PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Vì sự tác ý tạo nghiệp được khởi sinh từ trong chính bản thân của mỗi người, nên khi nghiệp hình thành thiện hay ác là nghiệp riêng của mỗi người không phải của ai khác, không liên quan đến một ai khác.
  2. Đối với chúng ta là những người đệ tử Phật, những người đi trên lộ trình học đạo chuyển hóa thân tâm, hướng đến con đường tỉnh thức, tìm về giải thoát, thì chúng ta cần phải học và hành theo lời Phật dạy trong đời sống thường ngày.
  3. Sự học và hành không chỉ dựa trên mặt lý thuyết suông một ngày hai ngày, mà là cả một chặng đường dài.
  4. Chính chúng ta sẽ là người quyết định con đường đi của chính mình, chứ không phải một ai khác.

Đối với chúng ta là những người đệ tử của đức Phật, những người đi trên lộ trình học đạo chuyển hóa thân tâm, hướng đến con đường tỉnh thức, tìm về giải thoát, thì chúng ta cần phải học và hành theo lời Phật dạy trong đời sống thường ngày.

Điều gì xảy ra sau khi chết?

Thuở xưa, có một đạo sư tên là Araka, người đã thoát ly sự thèm khát dục vọng. Đạo sư này có hàng trăm đệ tử. Khi ấy, vị này thường dạy cho để tử của mình rằng: “Này các Bà-la-môn, đời sống con người thật ngắn ngủi, giới hạn và phù du, đầy cả khổ đau, đầy cả phiền não. Điều này, con người phải khéo hiểu. Con người phải làm điều thiện và sống đời thanh tịnh, vì không có ai sinh ra mà thoát khỏi cái chết”. (Tăng Chi Bộ Kinh III, chương VII, Đại Phẩm, Araka).

Vâng! Con người sinh ra không ai mà không thoát khỏi cái già và chết. Thời gian không chờ đợi một ai cả, kiếp người không mấy lâu sẽ qua đi, đời sống đầy những khổ lụy. Tất cả đều phải chịu sự chi phối của định luật vô thường, duyên sinh. Điều này đã được đức Phật xác chứng trong kinh tạng Nikaya.

Một lần nọ, tại thành Xá-vệ (Savathi), vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) của nước Kosala bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, có người nào sinh ra mà thoát khỏi già và chết không?

Đức Thế Tôn trả lời:

– Thưa Đại vương, không có ai sinh ra mà tránh khỏi già và chết. Ngay cả những người thuộc giai cấp Sát-đế-lợi đại phú giàu có, nhiều tài sản và của cải, nhiều vàng bạc, nhiều kho tàng và hàng hóa, nhiều ngũ cốc, vì họ đã sinh ra, họ không thoát khỏi già và chết. Ngay cả những Bà-la-môn đại phú… những gia chủ đại phú giàu có… nhiều của cải và ngũ cốc, vì họ đã sinh ra, họ không tránh khỏi già và chết. Ngay cả những vị Tỳ-kheo đã chứng đắc quả A-la-hán, những vị đã đoạn tận các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã hoàn toàn đoạn trừ các kiết sử, đã hoàn toàn đạt được giải thoát nhờ chánh trí. Ngay cả thân của quý vị ấy cũng phải chịu sự tan rã, cũng phải bị vứt bỏ. (Tương Ưng Bộ Kinh I).

Vì Sự Tác Ý Tạo Nghiệp Được Khởi Sinh Từ Trong Chính Bản Thân Của Mỗi Người, Nên Khi Nghiệp Hình Thành Thiện Hay Ác Là Nghiệp Riêng Của Mỗi Người Không Phải Của Ai Khác, Không Liên Quan Đến Một Ai Khác.

Vì sự tác ý tạo nghiệp được khởi sinh từ trong chính bản thân của mỗi người, nên khi nghiệp hình thành thiện hay ác là nghiệp riêng của mỗi người không phải của ai khác, không liên quan đến một ai khác.

Chạy đâu cho khỏi chết?

Qua đoạn đối thoại giữa vua Ba-tư-nặc và đức Phật, đã cho chúng ta thấy rằng giữa cuộc đời này, khi con người sinh ra không ai có thể tránh được sự già và chết. Không một giai cấp, địa vị nào có thể trốn tránh được điều này. Không phải một người thuộc giai cấp thống trị quyền quý, giàu có đại phú gia hay là giai cấp Bà-la-môn được nhiều người kính trọng cho đến những bậc thoát ly đời sống tầm thường, chứng đắc Thánh quả A-la-hán, đoạn trừ các lậu hoặc… mà có thể mua chuộc sự già và chết hay đi ngoài sự già và chết.

Như vậy, chúng ta cần phải làm gì với sự già và chết, khi mà cuộc sống của chúng ta cứ dần trôi qua từng ngày? Điều quan trọng chúng ta cần lưu tâm đến không phải là làm sao để tránh được sự già và chết trong cõi nhân sinh này, mà chúng ta cần quan tâm nhiều hơn là sau khi chết chúng ta sẽ đi về đâu? Tái sanh vào cảnh giới nào? Khổ đau hay hạnh phúc? Đồng thời, làm sao để làm chủ được con đường tái sinh của chính mình?

Trong bài kinh Abhinhapaccavekkhitabbhattatthanasutta, phần Pancakanipata, thuộc Tăng Chi Bộ Kinh, đức Phật thuyết dạy về nghiệp và quả của nghiệp rằng: “Ta có nghiệp của riêng ta. Ta là người thừa hưởng quả của nghiệp. Nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con quyến thuộc của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào ‘thiện nghiệp hoặc ác nghiệp’, ta là người thừa hưởng quả an lạc của thiện nghiệp hoặc quả khổ của ác nghiệp ấy”.

Lại nữa, đức Phật cũng từng dạy: “Này chư Tỳ-kheo! Sau khi đã có tác ý rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý”. (Trích Tăng Chi Bộ Kinh, phần Chakkanipata, kinh Nibbedhikasutta).

Nghĩa là, khi thân, khẩu, ý tạo nên một điều lành hoặc một điều ác nào đó với một đối tượng hay là nhiều đối tượng bên trong thân hay bên ngoài thân, đều bắt nguồn từ sự tác ý, sự hướng tâm suy nghĩ đến đối tượng ấy. Lúc này, sự tác ý như vậy được gọi là nghiệp.

Đối Với Chúng Ta Là Những Người Đệ Tử Phật, Những Người Đi Trên Lộ Trình Học Đạo Chuyển Hóa Thân Tâm, Hướng Đến Con Đường Tỉnh Thức, Tìm Về Giải Thoát, Thì Chúng Ta Cần Phải Học Và Hành Theo Lời Phật Dạy Trong Đời Sống Thường Ngày.

Đối với chúng ta là những người đệ tử Phật, những người đi trên lộ trình học đạo chuyển hóa thân tâm, hướng đến con đường tỉnh thức, tìm về giải thoát, thì chúng ta cần phải học và hành theo lời Phật dạy trong đời sống thường ngày.

Sống chết vô thường

Vì sự tác ý tạo nghiệp được khởi sinh từ trong chính bản thân của mỗi người, nên khi nghiệp hình thành thiện hay ác là nghiệp riêng của mỗi người không phải của ai khác, không liên quan đến một ai khác. Khi đó, mỗi người cũng là chủ nhân của nghiệp mà mình tạo nên. Không có ai có quyền thay đổi hay lấy đi. Lại nữa, khi xét về tính chất duyên sinh, nhân quả, thì một khi đã tác ý tạo nghiệp, nghiệp được hình thành sau một thời gian sẽ cho quả của nghiệp. Bấy giờ, người tạo nghiệp sẽ chính là người thừa hưởng quả nghiệp, không ai thay thế nhận giúp. Và khi ấy, quả của nghiệp mang lại sự bình an hạnh phúc hay bất hạnh khổ đau, thì mỗi người cũng phải chấp nhận, không thể chối từ và trốn tránh được.

Bên cạnh đó, khi nghiệp đã gieo tạo dù ít hay nhiều, nặng hay nhẹ mà chưa cho quả ngay nơi kiếp sống hiện tại, thì nó sẽ được tích lũy lưu chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Chính vì nguyên nhân này, phần nhiều chúng sinh trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi, tái sanh mãi không thôi.

Trong Trung Bộ Kinh, bài kinh số 135, kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, đức Phật từng có lời dạy với thanh niên Subha rằng:

– Này Subha! Trong đời này, một số người đàn ông hay đàn bà nào là người sát hại sinh mạng của chúng sinh, là người tàn nhẫn có bàn tay đẫm máu, hăng say trong sự sát sinh, không có lòng thương xót đến tất cả chúng sinh cùng khổ… Sau khi người ấy chết, ác nghiệp sát sinh ấy có cơ hội cho quả tái sinh trong các cõi ác giới, chịu quả khổ trong cõi ác giới ấy…

– Này Subha! Trong đời này, một số người đàn ông hay đàn bà nào là người không sát hại sinh mạng của chúng sinh, là người tránh xa sự sát sinh, từ bỏ khí giới sát sinh, có tâm biết hổ thẹn tội lỗi và biết ghê sợ tội lỗi, có lòng thương xót đến tất cả chúng sinh cùng khổ, có tâm từ, tâm bi tế độ đến tất cả chúng sinh… Sau khi người ấy chết, dục giới thiện nghiệp không sát sinh ấy có cơ hội cho quả tái sinh trên cõi trời dục giới, hưởng mọi sự an lạc trên cõi trời ấy…

Kinh văn trên một lần nữa khẳng định rằng, chúng ta là chủ nhân của nghiệp, là người thừa kế nghiệp mà chúng ta đã tạo qua những hành động tác ý thiện hay xấu ác, để rồi phải nhận lãnh quả báo cho đời sống hiện tại và cho những đời sống về sau.

Như vậy, từ một số trích dẫn về lời đức Phật dạy trong kinh tạng, mỗi chúng ta hãy quán sát lại tự thân qua những hành động, việc làm thường ngày đã tạo nên những thiện nghiệp hay ác nghiệp. Từ đó, chúng ta sẽ biết được sau khi thân hoại mạng chung, chúng ta sẽ tái sinh vào cảnh giới nào, đi về đâu, về chốn bình yên hạnh phúc hay là nơi khổ cảnh xót thương.

Sự Học Và Hành Không Chỉ Dựa Trên Mặt Lý Thuyết Suông Một Ngày Hai Ngày, Mà Là Cả Một Chặng Đường Dài.

Sự học và hành không chỉ dựa trên mặt lý thuyết suông một ngày hai ngày, mà là cả một chặng đường dài.

Con người sinh ra để nhận cái chết

Đối với chúng ta là những người đệ tử của đức Phật, những người đi trên lộ trình học đạo chuyển hóa thân tâm, hướng đến con đường tỉnh thức, tìm về giải thoát, thì chúng ta cần phải học và hành theo lời Phật dạy trong đời sống thường ngày. Sự học và hành không chỉ dựa trên mặt lý thuyết suông một ngày hai ngày, mà là cả một chặng đường dài. Vì lẽ đó, chúng ta cần phải có lòng tin chân thật, vững chắc nơi Tam Bảo; tin nơi đức Phật là bậc giác ngộ giải thoát vượt thoát khổ đau; tin nơi giáo pháp là con đường đưa đến sự giải thoát; và tin nơi Tăng là đoàn thể Tăng chúng thanh tịnh, thay mặt chư Phật hoằng truyền giáo pháp. Khi chúng ta thực hiện được những điều này, thì đồng nghĩa những thiện nghiệp của chúng ta ngày càng tăng trưởng, và những ác nghiệp, bất thiện pháp dần được đẩy lùi, chuyển hóa. Có như vậy, khi kết thúc kiếp sống hiện tại, chúng ta sẽ được sanh về cảnh giới an lành, tốt đẹp là điều đương nhiên.

Ví như một người nhận chìm một chiếc bình sữa, hay một bình dầu vào trong một hồ nước sâu và rồi đập bể chiếc bình ấy. Lúc này, các mảnh vỡ của chiếc bình sẽ chìm xuống, còn chất sữa hay dầu ấy sẽ nổi lên trên mặt nước. Hay giống như một thân cây khi sống hướng về phía ánh sáng mặt trời hay một hướng nào đó, thì lúc giông bão đến hoặc có người chặt đi gốc rễ nó, nó sẽ ngã về hướng ấy, không thể ngã về hướng ngược lại được.

Trong Tương Ưng Bộ Kinh 5, bài kinh số 21, kinh Mahanama, phẩm Saranani, có một câu chuyện như sau:

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. Rồi họ Thích Mahanama đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, họ Thích Mahanama bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Kapilavatthu này là phồn vinh, phú cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ-kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy, con gặp con ngựa cuồng chạy, con gặp người cuồng chạy, con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy, con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sanh thú của con là gì, sanh xứ đời sau chỗ nào?”.

Lúc bấy giờ, đức Phật dạy:

– Chớ có sợ, này Mahanama! Chớ có sợ, này Mahanama! Không ác sẽ là cái chết của ông! Không ác là cái chết của ông! Này Mahanama, với ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, tâm tu tập trọn vẹn về giới, tâm tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, dầu thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn, chim ưng ăn, chó ăn, hay giả can ăn, hay các loại chúng sanh sai khác ăn; nhưng nếu tâm của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập trọn vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn vẹn về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ, thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.

Chính Chúng Ta Sẽ Là Người Quyết Định Con Đường Đi Của Chính Mình, Chứ Không Phải Một Ai Khác.

Chính chúng ta sẽ là người quyết định con đường đi của chính mình, chứ không phải một ai khác.

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại?

– Ví như, này Mahanama, một người nhận chìm một ghè sữa bơ, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời nổi lên, trồi lên trên. Cũng vậy, này Mahanama, với ai đã lâu ngày tâm được tu tập trọn vẹn về tín, tâm được tu tập trọn vẹn về giới, tâm được tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm được tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm được tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, đoạn diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn, chim ưng ăn, chó ăn, giả can ăn hay các sanh loại sai khác ăn; nhưng nếu tâm của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập trọn vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn vẹn về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ; thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.

Tiếp đó, bài kinh số 22, thuộc Tương Ưng Bộ Kinh 5, kinh Mahanama, phẩm Saranani, đức Phật có lời dạy với ngài Mahanama như sau:

– Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Phật: “Ðây là bậc Ứng Cúng… Phật, Thế Tôn… Đối với Pháp… đối với Tăng… thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính… đưa đến thiền định.

– Ví như, này Mahanama, một cây thiên về phía Ðông, hướng về phía Ðông, xuôi về phía Ðông, nếu bị chặt đứt từ gốc rễ, nó sẽ ngã về phía nào?

Mahanama trả lời:

– Bạch Thế Tôn, về phía nào nó thiên, về phía nào nó hướng, về phía nào nó xuôi.

Đức Thế Tôn khẳng định:

– Cũng vậy, này Mahanama, do thành tựu bốn pháp này, vị Thánh đệ tử thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

Như vậy, với hai trích dẫn lời đức Phật dạy cho ngài Mahanama cùng những ví dụ chân thật, đã một lần nữa cho chúng ta biết rằng kết quả của con đường tái sinh sau khi chúng ta kết thúc kiếp sống này sẽ đi về đâu? Và hơn hết, qua đây chúng ta biết rằng chính chúng ta sẽ là người quyết định con đường đi của chính mình, chứ không phải một ai khác. Điều này được góp nhặt và đúc kết từ những gì mà chúng ta tạo nên ngay đời sống hiện tại này.

> Xem thêm video Đức Phật dạy về phương pháp làm chủ bệnh tật:

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

ĐỌC THƠ PHẬT CỦA THI SĨ TÂM TẤNViết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ...

Theo Phật Giáo Có 5 Điều Giúp Bạn Ứng Phó Với Sợ Hãi Bởi Đại Dịch Virus Corona

Theo Phật Giáo Có 5 Điều Giúp Bạn Ứng Phó Với Sợ Hãi Bởi Đại Dịch Virus Corona

THEO PHẬT GIÁO CÓ 5 ĐIỀU GIÚP BẠN ỨNG PHÓ VỚI SỢ HÃI BỞI ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA(5 Buddhist teachings...

Đừng Dính Đến Quyền Lợi – Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Đừng dính đến quyền lợi Đại lão HT. Thích Trí Tịnh Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh...

Giảng Rõ Về Báo Ứng

Giảng rõ về báo ứng

GIẢNG RÕ VỀ BÁO ỨNGĐại Sư Liên Trì | Thích Nguyên Hùng dịch Vào thời Tam Quốc (220-280), tại nước...

Nghệ Thuật Buông Xả Đúng Đắn, Qua Bốn Sự Thật Cao Quý Của Đức Phật

Nghệ thuật buông xả đúng đắn, qua bốn sự thật cao quý của Đức Phật

NGHỆ THUẬT BUÔNG XẢ ĐÚNG ĐẮN, QUA BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ CỦA ĐỨC PHẬT Ronald Alexander - Chuyển Ngữ: Nguyễn...

Ni Trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề

Ni Trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề

Ni trưởng MA HA BA XÀ BA ĐỀ (Mahaprajapati - Mahapajapati) (Di mẫu của Phật, người phụ nữ đầu tiên xuất gia và thành lập ni đoàn)   Mahapajapati Gotami...

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

TÂM KINH BÁT NHÃ QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THIỀN Thích Thông Phương Bài kinh này quý vị đã được...

Hành Trình Về Phương Đông

Hành Trình Về Phương Đông

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG(Life and Teaching of the Masters of the Far East) Tác giả: Blair T. Spalding -...

Hướng Đến Ánh Sáng

Hướng đến ánh sáng

Đại Tạng Kinh Việt Nam KINH TƯƠNG ƯNG BỘ Samyutta Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật...

Chánh Pháp Số 44 (Tháng 7, Năm 2015)

    NỘI DUNG SỐ NÀY:     ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm...

Đạo Phật và vấn đề nạo phá thai

ĐẠO PHẬT VÀ VẤN ĐỀ NẠO PHÁ THAI Thích Minh Trí dịch   Quan điểm của Phật tử Không có...

Khỉ và cá sấu

KHỈ VÀ CÁ SẤU (Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”)   Ngày xưa ở tại ven sông...

Tuệ Giác Của Đức Phật

Tuệ giác của Đức Phật

Hôm nay, nhân ngày Đại lễ Phật đản cũng là ngày vui của Tăng Ni và Phật tử, tôi sẽ...

Tánh Phật trong ta

TÁNH PHẬT TRONG TAThích Tánh Thiện Ta buông bỏ rong chơi trong cõi tạm Có sá gì một hình bóng mỹ...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan...

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

Theo Phật Giáo Có 5 Điều Giúp Bạn Ứng Phó Với Sợ Hãi Bởi Đại Dịch Virus Corona

Đừng Dính Đến Quyền Lợi – Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Giảng rõ về báo ứng

Nghệ thuật buông xả đúng đắn, qua bốn sự thật cao quý của Đức Phật

Ni Trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Hành Trình Về Phương Đông

Hướng đến ánh sáng

Chánh Pháp Số 44 (Tháng 7, Năm 2015)

Đạo Phật và vấn đề nạo phá thai

Khỉ và cá sấu

Tuệ giác của Đức Phật

Tánh Phật trong ta

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Tin mới nhận

Chớ xúc phạm bậc Thánh

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thanh hòa

Con không còn sợ cô đơn…

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Vì sao người tốt hay gặp khó khăn, kẻ xấu vẫn thành công?

Hạnh hiếu của Đức Phật

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Nỗi buồn của người mẹ

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Tin mới nhận

Bản Chất Của Vũ Trụ Trong Kinh Veda

Ngũ Uẩn?

Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới

Thiền sư Vạn Hạnh và câu đối xuân

Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)

Những loại tín ngưỡng nhân gian không phải là Đạo Phật

Phật giáo vùng Mê-kông: Ý thức môi trường và toàn cầu hóa (Sách PDF)

Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền

Giải Thích Trung Luận – Bài Tụng Kính Lễ Mở Đầu Trung Luận Bài 2

Chuyển nghiệp – Thỏa hiệp với nghiệp

Bảo Tháp Nơi Tiền Thân Đức Phật Hiến Mình Cứu Hổ Đói

Stephen Hawking: Thượng Đế Không Sáng Tạo Ra Vũ Trụ

Luận Lý Nhân Minh Là Khoa Học Của Mọi Luận Lý

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Mùa Xuân Lên Sapa Ngắm Hoa Mai Anh Đào

Vượt dòng sinh tử

Sự Kỳ Lạ Của Kinh Kim Cang

Đạo Phật Trong Đời Sống

Con dao trong tâm

Tin mới nhận

Chiếc Bè

Bát Nhã Tâm Kinh

Luận Tụng Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Bốn Mươi Sáu Đại Nguyện Của Đức Phật A-Di-Đà Giới Thiệu – Dịch – Chú Từ Nguyên Bản Sanskrit

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 59)

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

Kinh Bách Dụ: Nhà cũ có quỷ dữ

Kinh A Nậu La Độ

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Đại Bi Chú Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Tin mới nhận

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 6)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 115)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 90)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Tịnh Độ Tập Yếu

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Tâm tình của người niệm Phật

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 53)

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.