PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phương tiện hay xa rời chánh pháp?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Cungsaogiaohan_02

Cảnh cúng sao giải hạn tại một ngôi chùa ở Hà Nội

HỎI: Tôi thấy một số chùa và khá nhiều Tăng Ni hiện nay, nhất là dịp đầu năm mới, có khuynh hướng sa đà vào việc coi ngày tốt xấu, cúng sao giải hạn, xem phong thủy, không bãi bỏ việc đốt rãi vàng mã v.v…, chung quy là xa rời Chánh pháp, nói là phương tiện nhưng kỳ thực quá dễ dãi và đồng thuận với pháp thế gian. Qua quý Báo Giác Ngộ, tôi mong muốn được gửi phản ánh này đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), mong GHPGVN cần có những biện pháp chấn chỉnh phù hợp với Chánh pháp. (THỊ NGUYỄN,  khiem2d@gmail.com)

ĐÁP: 

Bạn Thị Nguyễn thân mến!

Trong Phật giáo, phương tiện và cứu cánh là hai khái niệm phổ biến. Cứu cánh là thành Phật, chứng đắc Niết-bàn. Phương tiện là những cách thức, phương pháp để đưa mình và người đi đến quả vị Phật. Sử dụng phương tiện để đưa người chưa biết đạo tìm đến với đạo, chưa có niềm tin phát khởi niềm tin, chưa quy y phát tâm quy hướng Tam bảo. Vận dụng phương tiện để dẫn dắt người đã biết tu học đi từ thấp lên cao, cho đến khi đạt đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát.

Phương tiện nói đủ là phương tiện thiện xảo, tức sử dụng phương tiện một cách khéo léo, có trí tuệ. Ví như người nội trợ dùng một con dao cực bén để cắt gọt củ quả vừa nhanh lại vừa đẹp, nhưng biết tránh để không bị đứt tay. Nôm na, phương tiện là một con dao bén, cắt gọt củ quả hay chặt đứt ngón tay không phải lỗi của con dao mà lỗi ngay chính người sử dụng.

Nói vòng vo như thế cũng để nhằm khẳng định rằng: Việc nhà chùa hay chư Tăng Ni “coi ngày tốt xấu, cúng sao giải hạn, xem phong thủy, không bãi bỏ việc đốt rãi vàng mã v.v…” tuy chúng không phải Chánh pháp (Đức Phật thường phê phán những việc này) nhưng trong nhu cầu thực tiễn xã hội và trên tinh thần phương tiện thì vẫn chấp nhận được. Bởi lẽ những việc này không phải bây giờ mới có để chúng ta luận bàn. Tín niệm về “coi ngày giờ, xem phong thủy, cúng sao hạn, đốt vàng mã…” đã ăn sâu trong tâm thức người dân và Phật tử Việt hơn ngàn năm qua.

Hiện nay chỉ có những Phật tử nào có Chánh kiến vững vàng, tin hiểu sâu sắc đạo lý Nhân-Duyên-Quả mới có khả năng vượt thoát. Còn lại, một bộ phận không nhỏ Phật tử Việt tuy mong muốn tu học theo giáo pháp của Đức Phật nhưng lại không dám bỏ các tục lệ xưa. Nếu các chùa viện và chư vị Tăng Ni không đáp ứng nhu cầu “coi ngày giờ, xem phong thủy, cúng sao hạn, đốt vàng mã…” thì họ thất vọng, buồn giận (có thể bỏ chùa hay đi theo các thầy ngoài Phật pháp). Nếu phương tiện đáp ứng mà không khéo thì thành ra làm sai Chánh pháp. Chính thực tiễn này đã đặt ra thách thức không nhỏ cho công cuộc hoằng dương Chánh pháp, phá tà hiển chánh của chư Tăng Ni, các chùa viện, và thậm chí là ngay cả GHPGVN.

