Nguyên tác: Actions for Training from the Pledged State
of Aspiring Bodhichitta /modified, March 2002, from
Tác giả: Berzin, Alexander.
Taking the Kalachakra Initiation. Ithaca, Snow Lion, 1997.
Tâm Giác Ngộ Nguyện Vọng Và Dấn Thân
Bồ tát là những người với tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta – một trái tim hoàn toàn dâng hiến cho người khác và để đạt đến Giác Ngộ nhằm để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh một cách trọn vẹn như có thể. Có 2 trình độ của tâm giác ngộ:
1- Nguyện vọng
2- Dấn thân
Tâm giác ngộ nguyện vọng là mong ước mạnh mẽ để vượt thắng những khuyết điểm của chúng ta và nhận ra những tiềm lực của chúng ta để làm lợi ích cho mọi người. Tâm giác ngộ dấn thân có nghĩa là đi vào trong những sự thực tập nhằm để đạt đến mục tiêu này và tiếp nhận những giới Bồ tát để kềm chế khỏi những hành vi bất lợi cho tâm giác ngộ. Sự khác biệt giữa 2 trình độ là tương tự giữa nguyện ước trở thành một bác sĩ và thật sự đi vào trường y học.
Chỉ Đơn Thuần Mong Ước Và Phát Tâm Giác Ngộ
Tâm Giác Ngộ Nguyện Vọng Có Hai Giai Tầng:
1- Chỉ đơn thuần mong ước trở thành một vị Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
2- Phát nguyện không bao giờ từ bỏ mục tiêu này cho đến khi đạt được quả Phật.
Với thể trạng phát nguyện của tâm giác ngộ, chúng ta hứa rèn luyện trong 5 hành động giúp chúng ta không bao giờ đánh mất quyết tâm của chúng ta. Việc phát triển chỉ đơn thuần thể trạng nguyện ước liên hệ đến lời hứa này. 4 sự rèn luyện đầu tiên giúp cho quyết tâm của tâm giác ngộ chúng ta không bị suy giảm trong kiếp sống này. Sự rèn luyện thứ 5 giúp chúng ta không đánh mất quyết tâm của chúng ta trong những kiếp sống tương lai.
Bốn Rèn Luyện Cho Việc Phát Triền Một Xu Hướng Tâm Giác Ngộ Không Bị Suy Giảm Trong Kiếp Sống Này
1) Mỗi ngày và đêm, nhắc lại những thuận lợi của động cơ tâm giác ngộ. Giống như chúng ta đã vượt thắng một cách dễ dàng sự mệt mõi của chúng ta và mở năng lượng của chúng ta khi chúng ta cần chăm sóc con cái chúng ta, chúng ta dễ dàng khắc phục tất cả mọi khó khăn và sử dụng tất cả mọi tiềm lực củ chúng ta khi động có chính yếu của chúng ta trong đời sống là là tâm giác ngộ.
2) Củng cố và làm mạnh mẽ động cơ này bằng việc tái cống hiến trái tim của chúng ta cho sự Giác Ngộ và người khác ba lần mỗi ngày và ba lần mỗi đêm.
3) Cố gắng làm mạnh mẽ việc xây đắp mạng lưới của năng lực tích cực và sự tỉnh thức thậm thâm (việc tích lũy phước và huệ). Nói cách khác, hổ trợ người khác một cách hiệu quả nhất như chúng ta có thể, và làm như vậy với sự tỉnh thức thâm sâu tối đa về thực tại.
4) Không bao giờ từ bỏ việc cố gắng để giúp đở bất cứ người nào, hay tối thiểu nguyện ước có thể làm được như vậy, bất chấp khó khăn như thế nào người ấy gặp.
Rèn Luyện Cho Việc Không Đánh Mất Tâm Giác Ngộ Trong Những Kiếp Sống Tương Lai
Điềm thứ 5 cho việc rèn luyện chi tiết việc chúng ta thoát khỏi 4 loại thái độ u tối và tiếp nhận 4 loại sáng suốt (4 hành động trắng). Trong mỗi loại của bốn thứ này, loại thái độ thứ nhất là sự u tối mà chúng ta cố gắng để chấm dứt và thứ 2 là loại sáng suốt mà chúng ta cố gắng tiếp nhận.
1) Chấm dứt vĩnh viễn việc lừa dối những vị thầy tâm linh, cha mẹ của chúng ta hay Tam bảo. Thay vì thế, luôn luôn trung thực với các vị ấy, một cách đặc biệt về động cơ và nổ lực để giúp đở người khác.
2) Chấm dứt vĩnh viễn lỗi lầm hay khinh thường những vị Bồ tát. Vì chỉ chư Phật mới có thể chắc chắn người nào thật sự là Bồ tát, xem mọi người trong một cung cách thuần khiết như những vị thầy của chúng ta. Ngay cả nếu mọi người hành động trong những thái độ thô tục và khó chịu, họ dạy chúng ta không cư xử trong những cung cách này.
3) Chấm dứt vĩnh viễn việc làm người khác hối hận về bất cứ việc làm tích cực nào họ đã làm. Nếu người nào đó làm vô số lỗi lầm khi đánh máy một bức thư cho chúng ta và chúng ta la lối giận dữ, người ấy có thể không bao giờ muốn giúp một lần nữa. Thay vì thế, khuyến khích người khác có tính cách xây dựng và dễ tiếp thu, để hành động trong việc vượt thắng những khuyết điểm của họ và nhận ra những tiềm lực của họ để làm lợi ích hơn cho những người khác.
4) Chấm dứt vĩnh viễn sự đạo đức giả hay sự tự phụ trong việc cư xử của chúng ta đối với người khác, nói cách khác giấu diếm những lỗi lầm của chúng ta và giả vờ có những phẩm chất mà chúng ta thiếu. Thay vì thế, lãnh trách nhiệm hổ trợ người khác, luôn luôn trung thực và ngay thẳng về những giới hạn và năng lực của chúng ta. Thật rất tàn nhẫn để hứa hẹn hơn những gì chúng ta có thể làm, làm phát sinh sự hy vọng sai lầm của người khác.
Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, March 04, 2015
Discussion about this post