PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SỰ HÀI HÒA GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
Nguyễn Thế Đăng

Hoa SenĐể đi lên hay trở về tầng tâm linh, của cải tài nguyên của con người gồm có tầng giác quan và tầng ý thức. Con đường đi đến thực tại tối hậu nằm trong chính thân tâm con người. Thân tâm con người là những con đường đi đến cội nguồn hay nền tảng cuộc đời của nó. Đạo Phật dạy cho chúng ta cách sử dụng những khả năng đang có sẵn để thiết lập con đường trở về nguồn thực tại tối hậu. Tất cả những gì đang có của con người ở tầng thứ nhất (các giác quan) và tầng thứ hai (ý thức) đều được huy động. Ở đây chúng ta chỉ phác lược vài điều.

Hai khả năng của ý thức khiến con người hơn hẳn thú vật là sự tập trung (mà đạo Phật gọi là Chỉ hay Định) và trí quan sát tưởng tượng (đạo Phật gọi là Quán). Đây là hai khả năng của ý thức để đưa ý thức tiếp xúc và đạt đến thực tại. Theo sự phân định của nghiên cứu hiện đại, tầng thứ hai ý thức có hai phần: trí thông minh (intelligence) và trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence).

– Trí thông minh: Chúng ta sử dụng trí thông minh để khảo sát, phân tích; nhưng ở mức độ cao nhất có thể của nó, tức là ở cấp độ thiền định và thiền quán, để phân tích sự vật, những hiện tượng, và thấy được sự không có hiện hữu riêng, độc lập của chúng, sự vô tự tánh của chúng, lúc ấy chúng ta bắt đầu thấy bản chất của mọi sự là tánh Không. Cái thấy biết bản chất của mọi sự là tánh Không này được gọi là trí huệ Bátnhã. Từ trí thông minh của ý thức được hỗ trợ, phát huy bằng những phương pháp Phật giáo, trí thông minh ấy đạt đến tầng tâm linh, nơi ấy người ta thấy biết trực tiếp thực tại.

– Trí thông minh cảm xúc: đó là những lời nguyện, phát tâm, lòng sùng mộ, đức tin, sám hối, sự kiên trì… những động lực này sẽ đưa chúng ta tiếp cận thực tại tối hậu.

Với các giác quan, chúng ta đi đến tận nguồn của mỗi giác quan, và khi đến tận nguồn, chúng ta sẽ thấy các giác quan là sự biểu lộ của nguồn cội. Điều này kinh Lăng nghiêm gọi là các căn (giác quan) viên thông. Đi đến tận nền tảng, tận nguồn gốc của mọi kinh nghiệm, chúng ta sẽ thấy cái nền tảng, nguồn gốc của mọi kinh nghiệm thì không có đáy. Đó cũng là sự giải thoát, tự do đích thực của chúng ta.

Chỉ sơ lược như thế, chúng ta cũng đã hiểu đạo Phật đưa tất cả những khả năng của con người vào con đường tâm linh, những khả năng đó thuật ngữ gọi là Ba mươi bảy Phẩm Trợ đạo. Với những khả năng có sẵn của mình, chúng ta có thể tìm thấy thực tại không chỉ ở trong thân tâm mình mà cỏn ở thế giới bên ngoài mình. Thực tại ấy có mặt ở tất cả nơi chốn và tất cả thời điểm.

Chúng ta đi từ cuộc sống đang có của chúng ta đến nền tảng, nguồn cội của cuộc sống ấy. Chúng ta đi từ đời sống đang biểu hiện với các giác quan và ý thức để đến nền tảng, nguồn cội của tất cả đời sống đang biểu hiện. Nhưng thật ra, đứng ở phương diện nền tảng thì tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta và hoạt động của thế giới là sự biểu lộ của nền tảng. Chính ở nơi sự biểu hiện của chúng mà chúng ta thấy ra nền tảng. Chính ở nơi sắc mà chúng ta thấy ra Không. Thế nên, đạo Phật không chỉ nhìn cuộc sống thế gian của con người là Khổ, mà ở một cái nhìn toàn vẹn hơn, đời sống thế gian là sự biểu lộ của thực tại tối hậu, mà ta thường gọi là Đạo. Chính nhờ sự biểu lộ ra hình tướng ấy mà con người có thể trở lại nguồn là Đạo. Kinh Pháp hoa, phẩm Pháp sư Công đức nói, “Tư sanh sự nghiệp. Làm ăn sinh sống đều là thật tướng, đều là Phật pháp”, tức là đời và những hoạt động trong đời đều là Đạo, không hai không khác. Tiếp xúc và sống được đời sống tâm linh, con người mới sống đầy đủ cả ba tầng, mới trở nên con người đầy đủ, và tiến vào sự hoàn thiện và toàn diện rốt ráo của chính nó.

Như vậy, mục đích của mỗi người và cả loài người là phát triển lên tầng tâm linh. Phát triển lên tầng tâm linh, con người mới hoàn thành được sứ mệnh làm người của mình. Tiến hóa lên tầng tâm linh, đó là chiều tiến hóa của lịch sử, của từng cá nhân, cũng như của cả loài người. Đời sống con người trên trái đất này, những sinh hoạt và những cơ cấu xã hội của nó cần chú trọng đến chiều hướng tiến hóa này.

Ngày trước, vào lúc mà Karl Jaspers gọi là Thời Trục (Periode Axiale) và phần đông gọi là Thời Bình minh của Nhân loại, cách đây khoảng 2.600 năm, đời sống ở đời (đời) và đời sống tâm linh (Đạo) gắn liền với nhau. Đó là thời kỳ bắt đầu của đời sống tâm linh với những vị Thầy như Đức Phật ở Ấn Độ, Khổng Tử và Lão Tử ở Trung Hoa, Socrates và những triết gia Hy Lạp… Ngày nay, sự phát triển về vật chất và ý thức tiến rất nhanh, nhưng về tâm linh đã gần như tách lìa với đời sống xã hội. Trong tình hình ấy, nguyên nghĩa “nối kết trở lại” của từ religion càng có ý nghĩa nổi bật. Đã đến lúc con người cần nối kết trở lại giữa đời và Đạo.

Đời mà thiếu Đạo thì không có hướng đi, mất trật tự và dễ sa xuống chỗ hỗn độn. Chẳng hạn như một xã hội không có niềm tin vào định luật nhân quả thì sẽ có nhiều tệ nạn, không trật tự và hỗn loạn. Nếu đời và Đạo gắn liền nhau, người ta sẽ thấy ra ý nghĩa và thậm chí cả sự thiêng liêng của bản thân đời sống nữa. Ngày xưa, người ta học nghề và học đạo ở cùng một chỗ, như học chữ ở các chùa, tu viện. Các nghể đều lấy sự rèn luyện tính khí, đạo đức làm trọng, như nghề y, võ thuật, phong thủy, xây nhà cửa, làm nghề nông… Thế nên mỗi nghề đều có một ông tổ, hoặc được thêm vào chữ đạo: y đạo, võ đạo, kiếm đạo, họa đạo, thi đạo… Ngày nay, đạo đức vẫn có trong kinh tế học, chính trị học, xã hội học… biểu lộ bằng thành ngữ “có đạo lý”, nhưng không được chú trọng thành một ngành chính nữa. Chúng ta không thể mong việc học đạo được dạy ở nhà trường, nhưng chúng ta có thể tự học hoặc học ở các tổ chức tôn giáo, miễn là chúng ta phải thấy được tầm quan trọng của nó, tầm quan trọng của tâm linh.

Đời sống tâm linh phải là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua mọi giai đoạn của đời con người, bởi vì nó còn xuyên qua cái chết. Ngày xưa, ở Ấn Độ và Trung Hoa, cuộc đời người được chia làm bốn giai đoạn, trong đó đời và Đạo gắn liền nhau, cùng đưa con người tiến lên theo công cuộc tiến hóa.

– Từ thiếu niên đến lập gia đình: học để làm người, có nghề nghiệp, có kiến thức, có tư duy, trí thông minh, trí thông minh cảm xúc… đồng thời phải biết về Đạo: quy luật nhân quả, biết phân biệt tốt xấu đúng sai, biết những thực tập căn bản của đời sống tâm linh, như thiền định, thiền quán… – Từ làm một người chủ gia đình và một công dân xã hội: áp dụng đạo vào đời để đưa cuộc sống bình thường thành một cuộc sống tâm linh, nghĩa là sống ở cả ba tầng, giác quan, ý thức và tâm linh; và do đó, là một cuộc sống hài hòa, có giá trị và hạnh phúc.

– Giai đoạn chín muồi của cuộc sống làm người (tương đương với sắp về hưu): người ta truyền lại những kinh nghiệm gia đình, xã hội và tâm linh cho thế hệ sau.

– Giai đoạn rút lui để chuẩn bị ra đi qua đời sau.

Bốn giai đoạn của đời người tương đương với bốn mùa trong năm của thiên nhiên. Khái quát là như vậy nhưng tiến như thế nào và tiến đến đâu thì tùy thuộc khả năng của từng người.

Các giai đoạn dài hay ngắn cũng thế. Đức Thích-ca đã rút ngắn lại giai đoạn gia đình và làm việc trong xã hội. Vua Trần Nhân Tông thì trải qua cả bốn giai đoạn. Bốn giai đoạn ấy dài ngắn, thành công đến đâu là do mỗi người, cùng với những đời quá khứ của nó. Nhưng cái chính yếu là giai đoạn nào thì đời và đạo, đời sống giác quan với ý thức và đời sống tâm linh, đều đồng bộ với nhau. Phát triển là phát triển cả ba thành phần, thành công là thành công với đủ cả ba thành phần. Trưởng thành là trưởng thành với ba thành phần.

Cần nhấn mạnh vào sự đồng bộ này, vì như chúng ta thấy, đã từ lâu, phần đông người đã bỏ quên hoặc không cần biết đến đời sống tâm linh, để đến quá nửa đời người, khi thân tâm đã hao mòn, năng lượng sống đã dùng chủ yếu cho hai giai đoạn đầu của đời người, lúc ấy mới biết lo đến đời sống tâm linh. Cũng từ đó mà đời sống tâm linh hay tôn giáo được xem một cách sai lầm là chỉ để dành cho khi chết.

 Sự hài hòa của ba thành phần cấu tạo nên một con người cần phải có ngay từ lúc đầu. Sự hài hòa ấy không chỉ nằm trong đời sống cá nhân, mà còn trong đời sống xã hội. Có như thế, các lãnh vực xã hội mới hài hòa với nhau, sự hài hòa ở tận nền tảng, tận nguồn cội. Năng lượng của đời sống tâm linh là năng lượng mạnh nhất, sinh khí mạnh nhất để làm cho một xã hội thành trật tự, hài hòa.

Chính sự hài hòa của ba thành phần nơi một cá nhân và nơi toàn xã hội, đó là an vui, hạnh phúc của cá nhân và xã hội.

Nguyễn Thế Đăng | Văn Hóa Phật Giáo số 315 ngày 15-2-2019

Thư Viện Hoa Sen

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Thấy Vô Ngã Là Thấy Pháp Thấy Phật

Thấy Vô Ngã Là Thấy Pháp Thấy Phật

THẤY VÔ NGÃ LÀ THẤY PHÁP THẤY PHẬTNhư Không (gsnhukhong@gmail.com)   Một lần ngài Vakkali bị trọng bệnh lâu ngày...

Chánh Niệm Trên Tính Không Của Tâm

Đức Đạt Lai Lạt Ma CHÁNH NIỆM TRÊN TÍNH KHÔNG CỦA TÂM Bản dịch Việt : Đặng Hữu PhúcTrích từ:...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 15)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 15) Pháp Sư Tịnh Không   Thứ tư, nếu chúng ta tạo tội...

Tiếp Kiến Đức Đạt-Lai Lạt-Ma

Tiếp Kiến Đức Đạt-lai Lạt-ma

MỤC LỤC LỜI VÀO SÁCHCHƯƠNG I Người ngoại quốc biết gì về Phật Giáo Tây Tạng?CHƯƠNG II Sự nhập thế...

Audio Book Nhiều Tác Giả

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hãy Học Điều Cần Học

HÃY HỌC ĐIỀU CẦN HỌCTấn Nghĩa Chuyện Tiền thân Bahiya (Jàtaka 420) kể lại rằng : “Thuở xưa, khi vua...

Hạ Thủy 7 Hoa Sen Tôn Trí Trên Sông Hương Kính Mừng Phật Đản

Hạ thủy 7 hoa sen tôn trí trên sông Hương kính mừng Phật Đản

HẠ THỦY 7 HOA SEN TÔN TRÍ TRÊN SÔNG HƯƠNG Minh Thắng - Việt Pháp tường trình từ Huế Sáng...

Trung Luận – (Madhyamaka Sastra)

Trung Luận – (Madhyamaka Sastra)

TRUNG LUẬN (MADHYAMAKA SASTRA) Tác giả: Nagaruna Dịch và chú giải: HT Thích Thiện Siêu Nhà xuất bản: TP. Hồ...

Hôm Nay Phật Đản Sanh – Thích Huyền Minh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 371 Xin chào chư vị Pháp sư,...

Khai Thị Về Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo

Khai Thị Về Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo

KHAI THỊ VỀ BA MƯƠI BẢY PHÁP HÀNH BỒ TÁT ĐẠOĐại sư Garchen Rinpoche Có thể nói rằng trong vòng...

Cõi thơ huyền mộng đó

CÕI THƠ HUYỀN MỘNG ĐÓ Tâm Nhiên     Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót Dọc ven sông...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 21)

Kinh văn: “Phục thứ long vương, nhược ly vọng ngữ tức đắc bát chủng thiên sở tán pháp. Hà đẳng...

Vì Sao Tây Du Ký Có Sức Sống Mãnh Liệt Như Vậy?

VÌ SAO TÂY DU KÝ CÓ SỨC SỐNG MÃNH LIỆT NHƯ VẬY?(Viết nhân khi hay tin nữ đạo diễn Dương...

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

   KHUYÊN TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ  Cư Sĩ Thiện Thông   Đạo hữu nghe được nhiều bài giảng Phật...

Thấy Vô Ngã Là Thấy Pháp Thấy Phật

Chánh Niệm Trên Tính Không Của Tâm

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 15)

Tiếp Kiến Đức Đạt-lai Lạt-ma

Audio Book Nhiều Tác Giả

Hãy Học Điều Cần Học

Hạ thủy 7 hoa sen tôn trí trên sông Hương kính mừng Phật Đản

Trung Luận – (Madhyamaka Sastra)

Hôm Nay Phật Đản Sanh – Thích Huyền Minh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Khai Thị Về Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo

Cõi thơ huyền mộng đó

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 21)

Vì Sao Tây Du Ký Có Sức Sống Mãnh Liệt Như Vậy?

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

Tin mới nhận

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Thế nào là tu huệ?

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ

Cây cổ thụ Phật giáo

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Đức Phật là ai? (phần 1)

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

Thiên ma dâng ngọc nữ

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Giảng nghĩa chữ Phật

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Đối Chiếu Qua Kinh Điển, Tâm Diệu

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

“Giữa băng hoại về đạo đức vẫn luôn có những câu chuyện rất đẹp về tình người”

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu

Tin mới nhận

Làm Nghề Trồng Lúa Và Cây Ăn Trái Sử Dụng Thuốc Giết Sâu Bọ Có Phạm Giới Sát Sanh Và Lãnh Quả Báo Không?

Thiên hà đại địa ngay nơi tâm người

Tự Truyện Của Kyabje Sangye Nyenpa

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 30)

Văn Hóa Và Phật Giáo Tây Tạng Bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tiêu Diệt Như Thế Nào?

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Chuyện Cảm Động Giữa Hai Chú Thạch Sùng

Giúp Vợ Từ Bỏ Mê Tín

Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe?

Thách Thức Của Nhân Loại: Phát Biểu Về Liên Tôn – Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc truyền thuyết về Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo như thế nào?

Các Câu Trích Dẫn Giáo Lý Của Đức Phật – Bài 2

Bài Học Từ Se Sẻ (Từ Ngọc)

Chúm Thơ Mùa Vu Lan 2019

Kinh Tạng Phật Thuyết (Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh)

Mạn đàm về chiếc bao lì xì và bàn tay của thiền sư Ma Tuyến

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 1)

Tản Mạn: Thiền Là Gì, Thiền Để Làm Gì ?

Hòa thượng Giới Đức Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sau 3 Năm Nhập Thất (29/02/2020)

Bài kinh Di Giáo – Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Kinh Bách Dụ: Thù ghét lẫn nhau

Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Tin mới nhận

Bốn Mươi Tám Cách Niệm Phật

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 40)

Nghi Thức Phật Đảnh Tôn Thắng Vô Cấu Quang Đàn Pháp

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Pháp Môn Tịnh Độ

Lấy Khổ Làm Thầy

Lễ Nhập Bảp Tháp Cố Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 62)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Lời Phật Dạy Vua A Xà Thế Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần Cuối)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.