Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
MỤC LỤC
Table of Content
Mục Lục—Table of Content
Lời Mở Đầu—Preface
Phần Một (Tiếp Theo)—Part One (Continued): Chúng Ta Cùng Nhau Học Hỏi Phật Pháp—Let’s Learn Buddhist Teachings Together
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Khái Niệm Về Giác Ngộ Trong Phật Giáo—The Concept of Enlightenment In Buddhism
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Sám Hối—Repentance
Chương Năm Mươi Ba—ChapterFifty-Three:Ăn Chay—To Be on a Vegetarian Diet789
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Thờ Cúng Và Lễ Lạy Theo Quan Điểm Phật Giáo—Worshipping and Prostrating In Buddhist Point of View
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Mười Điều Tâm Niệm Của Người Phật Tử—Ten Non-Seeking Practices for Buddhists
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Tu Tập Phổ Hiền Hạnh Nguyện—Cultivation of Practices of Samantabhadra Bodhisattva
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Mười Hai Lời Nguyện Của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát—The Twelve Great Vows of Avalokitesvara Bodhisattva
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Mười Hai Lời Nguyện Của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật—The Twelve Vows of Bhaishajya-Guru-Buddha
Chương Năm Mươi Chín—ChapterFifty-Nine: Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà—Forty-Eight Amitabha Vows
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Những Lời Dạy Cuối Cùng Và Bức Thông Điệp Vô Giá Của Đức Phật—The Last Teachings and The Priceless Message from the Buddha
Phần Hai—Part Two: Chúng Ta Cùng Nhau Tu Tập Thiền Quán—Let’s Practice Meditation & Contemplation Together
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One:Thiền Là Gì?—What Is Meditation?
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Tu Tập Thiền Quán Trong Phật Giáo—Practice Meditation & Contemplation in Buddhism
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Thiền Để Tu Tập Chứ Không Là Triết Học Lý Thuyết Không Thực Tiễn—Meditation Is For Practicing, Not So Much An Unpractical Theoretical Philosophy
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Thiền Là Sự Phát Triển Của Tâm Thức Chứ Không Phải Là Nỗ Lực Phân Tích Và Suy Diễn—Meditation Is A
Mental Development Not an Exercise in Analysis or Reasoning
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-Five: Thiền Giúp Triệt Tiêu Sự Chấp Ngã & Giữ Tâm Bình Tĩnh Không Dao Động Trong Mọi Hoàn Cảnh—Meditation Helps Eliminate Attachments to the Self & To Maintain a Cool and Un-agitated Mind Under All Circumstances Chương Sáu Mươi Sáu—Chapter Sixty-Six: Qua Kỷ Luật Tự Giác Dập Tắt Suy Tưởng Sáng Tỏ Tâm Linh—Through Self-Discipline to Stop the Flow of Thoughts and to Clear the Min
Chương Sáu Mươi Bảy—Chapter Sixty-Seven: Thiền Quán Giúp Kiểm Soát & Thanh Tịnh Thân Tâm—Meditation&Contemplation Help Purify Body and Mind
Chương Sáu Mươi Tám—Chapter Sixty-Eight:Thiền Quán Giúp Phát Triển Toàn Thể Con Người—Meditation&Contemplation Help Developing Man As A Whole
Chương Sáu Mươi Chín—Chapter Sixty-Nine: Ai Có Thể Tu Tập Thiền Quán?—Who Can Practice Meditation & Contemplation?
Chương Bảy Mươi—Chapter Seventy: Sự Cần Thiết Của Thiền Quán—The Necessity of Meditation
Chương Bảy Mươi Mốt—Chapter Seventy-One: Mục Đích & Lợi Ích của Thiền Tập—Purposes & Benefits of Meditation Practices
Chương Bảy Mươi Hai—Chapter Seventy-Two: Thiền Chỉ Và Thiền Tuệ Giác—Calm Meditation and Insight Meditation
Chương Bảy Mươi Ba—Chapter Seventy-Three: Tọa Thiền—Sitting Meditation
Chương Bảy Mươi Bốn—Chapter Seventy-Four: Năm Giai Đoạn Tu Tập Tọa Thiền—Five Stages of Practices of Sitting Meditation
Chương Bảy Mươi Lăm—Chapter Seventy-Five: Trước Khi Thiền Quán—Before Meditation
Chương Bảy Mươi Sáu—Chapter Seventy-Six: Trong Khi Thiền Quán—During Meditation
Chương Bảy Mươi Bảy—ChapterSeventy-Seven:Kiểm SoátTâm—Control the Mind
Chương Bảy Mươi Tám—Chapter Seventy-Eight: Thời Gian Thực Tập Thiền Quán—The Length of Time of Practice Meditation
Chương Bảy Mươi Chín—Chapter Seventy-Nine:Xả Thiền—Releasing Meditation
Chương Tám Mươi—Chapter Eighty: Thiền Hành—Walking Meditation
Chương Tám Mươi Mốt—Chapter Eighty-One: Luôn Giữ Cái Tâm ‘Không’ Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Always Keep the ‘Mind of Emptiness” In Daily Life
Chương Tám Mươi Hai—Chapter Eighty-Two: Sự Thư Giản Cho Người Tại Gia—Relaxation for Laypeople
Phần Ba—Part Three: Chúng Ta Cùng Nhau Tu Tập Niệm Phật—Let’s Practice Buddha Recitation Together
Chương Tám Mươi Ba—Chapter Eighty-Three: Tịnh Độ—The Pure Land
Chương Tám Mươi Bốn—Chapter Eighty-Four: Tại Sao Chúng Ta Nên Theo Con Đường Tịnh Độ?—Why Should We Follow the Pure Land Path?
Chương Tám Mươi Lăm—Chapter Eighty-Five: Hành Giả Tịnh Độ Tu Tập Những Gì?—What Do Pure Land Practitioners Cultivate?
Chương Tám Mươi Sáu—Chapter Eighty-Six: Hành Giả Và Niềm Tin Trong Niệm Phật—Practitioners and Faith in Buddha Recitatio
Chương Tám Mươi Bảy—Chapter Eighty-Seven: Pháp Môn Niệm Phật—Dharma Door of Buddha Recitation
Chương Tám Mươi Tám—Chapter Eighty-Eight: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Niệm Phật—An Overview and Meanings of Buddha Recitation
Chương Tám Mươi Chín—Chapter Eighty-Nine: Niệm Phật Vãng Sanh—Buddha-Recitation for Final Rebirth
Chương Chín Mươi—Chapter Ninety: Vãng Sanh Tịnh Độ—Rebirth in the Pure Land
Chương Chín Mươi Mốt—Chapter Ninety-One: Những Lý Do Nên Niệm Hồng Danh Phật A Di Đà—The Reasons For Buddhists to Recite the Name of Amitabha Buddha
Chương Chín Mươi Hai—Chapter Ninety-Two: Sự Thù Thắng Của Tây Phương Tịnh Độ—Extraordinary Conditions of The Western Pure Land
Chương Chín Mươi Ba—Chapter Ninety-Three: Hai Loại Niệm Phật—Two Kinds of Buddha Recitation
Chương Chín Mươi Bốn—Chapter Ninety-Four: Tứ Môn Niệm Phật—Four Methods of Buddha Recitation
Chương Chín Mươi Lăm—Chapter Ninety-Five: Thập Chủng Trì Danh—Ten Variants in Oral Recitation
Chương Chín Mươi Sáu—Chapter Ninety-Six: Thập Niệm Ký Số—Ten Recitation in One Breath
Chương Chín Mươi Bảy—Chapter Ninety-Seven: Những Pháp Niệm Phật Khác—Other Methods of Buddha Recitation
Chương Chín Mươi Tám—Chapter Ninety-Eight: Tứ Đoạt Niệm Phật—Buddha Recitation and the Four Realizations
Chương Chín Mươi Chín—Chapter Ninety-Nine: Tứ Hạnh Niệm Phật—Four Practices of Buddha Recitation
Chương Một Trăm—Chapter One Hundred: Hộ Niệm—Supportive Recitation
Chương Một Trăm Lẻ Một—Chapter One Hundred and One: Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật—Forty-Eight Aspects of Buddha Recitation
Chương Một Trăm Lẻ Hai—Chapter One Hundred and Two: Thiện Đạo: Niệm Phật Giáo Chỉ—San-Tao: Guidelines on Buddha Recitation
Phần Bốn—Part Four: Phụ Lục—Appendices
Phụ Lục A—Appendix A: Thập Thiện Nghiệp—Ten Meritorious Deeds
Phụ Lục B—Appendix B: Chúng Sanh Trong Sáu Nẻo Luân Hồi—Sentient Beings in the Six Paths of the Samsara
Phụ Lục C—Appendix C: Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Phật Giáo—Happiness in Buddhist Point of View
Phụ Lục D—Appendix D: Hôn Nhân Theo Quan Điểm Phật Giáo—“Marriage” According to the Buddhist Point of View
Phụ Lục E—Appendix E: Đạo Phật Chết—The Dead Buddhism
PhụLục F—AppendixF:Ba MụcTiêu Của Tọa Thiền—Three Aims of Meditation
Phụ Lục G—Appendix G: Thiền Tập Theo Kinh Duy Ma Cật—Meditation Practices in the Vimalakirti Sutra
Phụ Lục H—Appendix H: Quán Thân Vô Thường—Contemplation of an Uneternal Body
Phụ Lục I—Appendix I: Tọa Thiền theo Đại Sư Thần Tú—Sitting Meditation according to Great Master Shen-Hsiu
Phụ Lục J—Appendix J: Tọa Thiền Theo Lục Tổ Huệ Năng—Sitting Meditation According to the Sixth Patriarch Hui Neng
Phụ Lục K—Appendix K: Tọa Thiền Theo Kinh Duy Ma Cật—Sitting Meditation According to the Vimalakirti Sutra
Phụ Lục L—Appendix L: Quán Phật—Contemplate Upon the Buddha
Phụ Lục M—Appendix M: Quán Tưởng Đức Phật A Di Đà—Visualization of Amitabha Buddha
Phụ Lục N—Appendix N: Quán Lý Nhất Tâm—One-Pointedness of Mind on Noumenal Level
Phụ Lục O—Appendix O: Quán Sự Nhất Tâm—One-Pointedness of Mind on Phenomenal Level
Phụ Lục P—Appendix P: Bảy Pháp Bất Tịnh Quán—Seven Types of Contemplation on Impurity
Phụ Lục Q—Appendix Q: Mười Sáu Pháp Quán Trong Tịnh Độ—Sixteen Kinds of Contemplation in the Pure Land
Phụ Lục R— AppendixR:PhápMônChúngHạnh—TheMethod of Sundry Practices
Phụ Lục S—Appendix S: Tín Hạnh Nguyện—Faith, Practice, and Vow
Phụ Lục T—Appendix T: Niệm Phật Và Thiện Ác—Buddha Recitation and “Kusala-Akusala”
Tài Liệu Tham Khảo—References
LỜI ĐẦU SÁCH
Từ “học” trong Phật giáo chỉ trạng thái một người phải trải qua việc tu tập. Thói thường, người ta thường đi mà không thấy không biết con đường mình đang đi. Tôn giáo chú trọng trên thực hành, tức là đi như thế nào, nhưng lại xao lãng việc giáo hóa những hoạt động trí thức để xác định con đường tu tập chân chính, tức là thấy như thế nào. Phật tử chúng ta thường có truyền thống tôn Phật kính Tăng, và bày tỏ lòng tôn kính với xá lợi Phật, những biểu tượng tôn giáo như hình ảnh, tịnh xá hay tự viện. Tuy nhiên, người Phật tử phải cố gắng tự tu tự chứng và chẳng bao giờ thờ ngẩu tượng. Tu hành trong Phật giáo có nghĩa là tu tập chánh pháp, thực hành những giáo pháp của Đức Phật trên căn bản liên tục và đều đặn. Tu tập trong Phật giáo cũng có nghĩa là trưởng dưỡng Bồ Đề bằng cách tu tập giới, định, tuệ. Như vậy tu tập trong Phật giáo không chỉ thuần là ngồi thiền hay niệm Phật, mà nó bao gồm cả việc tu tập lục ba la mật, thập ba la mật, hay ba mươi bảy phẩm trợ đạo, vân vân. Hành giả nên luôn nhớ rằng muôn sự trên đời nầy, khó nhất là lúc ban đầu, nhưng chuyến đi ngàn dặm cũng chỉ bắt đầu với một bước đi ngắn đầu tiên. Theo Thiền sư Linh Mộc Tuấn Long trong quyển Thiền Tâm, Sơ Tâm, tu tập không có nghĩa là bất cứ điều gì bạn làm, ngay cả việc nằm xuống, cũng gọi là tọa thiền. Khi những giới hạn đặt ra cho bạn không còn câu thúc bạn nữa, ấy là điều mà chúng ta gọi là tu tập, Khi bạn nói: “Bất cứ điều gì tôi làm cũng đều có Phật tánh, vậy thì tôi làm gì không phải là điều quan trọng, không cần thiết tôi phải tọa thiền,” đó đã là một lối hiểu theo kiểu nhị nguyên về cuộc sống hằng ngày của bạn. Nếu điều đó thật tình không quan trọng, hà tất bạn phải nói ra làm gì. Chừng nào mà bạn còn băn khoăn về điều bạn làm là bạn còn lẩn quẩn trong nhị nguyên. Nếu không còn băn khoăn về điều bạn làm, bạn sẽ không nói như vậy nữa. Khi bạn ngồi, bạn cứ ngồi. Khi bạn ăn, bạn cứ ăn. Chỉ có thế thôi. Nếu bạn nói: “Điều đó chẳng quan trọng gì,” có nghĩa là bạn muốn tự bào chữa về chuyện bạn đã làm theo cách của mình, theo tâm thức hạn hẹp của mình. Điều đó có nghĩa là bạn khư khư chấp trước một vật hay một cung cách đặc biệt. Đó không phải là điều chúng tôi muốn nói trong câu: “Chỉ ngồi xuống là đủ” hoặc “Bất cứ điều gì bạn làm cũng là tọa thiền.” Tất nhiên, tất cả những gì chúng ta làm đều là tọa thiền, nhưng nếu thật là như thế, không cần phải nói ra làm gì.
Theo Phật giáo, vận mệnh của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào hành động của chính chúng ta; nói cách khác, chúng ta chính là những nhà kiến trúc ngôi nhà nghiệp của chính chúng ta. Tu theo Phật là tự mình chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp là chẳng những phải bỏ mọi tật xấu của chính mình, mà cũng đừng quan tâm đến những hành động xấu của người khác. Chúng ta không thể nào đổ lỗi cho ai khác về những khổ đau và bất hạnh của chính mình. Chúng ta phải đối diện với cuộc sống chứ không bỏ chạy, vì có chỗ nào trên quả đất nầy là chỗ cho chúng ta chạy trốn nghiệp của mình đâu. Vì thế chúng ta phải chuyển nghiệp bằng cách tu tập các hạnh lành để mang lại hạnh phúc cho chính mình, hơn là cầu xin hoặc sám hối. Chuyển nghiệp là thường nhớ tới nghiệp, phải dùng trí tuệ để phân biệt thiện ác, lành dữ, tự do và trói buộc để tránh nghiệp ác, làm nghiệp lành, hay không tạo nghiệp nào cả. Chuyển nghiệp còn là thanh lọc tự tâm hơn là cầu nguyện, nghi lễ cúng kiến hay tự hành xác. Ngoài ra, chuyển nghiệp còn là chuyển cái tâm hẹp hòi ích kỷ thành cái tâm mến thương rộng lớn và thành tựu tâm từ bi bằng cách thương xót chúng sanh mọi loài. Nói cách khác, chuyển nghiệp là thành tựu tứ vô lượng tâm, đặc biệt là hai tâm từ và bi. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng trong đời nầy ai cũng phải một lần chết, hoặc sớm hoặc muộn; khi chết, không ai mang theo được bất cứ thứ gì của trần tục, chỉ có nghiệp lành hay nghiệp dữ do mình tạo ra sẽ phải theo mình như hình với bóng mà thôi.
Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy: “Chúng sanh mọi loài đều có trí huệ và đức năng như chư Phật.” Nhưng tại sao hiện tại chúng ta lại không có được trí huệ này? Đó là do bởi những tư tưởng dong ruỗi và chấp thủ mà ra. Tu là loại bỏ những vọng niệm và chấp thủ ra khỏi tâm trí và trưởng dưỡng đức hạnh để làm hiển lộ Phật tánh, khôi phục trọn vẹn những khả năng vốn có của mình. Nói cách khác, tu là phá tan những đám mây để cho ánh sáng mặt trời được chiếu qua. Trong Phật giáo, “tu” có nghĩa là tu tập hay thực tập những lời giáo huấn của Đức Phật, bằng cách tụng kinh sáng chiều, bằng ăn chay học kinh và giữ giới; tuy nhiên những yếu tố quan trọng nhất trong “thực tu” là sửa tánh, là loại trừ những thói hư tật xấu, là từ bi hỷ xả, là xây dựng đạo hạnh. Trong khi tụng kinh ta phải hiểu lý kinh. Hơn thế nữa, chúng ta nên thực tập thiền quán mỗi ngày để có được tuệ giác Phật. Với Phật tử tại gia, tu là sửa đổi tâm tánh, làm lành lánh dữ. Tu hành trong Phật giáo là thực hành những giáo pháp của Đức Phật trên căn bản liên tục và đều đặn. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng thời gian rất ư là quý báu. Một tấc thời gian là một tấc mạng sống, chớ nên để cho thời gian trôi qua một cách lãng phí. Có người nghĩ rằng: “Hôm nay khoan hẳn tu, chờ đến ngày mai rồi hãy tu.” Nhưng khi ngày mai đến thì họ lại hẹn lần hẹn lựa đến ngày mai nữa, rồi ngày mai nữa, hẹn mãi cho đến lúc đầu bạc, răng long, mắt mờ, tai điếc. Lúc đó dầu có muốn tu đi nữa thì thân thể cũng đã rã rời, chẳng còn linh hoạt, thân nào còn có nghe mình nữa đâu. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng chúng ta sống trên đời nầy nào khác chi cá nằm trong vũng nước nhỏ, chẳng bao lâu sau, nước sẽ cạn, rồi mình sẽ ra sao? Bởi thế cổ đức có dạy: “Một ngày trôi qua, mạng ta giảm dần. Như cá trong nước, thử hỏi có gì mà vui sướng? Hãy siêng năng tinh tấn tu hành, như lửa đốt đầu. Chỉ nhớ vô thường, đừng có buông lung.” Từ vô lượng kiếp, chúng ta không có cơ may gặp được Phật Pháp nên không biết làm sao tu hành, nên hết sanh rồi lại tử, hết tử rồi lại sanh. Thật đáng thương làm sao! Hôm nay chúng ta có duyên may, gặp được Phật Pháp, thế mà chúng ta vẫn còn chần chờ chẳng chịu tu. Quý vị ơi! Thời gian không chờ đợi ai, thoáng một cái là thân ta đã già, mạng ta rồi sẽ kết thúc. Pháp môn tu Đạo thì có đến tám mươi bốn ngàn thứ. Nói về hiểu biết thì thứ nào chúng ta cũng nên hiểu biết, chớ đừng tự hạn hẹp mình trong một thứ mà thôi. Tuy nhiên, nói về tu tập thì chúng ta nên tập trung vào pháp môn nào thích hợp với chúng ta nhất. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: Chuyên làm những việc không đáng làm, nhác tu những điều cần tu, bỏ việc lành mà chạy theo dục lạc, người như thế dù có hâm mộ kẻ khác đã cố gắng thành công, cũng chỉ là hâm mộ suông (209). Theo kinh Tứ Thập Nhị Chương (34), có một vị sa Môn ban đêm tụng kinh Di Giáo của Đức Phật Ca Diếp, tiếng ông buồn bã như tiếc nuối muốn thối lui. Đức Phật liền hỏi: “Xưa kia khi ở nhà ông thường làm nghề gì?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, con thích chơi đàn cầm.” Đức Phật hỏi tiếp: “Khi dây đàn chùng thì ông làm sao?” Ông bèn trả lời: “Bạch Thế Tôn, khi dây đàn chùng thì đàn không kêu được.” Phật hỏi lại: “Khi dây đàn căng quá thì ông làm sao?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, khi đàn căng quá thì mất tiếng.” Phật lại hỏi: “Không căng không chùng thì sao?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, khi dây không căng không chùng thì tiếng kêu tốt với âm thanh đầy đủ.” Đức Phật bèn dạy: “Người Sa Môn học đạo lại cũng như vậy, tâm lý được quân bình thì mới đắc đạo. Đối với sự Tu Hành mà căng thẳng quá, làm cho thân mệt mỏi, khi thân mệt mỏi thì tâm ý sanh phiền não. Tâm ý đã sanh phiền não thì công hạnh sẽ thối lui. Khi công hạnh đã thối lui thì tội lỗi tăng trưởng. Chỉ có sự thanh tịnh và an lạc, đạo mới không mất được.”
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Chúng Ta Cùng Học Cùng Tu” này không phải là một tập sách nói về giáo lý thâm sâu của nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời Phật dạy về những giáo pháp căn bản và những lợi lạc của sự tu học trong Phật giáo. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phật là đạt được trí huệ giác ngộ giúp chúng ta đạt được cứu cánh thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Chúng Ta Cùng Học Cùng Tu” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình và hạnh phúc.
Thiện Phúc
PREFACE
The term “training” in Buddhism refers to the stage in which one must undergo religious exercises. Usually, the way of walking or the way of cultivation. People often walk without seeing the way. Religions generally lay importance on practice, that is, how to walk, but neglect teaching the intellectuall activity with which to determine the right way, that is, how to see. It is traditional for us, Buddhists, to honour the Buddha, to respect the Sangha and to pay homage the religious objects of veneration such as the relics of the Buddha, Buddha images, monastery, pagoda, and personal articles used by the Buddha. However, Buddhists should try to cultivate and attain a self-realization, and never pray to idols. Cultivation in Buddhism is to lead a religious life, to put the Buddha’s teachings into practice on a continued and regular basis. Cultivation in Buddhism also means to nourish the seeds of Bodhi by practicing and developing precepts, dhyana, and wisdom. Thus, cultivation in Buddhism is not soly practicing Buddha recitation or sitting meditation, it also includes cultivation of six paramitas, ten paramitas, thirty-seven aids to Enlightenment, etc. Practitioners should always remember that in any undertaking, the most difficult part is right at the start, but a thousand-mile journey begins with just one first step. According to Zen Master Shunryu Suzuki in Zen Mind, Beginner’s Mind, practice does not mean that whatever you do, even lying down, is zazen. When the restrictions you have do not limit you, this is what we mean by practice. When you say, “Whatever I do is Buddha nature, so it doesn’t matter what I do, and there is no need to practice zazen,” that is already a dualistic understanding of our everyday life. If it really does not matter, there is no need for you even to say so. As long as you are concerned about what you do, that is dualistic. If you are not concerned about what you do, you will not say so. When you sit, you will sit. When you eat, you will eat. That is all. If you say, “It doesn’t matter,” it means that you are making some excuse to do something in your own way with your small mind. It means you are attached to some particular thing or way. That is not what we mean when we say, “Just to sit enough,” or “Whatever you do is zazen.” Of course whatever we do is zazen, but if so, there is no need to say it.
According to Buddhism, our fate depends entirely on our deeds; in other words, we are the architects of our karma. Cultivating in accordance with the Buddha’s Teachings means we change the karma of ourselves; changing our karmas by not only giving up our bad actions or misdeeds, but also forgiving offences directed against us by others. We cannot blame anyone else for our miseries and misfortunes. We have to face life as it is and not run away from it, because there is no place on earth to hide from karma. Performing good deeds is indispensable for our own happiness; there is no need of imploring favors from deities or simply showing repentance. Changing karma also means remembrance of karma and using wisdom to distinguish virtue from evil and freedom from constraint so that we are able to avoid evil deeds, to do meritorious deeds, or not to create any deeds at all. Changing karma also means to purify our minds rather than praying, performing rites, or torturing our bodies. Changing karma also means to change your narrow-minded heart into a heart full of love and compassion and accomplish the four boundless hearts, especially the hearts of loving-kindness and compassion. True Buddhists should always remember that sooner or later everyone has to die once. After death, what can we bring with us? We cannot bring with us any worldly possessions; only our bad or good karma will follow us like a shadow of our own.
In the Flower Adornment Sutra, the Buddha taught: “Every being possesses the same wisdom and virtuous capabilities as Buddha.” But why do we not have this wisdom now? It is because of wandering thoughts and attachments. Cultivation means removing wandering thoughts and attachments from our mind and cultivate virtue to restore our Buddha Nature, thus completely recovering our innate abilities. In other words, it is like dispersing the clouds to let the sun shine through. In Buddhism, “cultivation” means correct our characters and obey the Buddha’s teachings. “Tu” means to study the law by reciting sutras in the morning and evening, being on strict vegetarian diet and studying all the scriptures of the Buddha, keep all the precepts; however, the most important factors in real “Tu” are to correct your character, to eliminate bad habits, to be joyful and compassionate, to build virtue. In reciting sutras, one must thoroughly understand the meaning. Furthermore, one should also practise meditation on a daily basis to get insight. For laypeople, “Tu” means to mend your ways, from evil to wholesome (ceasing transgressions and performing good deeds). Cultivation in Buddhism is to put the Buddha’s teachings into practice on a continued and regular basis. Sincere Buddhists should always remember that time is extremely precious. An inch of time is an inch of life, so do not let the time pass in vain. Someone is thinking, “I will not cultivate today. I will put it off until tomorrow.” But when tomorrow comes, he will put it off to the next day. He keeps putting it off until his hair turns white, his teeth fall out, his eyes become blurry, and his ears go deaf. At that point in time, he wants to cultivate, but his body no longer obeys him. Sincere Buddhists should always remember that living in this world, we all are like fish in a pond that is evaporating. We do not have much time left. Thus ancient virtues taught: “One day has passed, our lives are that much less. We are like fish in a shrinking pond. What joy is there in this? We should be diligently and vigorously cultivating as if our own heads were at stake. Only be mindful of impermanence, and be careful not to be lax.” From beginningless eons in the past until now, we have not had good opportunity to know Buddhism, so we have not known how to cultivate. Therefore, we undergo birth and death, and after death, birth again. Oh, how pitiful! Today we have good opportunity to know Buddhism, why do we still want to put off cultivating? Sincere Buddhists! Time does not wait anybody. In the twinkling of an eye, we will be old and our life will be over! There are as many as eighty-four thousand Dharma-doors for cultivating the Path. For the sake of understanding, we should be familiar with each one of these Dharma-doors. You should not limit yourself in just a single method of cultivation. However, for the sake of practicing, we should focus on the dharma-door that is the most appropriate for us. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: He who applies himself to that which should be avoided, not cultivate what should be cultivated; forgets the good, but goes after pleasure. It’s only an empty admiration when he says he admires people who exert themselves in meditation (Dharmapada 209). According to the Forty-Two Sections Sutra, one evening a Sramana was reciting the Sutra of Bequeating the Teaching by Kasyapa Buddha. His mind was mournful as he reflected repentantly on his desie to retreat. The Buddha asked him: “When you were a householder in the past, what did you do?” He replied: “I was fond of playing the lute.” The Buddha said: “What happened when the strings were slack?” He replied: “They did not sound good.” The Buddha then asked: “What happened when the strings were taut?” He replied: “The sounds were brief.” The Buddha then asked again: “What happened when they were tuned between slack and taut?” He replied: “The sounds carried.” The Buddha said: “It is the same with a Sramana who cultivates or studies the Way. If his mind is harmonious, he can obtain (achieve) the Way. If he is impetuous about the Way, this impetuousness will tire out his body, and if his body is tired, his mind will give rise to afflictions. If his mind produces afflictions, then he will retreat from his practice. If he retreats from his practice, it will certainly increase his offenses. You need only be pure, peaceful, and happy and you will not lose the Way” (Chapter 34).
This little book titled “Let’s Learn & Practice Together” is not a profound philosiphical study of Buddhist teachings, but a book that simply points out the basic Buddha’s teachings and the benefits of learning and cultivation in Buddhism. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve the wisdom of liberation that helps us achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Let’s Learn & Practice Together” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.
Thiện Phúc
Chúng Ta Cùng Học Cùng Tu Tập 2 – Thiện Phúc
Xem tập I:
Chúng ta cùng học cùng tu Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
Discussion about this post