Bạn nhờ chúng tôi “gửi phản ánh này đến GHPGVN và mong GHPGVN cần có những biện pháp chấn chỉnh phù hợp với Chánh pháp”. Đó là một ý hay nhưng cũng xin thẳng thắn mà nói rằng, ngay cả một số chùa của các vị giáo phẩm lãnh đạo hiện nay cũng chưa chấn chỉnh hay mạnh dạn hủy bỏ việc “coi ngày giờ, xem phong thủy, cúng sao hạn, đốt vàng mã…” thì GHPGVN phải nỗ lực thật nhiều mới có thể làm được.

Từ thực tế này, thiết nghĩ, người đệ tử Phật chân chính cần phát huy tuệ giác để có thể tìm ra những giải pháp thích hợp. Trước hết, chư Tăng Ni cần nêu cao Trí-Dũng để nói không với những điều không phải Chánh pháp. Hiện có không ít chùa viện và Tăng Ni nhờ thực học và thực tu nên đã mạnh mẽ khẳng định không “coi ngày giờ, xem phong thủy, cúng sao hạn, đốt vàng mã…” vì đó là phi Chánh pháp.

Những chùa viện hay chư Tăng Ni nào vẫn phương tiện “coi ngày giờ, xem phong thủy, cúng sao hạn, đốt vàng mã…” nhằm đáp ứng nhu cầu của Phật tử thì cũng nên mạnh dạn nói rằng: Đây chỉ là phương tiện, coi ngày giờ, cúng sao hạn… để cho Phật tử an tâm mà thôi. Tất cả đều phải theo sự vận hành của Nhân quả-Nghiệp báo. Chư Tăng Ni ứng dụng tinh thần phương tiện thì hãy nhân đây mà thuyết pháp. Làm được như vậy mới thực sự là “dĩ huyễn độ chơn”, nương theo sự mê tín, tà kiến mà hướng người đến Chánh tín và Chánh kiến.

Còn những chùa viện hay chư Tăng Ni nào lấy việc “coi ngày giờ, xem phong thủy, cúng sao hạn, đốt vàng mã…” nhằm thu hút tín đồ, tăng trưởng lợi danh cho riêng mình thì chính các vị ấy là “sư tử trùng” góp phần gây tổn hại cho Phật pháp. Bởi lẽ khi Phật tử chưa hiểu đạo còn tin theo tà kiến, mê tín thì Tăng Ni phải khai thông tuệ giác, hiển bày Chánh kiến giúp họ thiết lập Chánh tín với Tam bảo. Còn ngược lại, Tăng Ni mà lợi dụng sự mê mờ của tín đồ để thực hành phi pháp nhằm mưu cầu lợi dưỡng cho riêng mình thì thật tội lỗi và nguy hại cho đạo pháp.

Trong rất nhiều bộ kinh sám mà chúng ta tụng đọc hàng ngày, chư Phật, Tổ đã nghiêm khắc khuyến cáo Tăng Ni về vấn đề này. Có điều, kinh sám chỉ có tác dụng khuyến khích tinh thần tự giác, tự hổ thẹn với Phật pháp mà chừa bỏ. Khi chưa có sự tự giác của mỗi cá nhân Tăng Ni thì Tăng-già (Giáo hội) phải tác động, chấn chỉnh. Khi Tăng-già vì những nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà vẫn không chấn chỉnh được những tệ đoan thì Tứ chúng (Tăng, Ni, Nam-Nữ Phật tử) cần nêu cao Bi-Trí-Dũng để phát huy Chánh kiến, bảo vệ Chánh pháp.

Ngày nay, về hình thức thì Phật giáo Việt Nam đang phát triển. Nhưng nếu không chấn chỉnh kịp thời những gì “cần phải chấn chỉnh” thì sự phát triển kia hẳn không bền vững (nếu không muốn nói là nhân của sự suy vong). Sau thời vàng son của Phật giáo Lý-Trần, Phật giáo Hậu Trần suy đồi thảm hại chính là bài học nhãn tiền cho chúng ta soi rọi và rút kinh nghiệm. Phật giáo tự hào đồng hành cùng dân tộc hơn 2.000 năm, với lượng tín đồ chiếm đa số, nhưng hiện tại nếu không kiên quyết loại bỏ tầm gửi đã bám vào cây bồ-đề thì chúng ta đã tự đánh mất mình. Với một nền Phật giáo không nguyên chất (pha trộn, lai tạp nhiều tín ngưỡng dân gian và mê tín) làm sao chúng ta phát huy được từ bi và trí tuệ của Đức Phật mà ban vui-cứu khổ, để có thể đồng hành cùng dân tộc, đưa đất nước đến phồn vinh?

Chúc bạn tinh tấn!
Nhiên Như-QuảngTánh
(thichquangtanh.com)

Bài đọc thêm:
Bàn về cúng sao giải hạn (TT. Thích Chân Tính)
Cúng sao giải hạn (TT. Thích Nhật Từ)
Dâng sao giải hạn đã ở mức tệ đoan
Cúng Sao Giải Hạn (Hoàng Liên Tâm)
03. Cúng Sao Giải Hạn
Cúng Sao Giải Hạn Một Thói Quen Cần Thay Đổi (Thích Lệ Nhật)

Về Khái Niệm Phương Tiện Thiện Xảo (Thích Nguyên Hiệp)
Phương tiện thiện xảo (Chân Hiền Tâm)
Phương tiện thiện xảo trong Phật giáo Đại thừa (Thích Nguyên Hiệp)

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 38) Pháp Sư Tịnh Không   Nguyện thứ chín, “Hằng thuận chúng sanh”...

Thập Nhị Nhân Duyên

Thập Nhị Nhân Duyên

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN(Paticca samuppāda)Minh Đức Triều Tâm ẢnhDuyên khởi là giáo pháp tinh yếu, cốt tủy của đạo Phật....

Tinh Thần Chấp Phá

TINH THẦN PHÁ CHẤP (Thích Nhật Hiếu) Những nỗi nghiệt ngã của cuộc đời đều do chấp thủ cực đoan...

Phật dạy về tình bạn theo kinh Giáo thọ thi ca la việt

Bạn bè là sự thể hiện sinh động cho mối quan hệ đặc thù giữa người với người. Mối quan...

Thực Hiện Tâm Từ Như Thế Nào

Thực Hiện Tâm Từ Như Thế Nào

THỰC HIỆN TÂM TỪ NHƯ THẾ NÀOAuthor: Jack KornfieldDịch Việt: Tiểu Lục Thần Phong   Jack Kornfield vinh dự trong...

Sự Phát Triển Giáo Dục Phật Giáo – Tt. Thích Giác Hiệp

SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TT. Thích Giác Hiệp Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện...

Xây Dựng Một Xã Hội Nhân Ái

Xây dựng một xã hội nhân ái

  XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI NHÂN ÁI Đức Đạt Lai Lạt Ma La Sơn Phúc Cường chuyển ngữ Nhìn ra...

Nét Đẹp Của Giới

Nét đẹp của Giới

NÉT ĐẸP CỦA GIỚIPháp thoại dành cho cộng đồng tu sĩ tại Wat Pah Nanachat 29/5/2006Ajahn Jayasaro | Diệu Liên Lý Thu...

Thơ “Kính Mừng Phật Đản”

Thơ “Kính Mừng Phật Đản”

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Sen Còn Sau Mùa Hạ

Sen còn sau mùa hạ

SEN CÒN SAU MÙA HẠThông Định  Dâng Thế Tôn và tặng người có Phật trong tâm   Mấy hôm nay...

Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh

Bản đồ hành trình tâm linh

BẢN ĐỒ HÀNH TRÌNH TÂM LINHThiền Sư Sayadaw U Jotika Tỳ Kheo Tâm Pháp Dịch   MỤC LỤC Lời giới...

Chúng Ta Cùng Học Cùng Tu Tập 1 (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Chúng ta cùng học cùng tu Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

 CHÚNG TA CÙNG HỌC CÙNG TU LET'S LEARN & PRACTICE TOGETHER TẬP I | VOLUME I   Copyright © 2021 by Ngoc...

Cuộc Chiến Trung-Nhật 1931-1945: Phật Giáo Mỗi Bên Đã Làm Gì?

Cuộc chiến Trung-Nhật 1931-1945: Phật giáo mỗi bên đã làm gì?

Chư Tăng tại chùa Asakusa đang chuẩn bị tham gia Cuộc chiến Trung - Nhật lần hai (30-5-1936) Cuộc chiến...

Người Ngu Nghĩ Là Ngọt

Người ngu nghĩ là ngọt

Đức Phật dùng những bài kệ sau đây lưu nhắc mọi người tuyệt đối không nên làm ác, vì làm...

Mười Một Điều Cần Lưu Ý Khi Tập Thiền

Mười một điều cần lưu ý khi tập thiền

MƯỜI MỘT ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TẬP THIỀN Đại Sư Henepola Gunaratana Nguyên Giác dịch Hãy chấp nhận các...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Thập Nhị Nhân Duyên

Tinh Thần Chấp Phá

Phật dạy về tình bạn theo kinh Giáo thọ thi ca la việt

Thực Hiện Tâm Từ Như Thế Nào

Sự Phát Triển Giáo Dục Phật Giáo – Tt. Thích Giác Hiệp

Xây dựng một xã hội nhân ái

Nét đẹp của Giới

Thơ “Kính Mừng Phật Đản”

Sen còn sau mùa hạ

Bản đồ hành trình tâm linh

Chúng ta cùng học cùng tu Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Cuộc chiến Trung-Nhật 1931-1945: Phật giáo mỗi bên đã làm gì?

Người ngu nghĩ là ngọt

Mười một điều cần lưu ý khi tập thiền

Tin mới nhận

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Phật dạy: Muốn phát tài hãy tránh sáu nghiệp gây tổn tài

Học từ đời thường

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Người thầy thuốc của Đức Phật

Bất biến và tùy duyên

Điều đặc biệt nhất của Đức Như Lai

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Kinh Vô Thường

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Đức Phật dạy có 5 điều người tu hành cần nên tránh

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-tphcm

Học làm Phật

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Tin mới nhận

Biến tướng tục cúng sao giải hạn

Hoằng Pháp, Trước Sự Thách Đố Của Thời Đại Mới Thích Nữ Tịnh Quang

Công Bằng, Dân Chủ Dưới Con Mắt Phật Giáo Gs. Cao Huy Thuần

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 22)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Khái niệm “Pháp uẩn” trong văn học Pali

Kinh Nhật tụng sơ thời – Bộ Kinh có từ khi đức Phật còn tại thế

Lạy ông Phật nào?

Hoằng pháp miền Bắc phải như ở chùa Bằng

Mẹ Ôi! Chữ Bè Lau, Tâm Chèo Cỏ!

Hạt Chia Thực Phẩm Lý Tưởng Cho Người Ăn Chay Biên Soạn: Tâm Diệu

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 27)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 126)

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Nhớ “ôn” Như Nhớ Rừng Châu Trúc

Đi Tới Một Bình An Dưới Thế – Tâm Huy

Quán Nhân Duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Quan Điểm Giáo Dục Của Phật Giáo Thích Thanh Tuấn

Cõi Phật – Cõi Tâm (Thích Đức Kiên)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Giải Nghĩa Kinh Kim Cang, Bát Nhã & 33 Bài Kệ Của Các Vị Tổ Ấn – Hoa

Ước hẹn với sự sống

Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Kinh Tham Luyến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 04)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Trong cái nghe chỉ biết cái nghe, trong cái thấy chỉ biết cái thấy

So Sánh Kinh Trung A Hàm Chữ Hán & Kinh Trung Bộ Chữ Pali

Tìm hiểu chữ Tâm trong kinh tạng A Hàm

Tin mới nhận

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

Khóa Tu Phật Thất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 6

Ý Nghĩa Vãng Sanh

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Học Phật chớ nên hồ đồ, ngộ nhận…

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese