PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chúc Nhau Thịnh Vượng, Giầu Sang, Phát Tài – Nguyên Minh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Tuyentapmungxuan

CHÚC
NHAU THỊNH VƯỢNG, 
GIẦU
SANG, PHÁT TÀI

Nguyên
Minh

BlankKhông ai trong chúng ta từ chối sự thịnh vượng! Ngược lại, ai cũng mong muốn được giàu sang, phát đạt. Cho dù các nhà đạo đức xưa nay vẫn thường xuyên nhắc nhở chúng ta về mối nguy hại từ sự cám dỗ của những giá trị vật chất, nhưng thực tế thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò quan trọng của điều kiện vật chất trong việc mang lại một đời sống tốt cho bất cứ ai. 

Hơn thế nữa, khi bạn có dồi dào tiền bạc, lòng tốt của bạn mới có cơ hội để thể hiện một cách cụ thể trong thực tế. Bằng không thì lòng tốt ấy cũng sẽ mãi mãi chỉ là những tiếng thở dài thương xót cho những hoàn cảnh bi đát của người khác mà thôi.

Vì thế, trong dịp xuân về chúng ta luôn cầu chúc cho nhau một năm mới làm ăn thịnh vượng, phát tài. Đó cũng là một tâm lý chung rất phổ biến và hoàn toàn hợp lý. 

Tuy nhiên, mong ước cũng chỉ là mong ước. Để những lời cầu chúc tốt đẹp ấy có khả năng trở thành hiện thực, chúng ta cần phải dành cho chúng sự chân thành và những nỗ lực tinh thần nhất định của chính bản thân mình.

Thật ra, sự giàu có là một khái niệm rất mơ hồ và chỉ dễ sử dụng khi nói về người khác. Bản thân bạn có phải là người giàu có hay không? Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ về câu hỏi này, bạn sẽ thấy nó thật không dễ trả lời. Bởi vì chúng ta không có những tiêu chí nhất định để xác định điều đó. Dựa vào thu nhập thường xuyên của bạn chăng? Như vậy thì cần phải xem xét đến sự cân đối với mức chi thường xuyên của bạn nữa. Nếu mức chi ấy vượt quá mức thu, thì cho dù bạn có thu nhập nhiều đến đâu đi chăng nữa, bạn cũng không thể duy trì được một đời sống vật chất thoải mái. Và như thế thì người có thu nhập cao chưa hẳn đã cảm thấy mình giàu có, trong khi người có thu nhập thấp cũng chưa hẳn đã cảm thấy mình nghèo! 

Hơn thế nữa, mức chi thực tế và mức chi mong muốn luôn có một khoảng cách. Khi mức chi thực tế của bạn cân bằng với nguồn thu, chưa hẳn bạn đã có thể cảm thấy hài lòng, vì bạn vẫn còn chưa đạt được mức chi theo mong muốn! Như vậy, cảm giác “thiếu thốn” vẫn có thể theo đuổi bạn ngay cả khi bạn có một thu nhập đủ để chi tiêu. Và khi còn có cảm giác này thì chắc chắn bạn không thể tự cảm thấy mình là người giàu có.

Như vậy, có thể dựa vào tài sản tích lũy của chúng ta để xác định sự giàu có được chăng? Điều này nghe có vẻ hợp lý, vì sự tích lũy tài sản chính là biểu hiện cụ thể của hiệu số thu chi. Tài sản tích lũy càng nhiều thì càng chứng tỏ bạn là người giàu có. Nhưng mức tích lũy đến bao nhiêu mới gọi là nhiều? Điều này lại hoàn toàn khác nhau ở mỗi người. 

Nếu chúng ta sống một cách buông thả thì sự khao khát, thèm muốn vật chất sẽ là vô hạn. Những gì chưa có được trong tầm tay đều có thể là mục tiêu tham muốn của chúng ta, từ bộ loa âm thanh nổi cho đến máy điều hòa đời mới, từ chiếc xe tay ga vài ba chục triệu cho đến chiếc xe du lịch hàng trăm triệu… 

Nói tóm lại, cho dù bạn có tích lũy được bao nhiêu tài sản vật chất đi nữa, bạn vẫn có thể cảm thấy chưa thỏa mãn nếu như còn có những mục tiêu theo đuổi phía trước.. Và điều này thì có vẻ như chẳng bao giờ tự nó chấm dứt. Vì thế, bạn chưa hẳn đã cảm thấy bản thân mình giàu có nếu như bạn vẫn còn có quá nhiều tham muốn vật chất chưa được thỏa mãn.

Khi bạn đánh giá một người khác là giàu có, thật ra chỉ là một sự so sánh đời sống vật chất của người ấy với chính bản thân bạn. Trong thực tế, có những người mà bạn cho là giàu có nhưng chính bản thân họ chưa hẳn đã tự thấy là giàu có. Ngược lại, có những người mà bạn tưởng là nghèo khó nhưng thật ra lại đang sống trong một trạng thái tinh thần vô cùng thoải mái, thoát hẳn được những mối lo toan về vật chất!

Vì thế, điều mà bạn có thể chưa nghĩ đến là sự giàu có của bạn không hoàn toàn nằm ở yếu tố vật chất. Đó là một khái niệm rất tương đối được sản sinh trong mối tương quan giữa điều kiện vật chất thực tế và những khao khát, thèm muốn vật chất trong lòng bạn. Hay nói một cách khác hơn, người thực sự giàu có là người luôn cảm thấy thỏa mãn về điều kiện vật chất hiện có của mình. Và để đạt được trạng thái thỏa mãn đó, bạn không thể chỉ dựa vào yếu tố vật chất, mà còn cần phải có một nhận thức đúng đắn để kiểm soát được lòng tham muốn vật chất của chính mình. 

Nhận thức đúng đắn này đã được Lão Tử mô tả bằng khái niệm “biết đủ” (tri túc). Trong chương 33 của Đạo Đức Kinh, ông viết: “Người biết đủ là người giàu có.”(1) Trong cách nói của Lão Tử, yếu tố chủ quan được nhấn mạnh một cách tuyệt đối. 

Tuy nhiên, sự thật là chúng ta không thể phủ nhận sự chi phối của điều kiện vật chất khách quan, ít ra cũng là ở một mức độ tối thiểu nào đó. Vì thế, theo một cách hiểu dung hòa hơn, chúng ta sẽ thấy rằng khi có thể “biết đủ” thì những yêu cầu vật chất của chúng ta sẽ được giới hạn một cách hợp lý hơn, và do đó mà cũng dễ dàng đạt được hơn. Ý nghĩa của sự giàu có ở đây chính là tâm trạng thỏa mãn mà chúng ta có thể đạt được vào lúc này.

Chúng ta phải chấp nhận có những giới hạn nhất định do hoàn cảnh khách quan đưa đến. Việc kinh doanh của bạn có thể thuận lợi hoặc khó khăn, thu nhập của bạn có thể tăng cao hoặc giảm thấp đôi khi không hoàn toàn do bạn tự quyết định. Vì thế, cho dù chúng ta không phủ nhận sự cần thiết phải nỗ lực, tích cực trong công việc, nhưng ngay cả khi bạn đã cố gắng hết sức thì những giá trị vật chất được tạo ra vẫn có thể bị giới hạn bởi nhiều yếu tố khác.

Ngược lại, về yếu tố nhận thức chủ quan – hay sự biết đủ – thì bạn có thể hoàn toàn làm chủ. Khi bạn biết rèn luyện tinh thần để sự biết đủ này trở thành một phẩm chất tự thân của mình thì bạn hoàn toàn có khả năng đẩy lùi mọi tham muốn vật chất. Khi ấy, mọi giá trị vật chất đối với bạn sẽ được hiểu đúng như là phương tiện cần thiết cho cuộc sống nhưng không bao giờ có thể là mục tiêu theo đuổi của đời sống. Nói cách khác, chúng ta luôn cần có tiền để sống, nhưng điều đó lại hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta chỉ sống để làm ra tiền!

Khi nhận thức đúng như thế về giá trị vật chất, bạn sẽ dễ dàng đạt được một cuộc sống thoải mái hơn. Mọi nhu cầu vật chất sẽ luôn được giới hạn ở một mức độ tối thiểu hợp lý, và vì thế mà chúng sẽ không vắt kiệt đi sức lao động của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho những người thân của mình, hoặc để nuôi dưỡng đời sống tinh thần của chính bản thân.

Khi bạn chân thành cầu chúc cho ai đó được giàu sang, bạn sẽ có thể tự tin hơn nếu như tự thân bạn đã biết cách để đạt được điều đó. Hơn thế nữa, cho dù bạn không thể hiến tặng cho mọi người những giá trị vật chất đủ để làm họ thỏa mãn, nhưng bạn hoàn toàn có thể mang đến cho họ một nhận thức đúng đắn về giá trị thực sự của vật chất. Và điều này cũng có ý nghĩa giúp họ có thể đạt đến sự thỏa mãn về vật chất một cách dễ dàng hơn!

Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể tạo cho mình một ảo tưởng về sự giàu có khi cuộc sống mỗi ngày vẫn còn chìm trong sự thiếu thốn, chật vật. Nhưng một thực tế cũng không thể phủ nhận được là có rất nhiều người “sống trên nhung lụa” mà vẫn không hề có được cảm giác thỏa mãn, vẫn điên cuồng lao vào việc… kiếm tiền. Nếu bạn có thể tránh được cả hai trường hợp này, bạn mới thực sự là người giàu có. 

Và cũng chỉ trong ý nghĩa này chúng ta mới có thể chân thành cầu chúc cho tất cả mọi người quanh ta đều đạt được sự bình an và thịnh vượng:

Chúc nhau hai chữ bình an,
Chúc nhau thịnh vượng, giàu sang, phát tài!

Và sự giàu sang như thế mới đích thực là điều kiện cần thiết cho một cuộc sống an vui, hạnh phúc!

Chú thích:

1 Tri túc giả, phú dã.- Đạo Đức Kinh, chương 33, Lão Tử.
 
Nguyên Minh 
(Hoằng Pháp)

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Giới Trẻ Châu Á Cần Một Phật Giáo Tươi Mới

Trong khi lời dạy của Đức Phật đang nhanh chóng trở nên quen thuộc với lối sống thế tục phương...

Đạo Phật Ở Thế Kỷ 21

Đạo Phật Ở Thế Kỷ 21

Thánh theo Phật giáo Nguyên thủy là A-la-hán, nhưng Thánh theo Phật giáo Đại thừa là Phật. Trên bước đường...

Phật Giáo, Rượu Và Trà Ở Trung Quốc Trung Đại

Phật giáo, rượu và trà ở Trung Quốc trung đại

PHẬT GIÁO, RƯỢU VÀ TRÀ Ở TRUNG QUỐC TRUNG ĐẠI James A. Benn | Thích Nguyên Hiệp dịch   Trung...

Ngày Gặp Phụ Vương

Ngày Gặp Phụ Vương

Xưa rời cung điện ra đi Giờ đây thành đạo trở về thăm cha Hai mươi năm thoáng trôi qua...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC JATSON NYINGPO (1585-1656) Alexander Gardner và Tom Greensmith soạn Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ...

Chướng duyên của thân nữ

CHƯỚNG DUYÊN CỦA THÂN NỮ Rite M. Gross – Thiện Ý chuyển ngữ Những chướng duyên có thể giúp hành...

An Trú Trong Hiện Tại, Giờ Phút Đẹp Tuyệt Vời Nguyễn Thượng Chánh

An Trú Trong Hiện Tại, Giờ Phút Đẹp Tuyệt Vời Nguyễn Thượng Chánh

AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI, GIỜ PHÚT ĐẸP TUYỆT VỜI Nguyễn Thượng Chánh Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra,...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 117)

 Các vị đồng học! Xin chào mọi người.Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 109:“Khinh mạn tiên linh. Vi...

Thiền Quán Nền Tảng Thành Đạo Của Bồ-Tát Siddhārtha

Thiền Quán Nền Tảng Thành Đạo Của Bồ-tát Siddhārtha

THIỀN QUÁN NỀN TẢNG THÀNH ĐẠO CỦA BỒ-TÁT SIDDHĀRTHA Quảng Tánh Đêm Bồ-tát Siddhārtha vượt thành xuất gia, cả hoàng...

Nghiệp Không Ngủ Quên Bao Giờ

Nghiệp Không Ngủ Quên Bao Giờ

NGHIỆP KHÔNG NGỦ QUÊN BAO GIỜ Thứ hai, ngày 2/5/2011Nguồn: www.drukpa.org Chắc hẳn các bạn đều biết, có rất nhiều...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 22)

Mấy ngày nay, chúng ta nói về hai chữ “Trung - Hiếu”. Nói thật ra, người nhận thức được hai...

Tìm Nụ Cười Di Lạc Xứ Cờ Hoa

Tìm Nụ Cười Di Lạc Xứ Cờ Hoa

Tìm nụ cười Di Lạc xứ Cờ Hoa Trần Kiêm Đoàn Đạo Phật đã đem đến cho xã hội Âu...

Hướng Đến Ánh Sáng

Hướng đến ánh sáng

Đại Tạng Kinh Việt Nam KINH TƯƠNG ƯNG BỘ Samyutta Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật...

Hoằng Pháp Hải Ngoại: Kênh Ngoại Giao Văn Hóa Tâm Linh

Hoằng pháp hải ngoại: kênh ngoại giao văn hóa tâm linh

HOẰNG PHÁP HẢI NGOẠI: KÊNH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TÂM LINH  Thích Thanh Tâm Tóm tắt:  Đại lễ Vesak 2019...

Hai Hạng Người Không Biết Chán Đủ

Hai hạng người không biết chán đủ

HAI HẠNG NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHÁN ĐỦ Quảng Tánh   Hai thương nhân Trapusha và Bhallika dâng cúng phẩm lên...

Giới Trẻ Châu Á Cần Một Phật Giáo Tươi Mới

Đạo Phật Ở Thế Kỷ 21

Phật giáo, rượu và trà ở Trung Quốc trung đại

Ngày Gặp Phụ Vương

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Chướng duyên của thân nữ

An Trú Trong Hiện Tại, Giờ Phút Đẹp Tuyệt Vời Nguyễn Thượng Chánh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 117)

Thiền Quán Nền Tảng Thành Đạo Của Bồ-tát Siddhārtha

Nghiệp Không Ngủ Quên Bao Giờ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 22)

Tìm Nụ Cười Di Lạc Xứ Cờ Hoa

Hướng đến ánh sáng

Hoằng pháp hải ngoại: kênh ngoại giao văn hóa tâm linh

Hai hạng người không biết chán đủ

Tin mới nhận

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Hãy đẹp ngay từ tâm mình

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Hiệu dụng của việc niệm Phật

Được gặp Đức Phật

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Trải nghiệm hạnh phúc theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Tám Pháp quyết định bậc tối thượng ở đời

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Tin mới nhận

Tình Bạn – Ht.thích Trí Quảng

Diệu Dụng Của Bát Nhã

Nghiên Cứu So Sánh Học Thuyết Về Nghiệp

Bọt nước giữa trùng dương

Phương Pháp Hóa Giải Sự Xung Đột

Thanh Lương trên đường về cố quận

“Tứ cú lục bát thập tân khúc” kính dâng Hương linh Me Tâm Tấn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Phật Dạy 8 Pháp Để Sống An Lạc

Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác

Những bước đi trên con đường

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Các Chùa Nguyên Thủy Tại Việt Nam Và Hải Ngoại

Dấu quê

An nhiên giữa buồn vui

Nhớ thở nhé!

Lời Khấn Nguyện Đầu Năm: Dâng Lên Ông Bà Tổ Tiên Và Hồn Thiên Sông Núi

Nền Tảng Xây Dựng Đời Sống Đạo Đức Theo Phật Giáo

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Tin mới nhận

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Gươm Báu Trao Tay

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Kinh Bách Dụ: Thầy đau chân nhờ hai đệ tử xoa bóp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Kinh Kalama Anh – Việt

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Hương Sen Vạn Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Kinh Phật Thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 92)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.