PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Bí quyết để có hạnh phúc

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 

BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC
Đức Đạt Lai Lạt Ma
La Sơn Phúc Cường trích dịch

 

Dalai_Lama_221112Trong khi một phần không nhỏ của thế giới đang hoang mang trước sự thay đổi chính quyền ở nước Mỹ, khi từ ngày 20/1/2017, tỷ phú bất động sản Donald Trump chính thức là ông chủ Nhà Trắng, trả lời phỏng vấn trên CNN, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ngài sẽ lên kế hoạch gặp gỡ Tổng thống đắc cử.

Quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma là, dù cho tổng thống là có địa vị rất quan trọng nhưng về cơ bản thế giới này thuộc về nhân loại. Mỗi quốc gia thuộc về người dân của họ, không chỉ được lãnh đạo bởi một cá nhân cụ thể nào.

“Tôi coi  Mỹ là nước đi đầu trong một thế giới tự do, đề cao dân chủ và lấy pháp luật làm nền tảng… Khi lên nắm quyền, tất cả các vị tổng thống đều phải làm việc dựa trên động lực mạnh mẽ là các dữ kiện thực tế. Do đó, không có gì đáng để lo lắng”. Nhà cầm quyền được người dân bầu lên phải có trách nhiệm gắn kết mọi người, làm việc cùng nhau bởi vì Mỹ là nước dân chủ và quyền lực được chia sẻ.

Trước thực trạng nhiều người Mỹ đang cảm thấy bất an về tương lai của đất nước dưới thời Tổng thống Trump, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một số lời khuyên giúp mỗi người dễ dàng có được hạnh phúc dù cho thế giới xung quanh có diễn ra như thế nào. CNN dẫn lời ngài:

Biết từ bi với bản thân

Hãy nuôi dưỡng tâm từ bi, trước tiên là với chính bản thân mình, bởi niềm hạnh phúc vốn phần lớn bắt nguồn từ trong tâm mỗi người. Nếu bạn cảm nhận mọi thứ một cách trung thực và chân thành, bạn sẽ có được hạnh phúc bất kể môi trường xung quanh có diễn ra như thế nào.

Nói cách khác, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu có hiểu biết về bản thân và biết trân trọng chính mình ngay cả khi phạm phải những sai lầm.

Tương tự, khi có tâm từ bi với một người, bạn sẽ dễ dàng nhận ra nỗi khổ đau của họ và quan tâm nhiều hơn đến họ. Các nhà khoa học thần kinh đã chỉ ra rằng, khi ấy bạn sẽ dễ dàng phát triển lòng nhân ái và sẻ chia với mọi người. Từ bi với bản thân là khi bạn biết thương yêu, trân trọng hơn là phê phán, sân hận với bản thân, thậm chí khi bạn đang gặp rắc rối và khó khăn.

Đừng lầm lẫn với trạng thái tiếc nuối hay yếu đuối với bản thân khi bạn đang phải trải qua khổ đau. Trong trường hợp đang phải trải qua khổ đau hay thất bại, thay vì cứ không ngừng trách cứ, dằn vặt bản thân, hãy coi những trải nghiệm của mình là một phần trong tổng thể những trải nghiệm to lớn hơn của loài người. Hãy đừng coi chỉ riêng mình đang trải nghiệm khổ đau. Hãy tập nhìn và đối xử với những khổ đau bằng chính niệm và tỉnh thức hơn là cứ đồng nhất bản thân mình với khổ đau và sự thất bại đó.

Học giả Kristin Neff, một chuyên gia về từ bi với bản thân tại khoa Tâm lý Giáo dục Austin, Đại học Texas đã cho rằng, thường thì mọi người có xu hướng thương yêu người khác hơn bản thân mình. Tuy nhiên nếu bạn có từ bi với bản thân mình, sẽ dễ dàng cảm thấy từ bi với mọi người hơn rất nhiều và tâm từ, tâm bi của bạn sẽ có nền tảng vững bền hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu ta biết đối trị những dằn vặt, phê phán bản thân, sức khỏe của ta sẽ tốt hơn rất nhiều.

Dành thời gian để tư duy

Sẽ dễ cảm thấy từ bi hơn nếu bạn dành thời gian để tư duy về những điều mình đang trải nghiệm. Đức Đạt Lai Lạt Ma thức dậy lúc 3 giờ sáng mỗi ngày để hành thiền trong thời gian 5 tiếng.

Chỉ 10 phút hành thiền cũng có thể cải thiện dòng tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiền giúp thay đổi một số phần của bộ não, giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn và làm tăng khả năng thấu cảm.

Hành thiền lâu hơn, thậm chí chỉ trong khoảng 20 phút, có thể giúp cải thiện tâm trạng, trí nhớ và định lực. Khi biết tư duy sâu sắc hơn, bạn sẽ dần nhận ra rằng, không có gì tồn tại thật giống như nó đang hiện khởi. Tất cả các cảm xúc, phiền não, tư tưởng của chúng ta cũng vậy, chúng không thực sự tồn tại như chúng đang hiện diện. Nếu biết tư duy và quan sát như vậy, nền tảng của những cảm xúc tiêu cực sẽ trở nên mờ dần, mờ dần và biến mất.

Kiểm soát sân giận

Nếu cảm thấy sân giận về kết quả bầu cử hay trước những hoàn cảnh bên ngoài nào khác, hãy đừng để cho nó kéo dài mãi. Cảm giác giận dữ kéo dài không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Hãy duy trì lòng từ bi liên tục trong dòng tâm và ở cạnh những người có tâm từ bi có thể giúp xoa dịu sự tức giận. Hãy áp dụng cách làm này và bạn sẽ thấy rằng sức khỏe của mình tốt hơn nhiều.

Khi cảm thấy tức giận về bất kỳ điều gì, đừng để nó chi phối suy nghĩ của bạn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cảm giác giận dữ kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, mất ngủ, ăn uống mất kiểm soát – tất cả đều là nguy cơ gây ra các vấn đề tim mạch, đột quỵ và tổn thọ.

Có rất nhiều phiền não ăn sâu trong dòng tâm của chúng ta nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải né tránh hay bỏ qua các trải nghiệm tiêu cực. Nếu chỉ có một cốc nước vơi thì chúng ta không thể cứ vờ cho rằng cốc nước đầy. Nếu quý vị có thể xoa dịu nỗ khổ đau và sân giận bằng tâm từ, tâm bi, sự quan tâm, chia sẻ thì chúng sẽ mang lại niềm hạnh phúc to lớn.

Sau nhiều năm học hỏi dưới sự chỉ dạy của các bậc Thầy Phật giáo Tây Tạng, giáo sư Neff luôn ấn tượng trước niềm an lạc, hạnh phúc của các ngài mặc dù các ngài phải rời bỏ quê hương và sống một đời sống tỵ nạn. “Các ngài không chối bỏ sự khổ đau tới với mình, các ngài cởi mở với nỗi đau, đối xử với nỗi đau khổ bằng tâm từ và tâm bi.”

Giúp đỡ mọi người

Một trong những điểm mấu chốt mang lại hạnh phúc là cố gắng giúp đỡ mọi người. Khi đó, dù cho hoàn cảnh bên ngoài có như thế nào thì bạn vẫn có thể giữ được sự tự tin và niềm hạnh phúc.

Giúp đỡ mọi người có thể ở hình thức tham gia các hoạt động thiện nguyện, hoặc đôi khi chỉ đơn giản trở thành một người biết lắng nghe khi người khác buồn bã, thất vọng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên tham gia các hoạt động tình nguyện luôn cảm thấy được kết nối xã hội nhiều hơn, ít cô đơn và ít bị trầm cảm hơn. Các hoạt động thiện nguyện giúp mọi người ít tật bệnh và sống lâu hơn. Đôi khi chỉ một hành động đơn giản biết lắng nghe cũng có thể giúp mọi người cảm thấy giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng tinh thần của mình.

Hãy như một đứa trẻ

Trẻ con rất trung thực và thường dễ chấp nhận người khác mà không mảy may phán xét. Chúng kết bạn mà không quan tâm đến vấn đề tôn giáo, quốc tịch, địa vị gia đình của bất kỳ một ai.

Bản chất của con người là từ bi. Trong khi sự cạnh tranh và chủ nghĩa vật chất có thể khiến đức tính này của con người bị “ngủ đông”, thì sự tươi vui, hài ước có thể đưa chúng “sống lại”. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn tươi cười ngay cả khi ngài đang chia sẻ về các vấn đề nghiêm trọng.

Trên thực tế, kết quả nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những người tươi vui thường có nhiều mối quan hệ tích cực và cảm thấy hài lòng với cuộc sống hơn. Họ cũng thường khỏe mạnh và ít lo âu hơn.

Nếu chúng ta biết làm theo những lời khuyên này có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời trong nhiều năm tới. “Tôi luôn tâm nguyện có thể làm được những việc lợi lạc dù cho có phải đang trong những hoàn cảnh khó khăn. Một khi biết nỗ lực trong cuộc sống thì những kết quả dù cho nhỏ nhất cũng có thể tới, bạn có thể có được sự hài lòng vô cùng to lớn và cảm thấy niềm an lạc đích thức.

La Sơn Phúc Cường trích dịch

Nguồn: Dalai Lama: 5 things to keep in mind for the next four years, CNN.

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Để Thành Một Phật Tử

ĐỂ THÀNH MỘT PHẬT TỬHT. Thích Trí Thủ   1) HỎI: Một tín đồ Phật giáo trước hết phải hiểu...

Từ Nụ Đến Hoa

Từ Nụ Đến Hoa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giá Trị Đối Chiếu Trong Những Tương Quan Văn Hóa

Giá trị đối chiếu trong những tương quan văn hóa

Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của...

Từ Những Vần Thơ Đến Câu Kệ

Từ những vần thơ đến câu kệ

Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành,...

Viên Ngọc Trong Tâm (Song Ngữ)

Viên Ngọc Trong Tâm (song ngữ)

Viên Ngọc Trong Tâm Hãy trông kìa, ông lữ khách đang lê bước chân, mỏi mệt; Trông ông đau khổ...

Con Người Khi Có Quyền Lực Trong Tay

Con Người Khi Có Quyền Lực Trong Tay

CON NGƯỜI KHI CÓ QUYỀN LỰC TRONG TAYThích Đạt Ma Phổ Giác   Ngày xưa, con người cảm thấy bé nhỏ...

Cỗ Tết Nhà Chùa

Cỗ Tết Nhà Chùa

Cỗ Tết Nhà Chùa Tỳ kheo Nguyên Các LTS: Vài năm trước, chúng tôi ra Hà Nội vào dịp tết, tình...

Sự Yên Lặng Của Một Nhà Sư

Sự Yên Lặng Của Một Nhà Sư

SỰ YÊN LẶNG CỦA MỘT NHÀ SƯHoang PhongTrong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey,...

Hai Lần Mở Cửa

Hai lần mở cửa

HAI LẦN MỞ CỬA Truyện ngắn của Huyền Lam Tuấn quen Davis hơn 20 năm trước tại Trường Đại học...

Tự Tại Giữa “Có” Và ‘Không”

Tự tại giữa “có” và ‘không”

Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giời đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy,...

Sống Hạnh Phúc Theo Lời Phật Dạy

Sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Trong Đạo Phật, hạnh nguyện từ bi gắn liền với việc ươm mầm trí tuệ. Không thấu hiểu thì không...

Vận Hành Của Nghiệp Tập I & Ii

Vận Hành Của Nghiệp Tập I & II

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ai Sẽ Lo Cho Ta?

Ai sẽ lo cho ta? Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Chúng ta đã giảng đến “gần người hiền, tốt vô hạn”. “Gần” ở đây quan trọng nhất là thời thời...

Bát Nhã Tâm Kinh Là Kinh Giả Do Người Hoa Sáng Tác?

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh giả do người Hoa sáng tác?

Bà Jan Nattier, giáo sư thỉnh giảng trường Mahidol University, Thái Lan vàUniversity of California, Berkely USA Năm 1992 Giáo...

Để Thành Một Phật Tử

Từ Nụ Đến Hoa

Giá trị đối chiếu trong những tương quan văn hóa

Từ những vần thơ đến câu kệ

Viên Ngọc Trong Tâm (song ngữ)

Con Người Khi Có Quyền Lực Trong Tay

Cỗ Tết Nhà Chùa

Sự Yên Lặng Của Một Nhà Sư

Hai lần mở cửa

Tự tại giữa “có” và ‘không”

Sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Vận Hành Của Nghiệp Tập I & II

Ai Sẽ Lo Cho Ta?

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh giả do người Hoa sáng tác?

Tin mới nhận

Để tâm giải thoát được thuần thục

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Lạy ông Phật nào?

Hành trình có Phật

Đường về Câu Thi Na hôm nay

Trí viên giác chiếu soi vô minh

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Ứng xử của Đức Phật trong quan hệ thân tộc, anh em

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Chùa Phước Long xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành Đồng Tháp

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Con đường hướng tới hạnh phúc nhân sinh qua việc thực hành lời Phật dạy

Người đẹp tuyệt trần

Tin mới nhận

Điều Gì Xảy Ra Khi Thành Phố Phật Giáo Cổ Đại Mes Aynak, Afghanistan Dưới Sự Tiếp Quản Củ Tataliban?

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Lòng Tin Quyết Định Vào Nền Tảng Phật Tánh

Cuộc Đời Của Một Thiền Sư Nổi Tiếng Thế Giới

Phật Giáo Tại Thái Lan

Thư Kêu Gọi của Thầy chủ trì chùa Moitri Buddhist Vihara, Goussainville (France)

An nhiên với tuổi già

Sự Kiện Quan Trọng Nhất Cuộc Đời

Hãy nhớ cái chết đang chờ chúng ta

Biện Minh Của Phật Giáo Về Chính Nghĩa Cho Chiến Tranh

Nơi Đời Vui Đạo Pháp Tùy Duyên – Thích Huệ Đăng

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (7)

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Con Đường Thực Nghiệm Tâm Linh

Tết của Ông và Cháu

Nếu ai chí thành tụng Chú Đại bi thì luôn được Bồ tát Quan Âm gia hộ

Pháp Quán Đại Bi, Asanga (375-430) Ngài Vô Trước

Tình Tiền Tù Tội Thích Đạt Ma Phổ Giác

‘Hương Pháp, Tạp Chí Văn Hóa Chùa Hoằng Pháp

Kết giao với người hiền trí (song ngữ Việt Anh)

Tin mới nhận

Kinh Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Giảng kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Kinh Bách Dụ: Giết cả đàn trâu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 06)

Kinh Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Bệnh Khổ

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần Cuối)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 7

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 5)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 17)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 5)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.