PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giáo Pháp Về Đức Quan Âm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIÁO PHÁP VỀ ĐỨC QUAN ÂM,
SỰ HỢP NHẤT CỦA TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ

Blank

Thứ 5 ngày 18/04, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa
Dokhampa và Tăng đoàn Truyền thừa quang lâm, cầu nguyện quốc thái dân an và ban
đại lễ gia trì quán đỉnh cộng đồng Quan Âm tại chùa Nam Hải, phường Hòa Hiệp
Bắc, quận Liên Chiếu, TP Đà Nẵng.

Nhân dịp này, Drukpa Việt Nam xin đăng tải lại bài
giảng của Đức Pháp Vương về Đức Quan Âm tại chùa Quan Âm (Ngũ Hành Sơn, Đà
Nẵng) trong lần đầu tiên Ngài và Tăng đoàn Truyền thừa viếng thăm miền Trung
vào năm 2010. Qua thời pháp này, Đức Pháp Vương không chỉ khai thị về Đức Quan
Âm
, vị Phật của tâm Đại từ Đại bi với hạnh nguyện độ sinh bao trùm khắp pháp
giới
, mà còn nhấn mạnh về sự hợp nhất của từ bi và trí tuệ nơi tâm giác ngộ và
trong các thiện hạnh của Ngài. Đức Pháp Vương cũng đồng thời nhấn mạnh khía
cạnh tâm linh không tôn giáo của Đạo Phật, vốn là triết học về chân lý vũ trụ
với mục đích mang lại nhân sinh quan và điều kiện sống lành mạnh, bình an, giúp
trưởng dưỡng hạnh phúc chân thực, bền lâu lợi ích bản thân và môi trường xung
quanh
mỗi người!

 

Giảng
pháp
và ban gia trì
Đức Quan
Âm

tại chùa Quan Âm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, tháng 3/2010
Ducquantheam

Lời đầu tiên,
tôi xin chân thành cảm niệm công đức của Ban tổ chức đã thỉnh mời tôi
tới đây chia sẻ giáo pháp. Đây là cơ hội hiếm có để chúng ta chia sẻ những tri thức căn
bản
bởi trí tuệ và tình yêu thương là những điều rất cần thiết trong cuộc sống.
Chúng ta phải nỗ lực cố gắng rất nhiều như thực hành các buổi lễ cầu nguyện,
quán đỉnh, gia trì và lắng nghe giáo pháp,… để biết cách tìm lại trí tuệ và
tình yêu thương nơi chính mình cũng như ban trải hạnh phúc đến cho mọi người.

Trong Đạo Phật, khi nói về sự gia trì là chúng ta đề
cập đến trí tuệ và từ bi. Nếu không có trí tuệ và từ bi thì không có Đức Quan
Âm
. Có những người vẫn giữ quan kiến sai lầm cho rằng Đức Quan Âm là một vị
thiên nữ hay nữ thần. Thực tế Ngài không phải là thiên nữ hay thần, không phải
duy nhất thuộc về Đạo Phật mà chính là trí tuệ và tình yêu thương vũ trụ. Giáo
lý
của Đạo Phật luôn luôn đề cập đến từ bi và trí tuệ, đến trí tuệ bình đẳng và
tình thương vô điều kiện. Đó cũng là tình thương mà tất cả mọi người, mọi loài,
đến ngay cả những loài động vật như bò ngựa, chó mèo,… cũng đều có. Chúng ta
muốn chuyển hóa tình cảm này thành tình yêu thương bình đẳng, ban trải đến khắp
mọi loài một cách không phân biệt. Trên thực tế, tình thương yêu nguyên thủy
vốn là năng lượng vũ trụ và tình thương này là vô hạn không thể đo lường tính
toán được. Tình thương này thực sự là món quà tự nhiên sẵn có từ vô thủy cho
đến
ngày nay, đó chính là chân lý mà Đức Phật Thích Ca đã dạy sau khi chứng ngộ
được. Lúc này, chúng ta không trải nghiệm tình thương rộng lớn đó vì không có
trí tuệ. Chúng ta cần trưởng dưỡng trí tuệ để có thể sống được tình thương yêu
chân thực diệu kỳ.

Có thể so sánh trí tuệ giống như một cái ống nhòm, nếu
bạn có một cái ống nhòm nhỏ hẹp thì bạn chỉ có thể nhìn thấy một chút bầu trời.
Điều đó không có nghĩa là bầu trời thực sự nhỏ như bạn nhìn thấy. Giống như
thế, nếu trí tuệ chúng ta nhỏ hẹp thì tình thương yêu cũng sẽ hạn hẹp. Bởi vậy
những gì chúng ta làm thường không hợp với tự nhiên, khi thì chúng ta sát sinh,
lúc lại ăn thịt, ngược đãi mọi loài, Chỉ vì trí tuệ hạn hẹp nên chúng ta luôn
luôn khăng khăng chỉ nghĩ đến bản thân, luôn muốn mình được may mắn, hạnh phúc
mà không bao giờ nghĩ về hạnh phúc, lợi ích của người khác. Đó là lý do tại sao
tôi nói tình thương của chúng ta lúc này còn hạn hẹp. Là những Phật tử, chúng
ta
hãy đừng bao giờ làm tổn hại bất kỳ hữu tình nào trên thế giới này, thậm chí
cả những côn trùng nhỏ nhất chúng ta cũng không được sát hại. Nếu không biết
quan tâm, thương xót, mà cứ làm việc sát hại thì chúng ta không phải là người
thực hành giáo pháp của Đức Phật một cách chân chính. Đạo Phật là trí tuệ, là
sự thực hành tình thương yêu. Đạo Phật không phải là một tôn giáo thờ phụng các
vị Thần thánh hay Thiên đế,…mà chỉ tôn thờ Từ bi và Trí tuệ. Bởi thế, chúng ta
cần đặt trọn niềm tin kính vào Đức Quan Âm. Trong Kinh điển khi nhắc tới Đức
Quan Âm, Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng Ngài chính là hiện thân sự kết hợp trọn
vẹn
giữa Từ bi và Trí tuệ.

Khi nói về sự gia trì của Đức Quan Âm là chúng ta mong nguyện đón nhận sự gia trì
để có được trí tuệ rộng lớn như vũ trụ. Khi có được trí tuệ này, tình thương yêu của chúng ta sẽ trở nên vô
hạn một cách nhậm vận tự nhiên và bạn có thể có thành tựu rất nhiều mong nguyện
như tiền bạc, cuộc sống đầy đủ, sức khoẻ, sự giàu có, trường thọ… Mặc dù sự gia
trì
chính mà bạn mong nguyện là trí tuệ vũ trụ, nhờ có trí tuệ này chúng ta sẽ
đạt được tình thương vô lượng. Như thế trí tuệ cũng giống như một cái cửa sổ
trong căn phòng nọ. Căn phòng sáng hay tối hoàn toàn phụ thuộc vào cửa sổ, không
phụ thuộc vào mặt trời bởi vì mặt luôn chiếu sáng, ánh sáng mặt trời luôn có đó
nhưng nếu đóng kín thì căn phòng sẽ tối suốt ngày. Tương tự như vậy, trí tuệ là
quan trọng nhất trong tất cả! Sự gia trì
của tình thương, sự gia trì để có được sức khoẻ, của cải… hay bất kỳ sự gia
trì
nào mà bạn mong đợi sẽ sẵn ở đó nếu bạn cố gắng phát triển cửa sổ trí tuệ.

Bây giờ chúng ta hãy thử dành thời gian để quán chiếu dòng
chảy cuộc sống của mình. Cuộc sống này vốn gắn liền với những thăng trầm thịnh
suy
. Ví dụ, đất nước Việt Nam đã trải qua bao thảm kịch chiến tranh và những khó
khăn vất vả, nhưng ngày nay mọi chuyện đã qua, đất nước đang phát triển, nhân
dân
bắt đầu có hạnh phúc. Tất cả những thăng trầm đều là một phần trong cuộc
sống của chúng ta. Những khó khăn cuộc sống này cần được trải nghiệm như những
bài học quý giá để tiến bước trên con đường đoạn trừ khổ đau. Chúng ta cần học
hỏi
tìm hiểu xem những khó khăn này có nguyên nhân từ đâu, để trong đời này và
đời sau chúng ta không còn phải trải nghiệm khổ đau đó nữa. Đây cũng là ý nghĩa
Đạo Phật bởi triết lý của Đức Phật không nhằm mục đích nào khác ngoài giúp đỡ
chúng ta quán chiếu học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ, thực hành trong hiện tại để
cải thiện đời sống tương lai. Đó cũng là giáo pháp căn bản từ Đức Quan Âm,
nương theo hạnh nguyện của Ngài chúng ta trưởng dưỡng được trí tuệ và tình yêu
thương
tự thân để chuyển hóa ý nghĩa cuộc sống hiện tại.

 Chúng ta
thường nghĩ rằng: Đạo Phật là một tôn giáo, là sự thờ phụng một bậc siêu phàm
nào đó bên ngoài. Quan niệm như thế thật là sai lầm. Thực ra đạo Phật không
phải là một tôn giáo, Đạo Phật luôn trợ giúp sự phát triển những phẩm hạnh
trong cuộc sống của mỗi người. Những phẩm hạnh này cần được cải thiện, không
phải chỉ về mặt tâm linh hay kỹ thuật thiền định, mà còn cần phải phát triển về
cả khía cạnh thế giới vật chất. Phật pháp chính là cách giúp chúng ta phát
triển cuộc sống của mình. Nếu bạn coi đạo Phật đơn thuần như một tôn giáo thì
Đạo Phật sẽ không có nhiều ý nghĩa giá trị. Chúng ta cần thay đổi cách nhìn này
để có được quan kiến đúng đắn về Đạo Phật!

 Nói về Đức
Quan Âm, chúng ta luôn đề cao về lòng từ bi hay tình yêu thương. Từ bi và trí
tuệ
là hai đề mục quan trọng nhất mà chúng ta nhắc đến ở khắp mọi nơi, đặc biệt
trong truyền thống Đại thừa. Khi nói về Đức Quan Âm là nói đến sự kết hợp trọn
vẹn
của từ bi và trí tuệ, khi nhắc đến từ bi và trí tuệ tức là nói đến cuộc
sống chúng ta cần cải thiện mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày. Nhưng làm thế nào để
có thể cải thiện phẩm chất cuộc sống của chúng ta? Đó là nhờ vào trí tuệ,
nhờ vào sự hiểu biết, chúng ta cần tư duy ngay những gì xảy ra trong quá khứ và
hiện tại để thấy được sự thật. Trí tuệ chính là một trong hai khía cạnh chính
thuộc phẩm hạnh của Đức Quan Âm. Khi có trí tuệ thì tình yêu thương nhậm vận sẽ
xuất hiện, dẫn dắt những thiện hạnh yêu thương lợi ích không chỉ cho bản thân,
người thân, cộng đồng mà đến cả đất nước và tất cả hữu tình trên cõi đời này.
Ví dụ rất nhiều người sử dụng quạt khi trời nóng, như thế là người trí tuệ
vì ít nhất họ cũng hiểu được rằng, chiếc quạt sẽ giúp họ làm giảm cơn nóng. Khi
hiểu rằng quạt sẽ giúp bạn hết nóng, thì bạn sẽ tìm ngay một cái quạt, đó là
hành động của trí tuệ hay tình thương yêu. Dẫn chứng tôi vừa nói thuộc phạm trù
cuộc sống chứ không phải tôn giáo. Cũng như việc sử dụng quạt, bạn cải thiện
cuộc sống của mình, làm cho nó dễ chịu, thoải mái hơn. Nếu không hiểu được điều
này, bạn sẽ không biết cách nào làm hết cái nóng, và cứ phải tiếp tục chịu
khổ từ cái nóng này sang cái nóng khác. Bởi vậy nếu không có trí tuệ, bạn sẽ
mãi mãi chịu khổ đau trên thế giới này, từ các loại khổ đau khác nhau đến từ
môi trường hoàn cảnh bên ngoài như lạnh rét, bão lụt, nạn cháy,… đến rất nhiều
xúc tình phiền não bệnh hoạn khác nơi thân tâm mình. Tôi xin nói lại một lần
nữa khi sử dụng quạt, bạn cần phải hiểu rõ tác dụng của quạt, giúp loại bỏ cái
nóng. Bạn cũng cần biết cái nóng từ đâu mà có, và phương pháp làm thế nào để
cảm thấy thoải mái, mát mẻ hơn, rồi bạn hiểu ra rằng giải pháp đang cần là sử
dụng
một cái quạt, sự hiểu biết này là trí tuệ, nó rất quan trọng. Nếu không có
trí tuệ, có thể bạn sử dụng nhầm sang một cái máy sưởi chẳng hạn, thì khiến cho
cái nóng càng tăng thêm. Tình thương yêu có năng lực nhất, nhưng nếu không có
trí tuệ thì nó trở thành rất nguy hiểm. Bởi vậy trí tuệ là điều quan trọng
nhất, chính vì thế chúng ta cần nương tựa và thực hành về Đức Quán Thế Âm, vị
Phật của lòng từ bi. Ngài là sự kết hợp trọn vẹn của trí tuệ và từ bi.

 Hôm nay, nhân
ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng ta nói về sự gia trì của Ngài. Sự gia trì
của Đức Quán Âm là bắt đầu thực hành lòng từ bi, bắt đầu thực tập đem tình yêu
thương
hướng về khắp loài chúng sinh. Chúng ta gọi sự “bắt đầu” này là ý nghĩa
lễ thọ Quán đỉnh, bắt đầu cho phép chúng ta thực hành Pháp tu của đức Quan Âm,
tức là bắt đầu thực hành trưởng dưỡng trí tuệ và các hoạt động của tình yêu
thương
. Mỗi chúng ta có trách nhiệm phục vụ mọi người, phục vụ dân tộc của mình
và mọi loài, trong đó có cả cây cối và các loại côn trùng, tất cả thiên nhiên
cần phải được bảo vệ, giữ gìn. Nếu hủy hoại thiên nhiên môi trường, chúng ta sẽ
tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực như thiên tai, lũ lụt và các thảm họa khác và
điều này đe dọa sự sống tính mạng của rất nhiều người và chúng sinh khác. Bởi
vậy chúng ta cần tránh phá hoại rừng, tôn trọng, bảo vệ cây cối và cố gắng
trồng thêm cây nữa, cố gắng giữ gìn màu xanh càng nhiều càng tốt cho đất nước,
cho tài sản của quốc gia, cũng như cho sức khoẻ của tất cả mọi người. Đây gọi
là sự trưởng dưỡng trí tuệ và thực hành các thiện hạnh yêu thương. Bởi hiểu tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường, của việc trồng cây gây rừng, nên chúng
ta
cố gắng bảo vệ cây cối, trồng thêm nhiều cây, tôn trọng thiên nhiên, đó là
những cách thực hành phát triển trí tuệ và tình thương, hay còn gọi là thực
hành
hạnh Quan Âm. Như thế trí tuệ và tình yêu thương luôn cần thiết, không
phải chỉ cho mỗi cá nhân, mà còn cần được phát triển cho mục đích xây dựng một
đất nước an bình, hạnh phúc.

Tôi vẫn thường nói rằng: đạo Phật không phải là một
tôn giáo, mà đạo Phật rất hợp với khoa học. Đức Phật Thích Ca nói về hai chân
lý
là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối (chân đế và tục đế), hai chân lý
này cần phải được thực hành kết hợp song song. Không nên hiểu nhầm rằng: Ta chỉ
cần thực hành chân lý tuyệt đối mà bỏ qua chân lý tương đối, đó không phải là
thông điệp của Đức Phật. Thông điệp của Đức Phật là cần thực hành cả hai
chân lý
trong cuộc sống của chúng ta, đây là vấn đề rất quan trọng bạn cần phải
hiểu. Đáng tiếc có nhiều Phật tử không hiểu điều này, họ nghĩ rằng đạo Phật chỉ
là một tôn giáo, quả là một ý tưởng sai lầm. Thật sự đạo Phật là một khoa học
sống thực tế, tràn đầy hạnh phúc và an lạc, chính vì lý do đó, ngày nay mọi
người
trên thế giới, bắt đầu hiểu biết và ngưỡng mộ nhiều hơn về Phật giáo, như
ở Tây phương, ở phía Đông châu Á, ở Úc và rất nhiều quốc gia khoa học phát
triển, họ bắt đầu tìm hiểu giá trị giáo pháp của Đức Phật, họ bắt đầu hiểu giáo
lý
mà Đức Phật Thích Ca đã giảng dạy hơn hai nghìn năm trước, thực sự ý nghĩa
chân lý rốt ráo là gì? Họ đã hiểu rõ thông điệp của Đức Bản sư nên họ thực hành
giáo pháp một cách thiết thực. Tại đất nước Việt Nam, nền tảng căn bản Phật
pháp
đã tồn tại trên hai nghìn năm, vì vậy mỗi người dân Việt Nam nói chung và
đặc biệt là những Phật tử, phải hiểu đầy đủ trọn vẹn ý nghĩa cao quý của đạo
Phật
. Chúng ta cần phải nhận ra được con đường của đạo Phật giúp cho chúng ta vững
đi trên đường đời bằng năng lực trí tuệ và từ bi của chính mình.

 Tôi tha thiết
mong mỏi mọi người hãy biết nhận ra ý nghĩa đích thực của đạo Phật, để có thể
đưa giáo pháp vào cuộc sống, áp dụng thực hành ngay hiện tại để trải rộng tình
thương
yêu, an bình cho bản thân, cho xã hội và muôn loài. Nếu chúng ta có thể
tiếp cận với Phật gíáo một cách khoa học thực tế, thì đó là cách duy nhất phát
triển đất nước, đem đến sức khoẻ và vật chất dồi dào cho từng gia đình, sự hòa
bình cho nhân loại và hạnh phúc cho xã hội. Theo chỗ hiểu biết của tôi, nếu
chúng ta bảo thủ, cố chấp thì tôn giáo sẽ không đem lại hòa bình, hạnh phúc mà
còn gây ra rất nhiều rắc rối, điều này rất đáng buồn. Sự bảo thủ và cố chấp tôn
giáo
một cách mù quáng đã và sẽ còn đem lại những thù hận chiến tranh và những
chia rẽ, hiểu lầm. Cho nên chúng ta cần phải tiếp cận một cách
hết sức khoa khọc với giáo lý của Đức Phật.

 Khi nói về
Đức Quan Âm, vị Phật của lòng từ bi, chính là tượng trưng cho sự kết hợp trọn
vẹn
giữa từ bi và trí tuệ của loài người, đó là lý do tại sao chúng ta thực
hành
hạnh Quan Âm. Trì chân ngôn và niệm danh hiệu Đức Quan Âm giúp chúng ta dễ
dàng có được sự phát triển Trí tuệ và Từ bi, vì thế pháp tu Đức Quan Âm rất phổ
biến
trong truyền thống Phật giáo Đại Thừa và Kim Cương thừa. Thực hành theo
hạnh của Ngài, chúng ta sẽ sống một cách an bình, hạnh phúc và hòa hợp trong
cuộc đời này. Tôi cũng được biết rằng rất nhiều người Việt Nam có thâm duyên và
thực hành theo hạnh nguyện của Đức Quan Âm, tức là thực hành về từ bi và trí
tuệ
. Chúng ta nên tự hào về điều này bởi được tu tập theo Đức Quan Âm là một
phúc duyên vô cùng thù thắng. Chúng ta cũng nên tự hào được sinh vào đất nước
Việt Nam, một đất nước có đức tin sâu sắc vào Quan Âm và thực hành theo hạnh từ
bi
, trí tuệ của Ngài. Tuy có hàng tỷ người trên thế giới này, nhưng mấy ai có
được may mắn như chúng ta, những người có được sự gia trì của Ngài, có được
hiểu biết về tầm quan trọng của cuộc sống, đặc biệt có nguồn cảm hứng thực hành
các thiện hạnh yêu thương, hướng về tất cả mọi người, lợi ích gia đình và cho
chính bản thân mình. Số người này rất hiếm, chỉ khoảng một đến hai phần trăm
dân số thế giới, nên chúng ta cần trân trọng phước đức mình đang có.

 Trong truyền
thống
Kim Cương thừa, câu chân ngôn “Om Mani Padme Hung” là phương pháp thực
tập
để tiếp cận kết nối với Đức Quan Âm, còn trong Đại Thừa thì phương pháp
thực hành là trì tụng cầu nguyện đến danh hiệu của Ngài. Cả hai pháp này thực
sự vẫn là trì danh hiệu của Ngài. Tên của Ngài tức là bản chất tâm trong sạch
nguyên sơ của chính chúng ta. Trong câu chân ngôn “Om Mani Padme Hung” thì
“MANI” tức là kim cương, một loại ngọc như ý, còn “PADME”
tức là hoa sen. Hoa sen là một loài hoa vô cùng trong sạch vì nó mọc từ bùn
nhưng không hề ô nhiễm bởi bùn tanh hôi. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh
nguyên thủy của tâm. Mặc dù tâm chúng ta đang hiện hữu ở thân này, trên thế
giới
uế trược này và đã vô số kiếp trôi lăn trong sáu đạo, nhưng bản chất tâm
của chúng ta thì vốn không hề bị nhiễm ô và vẫn hoàn toàn thanh tịnh như thuở
nguyên sơ, vì thế hoa sen được tượng trưng cho tâm của chúng ta. Vậy thì chúng
ta
có được hai nghĩa “Ngọc như ý” và “Thanh tịnh”. Viên mãn mọi ước nguyện là
một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta luôn cầu nguyện điều này,
điều khác, người cầu có con, người cầu nhà cửa, sức khoẻ, của cải và rất nhiều
thứ khác, vì thế viên mãn mọi sở cầu là một phần cuộc sống. Còn phần kia chính
là phần thanh tịnh. Thanh tịnh là quan trọng nhất để có được sự viên mãn mọi sở
cầu
. Nếu tâm của bạn cứ liên tục bị ô nhiễm, bởi những xúc tình tiêu cực, thì
bạn sẽ không thể làm viên mãn mong nguyện của mình, bạn không thể thực hành
hạnh Quan Âm. Vì sự thanh tịnh là phần quan trọng giúp bạn có được cuộc sống
như ý, nên bạn cần thanh tịnh hoá tâm mình, đó là bước đầu tiên bạn cần phát
triển. Khi bạn đã phát triển trạng thái thanh tịnh của tâm thì kết quả là mọi
sự như ý, mọi mong nguyện đều thành tựu được như ý.

 Chữ MANI tức
là ngọc như ý, khi có ngọc như ý thì cuộc sống của bạn sẽ rất dễ dàng hoan hỷ.
Như vậy danh hiệu của Đức Quan Âm nêu biểu cuộc sống của chính con người. Những
gì chúng ta mong nguyện cần được phát triển bằng cách thanh tịnh hoá tâm mình,
vì thế khi chúng ta trì niệm danh hiệu của Đức Quan Âm với tâm chí thành tha
thiết, chúng ta sẽ chuyển hoá được cuộc sống sinh tử luân hồi đau khổ thành
cuộc sống an bình hạnh phúc và như ý.

 Trong Đại
thừa
chúng ta thường niệm bắt đầu bằng chữ “Nam mô” để thể hiện Tâm
chí
thành. Tâm chí thành được thể hiện qua cả thân, khẩu, ý. Thân đỉnh lễ là
thể hiện sự chí thành của thân, miệng trì tụng “Nam mô…” là thể hiện sự chí
thành
của khẩu, tâm chúng ta tha thiết hướng về Đức Quan Âm là sự chí thành của
ý, như thế chữ “Nam mô” là thể hiện tâm chí thành của cả Thân, Khẩu, Ý. Trong
truyền thống Kim Cương thừa, câu trì chú bắt đầu bằng chủng tử “OM”.
Chữ OM là tượng trưng cho năng lượng của vũ trụ vô cùng mạnh mẽ và to lớn, theo
cách gọi của người thế tục là năng lượng của âm dương, còn trong Kim Cương thừa
là năng lượng của phụ tính và mẫu tính, hay là năng lượng vi tế mạnh mẽ hài hòa
của từ bi và trí tuệ. Vì thế khi câu chân ngôn chúng ta bắt đầu bằng chữ OM để
thu gom năng lượng tinh tế mạnh mẽ của vũ trụ, hay là thu gom năng lượng hài
hòa của từ bi và trí tuệ để trợ giúp cho sự thực hành của mình dễ dàng phát
triển trí tuệ, từ bi, mới hy vọng đạt được kết quả tốt đẹp. Khi bạn sử dụng
năng lượng vũ trụ để cứu độ chúng sinh với trí tuệ và từ bi thì công năng sẽ
rất mạnh mẽ, bởi vì năng lượng của vũ trụ có sức mạnh rất lớn. Chữ OM tượng
trưng
cho năng lượng của vũ trụ, hoặc tượng trưng cho toàn bộ vũ trụ. Khi chúng
ta
nói về vũ trụ tức là nói về sức mạnh thực sự của vũ trụ, trong hình thức
năng lượng phụ tính và mẫu tính giúp phát triển sự hiểu biết về các thiện hạnh
của từ bi và trí tuệ. Ví dụ hoạt động thiện hạnh yêu thương chúng ta cần có
năng lượng thuộc phụ tính, cùng lúc chúng ta cần sự phát triển của trí tuệ, nếu
không
có trí tuệ tất cả mọi thiện hạnh sẽ không thành công. Muốn phát triển trí
tuệ
chúng ta cần sự trợ giúp của năng lượng mẫu tính, thuộc năng lượng vũ trụ.
Hai năng lượng này rất cần để phát triển sự thực hành yoga, Yoga Mantra, Yoga
Sutra,… Vấn đề quan trọng là làm thế nào đưa hai loại năng lượng này vào sự
thực hành phát triển từ bi trí tuệ của chúng ta. Đây là một trong những lý do
chúng ta thực hành sự trân trọng lẫn nhau. Chúng ta tôn trọng tất cả mọi năng
lượng
, tất cả mọi thứ. Ví dụ chúng ta tôn trọng động vật, tôn trọng con người,
tôn trọng cây cối, cho đến cả những côn trùng bé nhất chúng ta cũng đều tôn
trọng
bình đẳng như nhau. Chúng ta không nên nói rằng: “Loài người có quyền
ngược đãi, đối xử tàn tệ với các loài khác hoặc có quyền giết hại mạng sống các
loài” Điều này hoàn toàn sai! Chúng ta cũng không nên nói rằng: “Nam giới rất
tuyệt, chúng ta cần tôn trọng phái nam, không cần tôn trọng phái nữ”. Điều này
càng sai! Đức Phật Thích Ca đã từng dạy rằng: người nữ có quyền chứng ngộ bình
đẳng
với người nam không khác. Cho nên Ngài không chỉ cho người nam xuất gia thọ
giới
Tỳ kheo để chứng quả A la hán, mà Ngài còn cho phép người nữ xuất gia làm
Tỳ kheo ni và cũng có thể chứng A la hán như các vị Tỳ kheo không khác. Không
chỉ thế trong Kim Cương thừa còn có các hành giả Yogi, Yogini, hay các vị Bản
tôn
như Daka, Dakini và chư Phật trong hình tướng nam và cả trong hình tướng
nữ. Vì vậy tất cả mọi người, mọi loài bao gồm cả cây cối, côn trùng,…đều cần
được tôn trọng như nhau. Đó chính là giáo lý của Đức Phật, là từ bi và trí tuệ
của Ngài, và cũng là thông điệp của Đức Quan Âm.

 Buổi lễ gia
trì
quán đỉnh về Đức Quan Âm đến đây tạm kết thúc. Chúng tôi mong rằng tất cả
quý vị có duyên được thọ Quán đỉnh, hãy cố gắng duy trì năng lượng của Ngài,
bằng cách nuôi dưỡng và phát triển từ bi, trí tuệ, để thực sự chuyển hoá cuộc
sống khổ đau thành an bình hạnh phúc và thiết thực đem sự an lạc đến cho mọi
người
, mọi loài trên thế giới. Đó là hạnh chân thật của Đức Quan Âm. Chúng tôi
xin chân thành cảm ơn Thành hội Phật giáo Hà Nội, Thành hội Phật giáo Đà Nẵng,
các ban ngành, lãnh đạo, các cấp Chính quyền, cùng tất cả quý vị chư Tăng
Ni Phật tử đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận duyên, để chúng tôi có cơ hội
chia sẻ giáo pháp tôn quý của Đức Phật. Cầu nguyện mỗi người chúng ta sẽ trở
thành
một Đức Quan Âm đem bàn tay yêu thương xoa dịu cho cuộc đời bớt đau khổ,
đem sự bình an hạnh phúc đến cho muôn loài.

(Trích từ: Mandala, sự hợp nhất của Từ bi và Trí
tuệ
theo quan kiến Kim Cương thừa, NXB Tôn giáo, 2011)

Tin bài có liên quan

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Tâm Linh Không Tôn Giáo

Tâm Linh Không Tôn Giáo

Sức Mạnh Của Nội Tâm

Sức Mạnh Của Nội Tâm

Sự Hòa Hợp Vũ Trụ

Sự Hòa Hợp Vũ Trụ

Phật Pháp Là Vô Giá

Phật Pháp Là Vô Giá

Load More

Discussion about this post

Bát Nhã Tâm Kinh Là Kinh Giả Do Người Hoa Sáng Tác?

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh giả do người Hoa sáng tác?

Bà Jan Nattier, giáo sư thỉnh giảng trường Mahidol University, Thái Lan vàUniversity of California, Berkely USA Năm 1992 Giáo...

Đạo Phật Vì Con Người

Đạo Phật vì con người

ĐẠO PHẬT VÌ CON NGƯỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác   Nếu nói về hành động, đạo Phật là con...

Pháp Tánh

Pháp Tánh

PHÁP TÁNH Ajahn Chah | Việt Dịch: Diệu Liên Hoa Trích từ Quyển: “Everything is Teaching Us” – Ajahn Chah...

Chánh Mạng Của Người Xuất Gia

Chánh mạng của người xuất gia

 CHÁNH MẠNG CỦA NGƯỜI XUẤT GIA Thiên Hạnh   HỎI : Mô Phật. Kính bạch thầy. Con là sa di...

Đường Thi Xướng Họa Cảm Niệm Mùa Vu Lan P.l: 2563

Đường Thi Xướng Họa cảm niệm MÙA VU LAN P.L: 2563

Đường Thi Xướng HọaCảm niệm Vu Lan - Phật lịch: 2563Xướng: NGƯỠNG VỌNG SONG ĐƯỜNG Phảng phất thu phong nhè...

Công Án Trần Nhân Tông Nhân Chuyến Lên Yên Tử – Thái Kim Lan

CÔNG ÁN TRẦN NHÂN TÔNG NHÂN CHUYẾN LÊN YÊN TỬ Thái Kim Lan  Trần Nhân Tông, người là ai? Câu...

Tánh Không (suññatā)

TÁNH KHÔNG (Suññatā) Minh Đức Triều Tâm ảnh    Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi...

Ác Ngữ, Khẩu Nghiệp

Ác Ngữ, Khẩu Nghiệp

Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái...

Cuộc Hành Trình Dharamsala (Bài 1) Bích Phụng

Cuộc Hành Trình Dharamsala (Bài 1) Bích Phụng

CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN DHARAMSALA (Bài 1)Bích Phụng Tôi được biết đến Dharamsala từ lâu lắm và ao ước có...

Nhật Ký Hành Hương Nhật Bản

Nhật ký hành hương Nhật Bản

NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG NHẬT BẢNJapan - Điểm đến Mùa Thu Lãng Mạn(Thích Nữ Giới Hương) Sân bay Quốc tế...

Cốt Lõi Của Đạo Phật

Cốt Lõi Của Đạo Phật

CỐT LÕI CỦA ĐẠO PHẬT Lê Sỹ Minh Tùng Cốt lõi của giáo lý Phật Đà trong suốt 49 năm hoằng...

Truyền Thông Và Sự Phát Triển Tư Tưởng Phật Giáo – Minh Thạnh

TRUYỀN THÔNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁOMinh Thạnh QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO PHÁP Trong...

Thế Giới Cực Lạc – Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà

Thế Giới Cực Lạc – Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh: Dịch Anh ngữ: Phan Tấn Hải

THƠ NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH Bản dịch Anh: Phan Tấn Hải   1.VỚI BỨC TRANH PHẬT VÀ HOA SEN Bức...

Nhiều Ngàn Cõi Người? Trần Khải

NHIỀU NGÀN CÕI NGƯỜI? Trần Khải Báo The Independent nói rằng người ta đã tố cáo Charles Darwin đủ thứ,...

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh giả do người Hoa sáng tác?

Đạo Phật vì con người

Pháp Tánh

Chánh mạng của người xuất gia

Đường Thi Xướng Họa cảm niệm MÙA VU LAN P.L: 2563

Công Án Trần Nhân Tông Nhân Chuyến Lên Yên Tử – Thái Kim Lan

Tánh Không (suññatā)

Ác Ngữ, Khẩu Nghiệp

Cuộc Hành Trình Dharamsala (Bài 1) Bích Phụng

Nhật ký hành hương Nhật Bản

Cốt Lõi Của Đạo Phật

Truyền Thông Và Sự Phát Triển Tư Tưởng Phật Giáo – Minh Thạnh

Thế Giới Cực Lạc – Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà

Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh: Dịch Anh ngữ: Phan Tấn Hải

Nhiều Ngàn Cõi Người? Trần Khải

Tin mới nhận

Lời con dâng Phật

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Từ Minh – DakLak

Lời di huấn của Thế Tôn

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Thư Ngỏ Kêu Gọi Xây Dựng, Trùng Tu Chùa Linh Sơn

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Đức Phật – Nhà đại giáo dục

Lời Phật dạy về những điều khó

Chân thân của Đức Phật

Có ai thấy Phật không?

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Tin mới nhận

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (song ngữ)

Đức Pháp Chủ GHPGVN Trả Lời Phỏng Vấn

Về Các Bài Phê Bình Bản Dịch Mới Tâm Kinh Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Ai sẽ là con thiêu thân?

Tương Quan Hay Chẳng Là Gì

Công Phu 108 Tiếng Chuông Thiên Mụ

Thông điệp chúc mừng lễ Phật Đản của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Bí quyết để có hạnh phúc

Cởi Trói Ii

Tha Nhân Là Địa Ngục

Vai trò của Nhà nước trong Đại lễ Vesak và kinh phí tổ chức

Cúng Dường Cha Mẹ

Mông Cổ: Đức Đạt Lai Lạt Ma Dự Hội Nghị Quốc Tế Về Phật Giáo Và Khoa Học

Ai Được Hưởng Lợi Nhất Từ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Ta nhỏ nhà lớn

Lễ kính Phật – dung nhan từ xấu thành đẹp

Chùa Huệ Quang Bạc Liêu

Trần gian là quán trọ

Theo dấu chân Phật – kỳ 9

Tin mới nhận

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Bách Dụ: Đầu rắn và đuôi rắn giành nhau đi trước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

THÍCH MINH CHÂU

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Lửa từ chơn tâm biến hiện

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Kinh An Ban Thủ Ý Lược Giải

Ngôi chùa Việt Trúc Lâm Kharkov vẫn còn nguyên vẹn giữa vùng chiến sự khốc liệt ở Ukraine

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Kinh Bahiya

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Kinh Sunita-Sutta

Kinh Bách Dụ: Người bệnh ăn thịt chim trĩ

Tin mới nhận

Niệm Phật Viên Thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Chương 1 bài 2 mục 5 Khuyến khích người tu hành nỗ lực (08/05/2022)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

48 Cách Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 3)

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese