PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sự Hình Thành Tư Tưởng Phật Pháp Tại Thế Gian Của Thiền Tông

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Sự hình thành tư tưởng Phật pháp tại thế gian của Thiền tông
Diêu Vệ Quần
Thích Nữ Nguyện Liên dịch

Thiền tông là một tông phái có nhiều ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những tông phái nổi bật, đặc sắc trong hệ thống truyền thừa của Phật giáo. Tư tưởng Phật pháp tại
thế
gian của Thiền tông hình thành chính từ sự liên hệ này.

Tư tưởng Phật pháp tại thế gian là một tư tưởng cơ bản trong Thiền tông, nhưng được hình thành và phát triển mạnh, chủ yếu là sau khi xuất
hiện
ngài Huệ Năng, cũng có thể nói, tư tưởng này hình thành và nổi bật được bắt đầu từ trong hệ thống Thiền Nam truyền của Trung Quốc. Sự truyền thừa của nó được xác lập rõ ràng. Tông này có chỗ còn gọi là “Đông Độ Ngũ Tổ”, tức chư Tổ Đạt Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, nhưng thực tế tông này được hình thành vào triều đại nhà Đường.

Nghiêm túc mà nói, trước ngài Huệ Năng, Phật giáo tồn tại lúc bấy giờ tại Trung Quốc chỉ có thể gọi là Thiền học. Thiền học bắt nguồn từ Ấn Độ, từ lúc ban sơ nó không phải do Phật giáo phát minh, cũng không phải là của riêng Phật giáo. Người Trung Quốc tiếp xúc Thiền là do thông qua các mối quan hệ phiên dịch kinh điển Phật giáo vào cuối đời Hán. Trong những kinh điển này có Phật giáo Tiểu thừa, có Phật giáo Đại
thừa
và lúc ấy những gì liên quan đến tư tưởng Thiền được gọi là Thiền
học
, vì trước ngài Huệ Năng các tư tưởng Thiền đều có liên quan đến Thiền Ấn Độ. Chủ yếu thiên hướng về Phật giáo Tiểu thừa hoặc các phương diện hệ thống phi Bát Nhã – Trung Quán. Tinh thần Thiền bấy giờ nói chung cho rằng thế giới thế tục không thực tại, phải truy tìm một cảnh giới giải thoát hoàn toàn không giống với thế gian này, và tu tập Thiền
là một pháp cơ bản để đạt được mục đích này. Những phương thức, thao tác cụ thể của loại Thiền này có rất nhiều, nhưng thủ pháp cơ bản vẫn là ngồi tĩnh tọa quán sát cảnh giới giải thoát, khống chế ý niệm của mình khiến người tu hành cuối cùng có thể buông bỏ những tạp niệm có quan hệ đến sự vật bên ngoài. Tình hình này đến ngài Huệ Năng đã thay đổi và thay thế bằng một Thiền tông nghiêm túc về mặt ý nghĩa.

Dựa vào kiến giải của Thiền tông, từ Tổ Đạt Ma tới ngài Đạo Tín, Tổ Tổ tương truyền đều không rời bộ kinh Lăng Già. Nhưng đến Huệ Năng Lục Tổ thì hoàn toàn khác hẳn, kinh điển ngài Hoằng Nhẫn truyền trao cho đệ
tử
đổi thành kinh Kim Cang. Đây quả thật là một thay đổi quan trọng, tuy kiến giải của Thiền tông có tính truyền thuyết, song ít nhất nó khẳng định được rằng: sau khi ngài Huệ Năng xuất hiện, hệ thống Thiền Nam truyền đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Trung Quán, Bát Nhã rõ ràng hơn so
với Thiền học trước kia. Và tư tưởng Phật pháp tại thế gian cùng với tư tưởng hệ thống Trung Quán, Bát Nhã đều có mối quan hệ trực tiếp.

Thiền Huệ Năng hoặc Thiền Nam truyền sau này tuy cùng nhấn mạnh đến việc kiến tánh thành Phật, nhưng phương pháp làm thế nào để kiến tánh thành Phật so với Thiền học hoặc Thiền tông trước kia rất là sai biệt. Thiền tông hoặc Thiền học trước kia chủ yếu nhấn mạnh tinh thần “Tịch giáo ngộ tông” tức nương vào kinh điển để nhận ra Phật tánh hoặc thấy tánh, đồng thời họ cũng chú trọng phương pháp tĩnh tọa quán sát, mưu cầu
đạt được sự khống chế ý niệm của chính mình, đuổi theo sự buông bỏ cảnh giới tạp niệm liên quan đến sự vật ở bên ngoài.

Hệ thống Thiền Nam truyền của ngài Huệ Năng tương đối xem nhẹ tác dụng kinh giáo của truyền thống Phật giáo, và cũng không chú trọng lối thiền định trong ý nghĩa bình thường. Điều mà họ chú trọng là làm thế nào để đạt được chân lý Phật giáo ngay trong xã hội thế tục hoặc ngay trong thế giới hiện thực, thể ngộ được bản chất thật sự của con người, không thể rời bỏ thế giới hiện thực này mà thành Phật. Điều này được biểu hiện rõ nét khi ngài Huệ Năng đưa ra tư tưởng Phật pháp tại thế gian trong “Pháp Bảo Đàn kinh” bài kệ tụng phần sau của phẩm Bát nhã nói:

“Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mích Bồ đề, kháp như cầu thố giác, chánh kiến danh xuất thế, tà kiến danh thế gian,
tà chánh tận đả khước, Bồ đề tính uyển nhiên”. Nghĩa là: Phật pháp nơi
thế gian/Không lìa thế gian giác/ Lìa thế tìm Bồ đề/Giống như tìm sừng
thỏ/Chánh kiến gọi xuất thế/ Tà kiến là thế gian/ Tà chánh đều dẹp sạch/Tánh Bồ đề hiện rõ.

Ở đây Thiền tông rõ ràng muốn nhấn mạnh tinh thần tìm cầu Phật pháp phải ngay trong thế gian này, Phật pháp không phải là một thế giới khác
hoặc một sản vật trong cảnh giới tách rời khỏi xã hội thế tục. Không thể chấp trước vào sự phân chia tuyệt đối hóa giữa thế gian và xuất thế gian, rời khỏi thế gian để tìm cầu sự giác ngộ trong Phật giáo là việc không có kết quả.

Sau khi ngài Huệ Năng ra đời, Thiền tông đối với việc xuất gia, thực
tế
không xem trọng lắm, và phản đối phương thức ngồi thiền cũ, thậm chí một số Tăng lữ trong Thiền tông ngay cả kinh cũng không tụng. Trong
kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm “Tuyên chiếu” nói:

“Đạo do tâm ngộ
Khởi tại tọa dã”.
Dịch nghĩa:
Đạo do tâm ngộ
Há tại chỗ ngồi.

Trong cuốn “Cổ tôn túc ngữ lục” quyển thứ 4 có ghi: “Vương Thường thị nhất nhật phỏng sư, đồng sư vu Tăng đường tiền khán, nãi vấn: giá nhất đường Tăng hoàn khán kinh ma? Sư vân: bất khán kinh. Thị vân: hoàn
học thiền ma? Sư vân: bất học thiền. Thị vân: kinh hựu bất khán, thiền
hựu bất học, tất cánh tác cá thập ma? Sư vân: tổng giáo y thành Phật tác Phật khứ.” (Một hôm có vị quan tên Vương Thường đến thăm một vị sư, lúc đến Tăng đường gặp vị sư ấy bèn hỏi: Lúc này ngài còn xem kinh ở Tăng đường sao? Sư đáp: Không xem kinh, Vương Thường hỏi tiếp: Sư còn học thiền sao? Sư đáp: Không học thiền, Vương Thường lại hỏi: Kinh ngài
không xem, Thiền ngài cũng không học, vậy ngài làm gì? Sư đáp: Tất cả đều dạy ngươi thành Phật, làm Phật mà thôi”.

Mã Tổ Đạo Nhất Thiền tông thì nhấn mạnh: “Xúc loại thị đạo”, “Bình thường tâm thị đạo”, (“Xúc loại” chỉ cho các hành vi của nhân loại, “đạo” chỉ cho Phật đạo, ý nói bất cứ hành vi hoặc tư tưởng nào của nhân
loại
đều là sự biểu hiện của Phật tánh). Ngài lại nói: “Bình thường tâm thị đạo” (bình thường tâm: chỉ bốn oai nghi hành, trụ, tọa, ngọa như
ăn cơm, uống nước, ngủ nghỉ… trong sinh hoạt thường ngày cùng với đạo đều là nhất thể, tức dùng tâm bình thường không câu nệ, chấp mắc, suy tư, tính toán trong bốn oai nghi. Đó chính là đạo vậy). Tiến thêm một bước, đối với những hành vi chung chung thường ngày của con người, Thiền tông còn chủ trương không quá xem trọng hình thức, tức không còn câu nệ vào những công phu tu trì như trước đây.

Rõ ràng, dựa vào những phương thức thành Phật hoặc sự giác ngộ của Phật giáo truyền thống như quán niệm, đọc kinh, ngồi thiền v.v… Thiền
tông
cho rằng hoàn toàn không thể thật sự đạt đến mục đích tối cao của Phật giáo mà phải thật sự “Minh tâm kiến tánh” “Kiến tánh thành Phật”, hay nói khác đi phải tìm sự giác ngộ qua những cử chỉ hành vi trong cuộc sống thường ngày.

Những đặc sắc về nội dung cùng với phương pháp tu trì không còn phức
tạp
, dễ hiểu, dễ nắm bắt ấy của Thiền tông đã khiến cho những tín đồ của tông phái tiếp nhận nhanh chóng và thuyết phục họ một cách dễ dàng,
và Thiền tông trở thành một tông phái được xã hội thế tục thừa nhận. Vì họ không thần thánh hóa một số phương thức tu trì sẵn có trong Phật giáo truyền thống mà là thừa nhận, biến tướng ý nghĩa thành Phật, nhấn mạnh ngay trong thế gian, ngay trong những cử chỉ hành vi thường ngày của con người mà đạt được Phật pháp. Điều này đã khiến cho Thiền tông trở thành một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Hơn nữa, sự hình thành đặc sắc của Thiền tông cũng có quan hệ ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống vốn có của Trung Quốc, vì Trung Quốc lấy
Nho gia làm văn hóa truyền thống tiêu biểu, chủ yếu và nhấn mạnh vào tinh thần “Nhập thế” trong hệ tư tưởng truyền thống này, nghĩa là nhấn mạnh con người phải hoàn thiện chính mình trong sinh hoạt xã hội. Và điều mà văn hóa truyền thống Trung Quốc xem trọng là nghiên cứu thảo luận vấn đề chuẩn mực trong cuộc sống của con người, đem những qui phạm
đạo
đức, những sinh hoạt chuẩn mực của con người cùng với những thực tại căn bản vũ trụ thống nhất lại với nhau, cố gắng thể hiện và tìm cầu
cho được chân lý trong cuộc sống thường nhật. Nói cách khác, khuynh hướng cơ bản về văn hóa truyền thống vốn có của Trung Quốc đã ảnh hưởng
rất lớn, rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển Phật giáo Trung Quốc.

Ở đất nước Trung Quốc, nếu chúng ta rời xa sinh hoạt xã hội nỗ lực truy tìm tôn giáo là một việc khó có chỗ đứng, cho dù trong nhất thời chúng ta có thể miễn cưỡng đặt chân, nhưng sinh hoạt đó tất nhiên không
ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài được. Ngược lại với Thiền tông, lấy tư tưởng Phật pháp tại thế gian làm phương châm nhập thế sẽ thích ứng với bối cảnh văn hóa lớn của xã hội Trung Quốc và cũng có lợi đối với sự phát triển tự thân của Thiền tông. Có thể khẳng định rằng: Khi tư tưởng
Phật pháp tại thế gian của Thiền tông hình thành thì nhân tố chịu ảnh hưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc không thể xem thường, nhưng hình thành tư tưởng này còn có những nhân tố khác quan trọng và trực tiếp hơn.

Diêu Vệ Quần – Thích Nữ Nguyện Liên dịch

Tin bài có liên quan

Thiền Thất Khai Thị Lục

Kho Báu Nhà Thiền

Những Đóa Hoa Thiền

Những Đóa Hoa Thiền

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Quan Điểm Của Daisetz Suzuki Về Công Án

Đôi Nét Về Thiền Công Án

Công Án Thiền Và Vấn Đề Nhận Thức

Lâm Tế Nghĩa Huyền – Tiếng Hét Vang Động Trong Vô Cùng

Góp Nhặt Lá Rừng

Gõ Cửa Thiền

Load More

Discussion about this post

Giới Không Trộm Cắp – Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

Giới không trộm cắp Nhìn từ quan điểm đạo đức Phật giáo Thích Phước Đạt Năm giới và mười điều...

Video: Lễ Hội Cuồng Tín Chặt Đầu 6000 Con Trâu Để Tế Thần Ở Nepal

Video: Lễ hội cuồng tín chặt đầu 6000 con trâu để tế thần ở Nepal

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vấn Đề Tái Sinh

Vấn đề tái sinh

VẤN ĐỀ TÁI SINH Tiến sĩ Granville Dharmawardena | Khánh Uyên dịch Tôi đã đọc những bức thư được ngài Dharmapala...

Tư Duy Lược Yếu Pháp – Tam Tạng Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập

Tư Duy Lược Yếu Pháp – Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập

TƯ DUY LƯỢC YẾU PHÁP Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập. Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn I. LỜI DẪN Thân...

Nguyên Lý Phật Pháp Với Con Người

Nguyên Lý Phật Pháp Với Con Người

Về nguyên tắc, Phật pháp chính là giảng về những sự vật tồn tại trong vũ trụ không lìa khỏi...

Thương Mình

Thương mình

THƯƠNG MÌNH Thích Trung Hữu   Thương là một cảm xúc tốt đẹp, một tình cảm gắn bó tha thiết...

Học Hạnh Vô Tranh

Học hạnh vô tranh

Thế nhưng, vì nghiệp lực nên có người rơi vào những hội chúng nhiều bất hòa, thường nghi kỵ, tranh...

Đồng Tính Luyến Ái Và Phật Giáo Thượng Toạ Bộ (Nam Truyền) Tác Giả: A. L. De Silva

ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁIVÀ PHẬT GIÁO THƯỢNG TOẠ BỘ (NAM TRUYỀN)Tác giả: A. L. De Silva, Janapadaratna chuyển ngữ với...

Nhà Sư & Chuyến Xe Tết…

Nhà Sư & Chuyến Xe Tết…

Chờ chuyến xe ngày Tết.... Đi đâu cũng nghe người ta nói - "Mấy ngày này..."- là lại thấy nhớ...

Uy Nghi Giới Hạnh Trong Phật Pháp – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ Xii Khai Thị

Uy Nghi Giới Hạnh Trong Phật Pháp – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ Xii Khai Thị

1 Phải từ bỏ việc làm hại người khác, ý muốn làm tổn hại người khác bởi vì chúng dẫn...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Drapa Ngonshe (1012-1090)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Drapa Ngonshe (1012-1090)

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC DRAPA NGONSHE (1012-1090) Ron Garry soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ  Ngài Drapa...

Gặp Được Người Hiểu Mình, Thương Mình Là May Mắn Lớn Của Cuộc Đời

Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can...

Cộng Nghiệp Cùng Hội Cùng Thuyền

Cộng nghiệp cùng hội cùng thuyền

Cùng đi trên đường an vui - Ảnh minh họa Quan sát bản thân và cuộc sống, chúng ta thấy...

Cúng Cho Người Trì Giới Được Phước Nhiều Hơn

Cúng cho người trì giới được phước nhiều hơn

Người tu nhận thí cũng tùy phước duyên mà được nhiều ít khác nhau - Ảnh minh họa Người tu...

Tổ Chức Giáo Hội Phật Giáo Tại Thái Lan

Tổ Chức Giáo Hội Phật Giáo Tại Thái Lan

TỔ CHỨC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TẠI THÁI LAN Nguyên tác: Buddhism in Contemporary Thailand HT. Thích Thiện Tâm dịch Hiện nay...

Giới Không Trộm Cắp – Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

Video: Lễ hội cuồng tín chặt đầu 6000 con trâu để tế thần ở Nepal

Vấn đề tái sinh

Tư Duy Lược Yếu Pháp – Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập

Nguyên Lý Phật Pháp Với Con Người

Thương mình

Học hạnh vô tranh

Đồng Tính Luyến Ái Và Phật Giáo Thượng Toạ Bộ (Nam Truyền) Tác Giả: A. L. De Silva

Nhà Sư & Chuyến Xe Tết…

Uy Nghi Giới Hạnh Trong Phật Pháp – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ Xii Khai Thị

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Drapa Ngonshe (1012-1090)

Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời

Cộng nghiệp cùng hội cùng thuyền

Cúng cho người trì giới được phước nhiều hơn

Tổ Chức Giáo Hội Phật Giáo Tại Thái Lan

Tin mới nhận

Đức Phật đã dạy những gì?

Có những ngày như thế…

Mừng Phật đến với chúng sinh

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Được gặp Đức Phật

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai

Lời tán thán Đức Phật

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Giết gì được Phật khen?

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Tin mới nhận

Khai Bút Đầu Năm Cho Và Nhận – Nguyễn Thượng Chánh

Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Câu chuyện về hai vị Thiền Sư

Vesak Và Những Ảnh Hưởng Nhất Định

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Tinh Hoa Khai Thị

Bỏ thắp hương, được không?

Cúng dường nào có công đức lớn nhất

Lý duyên khởi giải thoát

Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ

Ngục Tù Của Đời Sống

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

12 cau hoi ve cuoc doi

Tâm biết đủ là người giàu nhất thiên hạ

Vượt Qua Chướng Ngại

Sinh già bệnh chết là nỗi khổ kiếp người

Tháo gỡ nội kết

Gánh nặng của nghiệp

Biết Và Không Biết

Chuyện đàn chim sa bẫy do bất hòa

Tin mới nhận

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

The Metta Sutta (Discourse On Loving-kindness – Suttanta Pitaka Kuddaka Nikaya Suttaniparta -8)

Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Kim Cương Bát Nhã Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 52)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 12)

Nguồn Gốc Văn Bản Của Kinh Quán Vô Lượng Thọ – Kinh Văn Của Tịnh Độ Tông

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 54)

Đường Về Quê Hương Tịnh Độ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 4)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Từng Bước Thực Hành Thần Chú Đại Bi

48 Cách Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 78)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese