PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH (TẬP 234)

****************

Kinh văn: “Sở phát thệ nguyện, viên mãn thành tựu, như thật an trụ, cụ túc trang nghiêm, uyđức quảng đại, thanh tịnh Phật độ”.

Câu ở phía trước đã báo cáo qua cùng với chư vị rồi, tiếp theo đây là khoa nhỏ thứ tư: “Như thực nghiêm tịnh”. Bởi vì Pháp Tạng Bồ Tát đã phát ra 48 nguyện, 48 nguyện không phải chỉ là 48 điều, mà là đại nguyện cứu cánh viên mãn. Mấy hôm trước tôi ở Hồng Kông có vị đồng tu hỏi rằng, pháp môn bổn nguyện niệm Phật của Nhật Bản cùng với 48 nguyện Tịnh Độ Tông của chúng ta đã nói có gì khác biệt? Kỳ thực, Tịnh Tông của Nhật Bản là truyền đến Nhật Bản từ thời Tùy Đường, khi được truyền đến không có sai khác gì, đa số đều là học trò của Thiện Đạo Đại Sư, cho nên ngày nay chúng ta tại Nhật Bản có rất nhiều nơi đều nhìn thấy tạo tượng của Thiện Đạo Đại Sư, còn có rất nhiều tự miếu dùng danh hiệu của Đại Sư đặt làm tên, như Thiện Đạo tự. Từ đây cho thấy, người Nhật Bản, đặc biệt là Tịnh Tông của Nhật Bản, đối với Thiện Đạo Đại Sư có cảm tình vô cùng sâu dày. Việc này đáng để chúng ta tán thán. Pháp môn Bổn Nguyện ban đầu không sai, cùng với “Kinh Vô Lượng Thọ” giảng không hai không khác, chỉ là ở trong 48 nguyện đã đặc biệt nhấn mạnh nguyện thứ 18. Thế nhưng chúng ta phải hiểu được, 48 nguyện mà Phật A Di Đà đã nói, mỗi một nguyện quyết định bao gồm 47 nguyện còn lại thì cái nguyện này mới là viên mãn. Nếu như đơn độc một nguyện mà không hàm chứa những nguyện khác thì nguyện này không thể thành tựu. Đạo lý này, chúng tôi giảng “Kinh Vô Lượng Thọ” đã nói qua rất nhiều lần, đều đã nêu ra.Lần giảng này, 48 nguyện chúng tôi đã giảng được rất là tường tận, hình như đã có VCD lưu hành riêng.Nhật Bản ngày trước, những vị Đại đức này đều hiểu, nhưng mà thời cận đại có một số Đại đức đã hiểu lầm, cho rằng chỉ nương vào nguyện thứ 18 thì được rồi.Chúng ta có thể nói với họ, khẳng định không thể vãng sanh.Nguyên nhân là gì? “Kinh Vô Lượng Thọ” trong phần “Tam Bối Vãng Sanh” đã nói rất hay, thượng bối trung bối hạ bối đều là giảng “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, đây là điều kiện cần phải có đủ để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế giới. “Phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, nếu như chỉ nương vào nguyện thứ 18, họ chỉ có nhất hướng chuyên niệm không có phát Bồ Đề tâm, vì thế tôi nói khẳng định là không thể vãng sanh.Phát Bồ Đề tâm nằm ở nguyện nào?Ở nguyện thứ 19.Chúng ta đều đã đọc rất thuộc.Thực tế mà nói, 47 nguyện khác đều là thuộc về phát Bồ Đề tâm, thiếu một nguyện thì Bồ Đề tâm của bạn không viên mãn.Mọi người nghĩ xem có phải đạo lý như vậy không?Cho nên, trong việc này không thể hiểu sai, không thể đánh cược. Học Phật, tụng Kinh cầu sanh Tịnh Độ, làm gì có chuyện may mắn mà được vãng sanh? Việc này chúng ta nhất định phải hiểu được, phải làm rõ ràng, phải làm minh bạch.

“Thệ nguyện thành tựu” ở chỗ này, câu nói này là tổng kết: “Sở phát thệ nguyện viên mãn thành tựu”. Bốn mươi tám nguyện, nguyện nguyện đều bao hàm 47 nguyện còn lại, trên thực tế là bao hàm đại nguyện viên mãn của chư Phật Bồ Tát, do vậy 48 không chỉ giới hạn ở 48. Chúng ta nhất định phải minh bạch chân tướng sự thật này. Sau khi thành tựu viên mãn, “như thật an trụ, cụ túc trang nghiêm, uyđức quảng đại, thanh tịnh Phật độ”. Bốn câu này là nói Tây Phương Cực Lạc Thế giới.Cực Lạc Thế giới thanh tịnh trang nghiêm, ở trong bốn câu này đều đã được hiển bày ra hết. Trong bốn câu này, một câu quan trọng nhất chính là “như thật an trú”. Thực là chân thật, cũng chính là thật tướng chân như và pháp thân. “Như thật an trú”, như thật an trú cái “chân thật chi tế” này. Phật ở trên bộ Kinh này đã giảng cho chúng ta ba cái chân thật. “Chân thật chi tế”, chính là ở trong Thiền Tông nói “minh tâm kiến tánh”, “chân thực chi tế” chính là “chân như bổn tánh”, cũng chính là “chư pháp thực tướng” mà trên “Kinh Bát Nhã” thường nói. “Chư pháp thực tướng” là tất cả tánh thể của Kinh Đại Thừa, cũng chính là nói, tất cả Kinh luận Đại Thừa mà hết thảy chư Phật Bồ Tát đã nói đều là y cứ vào chư pháp thực tướng mà nói. “Như thực” chính là “như như”.

Chúng ta sẽ hỏi, “chư pháp thực tướng” là gì?Chúng ta dùng lời của người hiện nay nói, đây chính là chân tướng của vũ trụ nhân sanh.Một câu nói này mọi người nghe rồi có thể hiểu, nhưng mà vẫn cứ mơ mơ hồ hồ, hiểu mà không hiểu.Đây đúng là như vậy.Nguyên nhân là gì?Là bởi vì chúng ta chính mình chưa có chứng được “chư pháp thực tướng”. Nếu như chứng được rồi, bạn nghe xong rồi thì rõ ràng tường tận minh bạch thấu đáo. Chưa có chứng được, chưa có khế nhập cảnh giới của Phật, khi nghe xong hiểu mà không hiểu thì cũng xem là giỏi lắm rồi, cũng coi như có thiện căn có phước đức, bạn mới có được cái ấn tượng như vậy. Nếu như muốn giới thiệu sơ sơ thêm một chút, nói một cách thực tế, hư không pháp giới, chân như bổn tánh là một thể, là một cái tướng. Nói “một cái tướng” thì phàm phu chúng ta không hiểu,nói là “một cái tánh” thì người đã học qua một số Kinh giáomiễn cưỡng còn có thể đồng ý, còn nói “một cái tướng” thì rất khó chấp nhận. Nguyên nhân gì vậy? Sum la vạn tượng bày ra trước mắt chúng ta đích thực không như nhau, vậy làm sao có thể nói là một tướng được chứ? Nói lời chân thật, xác xác thực thực là một cái tướng.Một cái tướng gì vậy?Tướng hư vọng. Trên “Kinh Kim Cang” đã nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, lại nói: “Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh”, đó là cái tướng gì? Là tướng như mộng như huyễn, quyết định không phải là chân thật.Đây mới là chân tướng sự thật.Nếu như bạn nhận biết cái chân tướng sự thật này, cái tướng này chính là thật tướng. Những lời này chư vị phải nghe cho tường tận, tỉ mỉ mà thể hội thì bạn có thể hiểu, cho nên cái tướng này là một, không phải hai.

“Căn thân” là thân thể của chính chúng ta. “Quốc độ”, ngày nay chúng ta nói ở trong vũ trụ có vô lượng vô biên tinh cầu, là chỗ nương dựa của tất cả chúng sanh, lại bao quát hết thảy chúng sanh cũng là không phải hai. Những sự việc này tôi chỉ có thể nói đơn giản đến chỗ này mà thôi, nếu nói tường tận thì 20 giờ đồng hồ cũng nói không hết.

“Như thật an trụ” là pháp an trụ như thế nào? Chính là “như như bất động” mà trên “Kinh Kim Cang” đã nói.Cái điểm này chúng ta có thể học. Ở ngay trong cuộc sống thường ngày, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần phải học “như thật an trụ” của Phật Bồ Tát, chúng ta như vậy mới có thể khế nhập cảnh giới của Phật Bồ Tát. Mọi người nói là tu hành chứng quả, khế nhập cảnh giới chính là chứng quả.Trải qua đời sống của Phật Bồ Tát, thì bạn làm Phật, làm Bồ Tát rồi.Đây mới là thọ dụng chân thật của việc học Phật. Nếu như không đến được cảnh giới này, chúng ta học Phật chưa có đạt được lợi ích chân thật, thọ dụng thật sự của Phật pháp, chúng ta chưa có hưởng thụ được.

Vậy chúng ta hỏi, như thế nào mới là “như như bất động”? Chúng tôi trong những lúc bình thường giảng Kinh cũng đã nói qua rất nhiều lần, căn trần tướng khi tiếp xúc, mắt thấy sắc tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, cảnh giới rõ ràng minh bạch thấu suốt tường tận, đây là giác. Nhưng cái tâm này phải “như như bất động”. Nói một cách khác, ở trong cảnh giới đó mà chúng ta học không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, cảnh giới bên ngoài thì lại rõ ràng tường tận minh bạch thấu đáo. Sự việc này dường như rất khó, làm sao có thể làm được đây? Nếu như bạn nói khó, tôi không phủ nhận, là khó thật. Nếu như bạn nói làm không được, tôi không thừa nhận, tôi cho rằng có thể làm đến được. Có một thứ đã làm đến được rồi, người hiện đại ngày ngày đều không rời khỏi, nói các vị biết cái gương đã làm được rồi. Cái gương soi tượng trưng cho một căn ở trong lục căn, đó là nhãn căn. Thích Ca Mâu Ni Phật lúc giảng “Kinh Lăng Nghiêm” đã lấy một ví dụ về lục căn, lấy nhãn căn làm ví dụ.“Thập phiên hiển kiến”, Kinh văn ấy thì rất dài.Chúng ta tưởng tượng cái mặt tấm gương này, bên ngoài nó đều soi rất là rõ ràng, nó quả thực không có khởi tâm động niệm, nó không có phân biệt chấp trước, nó không phải không minh mẫn. Chúng ta làm sao đem con mắt biến thành tấm gương soi.Minh bạch thấu suốt rõ ràng tường tận, đây là chiếu, trong “Bát Nhã Tâm Kinh” gọi là “chiếu kiến”. Phàm phu phiền não là ở đâu? Cái “kiến” đầu tiên xác thực chính là “chiếu kiến”, cùng với tất cả chưPhật Như Lai không hai không khác. Vô cùng đáng tiếc, cái ý niệm thứ hai thì không phải là “chiếu kiến”, cái ý niệm thứ hai thì rơi vào trong khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước. Cho nên cổ Đại đức nói, nếu như giữ được cái tâm ban đầu thì thành Phật có dư. Tâm ban đầu là gì? Ý niệm đầu tiên.Bạn mãi mãi giữ được cái niệm đầu tiên, không rơi vào niệm thứ hai thì thật sự bạn đã thành Phật rồi. Việc này trong Đại Thừa giáo gọi là “chánh quan”, quan chiếu, chiếu trú, chiếu kiến.Chúng ta phải hiểu việc này.Đây là thật sự nhìn thấy rồi. Bạn nhìn thấy chân tướng vũ trụ nhân sanh, bạn muốn dùng tai nghe thì bạn nghe được chân tướng của vũ trụ nhân sanh, bạn mới phát hiện tất cả những cái tướng trạng, không những tánh tương đồng, mà tướng cũng không ngoại lệ. Tướng là “thức biến”, thức là vọng thức, nó là chân tâm đã khởi tác dụng, cho nên không có một cái hình tướng, không phải thật tướng. Các vị hãy xem thử “Ngữ Lục” trong Tông Môn thì bạn sẽ hiểu rõ. Những Tổ sư Đại đức trong Tông Môn kiểm tra hàng sơ học, những lời nói sắc bén ấy bạn nghe thì sẽ hiểu được. Bạn không khế nhập cảnh giới này, họ nói những lời đó bạn nghe sẽ không hiểu. An trụ như vậy, đây là chánh trụ, đây là chân trụ, trụ cái chư Phật Như Lai đã trụ.

Vậy chúng ta sẽ hỏi, Cực Lạc Thế giới ở đâu? Chính ngay tại đây. Ở trong Cực Lạc Thế giới, “cụ túc trang nghiêm, uy đức quảng đại, thanh tịnh Phật độ”, bạn ngay trong hiện tiền nhìn thấy được rồi. Ngày nay chúng ta nhìn không thấy Cực Lạc Thế giới, nhìn không thấy thanh tịnh Phật độ là nguyên nhân gì vậy? Chúng ta khởi tâm động niệm, vọng tưởng phân biệt chấp trước đem thanh tịnh Phật độ biến đổi rồi, biến thành cái uế độ mong manh hiện nay của chúng ta. Sự việc như vậy,chúng ta không thể không hiểu biết.Vấn đề hiện nay là làm sao để khôi phục, đem cái uế độ mong manh khôi phục thành Tịnh Độ. Tịnh Độ là vĩnh hằng, Tịnh Độ là không thay đổi, Tịnh Độ là chân thường. Uế Độ là sát na sanh diệt, là vô thường. Chân thường và vô thường trộn lẫn vào với nhau, chúng ta không có cách nào phân biệt. Tôi nói những lời này có thể hơi sâu một chút, quả thực là tôi không có cách nào để giảng cho nó cạn cợt hơn, mong rằng chư vịdù cho không thể hoàn toàn hiểu hết, bạn hiểu được là có cái cách nói như vậy, cái cách nói này là lời chân thật, tướng trạng chân thật mà chư Phật Bồ Tát đã nói. Trong “Vãng Sanh Luận” có nói đến “chân thật trí huệ vô vi pháp thân”, cũng là nói sự việc này. Chúng ta nói an trụ, thực tại mà nói cũng là an trụ trong “chân thật trí huệ vô vi pháp thân”. Trong câu nói này, quan trọng nhất chính là “vô vi”. Nếu như bạn “hữu vi” thì pháp thân nhìn không thấy. Hữu vi, ở phàm phu chúng ta, chỗ bạn nhìn thấy cái thân này gọi là thân nghiệp báo, cho nên rất khổ. Nếu như bạn có trí huệ, bạn có năng lực an trụ trong vô vi, thì cái thân nghiệp báo này của chúng ta biến thành thân vô vi pháp. Chư vị phải nên biết, ở trong Đại Thừa Kinh thường nói pháp thân, báo thân, ứng hóa thân, một thể mà ba thân, từ đâu mà nhìn thấy? Thích Ca Mâu Ni Phật 3000 năm trước thị hiện tại thế gian này của chúng ta, đó là một thể mà ba thân, một tức là ba, ba tức là một, không thể nào tách rời. Phàm phu chúng ta không có cách nào phát giác ra được, nhưng trong cảnh giới của Ngài thì là viên dung, là vô chướng ngại. Cũng giống như trên “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói “lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Nếu như ứng hóa thân không phải báo thân, vậy thì có chướng ngại. Ứng hóa thân không phải pháp thân thì cũng có chướng ngại. Lý sự có chướng ngại, sự sự có chướng ngại thì sao có thể nói là pháp giới vô chướng ngại. Chúng ta từ trên đây mà thể hội, quan trọng nhất là làm thế nào mới có thể tương ưng với vô vi pháp. Sau khi thật sự tương ưng thì không rơi vào hữu vi, cũng không rơi vào vô vi. Tại vì sao? Lời ở trên “Đàn Kinh” nói rất là thú vị, hữu vi và vô vi là nhị pháp, mà nhị pháp không phải là Phật pháp, Phật pháp là bất nhị pháp. Chư Phật Bồ Tát không rơi vào hữu vi, cũng không rơi vào vô vi, đây chân thật mới gọi là Phật pháp,hữu vi và vô vi không phải hai. Ở chỗ này bất luận là lý hay sự cũng thú vị vô cùng. Chúng ta nếm trải cho tường tận, đương nhiên quan trọng nhất là phải có thể khế nhập. Bạn khế nhập một phần thì bạn được một phần pháp vị, khế nhập hai phần thì bạn được hai phần pháp vị. Làm sao khế nhập? Nói tóm lại là phải lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Cách lìa như thế nào? Chính là vừa rồi đã nói, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thì bạn tự nhiên liền khế nhập được rồi. Chúng ta ngày nay phiền não lớn nhất là ở đâu? Lục căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, họ không thể không khởi tâm không chấp trước. Sự việc này thì phiền não rồi, khẳng định sẽ khởi tâm, sẽ động niệm, sẽ phân biệt chấp trước.Cho nên, chúng ta tu hành là tu cái gì? Bạn phải nên biết rõ, chính là ở ngay trong cảnh giới mà học không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thì bạn “như thật an trụ” thanh tịnh quốc độ, cái quốc độ này thanh tịnh rồi. “Tâm tịnh thì Phật độ tịnh”. Chính là bởi vì tâm chúng ta loạn, khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, loạn rồi, cho nên đã khuấy loạn cái quốc độ thanh tịnh này. Chúng ta nhìn không thấy được quốc độ Phật, nhìn không thấy Thánh chúng thanh tịnh của Cực Lạc Thế giới, không phải là họ không muốn gặp mặt với chúng ta, mà là chính chúng ta đã tạo thành chướng ngại. Thực tình mà nói, họ có thể nhìn thấy chúng ta, chúng ta nhìn không thấy họ. Đây là chân tướng sự thật. Cho nên trên Kinh nói: “Tùy kỳ tâm tịnh tất Phật độ tịnh”. Chúng ta tu học tâm thanh tịnh quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Rất nhiều lão đồng tu đều đã biết, Phật pháp đến sau cùng, thật sự chứng đến minh tâm kiến tánh chỉ có ba môn. Trước khi chưa có kiến tánh thì pháp môn nhiều, vô lượng pháp môn, tám vạn bốn ngàn pháp môn, đến khi mà sắp kiến tánh rồi chỉ có ba môn là Giác – Chánh – Tịnh.

Ở Trung Quốc, Đại Thừa tông phái rất nhiều, lựa chọn pháp môn không có tương đồng. Thiền Tông, Tánh Tông đi con đường “Giác môn”, là “Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”. Giáo hạ như Thiên Đài, Hiền Thủ Pháp Tướng, những tông phái này từ Chánh môn mà vào, chánh tri chánh kiến, trên “Kinh Pháp Hoa” nói là “nhập Phật tri kiến”, họ từ đây mà vào. Tịnh Độ Tông chúng ta cùng Mật Tông đều từ Tịnh Môn mà vào, chính là từ tâm thanh tịnh mà vào. Do đó, bạnphân rõ đối với pháp môn có phải là căn tánh của chính mình hay không. Không khó đâu, bạn có thể tự kiểm chứng thử xem. Ở đạo tràng Tịnh Tông niệm Phật một ngày, niệm Phật bảy ngày, tâm của bạn có thanh tịnh trở lại được hay không? Thuần tịnh thì làm không nổi, vậy có phải thanh tịnh hơn một chút so với lúc chưa bước vào Niệm Phật đường hay không? Từ cái chỗ này thì có thể nhìn thấy công phu của chính mình, có thể nhìn thấy căn tánh của chính mình. Mật Tông cũng là tu tâm thanh tịnh, hai cái này có thể làm một sự so sánh.

Khi tôi học Phật thì đã từng làm qua một sự so sánh. Lão sư của tôi là đại đức Mật Tông, thầy không có dạy tôi niệm A Di Đà Phật, thầy dạy tôi niệm lục tự đại minh chú. Lục tự đại minh chú là tu tâm thanh tịnh. Không những là lục tự đại minh chú (lục tự đại minh chú là của Quan Thế Âm Bồ Tát), mà tất cả câu thần chú không câu nào là không tu tâm thanh tịnh. Tôi thỉnh giáo với thầy, câu thần chú này ý nghĩa là gì? Không thể nói câu chú này không có nghĩa, con cứ niệm là được, đó cũng là một phương pháp. Không có ý nghĩa, không có cách giảng, bảo bạn dùng câu thần chú này đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn thảy đều tẩy trừ hết, đây là phương pháp tu hành của Mật Tông. Kỳ thực, Tịnh Độ Tông dùng một câu “A Di Đà Phật”, dụng ý của một câu “A Di Đà Phật” này cũng là đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình trừ bỏ. Chúng ta mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, vừa mới khởi tâm động niệm thì mau “A Di Đà Phật”, đem cái niệm này trừ bỏ đi. Phật hiệu phải niệm như vậy mới có công dụng, niệm như vậy mới có công phu. Tuyệt đối không phải nói một mặt niệm Phật, một mặt trừ bỏ vọng tưởng, vậy thì bạn đã hoàn toàn sai. Niệm chú cũng là như vậy. Đối với những phần tử tri thức như chúng tôi, câu chú này không phải là dễ nghe, nếu như chúng tôi không hiểu được ý nghĩa này, nói “lão sư dạy tôi niệm cái này thì có ý nghĩa gì chứ, có tác dụng gì chứ?”,chúng tôi sẽ không chịu niệm. Thế là lão sư đem đại ý của câu chú này nói rõ với chúng tôi. Sau khi nói xong, chúng tôi liền vô cùng ưa thích đối với câu thần chú này.

Sáu chữ đại minh chú, lão sư của tôi – Chương Gia Đại Sư là Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, cách phát âm ở trong tiếng Tạng là “Án Ma Ni Bát Mê Hồng”.

Chữ “Án” này ý nghĩa là gì vậy? Là “thân”. Cái thân gì? Pháp thân, báo thân, ứng hóa thân, là một thể. Cho nên cái chữ này, trong Phật Kinh vô cùng nhiều.Câu thần chú chính là cái chữ này, một chữ đã đem cả vũ trụ nhân sanh (chúng ta nói là hư không pháp giới quốc độ chúng sanh) thảy đều đã bao gồm, đã viên mãn đầy đủ vô lượng vô biên hàm nghĩa của nó.

“Ma Ni” nghĩa là hoa sen. Ở trong Kinh điển Hiển Giáo cũng thường thường đọc đến, đây là dịch âm của tiếng Phạn.

“Bát Mê” là gìn giữ.

“Hồng” là ý.

“Thân – hoa sen – giữ gìn – ý”, đây là câu đảo lộn ở trong tiếng Tạng. Dùng lời suông để nói trở lại một chút, chúng ta sẽ có cách nói như thế này:“Giữ gìn thân ý giống như hoa sen”.Hoa sen mọc từ bùn mà không bị bẩn, cho nên sáu chữ đại minh chú là cái ý nghĩa này.Niệm một câu thần chú này nhất định phải nghĩ đến thân tâm của chúng ta thanh tịnh vô nhiễm, không có ô nhiễm.Ý nghĩa này vô cùng hay, lão sư truyền cho tôi, tôi rất hoan hỷ.Lúc đó tôi cũng thường niệm. Về sau, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam Ngài khuyên tôi chuyển sang tu Tịnh độ, cho nên mới đổi thành niệm “A Di Đà Phật”.

Niệm “A Di Đà Phật” ý nghĩa thì cũng như nhau. “Nam Mô A Di Đà Phật”, sáu chữ này đều là âm dịch từ tiếng Phạn, không khác gì với câu thần chú, hoàn toàn là âm dịch. “Nam Mô” ý nghĩa là “Quy Y”, ý nghĩa là “Quy mạng”, ý nghĩa là “cung kính”, nó bao gồm nhiều ý nghĩa như vậy bên trong, cũng có ý nghĩa “Lễ Kính”. Cho nên, chúng ta chắp tay diện kiến với người khác, “Nam Mô” là cung kính, là cái lễ tiết cung kính nhất. “A Di Đà Phật” là đức hiệu của Tây Phương giáo chủ, trên thực tế là danh hiệu chân như tự tánh của chúng ta. “A” dịch là “Vô”, “Di Đà” dịch là “Lượng”, “Phật” dịch là “Giác”, là “Trí”. Ý nghĩa của danh hiệu này là “quy y vô lượng giác”, “quy y vô lượng trí”.Trí giác vô lượng là cái gì?Tự tánh vốn có trí tuệ Bát Nhã, đó mới là vô lượng giác, vô lượng trí thật sự. Từ đây mà biết, Đại đức xưa nói: “Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”, hai câu nói này là lời chân thật, là từ trên quả địa chư Phật Như Lai mà nói.

“Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”, chúng ta niệm Phật vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế giới, chúng ta có thể nhập cảnh giới này hay không, vậy thìphải xem công phu của bạn. Tây Phương Tịnh Độ có tứ độ tam bối cửu phẩm, Phàm Thánh Đồng Cư độ, Phương Tiện Hữu Dư độ chưa nhập cảnh giới này.ThậtBáo trang Nghiêm độ, nói chư vị biết, A Di Đà Phật mà bạn thấy là tự tánh Di Đà, Tịnh Độ mà bạn sanh là Tịnh Độ của tự tánh. Đây là cùng với “Vãng Sanh Luận” đã nói “chân thật trí huệ vô vi pháp thân” hoàn toàn tương ưng. Do đây mà biết, thật báo độ mới là Tịnh Độ thật sự, mới thật sự là “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”. Mục tiêu chung cực của chúng ta chính là ở tại chỗ này. Chúng ta làm sao để đạt được? A Di Đà Phật cùng Bổn Sư Thích Ca vì chúng ta mở ra con đường phương tiện, đó chính là Tịnh Tông, có thể khiến tất cả phàm phu trong một đời cùng sanh về Báo độ. Đây là pháp môn không thể nghĩ bàn. Trên Kinh nói, có thể khiến cho chúng sanh chín pháp giới, đặc biệt nói phàm phu lục đạo của chúng ta, cùng Thanh Văn, Duyên Giác, chư đại Bồ Tát, chín pháp giới chúng sanh ở ngay trong một đời có thể đồng sanh Báo độ (Báo độ là thật báo trang nghiêm độ), được hay không? Được!Chỉ cần chúng ta tự mình chịu cố gắng, chỉ cần tự mình có thể y chiếu những đạo lý đã giảng ở trong Kinh điển, những phương pháp mà tu học, trong đời này đích thực có thể làm được.Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn.Rốt cuộc thì chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày phải tu học như thế nào?Chúng ta xác thực đích đáng có nguyện vọng này, hy vọng ngay trong một đời này cũng có thể vãng sanh Thật Báo Trang Nghiêm Độ.Lý luận và phương pháp đều ở trên bộ Kinh này. Nếu như chúng ta không chịu chiếu theo lý luận phương pháp này để tu học, thì đời này sẽ luống qua. Nếu như là Phàm Thánh Đồng Cư độ hạ phẩm hạ sanh, nhìn chung cũng không phải tệ. Trong “Kinh Phật Quán Vô Lượng Thọ” nói với chúng ta, ở Tây Phương Cực Lạc Thế giới, Phàm Thánh Đồng Cư độ phải tu 12 đại kiếp mới có thể nhập Thật Báo độ. Nếu như chúng ta ở ngay trong đời này thật sự chịu nỗ lực, thì chúng ta tiết kiệm được 12 đại kiếp này.Vậy tại saokhông hướng đến phẩm vị cao mà tranh thủ, mà cho là hạ hạ phẩm vãng sanh thì cũng được rồi?Những việc khác thì phải khiêm nhường, sự việc này hà tất gì phải khiêm nhường?Nếu như bạn thật muốn vãng sanh phẩm vị cao, chúng ta từ trên tổng nguyên tắc, tổng cương lĩnh mà nói, chỉ cần bạn thật sự làm được.Những năm gần đây, tổng kết giáo học của Phật pháp chúng ta đã đề ra 10 câu 20 chữ, bạn chân thật đã làm được thì bạn sẽ tiết kiệm được 12 đại kiếp.

“Chân thành”, chúng ta đối với người, đối với sự, đối với vật, đối với chư Phật Bồ Tát, đối với hết thảy chúng sanh chỉ có một cái tâm chân thành, chân mà không giả, thành mà không hư.Nhất định không nên cho rằng, ta dùng tâm chân thành đối với người, mà người khác hư tình giả ý đối ta, vậy thì ta không phải chịu thiệt thòi lớn rồi sao? Đúng, trước mắt bạn không chịu cái thiệt thòi này, thì bạn sẽ chịu sự thiệt thòi rất lớn, xem như bạn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cõi Phàm Thánh Đồng Cư độ hạ bối vãng sanh, bạn muốn nâng cao mình đến thượng bối, đến thật báo Trang Nghiêm Độ thì phải 12 đại kiếp.Nếu như chúng ta có thể đem cái nợ này tính rõ ràng, cái sự việc này làm cho minh bạch, đời này của ta nhiều nhất sống được 100 tuổi, chịu thiệt thòi 100 năm, ta cũng thấy rất xứng đáng.Ta thành tâm thành ý, đối với người quyết định không có một mảy may giả dối, đây là một lòng đến Tịnh Độ.Một lòng cầu sanh Cực Lạc Thế Giới thì tại vì sao không làm,tại vì sao đối với mọi người còn có giả dối, vẫn còn có thứ không thể nói với người, vẫn còn có việc che giấu người khác? Không có cần thiết!Nếu như còn những việc này, chúng ta không thể buông xuống thì thượng bối sẽ không có phần.Ai chướng ngại bản thân chúng ta? Chính mình đã chướng ngại chính mình.Cho nên nhất định phải có tâm chân thành, an trú trong chân thành, tiếp đến phải an trú thanh tịnh.Chân thành – thanh tịnh – bình đẳng – chánh giác – từ bi mà tôi nói chính là “phát Bồ Đề tâm” mà trong Kinh điển đã nói.Bởi vì nói phát Bồ Đề tâm mọi người không hiểu, cái chú giải mà người xưa giảng về phát Bồ Đề tâm chúng tôi xem cũng không hiểu, cho nên tôi liền đem những lời này thay đổi một chút.Tâm chân thành chính là trực tâm của Bồ Đề tâm. Mã Minh Bồ Tát, ở trên “Đại Thừa Khởi Tín Luận” có nói đến “Trực Tâm”, ở trong “Kinh Phật Quán Vô Lượng Thọ” nói là “Chí thành tâm”.Tôi dùng hai chữ “chân thành” này, đây là thể của Bồ Đề tâm.

A Di Đà Phật…

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 234)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

 

Tin bài có liên quan

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Load More

Discussion about this post

Giá Trị Giới Không Sát Sinh

Giá trị giới không sát sinh

Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch...

Phục Hưng Phật Giáo Trong Xã Hội Hôm Nay

Phục hưng Phật giáo trong xã hội hôm nay

. Nhìn lại thực trạng hay trục lợi vì tiền bạc. Những thăng trầm của Phật giáo  trong lịch sử...

Nhớ Vô Thường

Nhớ vô thường

NHỚ VÔ THƯỜNG   Chiều thu man mác gió lay Ngoài hiên cảnh tĩnh ai hay cõi lòng Hoài mong...

Một bài thơ cho hai mùa xuân

MỘT BÀI THƠ CHO HAI MÙA XUÂN Dương Kinh Thành   Mùa xuân của Mãn Giac Thiền Sư vì là...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Đến lúc nào bạn chân thật giác ngộ rồi, chân thật tường tận những thứ này có hại đối với...

Ma Chay Và Tế Lễ Trong Phật Giáo

Ma Chay Và Tế Lễ Trong Phật Giáo

MA CHAY & TẾ LỄ TRONG PHẬT GIÁOBhik. Samādhipuñño Định Phúc   Một sự thật không thể tránh né hay...

Lẽ Sống Ở Góc Độ Lý Tưởng Ý Chí – Thích Nhật Hiếu

LẼ SỐNG Ở GÓC ĐỘ LÝ TƯỞNG Ý CHÍThích Nhật Hiếu Lý tưởng ý chí chính là dũng khí, tinh...

Luật Tạng Và Pháp Nạn

LUẬT TẠNG VÀ PHÁP NẠN An Huy Luật tạng: 律藏, tiếng Phạn: vinaya-pitaka, bộ thứ hai trong Tam Tạng, nhưng...

Đức Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

Đức Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN Trích từ sao lục của SENG YU Bản dịch Hán văn: Vô danh...

Thư Trả Lời Những Sự Gạn Hỏi Về “BẤT NIỆM TỰ NIỆM”

Hỏi: Kính Anh Diệu Âm. Tình hình niệm Phật "bất niệm tự niêm đảm bảo vãng sanh" đã gây ảnh...

Chân Thân Của Đức Phật

Chân thân của Đức Phật

Chân thân vô tướng: Thánh tượng của Đức Phật, chúng ta đi đến đâu cũng có thể chiêm ngưỡng; Kim...

Chân Thực Và Giả Dối

Chân thực và giả dối

CHÂN THỰC VÀ GIẢ DỐI  Vĩnh Hảo   Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

****************Cổ đại Trung Quốc và Ấn Độ cách ly rất xa, nếu muốn có được bộ Kinh này thật là...

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người Thiện Ý Lễ Vu Lan tại Chùa Huệ...

Thiền Tào Động Nhật Bản

Thiền Tào Động Nhật Bản

THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)Việt dịch: Thích Như Điển Chùa Viên Giác Hannover...

Giá trị giới không sát sinh

Phục hưng Phật giáo trong xã hội hôm nay

Nhớ vô thường

Một bài thơ cho hai mùa xuân

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Ma Chay Và Tế Lễ Trong Phật Giáo

Lẽ Sống Ở Góc Độ Lý Tưởng Ý Chí – Thích Nhật Hiếu

Luật Tạng Và Pháp Nạn

Đức Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

Thư Trả Lời Những Sự Gạn Hỏi Về “BẤT NIỆM TỰ NIỆM”

Chân thân của Đức Phật

Chân thực và giả dối

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

Thiền Tào Động Nhật Bản

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Thập Trụ Bồ Tát

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

Đức Phật đã mang điều gì đến cuộc đời…

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Câu chuyện cái bè qua sông

Bất biến và tùy duyên

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Tin mới nhận

Những cứ liệu về ni giới trước thời di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề

Đời Sống Tâm Linh Trong Thời Hiện Đại

Hãy Tự Hỏi, Tự Hỏi

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 35)

Nam Tuyền Trảm Mèo Qua Cái Nhìn Nhân Duyên

55. Vấn Đề Tái Sanh

Chương 1 bài 2 mục 2 Tường Tận Đối Trị Phiền Não

Suy nghĩ lại về lễ tạ ơn (song ngữ Vietnamese-English)

Nghiên cứu về thú hướng tái sanh qua dấu hiệu nóng, lạnh của thân thể

Vua Trần Nhân Tông Với Kinh Kim Cang Thích Thái Hòa

Khái Lược Phật Học Viện Singapore

Tái Sinh Ở Phương Tây (Reborn In The West) Của Vicki Mackenzie Nguyên Ngọc Chuyển Việt Ngữ

Mối Liên Hệ Giữa Thầy Và Trò, Trò Và Thầy Trong Giáo Dục Phật Giáo – Thích Trừng Sỹ

Cầu Nguyện Trong Phật Giáo

Yêu Thương Chính Mình – Ái Tự Ngã (self-love)

Cho Trọn Niềm Vui Trong Mùa Vu Lan Tkn Thích Nữ Chân Liễu

Chương Trình Ca Nhạc Phật Giáo: Trái Tim Bất Diệt

Cuộc Tấn Công Các Chùa Đêm 20-8-1963

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

Cúng sao giải hạn (TT. Thích Nhật Từ)

Tin mới nhận

Chú Giải Kinh Phạm Võng

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Yếu Nghĩa Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 02)

Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vầy

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Bāhiya Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Hạt muối

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Kinh Viên Giác Giảng Giải

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Tin mới nhận

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ ở Đây

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Giới thiệu pháp môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 40)

Thông điệp của Niệm Phật tịnh độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Tịnh Không Pháp Ngữ (tt)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Lời Phật Dạy Vua A Xà Thế Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese