PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIỚI THIỆU VÀ
GIẢI THÍCH

ĐỀ KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA
MẬT


Thích Thái Hòa

Niềm Tin Và Sự Chuyển Hóa.

Niềm tin là căn
bản
của thiện pháp, nên ở trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Đạo thánh đế, Tín
căn
và tín lực là những pháp hành được nêu lên đầu tiên và chúng không những
chỉ quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, đời sống quan hệ xã hội, mà còn hết
sức
quan trọng trong đời sống thực nghiệm tâm linh.

Nếu một người
sống không có niềm tin, người ấy không những không biết tương lai của họ là gì,
mà ngay cả trong đời sống hiện tại sự quan hệ Tôn giáo, gia đình và xã hội của
họ cũng đều bị khuyết tật, và họ chẳng biết họ hiện hữu để làm gì ngoài việc
giành giựt miếng cơm, manh áo và giành giựt một ít quyền lợi vụn vặt giữa xã
hội
con người.

Không có căn
bản
của đức tin, ta sẽ không liên kết được cuộc sống của ta với mọi người, ta
sẽ không liên kết được giữa cái nầy với cái kia, giữa đời nầy với đời kia, giữa
thế giới nầy với thế giới kia, và ta sẽ không có sinh lực của đời sống thánh
thiện
, và ta sẽ không thể đi đến phương trời cao rộng của trí tuệ và hạnh
nguyện
vô biên của tình yêu.

Luận Đại Trí Độ
nói: “Phật pháp mênh mông như biển cả, con người có thể dùng niềm tin để đi
vào
.” Và Kinh Hoa Nghiêm lại nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin như sau:
“Nếu rời khỏi tín căn, tâm thấp kém, ưu tư và hối hận, công hạnh không đầy đủ,
thối mất sự tinh cần. Đối với một ít thiện căn mà tâm đã sanh sự đình trú, đối
với một ít công đức mà đã tự cho là đủ, không thể thiện xảo phát khởi hạnh
nguyện
của Bồ Tát,… (Hoa Nghiêm 60, Đại Chính Tân Tu 9, tr 783c)”.

Nhưng, niềm tin
do đâu mà phát khởi? Niềm tin phát khởi do bốn trường hợp.

1. Do hiện
kiến: Do nhìn thấy trực tiếp sự kiện mà phát khởi niềm tin.
2. Do chiêm nghiệm
và suy nghiệm: Nghĩa là do dựa vào sự thực của sự kiện này để chiêm nghiệm và
suy nghiệm nhằm nhận ra sự thực của sự kiện kia, từ đó mà niềm tin phát khởi.

3. Do kinh nghiệm
và thực nghiệm: Do kinh nghiệm từ cuộc sống và từ sự thực nghiệm những lời dạy
của Bậc Thánh mà niềm tin phát khởi.
4. Do dựa vào lời
nói
của Bậc Thánh: Có những vấn đề vượt ra ngoài khả năng tư duy và sự quyết
đoán của con người, nên con người dựa vào lời nói của các Bậc Thánh để tin tưởng
và sống, do đó mà niềm tin phát khởi.

Như vậy, niềm
tin
của một người đệ tử Phật dựa vào đâu để phát khởi? Do nhìn thấy trực tiếp
từ đời sống của Đức Phật và trực tiếp nghe Ngài giáo hóa mà phát khởi niềm tin
đối với Phật Pháp Tăng và Thánh giới, như các Thánh đệ tử hoặc như các Cư sĩ
tại gia thời Phật; hoặc do đọc tụng, học hỏi, chiêm nghiệm hay thực nghiệm lời Phật
dạy
và hoặc do tin tưởng tuyệt đối vào lời dạy của Đức Phật mà phát khởi niềm
tin
.

Ở Kinh Kim Cang
Bát Nhã, bản Hán dịch của Ngài Cưu Ma La Thập, Đại Chính Tân Tu 8, tr 749ab,
Đức Phật đã nói pháp thoại cho Tôn giả Tu Bồ Đề và đã khẳng định sự liên hệ đến
đức tin như sau:

“Tôn giả Tu Bồ
Đề
, bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Có chúng sanh nào được nghe pháp
thoại (Kim Cang Bát Nhã) như thế nầy, mà sinh khởi đức tin đúng như thật không?

Đức Phật dạy,
đừng hỏi như thế, hỡi Tu Bồ Đề! Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, có
những người tu tập phước đức, trì giới, thì đối với pháp thoại Kim Cang Bát Nhã
nầy, tâm họ có khả năng sinh khởi đức tin và cho đó là sự thực. Phải biết những
người như vậy, thiện căn của họ đã gieo trồng, không phải chỉ ở nơi một vị
phật, hai vị phật, ba, bốn, năm vị phật, mà thiện căn của họ đã gieo trồng ở
nơi vô lượng ngàn vạn Đức Phật.

Đối với những
người như vậy, khi nghe pháp thoại nầy, cho đến chỉ trong một niệm sinh khởi
niềm tin thanh tịnh, hỡi Tu Bồ Đề! Như Lai thấy và biết rõ những người như vậy đã
đạt được vô lượng phước đức”.

Niềm tin của
người đệ tử Phật, hành trì theo truyền thống của Kinh điển A Hàm và Nikàya là
được thiết lập hoàn toàn trên nền tảng của Tứ bất hoại tín hay còn gọi là Tứ
chứng tịnh
. Ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tin Thánh giới, đó là bốn
niềm tin trong sáng, thuần tịnh và không bị hủy hoại đối với người đệ tử Phật
trong bất cứ trường hợp nào. Với bốn niềm tin nầy, người đệ tử Phật có thể đi
vào
dòng dõi của Bậc Thánh, sống an vui trong từng giây phút hiện tại, do sự
thấy pháp và chứng nghiệm pháp đem lại. Nhưng, niềm tin của người đệ tử Phật
hành trì theo giáo nghĩa Đại Thừa không phải dừng lại ở đó, mà họ còn tin tưởng
họ và hết thảy chúng sanh đều có khả năng thành phật qua sự phát khởi bồ đề tâm,
nuôi dưỡng và phát triển tâm ấy, bằng những hạnh nguyện rộng lớn, qua sự thực
hành
Lục độ thường trực trong đời sống hằng ngày, với sự có mặt của những chất liệu
vô ngã và vô trú một cách triệt để.

Niềm tin ấy của
người Phật tử Đại Thừa không bị giới hạn bởi không gian, nên đối với bất cứ
không gian nào cũng có thể là không gian hành đạo của chính họ; niềm tin ấy không
bị giới hạn bởi sinh loại, nên bất cứ chủng loại nào cũng đều là đối tượng để
yêu thương, bảo hộ, che chở và giúp họ thăng hoa; và niềm tin ấy không bị giới hạn
bởi thời gian, nên sự tu tập và hành đạo của họ trong đời hiện tại, chỉ là sự
tiếp diễn của bồ đề tâm đã được phát khởi và gieo trồng trong quá khứ và sẽ làm
viên mãn hạnh nguyện, tựu thành quả vị giác ngộ hoàn toàn trong tương lai, do
đó bất cứ thời gian nào, cũng đều là thời gian tu tập để đoạn trừ các lậu hoặc,
tác thiện và làm lợi ích cho hết thảy muôn loài của người đệ tử Phật. Với niềm
tin
ấy, người đệ tử đã tự khẳng định lấy chính mình rằng: “Họ đích thực là con
của phật, từ miệng phật sinh ra; từ chánh pháp hóa sanh và họ được dự phần vào
chánh pháp của Phật”. (Kim nhật nãi tri, chơn thị phật tử, tùng phật khẩu sinh,
tùng pháp hóa sinh, đắc phật pháp phần. Phẩm Thí dụ, Kinh Pháp Hoa, Đại Chính
Tân Tu 9, tr 10c). Và họ tin tưởng rằng: “Họ đích thị là phật tử, thọ và hành
trì
theo giới pháp của Phật, rồi họ sẽ đi vào địa vị giác ngộ của chư Phật và
sẽ đồng vị với các Ngài”.(Phạm Võng Kinh, Đại Chính Tân Tu 24, tr 1004a). Với
niềm tin ấy, ta có thể đi vào niềm tin ở Kinh Kim Cang Bát Nhã.

Niềm tin từ
sự lắng nghe:

Niềm tin ở Kinh
Kim Cang
Bát Nhã, lại nhấn mạnh đến hai hạng người là tu phước và trì giới, khi
nghe Pháp thoại có nội dung siêu việt mọi ý tưởng. Đối với người tu phước, họ
không phải chỉ mới phát bồ đề tâm làm thiện sự một đời mà nhiều đời, họ không
phải chỉ mới phát bồ đề tâm phụng sự một Đức Phật mà đã trải qua ngàn muôn ức
Đức Phật và đối với người trì giới cũng vậy, họ không những chỉ mới phát bồ đề
tâm
trì giới một đời mà đã nhiều đời, họ không phải chỉ phát bồ đề tâm để lãnh
thọ
giới pháp và thực hành giới pháp từ một Đức Phật, mà đã trải qua từ vô
lượng
ngàn muôn ức Đức Phật, họ đã từng nghe, và đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã
cũng như các Kinh điển Đại Thừa, nên dù đời nầy họ có mặt trong thời kỳ Đức
Phật
Niết Bàn, sau năm trăm năm, nhưng khi nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã, họ vẫn
có
khả năng phát khởi niềm tin thanh tịnh đúng như những gì mà Kinh trình bày.
Họ có khả năng tin tưởng đúng như thực về pháp chứng của Đức Phật đã được trình
bày ở trong Kinh nầy. Pháp chứng ấy là Ngã Không và Pháp Không. Ngã không là pháp
chứng thường trực và tối thượng của các vị Thánh giả A La Hán. Pháp không là
pháp chứng thường trực của các vị Bồ Tát Thượng Thừa.

Pháp chứng ấy
đối với hai hạng người tu phước và trì giới kia, dù hiện tiền họ chưa chứng
nghiệm
, nhưng khi nghe pháp thoại Kim Cang Bát Nhã, họ có khả năng tin tuởng
một cách chắc chắn rằng, họ sẽ chứng nghiệm pháp ấy trong tương lai. Bởi vậy,
Tôn giả Tu Bồ Đề đã bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Nếu lại có người nào được nghe
Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy mà tâm tin tưởng thanh tịnh, sinh khởi tuệ giác chân
thực
, thì phải biết rằng, người ấy thành đạt công đức hiếm có số một.

Kính bạch Thế
Tôn
, tuệ giác chân thực ấy không phải là tướng, nên Như Lai nói là thực tướng.

Kính bạch Thế
Tôn
, hôm nay con được nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã như thế nầy, tin tưởng, hiểu,
tiếp nhận và hành trì không phải là khó. Nhưng, nếu tương lai, năm trăm năm
sau, nếu có người nào được nghe Kinh nầy mà tin tưởng, hiểu, tiếp nhận và hành
trì
, người ấy mới thật là người hiếm có số một.

Tại sao như
vậy? Bởi vì người như vậy, thì không còn có ý tưởng về ngã, nhân, chúng sanh và
thọ giả. Và vì sao? Vì cái ý tưởng về ngã, chính cái ấy không phải là ý tưởng; những
cái ý tưởng về con người, về chúng sanh, về thọ giả, những cái ý tưởng ấy,
chính không phải là những ý tưởng.

Vì sao? Vì siêu
việt
tất cả ý tưởng, nên gọi là Chư phật.

Đức Phật dạy,
nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy, đúng như vậy, nếu có người nào được nghe Kinh Kim
Cang
Bát Nhã nầy mà không kinh ngạc, không sợ hãi, thì phải biết người ấy là
người hiếm có.

Hỡi Tu Bồ Đề!
Tại sao? Vì Như Lai nói Ba La Mật tối thượng là không phải Ba La Mật tối
thượng
, nên mới gọi là Ba La Mật tối thượng.” (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750b).

Niềm tin
từ sự thuận hành:

Tin mà chưa
thuận hành theo niềm tin, là niềm tin chưa có nội dung của sự thực nghiệm và
chứng nghiệm, nên niềm tin ấy chưa thể gọi là niềm tin vững chãi hay là niềm
tin
của Kim Cang bất hoại.

Niềm tin của
Kim Cang bất hoại sinh khởi từ sự nghe, hiểu chánh pháp và biến sự nghe hiểu ấy
trở thành sự thực nghiệm và chứng nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy,
bảo chứng cho niềm tin không còn là lý thuyết, luận thuyết hay ngôn thuyết mà
chính là sự thực nghiệm và chứng nghiệm niềm tin ấy, ngay nơi cuộc sống con
nguời.

Và công đức do
niềm tin thuận hành dẫn sinh là không thể nghĩ bàn, không thể ước lượng, không
có giới hạn đúng như Đức Thế Tôn đã nói với Tôn Giả Tu Bồ Đề ở trong Kinh Kim
Cang
Bát Nhã như sau:

“Hỡi Tu Bồ Đề!
Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào, vào buổi sáng đem thân mạng như số cát sông
Hằng
mà bố thí; buổi trưa cũng đem thân mạng như số cát sông Hằng mà bố thí; buổi
chiều cũng lại đem thân mạng như số cát sông Hằng mà bố thí, và sự bố thí thân
mạng
như vậy, trải qua cả vô lượng trăm ngàn ức vạn kiếp, nhưng nếu có người
nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy, với tâm tin tưởng không trái nghịch, thì phước
đức
của người nghe Kinh mà tâm tin tưởng ấy, thắng vượt hẳn phước đức của người
bố thí kia, huống nữa là sao chép, thọ trì, đọc tụng, diễn giảng cho người
khác.

Hỡi Tu Bồ Đề!
Chủ yếu mà nói, công đức ở Kinh Kim Cang Bát Nhã là vô biên, không thể nghĩ
bàn, không thể đối chiếu, ước lượng; Như Lai vì người phát khởi tâm Đại Thừa mà
nói, vì người phát khởi tâm Tối Thượng Thừa mà nói. Nếu có người nào có khả
năng tiếp nhận, ghi nhớ, tụng đọc, vì mọi người mà giảng giải một cách rộng
rãi
, thì Như Lai thấy và biết chắc chắn người ấy, đều đã thành tựu công đức
không thể đo lường, không thể đối chiếu, không có giới hạn và không thể nghĩ
bàn. Những người như thế có thể gánh vác tuệ giác vô thượng của Như Lai”. (Đại
Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Bố thí, cúng
dường
và ngay cả trì giới, trải qua vô lượng kiếp bằng niềm tin đơn thuần, thì
hiệu quả rộng, sâu và cao của niềm tin ấy, không thể so sánh với niềm tin được gắn
liền với
tuệ giác hay gắn liền với Kim Cang Bát Nhã. Bởi vì, Bát Nhã là tuệ
giác
, mà tuệ giác ấy vững chãi và sắc bén như kim cang, nên khi niềm tin của
một người phát khởi được thu hút, nuôi dưỡng và đi theo hướng tuệ giác hay được
thiết lập trên nền tảng của tuệ giác nầy, thì niềm tin ấy không còn là niềm tin
mù quáng
hay hữu hạn mà là niềm tin của trí tuệ và vô hạn. Với niềm tin nầy mà
tiếp nhận, ghi nhớ, đọc tụng, sống và thuận hành theo Kinh Kim Cang Bát Nhã mỗi
ngày, thì hoa trái giác ngộ, hoa trái giải thoát không phải là một ước mơ mà là
một hiện thực, một hiện thực được chuyển thành từ niềm tin.

Không gian
của niềm tin:

Không gian của
Kinh Kim Cang Bát Nhã là không gian không có không gian, nên bất cứ không gian
nào cũng có thể trở thành không gian của Kim Cang Bát Nhã, nếu nơi đó có sự đọc
tụng
, diễn giảng, sao chép hay tôn trí Kinh ấy, và không gian nào cũng có thể
thực hiện niềm tin Bát Nhã, bằng sự cung kính, lễ bái,…

Bởi vậy, Đức
Phật
đã dạy Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: “Hỡi Tu Bồ Đề, ở bất cứ nơi nào, nếu có bản
Kinh
Kim Cang Bát Nhã nầy, thì ở nơi đó, tất cả chư thiên, loài người, a tu la
ở trong thế gian hãy đều nên cúng dường. Nên biết chỗ ấy là bảo tháp, cần phải
cung kính, lễ bái, đi nhiễu, dùng các loại hoa hương mà tung rãi ở nơi không
gian
đó”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Tại sao Đức
Phật
dạy, nơi nào có bản Kinh Kim Cang Bát Nhã là nơi đó có bảo tháp? Nơi đó
cần phải thể hiện niềm tin bằng sự cung kính, lễ bái, đi nhiễu, tung rãi hoa và
hương? Tại bởi nội dung Kinh Kim Cang Bát Nhã chuyển tải pháp thân của chư phật
và thể tính chân thực của pháp giới. Pháp thân và thể tính ấy có mặt cùng khắp
mọi không gian, nên đối với người có đức tin Kim Cang Bát Nhã, và giác ngộ Kim
Cang
Bát Nhã, thì họ ngồi ở đâu, họ đứng ở đâu, họ cư trú ở đâu, thì ở nơi
những chỗ ấy đều là bảo tháp, đều là thánh địa, đều là không gian Kim Cang Bát
Nhã
. Và không gian ấy là không gian mà ta có thể cung kính, lễ bái, đi nhiễu,
tung rãi các thứ hoa hương mà cúng dường ở nơi đó.Và pháp thân là thân cao tột
trong các thân, pháp tính là tính tối thượng trong các tính; thân ấy, tính ấy là
biểu thị cho bảo tháp, chứ không phải là bảo tháp theo nghĩa kiến trúc vật lý.
Và như vậy, nơi nào có sự thực tập và chứng nghiệm Kim Cang Bát Nhã, thì nơi đó
có sự hiện khởi của bảo tháp và có sự thể hiện của người có niềm tin đối với
Kinh ấy.

Hiệu năng
của niềm tin:

Do đọc tụng và
hành trì Kinh Kim Cang Bát Nhã, ta có thể gặp nhiều chướng duyên, như bị người
khác phỉ báng, khinh thường, nhưng không phải vì vậy mà ta không có phước đức.
Trái lại, nhờ niềm tin của ta đã được kiên định đối với sự thọ trì đọc tụng
Kinh nầy, nên niềm tin ấy có hiệu năng tiêu diệt và chuyển hóa những ác nghiệp
của ta từ bao đời kiếp. Nghiệp báo ấy của ta, khiến ta đáng lẽ trong tương lai,
khi kết thúc sinh mệnh sẽ bị rơi vào địa ngục nhận lấy khổ báo, nhưng nhờ niềm
tin
vào Kinh Kim Cang Bát Nhã, và do thọ trì đọc tụng Kinh ấy, nên nghiệp nặng chuyển
thành nhẹ, quả báo nặng chuyển thành quả báo không đáng kể, không những vậy mà
còn có cơ hội sẽ thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề nữa, như trong Kinh, Đức
Phật
nói với Tôn giả Tu Bồ Đề như sau:

“Lại nữa, hỡi
Tu Bồ Đề, nếu có bất cứ thiện nam hay thiện nữ nào, thọ trì, đọc tụng Kinh Kim
Cang
Bát Nhã nầy mà bị người khác khinh thường, hủy báng, thì phải biết tội nghiệp
của người ấy đời trước đáng lẽ phải sa đọa vào ác đạo, nhưng nhờ do đời nầy bị
người khác khinh thường, hủy báng, nên tội nghiệp đời trước của vị ấy tiêu diệt
hết, khiến người ấy sẽ được tuệ giác tối thượng”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr
750c).

Việc hủy báng
người thọ trì, đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã có hai hạng. Hạng người thứ nhất
là hạng người đoạn kiến, đối với hạng người nầy, không phải họ chỉ phỉ báng
nguời thọ trì đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã, mà thọ trì, đọc tụng, bất cứ Kinh
nào, họ cũng đều hủy báng. Hạng thứ hai là hạng dị kiến, hạng không phải căn
cơ
, đối với hạng người nầy thì Kinh Kim Cang Bát Nhã trình bày giáo nghĩa không
phù hợp sở kiến, sở học cũng như căn cơ của họ, nên họ không những phỉ báng
người thọ trì, đọc tụng mà còn phỉ báng luôn cả Kinh.

Tuy nhiên, dù
có bị phỉ báng bằng bất cứ cách nào đi nữa, thì chân lý được Đức Phật trình bày
ở trong Kinh nầy vẫn hiển nhiên như thị, và người thọ trì đọc tụng Kinh nầy với
niềm tin kiên định, bất hoại, thì không những chuyển hóa được những nghiệp
chủng
tâm thức trong nhiều đời của họ, từ nhiễm sang tịnh, từ những nhận thức sai
lầm
về một bản ngã cố hữu, về con người, về chúng sinh, về thọ mạng sang chánh
trí
và chánh giải thoát, mà còn chuyển hóa được tất cả dư báo xấu trong quá khứ
cũng như hiện tại đều theo hướng Vô Thượng Bồ Đề.

Lục Tổ Huệ Năng
của Trung Hoa là một người không những có thẩm quyền nghe và lãnh hội Kinh Kim
Cang
Bát Nhã, mà còn là một người có thẩm quyền chứng ngộ chân lý được Đức Phật
trình bày từ Kinh ấy nữa, nên Ngài đã phát biểu hiệu năng của niềm tin do sự
thực hành Kinh Kim Cang Bát Nhã như sau:

“Hỡi Thiện tri
thức! Muốn thâm nhập pháp giới và thiền định tuệ giác, thì hãy nên tu tập Bát
Nhã
, bằng cách hành trì đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã thì sẽ thấy được tự
tánh
. Phải biết rằng, công đức của Kinh nầy là vô lượng, vô biên. Trong Kinh
nói hết sức rõ ràng, ở đây không thể trình bày hết. Pháp môn nầy là Tối Thượng
Thừa
, vì các Bậc đại trí mà nói; vì các Bậc thượng căn mà nói. Bậc tiểu căn,
tiểu trí, nếu nghe, tâm sanh bất tín”. (Pháp Bảo Đàn Kinh, Đại Chính Tân Tu 48,
tr 350c).

Như vậy, đức
tin
phát khởi từ Kinh Kim Cang Bát Nhã là đức tin của trí tuệ, đức tin ấy là
đức tin có nội dung “Ngã Pháp Nhị Không”, hay đức tin ấy là đức tin của “Thực Tướng
Vô Tướng”.

Bằng đức tin nầy,
ta sẽ tinh cần thực hành lục độ một cách vô trú và vô tướng, chuyển hóa những
vọng tưởng sai lầm đối với tự thân, đối với con người, đối với chúng sanh, đối
với thọ mạng thành chánh trí và có khả năng chuyển hóa Khổ đế thành Diệt đế,
hay sinh tử thành Niết Bàn, chứng nhập vô vi pháp thân, có khả năng sinh khởi
tuệ giác, biến tri một cách như thực đối với mọi sự hiện hữu và không hiện hữu,
rồi hưng khởi tình yêu vô biên, sử dụng vô số phương tiện thiện xảo, dạo khắp
mười phương, rưới nước cam lồ, dập tắt mọi ưu não và khơi mở tuệ giác cho hết
thảy muôn loài.
T.T.H.

 

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Yếu Nghĩa Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tạng Kinh Nikaya Tiếng Việt

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Vài Cảm Nghĩ Về Bát Nhã Tâm Kinh

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-Nhã Ba-La-Mật Phạn – Tạng

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Tôn Kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn Bản Tân Dịch

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Tóm Tắt Kinh Trung Bộ

Tóm tắt kinh Trung Bộ

Load More

Discussion about this post

Diễn Văn Đại Lễ Phật Đản Pl.2555, Dl.2011 Của Ht. Thích Trí Tịnh

Diễn Văn Đại Lễ Phật Đản Pl.2555, Dl.2011 Của Ht. Thích Trí Tịnh

DIỄN VĂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2555, DL.2011 CỦA HT. THÍCH TRÍ TỊNH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO...

Trần Nhân Tông Ngôi Sao Rực Sáng Trong Lịch Sử Phật Giáo Trời Nam – Huệ Minh

TRẦN NHÂN TÔNG NGÔI SAO RỰC SÁNG TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRỜI NAM Huệ minh Cuộc đời xuất gia...

Bắt Đầu Từ Nơi Đâu

BẮT ĐẦU TỪ NƠI ĐÂU Nguyễn Duy Nhiên Gần đây, một tạp chí Phật Học có đăng thư một độc...

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃOHÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG Lục thập niên lai bất yết...

Thử Bàn Về Cái Tĩnh Và Cái Không Trong Thơ

Thử Bàn Về Cái Tĩnh Và Cái Không Trong Thơ

Thử bàn về Cái Tĩnh và Cái Không trong thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh (Đọc bài “Tìm hiểu một bài...

Đạo Sư ‘’Chợ Búa’’ Thinley Nguyên Thành Ngày Càng ‘’Lợt Xạo’’ Như Thế Nào?

Đạo sư ‘’chợ búa’’ thinley nguyên thành ngày càng ‘’lợt xạo’’ như thế nào?

  ĐẠO SƯ ‘’CHỢ BÚA’’ THINLEY NGUYÊN THÀNH NGÀY CÀNG ‘’LỢT XẠO’’ NHƯ THẾ NÀO?Tác giả:   Trần Hoài NhânVà cùng: ...

Tính Dung Dị Của Người Việt

Tính dung dị của người Việt

TÍNH DUNG DỊ CỦA NGƯỜI VIỆT  Đào Văn Bình   Mỗi dân tộc đều có một lối sống, quan niệm...

Ai Hiểu Rõ Vô Thường Là Người Biết Sống Hạnh Phúc (Song Ngữ)

Ai hiểu rõ vô thường là người biết sống hạnh phúc (song ngữ)

AI HIỂU RÕ VÔ THƯỜNG LÀ NGƯỜI BIẾT SỐNG HẠNH PHÚCCâu Chuyện Về Sư Cô Patācārā, Kệ 113 - Kho...

Thế Nào Gọi Là Sa Môn?

Thế Nào Gọi Là Sa Môn?

THẾ NÀO GỌI LÀ SA MÔN?   HỎI: Trong các năm gần đây có một số nhà sư Phật giáo...

Từ Kinh Pháp Hoa Nhìn Về Kinh Nguyên Thủy

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Phật giáo Đại thừa nhìn về Phật giáo Nguyên thủy, lấy kinh Pháp hoa làm chuẩn, vì kinh Pháp hoa...

Giáo Nghĩa Căn Bản Của Đại Thừa

Giáo Nghĩa Căn Bản Của Đại Thừa

GIÁO NGHĨA CĂN BẢN CỦA ĐẠI THỪA E. Conze - dịch Việt: Hạnh Viên Chủ đề của khảo luận này...

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

NGÀI THÂN LOAN VÀ CHÂN TÔNG TỊNH ĐỘ (SHINRAN AND JODOSHINSHU) Hoa dịch : Tan Peng Yau (Trần Bỉnh Nghiêu,...

Nguồn Gốc Con Người, Thuyết Tiến Hóa

Nguồn Gốc Con Người, Thuyết Tiến Hóa

NGUỒN GỐC CON NGƯỜI: THUYẾT TIẾN HÓA Trần Chung Ngọc Ban Biên Tập website Thư Viện Hoa Sen vô cùng...

Sự Kiện Hy Hữu – Pho Tượng Đặc Biệt

Sự kiện hy hữu – pho tượng đặc biệt

SỰ KIỆN HY HỮU-PHO TƯỢNG ĐẶC BIỆT T.S Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng Chuyện Thượng tọa Thích Minh Hiền gặp...

Xuân, Thời Tính Và Không Tính

Xuân, Thời Tính Và Không Tính

XUÂN, THỜI TÍNH VÀ KHÔNG TÍNH Huỳnh Kim Quang   Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông...

Diễn Văn Đại Lễ Phật Đản Pl.2555, Dl.2011 Của Ht. Thích Trí Tịnh

Trần Nhân Tông Ngôi Sao Rực Sáng Trong Lịch Sử Phật Giáo Trời Nam – Huệ Minh

Bắt Đầu Từ Nơi Đâu

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Thử Bàn Về Cái Tĩnh Và Cái Không Trong Thơ

Đạo sư ‘’chợ búa’’ thinley nguyên thành ngày càng ‘’lợt xạo’’ như thế nào?

Tính dung dị của người Việt

Ai hiểu rõ vô thường là người biết sống hạnh phúc (song ngữ)

Thế Nào Gọi Là Sa Môn?

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Giáo Nghĩa Căn Bản Của Đại Thừa

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Nguồn Gốc Con Người, Thuyết Tiến Hóa

Sự kiện hy hữu – pho tượng đặc biệt

Xuân, Thời Tính Và Không Tính

Tin mới nhận

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Gặp Phật ở đâu?

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Người ngu nghĩ là ngọt

Ứng xử của Đức Phật trong quan hệ thân tộc, anh em

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Lòng tôn kính Phật vô biên

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Tâm Thư Vận Động Xây Dựng Chùa Chơn An Đông Hà, Quảng Trị

Vậy mà chẳng phải vậy

Lời Phật dạy xưa và nay

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Tin mới nhận

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Tâm sự của bác sĩ gửi con trai

Tháng Lịch Sử Người Da Đen, Đọc “Dreaming Me”

Phật Giáo Và Chính Trị

Ngược dòng sinh tử

Thế Giới Mới Mục Tiêu Của Đời Người

Thư Chúc Tết Xuân Nhâm Dần của Đức Trưởng Lão Quyền Pháp Chủ GHPGVN

Giới Thiệu Truyện Nôm ‘QUAN ÂM TẾ ĐỘ DIỄN NGHĨA CA’ Do Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm Phiên Âm Ra Chữ Quốc Ngữ

Hạn Chế Sân Hận, Trải Rộng Tình Thương

Cách tiếp cận của Phật Giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững

Truyện Phật Bà Chùa Hương

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

Nói Chuyện Thiền Định

Bản đồ cảm xúc và thiền về tâm từ bi (song ngữ)

Thiên-đàng Là Gì, Thiên-đàng Ở Đâu, Làm Sao Đi Đến Đó? – Tác Giả : Diamond Bích-ngọc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Ngồi thật yên và nghĩ lại mình

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Căn Nguyên Của Đại Thừa Phật Giáo

Nhân quả trùng điệp

Tin mới nhận

Kinh Từ Bi (Metta Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

Chú Giải Kinh Đại Duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Kinh Bách Dụ: Bị bọn cướp đoạt áo lông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Kinh Udaya: Vượt Ra Ngoài Vòng Sinh Tử (song ngữ Việt Anh)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Kinh Dhammika Sutta (An An 6.54 – Pts: {A Iii 364})

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 106)

Niệm Phật Thành Phật – Pháp Sư Tịnh Không

Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Thực Hành Tu Trì Đức Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Thầy Tôi Dạy Tôi Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese