PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nam Tuyền Trảm Mèo Qua Cái Nhìn Nhân Duyên

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NAM TUYỀN TRẢM MÈO
QUA CÁI NHÌN NHÂN DUYÊN

Chân Hiền Tâm

Cat_0Thời thiền sư Nam Tuyền …

Nhà Đông nhà Tây tranh nhau một con mèo. Nam
Tuyền
thấy liền đề khởi: “Nói được thì không chặt”. Chúng không nói được. Nam
Tuyền
chặt con mèo làm hai khúc.

Người xưa giải thích :

Hàng Tông sư một động một tịnh, một
ra một vào, hãy nói ý chỉ thế nào? Câu chuyện chặt con mèo, trong tùng lâm khắp
nơi bàn tán xôn xao. Có người nói: “Chỗ đề khởi liền phải”. Có người nói: “Ở
chỗ chặt”. Hoàn toàn không dính dáng! Nam Tuyền nếu khi chẳng đề khởi, khắp nơi
cũng tạo tác đạo lý. Đâu chẳng biết, cổ nhân có con mắt định càn khôn, có cây
kiếm định càn khôn. Ông hãy nói rốt ráo là ai chặt con mèo? Chỉ khi Nam Tuyền
đề khởi: Nói được tức chẳng chặt, chính khi ấy bỗng có người nói được thì Nam
Tuyền
chặt hay không chặt? Vì thế nói:

Chánh lệnh đương hành
Ngồi đoạn mười phương
Thoát ra xem ngoài trời
Ai là người
trong ấy?

Kỳ thật đương
thời vốn chẳng chặt, thoại này cũng chẳng ở chỗ chặt cùng chẳng chặt. Việc này thật biết rõ ràng như thế,
chẳng ở trên tình trần ý kiến mà tìm. Nếu nhằm trên tình trần ý kiến mà tìm thì
cô phụ Nam Tuyền. Chỉ nhằm trên mũi nhọn kiếm bén xem thì có cũng được, không
cũng được, chẳng có chẳng không cũng được. Vì thế cổ nhân nói: “Cùng tắc biến,
biến tắc thông”. Người nay chẳng hiểu biến thông, chỉ nhằm trên ngôn cú chạy.
Nam Tuyền đề khởi thế ấy, không thể bảo người hạ được lời gì? Chỉ cần bảo người
tự tiến, mỗi mỗi tự dụng tự biết. Nếu chẳng hiểu thế ấy, chợt dò tìm không đến.
Tuyết Đậu đương đầu tụng ra:

Hai nhà đều hạng khách thiền xoàng
Khói bụi vạch tung vẫn mơ màng
Nhờ được Nam Tuyền hay hành lệnh
Một đao hai khúc mặc thiên bàn

Trích (Nam Tuyền chặt mèo – Bích
Nham Lục
)

Công án của người xưa không phải là
chỗ có thể dùng ngôn từ để lạm bàn, cũng không phải là chỗ có thể dùng tri thức
thế gian mà thấu được. Lời dẫn của công án đã ghi: “Nẻo ý chẳng đến nên khéo đề ra. Nói năng chẳng kịp phải mau để mắt. Nếu
là điện xẹt sao băng, liền hay nghiêng hồ lộn núi …
”. Vậy thì đâu thể dùng
tri thức hiện đời mà biện được. Lời người xưa giải thich rõ ràng nhưng nếu
không
phải kẻ đã biết ‘rốt ráo ai là kẻ chặt mèo”, cứ theo sự ấy mà luận xa gần
thì ngàn đời cũng không thể thông. Xem ra, giải thích cũng đồng không giải
thích.

Công án người xưa đề khởi, kẻ hậu
nhân thời nay không mấy người có phần. Song đã là Phật tử (không vì đã qui y thọ
giới
cũng không vì màu áo Phật tử, mà vì cái gốc của chúng ta vốn là Phật tử)
nên không được phần tủy, nhất định cũng có phần da. Đâu thể không vận dụng phần
da ấy làm kế sinh nhai cho một năm sắp tới, để tất cả được an khang, thịnh
vượng
, an lạc, hạnh phúc, như người người chúc tụng lẫn nhau, nhà nhà đều muốn
như thế.

I. Phát huy trí tuệ

Tu hành rồi, lại được ở gần bậc tôn
túc
, vậy mà một con mèo cũng tranh nhau. Tranh, thì chặt thành hai khúc,
cho mỗi bên một nửa.

Hai nhà đều là
khách thiền xoàng nên không thể ngay nơi sự mà nhận được thực lý Tâm kinh đã
nói: « Sắc tức thị không. Không tức thị sắc» nên mới sinh tâm tranh dành. Đã
không thể ngay đó mà nhận thì chém.

Mèo
còn, tranh tới tranh lui
Một khi mèo
chết buông trôi dễ dàng.

Buông được,
thì không trả lời tức đã trả lời.

Thứ gì đã rơi
vào thế tương đãi, mà không nhận được bản chất của cái thế ấy, thì không tránh
khỏi
tranh nhau. Không tranh con mèo thì lại hơn thua trên lời nói. Một cử chỉ
nhỏ nhiệm cũng không thoát khỏi con mắt ‘tinh vi’ của mình. Tranh quyền,
tranh lợi, tranh hơn, tranh thua. Vào đạo rồi thì tranh thầy, tranh bạn, tranh
đệ tử v.v… Đụng thứ gì cũng tranh là do không thấy được tính không của vạn
pháp
. Tổ Long Thọ nói : «Pháp do nhân duyên sinh, ta nói tức là không». ‘Pháp
nhân duyên’ là tên khác của pháp tương đãi.

Sao gọi là
tương đãi? Đãi, là ‘đợi’. Tương, là ‘với nhau’. Con mèo hình thành nên bào thai
rồi, cũng phải đợi đủ ngày đủ tháng mới ra đời. Đợi nhau mà có như thế, nên gọi
là pháp tương đãi. Thứ gì đợi nhau mà có thì Phật Tổ nói ‘không có chất thật’.
Nó không phải là pháp tự dưng mà có để có thể trường tồn vĩnh viễn. Đủ duyên mới
có. Hết duyên liền không. Sanh và diệt, sống và chết cũng như thế. Đó là mặt
hiện tượng duyên khởi của vạn pháp. Phật Tổ ra đời cũng phải theo qui luật ấy
mà đi. Chỉ khác, chư vị nhận ra được bản chất của vạn pháp, nên rằng :

Phải
quấy
niệm hoa rơi buổi sớm
Lợi danh tâm
lạnh với mưa đêm
Mưa tạnh, hoa
trơ, non vắng lặng
Chim kêu một
tiếng lại xuân tàn
(Trích
Phòng núi hứng khởi – Trần Nhân Tông)

Tâm phải, quấy,
lợi, danh đều phải buông sạch, vậy mà Tăng Đông đường Tây đường, một con mèo
vẫn còn tranh, nói sao Tổ sư không chém?

Duyên dứt, mọi
thứ hóa không. Con mèo chỉ còn là đống thịt thối. Hết chỗ bám !

An khang,
thịnh vượng, an lạc, hạnh phúc cũng là pháp nhân duyên. Những thứ đó không phải
tự dưng mà có, cũng không phải do cầu sinh mà được. Muốn có chúng, chúng ta
phải gieo nhân lành. Đủ duyên, quả tốt mới xuất hiện. Không thể chỉ vin vào
những lời chúc tốt lành mà có thể hình thành những điều như thế.

Đã là pháp
nhân duyên thì đủ duyên mới có, hết duyên liền không, không có gì trường viễn
khi nhân duyên đã tàn. Cho nên :

Chúc nhau vui
vẻ
cả làng
Chúc nhau thì chúc dặn dò mấy
câu
Là rằng phúc thiện chớ quên
Người người no ấm ta thời ấm no
Hạnh phúc không giựt của người
Thì ta hạnh phúc cuộc đời cũng tươi
Bố thí, ừ bố thí đi !
Là nhân thịnh vượng, đời đời khỏi
lo
An khang tráng kiện là nhờ
Không sát hại vật, không thâm
của người
Thương người như thể thương
thân
Người xưa đã dạy khắc ghi trong
lòng
Nhân duyên, nên phải gieo trồng
Nhân duyên đều đủ mới thành quả
vui
Nên rằng : Nhân phải gieo
hoài
Đủ duyên mới có quả vui mà dùng

Đó là những việcphải
làm, cuộc sống của chúng ta mới hạnh phúc và thịnh vượng. Những nhân đó được
gieo không chỉ vì mục đích mình muốn đạt được, mà phải đi kèm với từ tâm thì
cuộc sống của mình mới không có nạn tai. Muốn chuyển hóa nạn tai cũng cần đến
tâm từ.

II. Phát huy lòng từ

Người đàn bà và
con quỉ tranh nhau một đứa trẻ. Ai cũng nhận đó là con mình. Để kết thúc việc
tranh cải, phán quán cho hai người cầm một chân đứa bé mà giật. Đứa bé về phía
người nào thì người đó được con. Hai người vừa bắt đầu, thì có một người buông
tay. Phán quan hỏi vì sao? Người ấy khóc mà trả lời : «Nếu cứ đà ấy mà
kéo, thì con của tôi sẽ phân thây mà chết. Chi bằng mất nó mà tính mạng nó được
bảo tồn». Nghe vậy, phán quan cho người đàn bà nhận lại đứa trẻ.

Nhà Đông nhà Tây,
chỉ cần có chút từ tâm như mẹ xót con mà buông sự tranh dành, biết đâu đã cứu
được con mèo. Tiếc là, đụng vật thì bị vật dẫn, đụng ngôn từ thì bị ngôn từ dẫn,
rồi cứ theo đầu lưỡi ấy mà đi, quên mất nhân duyên đưa đến việc con mèo bị chém.
Có tranh dành mới có việc chém mèo. Không tranh dành thì không có việc chém
mèo. Chỉ cần phá bỏ cái nhân ‘tranh
giành’ thì cái quả ‘bị chém’ nhất định không xảy ra.

Lòng từ, là
thứ hóa giải nạn tai rất nhiều, nhưng ít ai biết được điều đó. Khi chúng ta
khởi được tâm thương xót người, thì mọi tranh oán xem như chấm dứt.

Xá Ma là đệ
nhất phu nhân của vua Ưu Đà Diên. Bà là tín nữ trung thành của đức Phật và hàng
thánh chúng. Bà thường hay thân cận cúng dường đức Như Lai và ca ngợi công đức
của ngài hết mực. Ngược lại, đệ nhị phu nhân, vì thiếu trí tuệ nên thường bị lòng
ghen
ghét chi phối. Bà tâu với vua Ưu Đà Diên rằng:

– Đức Như Lai
và hàng đệ tử có chỗ không chánh với phu nhân Xá Ma.

Nhà vua nghe
xong, tức giận lấy cung bắn Xá Ma. Phu nhân Xá Ma thương xót vua Ưu Đà Diên,
bèn nhập từ tam muội. Mũi tên vừa bắn ra đã quay trở lại dừng ngay giữ trán
vua. Mũi tên ấy cháy đỏ như một khối lửa, trong rất dễ sợ. Vua bắn ra ba phát
thảy đều như vậy.

Vua Ưu Đà Diên
thấy sự việc, lông tóc đều dựng đứng, kinh sợ mà nói với phu nhân Xá Ma :

– Khanh là
Tiên nữ hay Long nữ, là Dạ doa hay La sát?

Phu nhân Xá Ma
trả lời :

– Thiếp không
phải là Tiên nữ cũng không phải Long nữ hay Dạ Xoa La sát mà thiếp là đệ tử của
đức Phật. Thiếp nghe đức Phật thuyết pháp, thọ trì 5 giới làm cư sĩ. Vì thương
đại vương, thiếp nhập từ tam muội. Dầu đại vương sinh lòng bất thiện với thiếp
nhưng do bi nguyện nên thiếp không bị tổn hại.

(Trích
Pháp hội vua Ưu Đà Diên – kinh Đại Bửu Tích)

Từ , nghĩa chính của nó là ban vui. Thấy người chưa vui muốn người được vui,
thấy người đã vui giúp vui hơn nữa, với kẻ oán địch khởi tâm thương xót không
có tâm trả báo v.v… đều là dạng của từ tâm nói đây.

Từ tam muội, là thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ do vô minh chi phối mà ta không sử dụng
được tâm từ ấy. Bị vô minh chi phối nên làm việc gì cũng mang tính qui ngã, mọi
thứ chỉ tập trung cho mình và gia đình, không quan tâm việc ấy tổn hại đến ai.
Khi tâm đã qui ngã thì từ tâm cũng mất. Nạn tai cũng theo đó phát sinh.

Một người điện tới hỏi tôi : Em làm ăn thất bại, gặp những việc không hay,
làm sao hóa giải?

– Muốn giải quyết chuyện tiền bạc
thì phải cúng dường và bố thí. Đó là cái nhân để được sung túc. Kinh dạy, với
hàng Sa môn và Bà la môn, nếu đã hứa bố thí cho ai thứ gì thì phải y lời hứa ấy
mà làm. Không thì việc làm ăn sẽ thất bại.

Một thời gian sau cô lại điện
báo: Em llàm tất cả mọi thứ rồi nhưng không thấy tình thế xoay chuyển.

– Vì chưa đủ duyên. Thành tâm
làm nữa đi !

Mội thời gian sau cô lại báo:
Tình thế đã không xoay chuyển, lại còn thêm nhiều thứ buồn phiền bất an.

Tôi liền hỏi : Em làm nghề
gì ?

– Dạ giám đốc một công ty.

– Em cúng dường bố thí cho Sa
môn
và người nghèo khó, vậy công nhân của em, em có lo cho họ được đầy đủ?

Cô không trả lời.

Có những thứ rất bình thường
nhưng có khi không tỉnh để mà làm.

Có những thứ rất gần, cần phải
chu toàn, có khi lại không để ý, cứ vọng đến những chuyện xa xôi.

Bóp chẹt
đồng lương của người rồi mang tiền ấy đi cúng chùa cầu phước cho mình, không khác
hứng nước vào chậu vỡ. Dù tài lộc có vào rồi cũng sẽ ra đi. Người bị phiền não ức
chế
thì mình cũng không thể an vui. Cúng dường bố thí kiểu đó, không thể chuyển đi nạn xấu của mình. Bởi mọi thứ vẫn đang
trên đường
qui ngã, không phải là lực của từ tâm. Phải là lực của từ tâm mới có thể hóa giải
nạn
tai muộn phiền cho mình. Cho nên, cúng dường bố thí cần có cả từ tâm.

Có từ
tâm
thì không vì phước riêng của mình mà bóp ngặt người khác.

Có từ
tâm
thì không lợi dụng chỗ thất thế của người để áp đảo người.

Có từ
tâm
thì đời sống của mình một trăm, cũng nên cho người được một hai phần. Mình ngồi
máy lạnh cũng nên cho người được chiếc quạt máy, không thể hà tiện đến mức
không đèn cũng không quạt trong một xó xỉn nóng bức.

Có từ
tâm
thì không thâm lạm tiền làm thêm của người, không cắt xén những thứ không
đáng cắt xét, khiến người thêm nhọc.

Phải
là lực của từ tâm, mới chuyển được nghiệp xấu của mình, mới không gây tạo ác nghiệp
mới. Phu nhân Xá Ma hiện đời chỉ là một cư sĩ tại gia thọ trì 5 giới, nhưng do
dụng được lực từ tâm của chính mình mà cung tên của kẻ sân giận không thể làm hại
được. Uy lực của từ tâm là như thế.

Ngày
mùng một tết là ngày vía đức Di Lặc. Di Lặc, dịch nghĩa là Từ thị. Vì muốn
thành tựu chúng sinh nên từ lúc mới phát tâm ngài đã không ăn thịt. Do nhân
duyên
đó mà ngài có tên là Từ thị.

Di Lặc,
biểu thị cho lòng từ rộng lớn. Đó cũng chính là từ tâm có sẳn trong mỗi chúng sinh.
Thành tâm cúng dường Di Lặc đầu năm, không gì bằng khai phát tâm từ của chính
mình. Chính là xả đi những gì không vừa lòng, phát huy những gì khiến người vui
mà mình cũng vui. Không phải chỉ trong ba ngày đầu xuân mà bất kể lúc nào và bất
cứ ở đâu. Xả được đến đâu thì an vui đến đó. Phát huy lòng từ đuợc càng nhiều
thì nạn tai càng bớt, hạnh phúc an khang càng tăng. Đó là cái nhân giúp chúng
ta
được an bình và hạnh phúc trong hiện đời và mai sau.

Sang
năm Tân mão, nguyện cho tất cả chúng sinh nói chung, chúng ta nói riêng (dù là
trong đạo hay ngoài đạo) đều phát huy được trí tuệ và lòng từ của chính mình để
cuộc sống của mình và muôn loài được an vui.

Tin bài có liên quan

Thiền Thất Khai Thị Lục

Kho Báu Nhà Thiền

Những Đóa Hoa Thiền

Những Đóa Hoa Thiền

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Tiến Thẳng Vào Thiền Tông

Quan Điểm Của Daisetz Suzuki Về Công Án

Đôi Nét Về Thiền Công Án

Công Án Thiền Và Vấn Đề Nhận Thức

Lâm Tế Nghĩa Huyền – Tiếng Hét Vang Động Trong Vô Cùng

Góp Nhặt Lá Rừng

Gõ Cửa Thiền

Load More

Discussion about this post

Qui Sơn Cảnh Sách (Ebook Pdf)

Qui Sơn Cảnh Sách (Ebook PDF)

LỜI NÓI ĐẦU  Cho tới nay có ít nhất mười nhà dịch giả (thuật) bộ Qui Sơn Cảnh Sách sang...

Thoảng Hồn Thơ Việt Trên Đất Mỹ

Thoảng Hồn Thơ Việt Trên Đất Mỹ

THOẢNG HỒN THƠ VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ Trần Kiêm Đoàn   Sáng nay, 20-5-2021, chén trà móc câu Thái Nguyên...

Tiểu Sử Vắn Tắt Lama Drimed Rinpoche

Tiểu Sử Vắn Tắt Lama Drimed Rinpoche

TIỂU SỬ VẮN TẮT LAMA DRIMED RINPOCHE Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ Từ năm lên ba, Lama Drimed Rinpoche...

Đức Phật Không Trả Lời Những Câu Hỏi Siêu Hình

ĐỨC PHẬT KHÔNG TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SIÊU HÌNH Thích Thiện Chánh Trong kinh điển Phật giáo , có...

Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

TÒNG LÂM LÔ SƠN TỊNH ĐỘThôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh HòaTrú trì: Thượng Tọa...

Ai Thấy Pháp Là Người Ấy Thấy Phật

Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

AI THẤY PHÁP LÀ NGƯỜI ẤY THẤY PHẬT, AI THẤY PHẬT LÀ NGƯỜI ẤY THẤY PHÁPThích Hạnh Bình Nội dung mà...

Cùng Một Mục Tiêu Từ Những Con Đường Khác Nhau

Cùng Một Mục Tiêu Từ Những Con Đường Khác Nhau

CÙNG MỘT MỤC TIÊU TỪ NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÁC NHAUPhúc Cường trích dịch Ngài cho rằng truyền thống Pali mà...

A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận

A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận

A TỲ ĐẠT MA PHÁP UẨN TÚC LUẬN (S. Abhidharma dharma-skandha-pada) Tĩnh Mại (664 Tây Lịch) có để lại một ghi...

Tìm Hiểu Một Bài Thơ Xuân Của Vương Duy

Tìm Hiểu Một Bài Thơ Xuân Của Vương Duy

Khác với văn xuôi là ngôn ngữ của trí óc, thi phú là ngôn ngữ của con tim. Nếu một...

Một Tu Sĩ Giản Dị

Một Tu Sĩ Giản Dị

MỘT TU SĨ GIẢN DỊ Nguyên tác: A Simple Monk Tuệ Uyển chuyển ngữ     MỘT TU SĨ GIẢN...

Đức Phật Đản Sanh Trong Từng Sát-Na Tâm Của Con Người

Đức Phật đản sanh trong từng sát-na tâm của con người

ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH TRONG TỪNG SÁT NA TÂM CỦA CON NGƯỜI Hòa Thượng Thích Trí QuảngNói đến Phật đản,...

Sống Không Cần Tiền

Sống không cần tiền

SỐNG KHÔNG CẦN TIỀN ĐỂ BẢO VỆ MÔI SINH VÀ VĂN HÓA Trần Văn Chánh Nếu chịu khó nhìn khắp...

Hãy Từ Bỏ Những Gì Không Phải Của Mình

Hãy từ bỏ những gì không phải của mình

HÃY TỪ BỎ NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH Diệu Hòa “Cái gì không phải của các Ông, này các...

Thiền Năng Lượng Chuyển Hóa Thân Tâm

Thiền Năng Lượng Chuyển Hóa Thân Tâm

THIỀN, NĂNG LƯỢNG CHUYỂN HÓA THÂN TÂM Lê Thị Lựu “Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời...

Thưởng Trà Thật Đẹp, Thật Vui

Thưởng trà thật đẹp, thật vui

Đây là tập sách thứ 3 về trà của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, sau Trà Thương Ty - 54...

Qui Sơn Cảnh Sách (Ebook PDF)

Thoảng Hồn Thơ Việt Trên Đất Mỹ

Tiểu Sử Vắn Tắt Lama Drimed Rinpoche

Đức Phật Không Trả Lời Những Câu Hỏi Siêu Hình

Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Cùng Một Mục Tiêu Từ Những Con Đường Khác Nhau

A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận

Tìm Hiểu Một Bài Thơ Xuân Của Vương Duy

Một Tu Sĩ Giản Dị

Đức Phật đản sanh trong từng sát-na tâm của con người

Sống không cần tiền

Hãy từ bỏ những gì không phải của mình

Thiền Năng Lượng Chuyển Hóa Thân Tâm

Thưởng trà thật đẹp, thật vui

Tin mới nhận

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Giết gì được Phật khen?

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

Người ngu nghĩ là ngọt

Từ hiện sinh đến đản sinh

Đức Phật là ai? (phần 2)

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa & Trái tim

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Tin mới nhận

Trừng Phạt Và Hoà Giải Theo Quan Điểm Của Phật Giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Diễn thuyết tuyệt vời là có trách nhiệm trong lời nói

Năm cái thấy

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận

Cầu an, cầu siêu có thực được an siêu?

Bỏ thắp hương, được không?

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Chú Lăng Nghiêm (cổ Phạn)

Bố thí đúng thời

Bồ Đề Đạt Ma Với Võ Thuật

Đức Phật Có Thuyết Pháp Hay Không Thuyết Pháp

Sáu ca khúc về Mẹ

Nhất Tâm

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Tâm từ bi là cội nguồn của hạnh phúc

Vấn Đề Không Nên Phê Phán Giữa Các Tôn Giáo Tâm Thuận

Giải Thoát Trong Phật Giáo

Hiện Tướng Chánh Pháp

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Kinh Đại Phước Đức

XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Đại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Đại 2, 419b) (S.ii,223)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Giới Thiệu Kinh Tăng Nhất A-hàm

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 1

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Đọc và học Kinh Phật

Tìm Hiểu Kinh Sa Môn Quả (Sāmajjaphalasuttaṃ)

Giới Thiệu Kinh Thắng Man

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Những Ngày Hạnh Phúc

Tâm đặt sai hướng

Lời Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Niệm Phật, Ăn Chay Và Phóng Sanh

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Bài Văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề

Việc Lớn Sanh Tử

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 11)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Hiểu Về Hai Chữ “Vãng Sanh”

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

Nhất Tâm Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Thường tâm không Phật, chúng ta niệm gì?

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese