật giáo đưa ra thuyết nhân quả báo ứng, phủ nhận mọi yếu tố thưởng phạt siêu hình, mà chỉ dựa vào tính chất thiện ác trong hành vi của tự thân mỗi người. Thuyết nhân quả này từ khi được đức Phật Thích-ca thuyết giảng đến nay đã trải qua hơn 25 thế kỷ, ngày càng có nhiều bằng chứng xác thực hơn trong thực tế đời sống và cũng ngày càng tỏ ra gần gũi, phù hợp hơn với những hiểu biết, khám phá mới của khoa học hiện đại. Chính vì thế mà số người hoài nghi về những việc thiện ác báo ứng đã ngày càng giảm hẳn, trong khi số người tin chắc vào nhân quả ngày càng tăng thêm, đặc biệt là còn có không ít người thuộc hàng ngũ các nhà khoa học hiện đại nữa.

Sở dĩ như thế là vì thuyết nhân quả báo ứng của Phật giáo đưa ra một quan điểm thấu triệt và hợp lý hơn hết. Theo quan điểm này thì mỗi một sự việc xảy đến cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống đều có một nguyên nhân sâu xa, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ những hành vi mà chính ta đã từng thực hiện. Chúng ta không thể mong rằng sẽ gặt hái được những quả báo tốt đẹp nếu như ta chỉ gieo trồng toàn những hạt giống xấu bằng các hành vi xấu ác, trái đạo lý. Ngược lại, nếu ta biết làm lành lánh dữ, thường giúp đỡ người khác thì những điều tốt đẹp sẽ tự nhiên tìm đến với ta, cho dù ta chẳng hề để tâm mong cầu.

Tuy vậy, đối với những sự việc nhân quả báo ứng trải dài trong dòng thời gian vô thủy vô chung thì mỗi chúng ta đều không có khả năng nhận biết hết. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra trước mắt mà không thể biết được những gì đã từng xảy ra trong một quá khứ mờ mịt xa xôi. Chính vì vậy mà đã có không ít kẻ lớn tiếng phủ nhận nhân quả để rồi tự mình lao vào những việc làm sai trái, bất chấp đạo lý, rốt cuộc phải chuốc lấy những nghiệp quả nặng nề, đau khổ.

Tập truyện này sẽ mang đến cho các bạn những bằng chứng hiển nhiên về nhân quả đã từng xảy ra và được người xưa ghi chép lại. Với những chi tiết cụ thể và xác thực được ghi nhận trong từng trường hợp, đây chắc chắn sẽ là những chứng cứ thuyết phục để chúng ta thấy rõ rằng lời dạy của ông cha ta từ nhiều đời nay quả thật không hề sai trái. Đó chính là đạo lý căn bản trong sự hành xử ở đời: “Gieo gió gặt bão, ở hiền gặp lành.”

Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian, hay nói một cách khác là có sự liên hệ chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, có những hành vi gieo nhân mang đến kết quả tức thời trước mắt, hoặc ngay trong đời sống này, gọi là hiện báo; nhưng cũng có những hành vi được thực hiện trong đời sống này mà qua đời sống kế tiếp mới nhận lãnh quả báo, gọi là sanh báo; lại cũng có những hành vi được thực hiện trong đời sống này nhưng phải qua 2, 3 hoặc nhiều đời sống sau đó mới nhận lãnh quả báo, gọi là hậu báo.

Mặc dù có sự khác nhau về sự nhận lãnh quả báo như thế, nhưng qua tất cả các trường hợp nhân quả báo ứng chúng ta có thể thấy được một nguyên lý nhất quán là một khi đã tạo nghiệp thì không thể tránh đâu cho khỏi sự báo ứng. Đây chính là lời Phật dạy trong kinh Pháp cú:

“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.”
(Kệ số 127, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu)

Và cũng chính do ý nghĩa này mà đức Phật dạy rằng:
Giả sử bách thiên kiếp,
Sở tác nghiệp bất vong,
Nhân duyên hội ngộ thời,
Quả báo hoàn tự thọ.
Tạm dịch:
Dù trải trăm ngàn kiếp,
Nghiệp đã tạo không mất.
Khi nhân duyên đầy đủ,
Phải tự chịu quả báo.

Nhan Duyen QuaDo có sự khác nhau về nhân duyên nên không phải mọi hành vi đều có quả báo như nhau, cho dù dưới mắt người đời chúng có vẻ như không khác gì nhau. Hơn thế nữa, sự khởi tâm của người tạo nghiệp cũng đóng một vai trò quyết định. Chẳng hạn, một hành vi cố ý làm hại người khác sẽ mang đến một quả báo nặng nề hơn so với một hành vi vô tình gây hại cho người khác.

Khi biên soạn tập truyện này, tiên sinh Đường Tương Thanh hẳn đã có ý muốn giúp cho những ai còn hoài nghi về vấn đề nhân quả báo ứng sẽ không còn hoài nghi, bởi những câu chuyện được ghi chép lại nơi đây là những bằng chứng rất rõ ràng khiến cho mọi người không sao ngờ vực được nữa.

Nhận thấy sự lợi ích và tính chất giáo dục luân lý đạo đức rất cao của tập truyện này nên chúng tôi không ngại sở học kém cỏi đã cố gắng hết sức để chuyển dịch sang Việt ngữ, ngõ hầu có thể mang lại đôi chút kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao và phát huy tính hướng thiện cho tất cả mọi người. Hơn thế nữa, với rất nhiều tình tiết thú vị trong những câu chuyện kể, chắc chắn quý độc giả sẽ có được những giây phút thư giãn đầy hứng khởi khi đọc qua tập sách này.

Mong sao những tấm gương của người xưa vẫn có thể giúp nhiều người đời nay sớm thức tỉnh và quay về con đường hướng thiện. Nếu được vậy thì đây chính là niềm vui lớn lao nhất dành cho người dịch.

Nam mô A-di-đà Phật!

Đạo Quang cẩn chí

Pdf_Download_2
Nhân Quả Báo ứng Hiện đời

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Hà Nội

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Hà Nội

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HÀ NỘIXã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (điện thoại...

Ý Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời Gian

Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian

Krishnamurti Ý NGHĨA VỀ SỰ CHẾT, ĐAU KHỔ VÀ THỜI GIAN Nguyễn Minh Tâm, Đào Hữu Nghĩa dịchAn Tiêm 1974...

Người Phụ Nữ Và Nữ Tính Trong Phật Giáo

Người phụ nữ và nữ tính trong Phật giáo

NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ NỮ TÍNH TRONG PHẬT GIÁO (La femme et le féminin dans le bouddhisme) Dominique Trotignon Hoang...

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

VÀI NÉT VỀ TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG Nguyễn Xuân Chiến             1.- LỜI THƯA Trong khi chúng tôi đang...

Chánh Tín

Chánh Tín

  CHÁNH TÍN Quảng Tánh   Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của...

Từ Thí Vô Giá Hội Đến Thủy Lục Pháp Hội – Khởi Nguyên Của Nghi Lễ Đàn Tràng Phật Giáo Bắc Truyền

Từ Thí Vô Giá Hội Đến Thủy Lục Pháp Hội – Khởi Nguyên Của Nghi Lễ Đàn Tràng Phật Giáo Bắc Truyền

Từ Thí Vô Giá Hội Đến Thủy Lục Pháp Hội Khởi Nguyên của Nghi Lễ Đàn Tràng Phật Giáo Bắc...

Kế Sống Khôn Ngoan Nhất

Kế sống khôn ngoan nhất

Thường nghe: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Chúng ta thường nghe câu nói ấy khi đến với...

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

 TÌM HIỂU Ý NGHĨAKINH “THỪA TỰ PHÁP”Thích Nữ Hằng Như   I. DẪN NHẬP “Thừa Tự”, theo quan niệm phong...

Thiền – Nhìn Từ Phương Thức “Thức Ngộ” Đặc Thù Phật Giáo Á Đông – Trịnh Văn Định

Thiền – Nhìn Từ Phương Thức “Thức Ngộ” Đặc Thù Phật Giáo Á Đông – Trịnh Văn Định

THIỀN - NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC "THỨC NGỘ" ĐẶC THÙ PHẬT GIÁO Á ĐÔNG  Trịnh Văn Định Thiền là sản...

Tu Để Chuyển Hóa Phiền Muộn Khổ Đau

Tu để chuyển hóa phiền muộn khổ đau

TU ĐỂ CHUYỂN HÓA PHIỀN MUỘN KHỔ ĐAU Thích Đạt Ma Phổ Giác   Như chúng ta đã biết, đã làm...

Triết Học Jain

Jainism- Kỳ-na giáo là một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Veda, mặc dù trong...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 27)

3.14 Kinh văn:“Tá nhân vật, cập thời hoàn. Hậu hữu cấp, tá bất nan”. “Mượn đồ người, trả đúng hẹn. Sau...

Thế Là

Thế là

THẾ LÀ Tiểu Lục Thần Phong   Thế là mùng hai Hải ngoại mùa xuân chưa sang Dư âm cố quận Lan toả Mang...

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA Thích Tiến Đạt Đại thừa Phật giáo đối với việc tự...

40 Năm Ở Mỹ

40 năm ở Mỹ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Hà Nội

Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian

Người phụ nữ và nữ tính trong Phật giáo

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Chánh Tín

Từ Thí Vô Giá Hội Đến Thủy Lục Pháp Hội – Khởi Nguyên Của Nghi Lễ Đàn Tràng Phật Giáo Bắc Truyền

Kế sống khôn ngoan nhất

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

Thiền – Nhìn Từ Phương Thức “Thức Ngộ” Đặc Thù Phật Giáo Á Đông – Trịnh Văn Định

Tu để chuyển hóa phiền muộn khổ đau

Triết Học Jain

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 27)

Thế là

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

40 năm ở Mỹ

Tin mới nhận

Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời Phật dạy

Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!

Ngàn năm cảnh Phật 

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Giảng nghĩa chữ Phật

Lời Phật dạy về cách chọn bạn mà chơi

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Vì sao con người làm khổ nhau?

Người đẹp tuyệt trần

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Mười hai căn bệnh không được thấy Phật

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Muốn thấy Phật phải trút bỏ phàm tình

Tin mới nhận

Tư Duy Lược Yếu Pháp – Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Vài Trải Nghiệm Sau 5 Năm Tu Tập Bát Chánh Đạo

Giải thích ngắn gọn về thiền Vipassana (Song ngữ Vietnamese-English)

Tôn Giáo Và Hôn Nhân Đồng Tính Viết Bởi Tỳ Kheo Mettanando – Khánh Văn Việt Dịch

Pháp thoại do Thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng năm 2017

Đạo cao một thước, ma cao một trượng

Trần Nhân Tông Và Bài Học Tư Tưởng Giải Phóng Nội Lực – Văn Quân

Lễ Vu Lan Tại Chùa Quang Đức –Texas – Minh Mẫn

Quán Chiếu Về Lẽ Vô Thường

Nhật Ký Dharamsala – Không Quán

Dông dài chuyện quét lá sân chùa

Muốn tu tập thì phải làm thế nào

Giữa đại dịch corona Vũ Hán, người dân Bhutan vẫn “bình tĩnh sống”

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 46)

Bãi chiến trường

Mầu Sắc Pháp Phục

Tình Hình Biển Đông Và Phật Giáo Việt Nam

Hiện tượng hội nhập văn hoá dưới thời Lý Trần

Tin mới nhận

Giải Mã Bí Ẩn Kinh Pháp Hoa

Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Hà Nội: BTS GHPGVN quận Ba Đình kính mừng Phật đản PL.2566

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Kinh Kim Cang: Diệu Lực Của Trí Bát Nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 48)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 45)

Ý Nghĩa Vãng Sanh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 8)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Chương 1 bài 2 mục 2 Tường Tận Đối Trị Phiền Não

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 5)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.