PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HẠNH CƠ
LƯỢC GIẢI NHỮNG PHÁP SỐ CĂN BẢN
LÀNG CÂY PHONG
PL. 2559 (2015)

Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản 

Lời thưa nhân kì tái bản

 

Kính thưa chư Tôn Đức Tăng Ni,

Kính thưa chư vị đạo hữu,

Kính thưa chư vị độc giả,

Tập sách LƯỢC GIẢI NHỮNG PHÁP SỐ CĂN BẢN do chúng tôi biên soạn, đã được Làng Cây Phong xuất bản từ 11 năm trước. Hồi đó, khi soạn sách này, chúng tôi chỉ nhắm vào một số độc giả bạn đạo giới hạn, nên chỉ soạn ngắn gọn; nhưng sau khi quyển sách ra đời, thì nó đã được phổ biến thật rộng rãi trong mọi giới độc giả.

Riêng chư Tôn Đức Tăng Ni thì vừa tán thưởng, vừa nhắc nhở soạn giả rằng: “Khi nào tái bản thì nên bổ túc cho đầy đủ hơn, để phổ biến rộng rãi hơn.”

Sách đã phát hành hết từ lâu, rất nhiều quí vị Phật tử và thiện hữu tri thức đã yêu cầu cho tái bản; nhưng thời gian qua chúng tôi còn quá bận với những soạn phẩm khác, nên việc tái bản đành phải chậm lại, mãi đến hôm nay mới thực hiện được. Lần tái bản này, chúng tôi cố gắng sửa chữa những điều cần thiết, và soạn thêm những pháp số mới để bổ túc cho quyển sách được đầy đủ hơn; nhưng dù sao thì cũng chỉ tự mình tạm cho là “đủ”, chứ sự thật thì chẳng biết bao nhiêu mới là đủ!

Chúng tôi xin chân thành tri ân chư Tôn Đức Tăng Ni và chư vị Phật tử đã quan tâm và khích lệ, khiến chúng tôi luôn luôn tinh tấn trong Phật sự.

Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo tác đại chứng minh

 

Kính cẩn,

Hạnh Cơ – Tịnh Kiên

Miền Tây Gia-nã-đại, mùa An-cư PL. 2551 (2007)

LỜI GIỚI THIỆU

Mười năm trước đây, nhân một khóa tu với Thầy Nhất Hạnh, tôi có duyên gặp cư sĩ Hạnh Cơ, được nghe cư sĩ giảng cho một số anh chị em về Pháp Số. Sau cư sĩ Hạnh Cơ gửi cho chúng tôi những pháp số đã viết. Ai nấy đọc đều lấy làm thích thú, ước ao rằng cư sĩ sẽ hoàn thành công việc biên soạn quý hóa đó.

Tới nay thì lòng mong ước của chúng tôi đã được toại nguyện, và tôi có được niềm vui giới thiệu tập Lược Giải Những Pháp SốCăn Bản với quý vị độc giả bốn phương. Tôi là kẻ hậu học, nên không dám có lời phê bình quyển sách này. Chỉ xin nói rằng, mỗi pháp số được tác giả trình bày một cách gọn gàng và sáng sủa, không sơ sài mà cũng không đi quá vào chi tiết.

Tôi tin chắc rằng sách sẽ giúp ích rất nhiều cho những vị muốn tìm hiểu đạo Phật và sẽ có chỗ xứng đáng trong tủ sách của mọi Phật tử. Những người muốn tu thân theo phương pháp đạo Bụt sẽ thấy các lời giải thích của Hạnh Cơ rất hữu ích cho việc tu học. Đạo Bụt không phải chỉ là một kho hiểu biết mà đích thật là trình bày cho chúng ta cách sống để đạt tới an lạc trong cuộc đời này.

Tôi xin ghi nơi đây lòng ngưỡng mộ của tôi đối với tác giả, đã dồn nhiều tâm trí thực hiện một công cuộc đòi hỏi rất nhiều hiểu biết và kiên nhẫn.

 Chân Hội NGUYỄN TẤN HỒNG

(1995)

  

LỜI NÓI ĐẦU

 

Tại núi Linh-thứu (gần thành Vương-xá), trước khi khởi sự chuyến du hành bố giáo lần cuối cùng hướng về phương Bắc (rừng Câu-thi-na – nơi sẽ nhập niết bàn), đức Thế Tôn có dạy chư tăng về Bảy Phép Bất Thối, và Ngài kết luận: “Này các vị khất sĩ! Chừng nào mà các vị còn thực hành được bảy điều ấy, gọi là bảy phép bất thối, thì đạo pháp còn hưng thịnh và giáo đoànkhông bị suy thoái.” Sau đó, tại rừng Đại-lâm (gần thành Tì-xá-li), Ngài lại dạy: “Các vị khất sĩ! Những gì mà Như-Lai đã thực chứng và đã truyền lại cho quí vị, quí vị hãy thận trọng và khéo léo mà học hỏi, giữ gìn, tu tập, chứng nghiệm, và truyền đạt lại cho những thế hệ tương lai. Nếp sống phạm hạnh cần được nối tiếp vì an lạc và hạnh phúc của mọi người và mọi loài.” Rồi tại rừng Câu-thi-na, trong những phút cuối cùng của cuộc đời hóa đạo, Ngài cũng còn ân cần nhắc nhở cho vị đệ tử cuối cùng là Tu-Bạt-Đà-La: “Subhadda! Ở đâu, trong đoàn thể nào mà có sự thực hành Bát Chánh Đạo là ở đó có người đạt đạo.”

Qua các lời dạy trên, chúng ta thấy rõ đức Thế Tôn đã rất quan tâm đến sự tu học, thực chứng, và thực hành giáo pháp. Chánh pháp phải được tu tập, thực chứng, thể hiện, và truyền đạt thì mới trường cửu ở thế gian. Pháp bảo không phải là những bộ Đại Tạng nằm im lìm trong các tủ kinh sách, mà chính là “nếp sống như pháp” nơi các đoàn thể tu học và nơi mỗi cá nhân của tăng đoàn và Phật tử. Bởi vậy, sự học hỏi, thực hành và truyền bá Phật pháp là việc vô cùng quan trọng của người tu học.

Chúng ta thường nghe nói, giáo pháp của Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất cứ người có căn cơ, trình độ cao thấp ra sao cũng đều có pháp môn thích hợp để tu học. Lời nói ấy chỉ có nghĩa, giáo pháp của Phật luôn luôn là phương tiện hướng dẫn người tu học đạt đến thành quả cuối cùng là giác ngộ và giải thoát; chúng ta đừng hiểu lầm mà cho rằng, giáo pháp của Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn sai khác nhau, tách biệt nhau, độc lập với nhau. Sự thật thì Phật pháp là giáo pháp viên dung, bất cứ một pháp môn nào cũng hàm chứa trong nó những pháp môn khác; một pháp môn có mặt trong tất cả pháp môn, tất cả pháp môn có mặt trong một pháp môn. Vì vậy, khi “chọn lựa” một pháp môn để tu học thì không có nghĩa là chúng ta chỉ ôm giữ, miệt mài, “chết sống” với pháp môn đó thôi; mà chúng ta phải thấy rằng, trong lúc thực hành một pháp môn thì đồng thời chúng ta cũng đang thực hành nhiều pháp môn liên hệ khác. Bởi thế mà trong biển Phật pháp, có những pháp môn được gọi là “PHÁP SỐ”, tức là tập họp một số lượng pháp môn chi tiết có tính chất liên hệ mật thiết với nhau để làm thành một pháp môn tổng quát hơn, mục đích là giúp cho sự tu tập được nhất quán, toàn vẹn. Ví dụ: Hành động đầu tiên để trở thành một Phật tử là chúng ta phải phát nguyện quay về và nương tựa (qui y). Khi phát nguyện như vậy, chúng ta không thể nói: “Tôi chỉ qui yPhật và Pháp mà thôi, chứ không muốn qui y Tăng!”; mà phải nói: “Tôi phát nguyện qui y Tam Bảo.” Đã phát nguyện quay vềnương tựa thì phải quay về nương tựa với đầy đủ Ba Ngôi Báu, tại vì theo đạo lí viên dung, trong Phật đã bao gồm có Pháp và Tăng, trong Pháp đã hàm chứa Phật và Tăng, và trong Tăng cũng đã hiện hữu Phật và Pháp; không thể nào có Phật nếu không có Pháp và Tăng, cũng như không thể nào có Phật và Pháp nếu không có Tăng… Như vậy, Ba Ngôi Báu (Tam Bảo) là một pháp số.

Các pháp môn có tên bắt đầu bằng các con số như một (1), hai (2), ba (3), mười (10), v.v… đều gọi là pháp số (cũng gọi là “danh số”). Trong ba tạng kinh điển, những pháp số như vậy rất nhiều. Các pháp số chúng tôi trình bày trong sách này là các pháp môn có tính cách căn bản, không những chúng xuất hiện bàng bạc trong cùng khắp kinh luận mà còn là những pháp mônnền tảng cho công phu tu tập, là những viên gạch rắn chắc cho con đường an lạc và giải thoát. Cho nên, chúng tôi sẽ trình bày các pháp số đó trong ý hướng tu học mà không phải là một “từ điển” về pháp số. Với những pháp số này, trong ý hướng tu học, chúng ta có thể khảo cứu, học hỏi, thực hành và trao đổi; lấy ánh sáng của pháp môn soi rọi cho đời sống hằng ngày, rồi lại đem những kinh nghiệm của cuộc sống phản chiếu làm cho pháp môn càng thêm sáng tỏ. Đó cũng là cách thực hành lời dạy bảo ân cần của đức Thế Tôn trước khi Ngài nhập niết bàn.

Chúng tôi hi vọng tập sách nhỏ này sẽ giúp ích phần nào cho sự tu học của đại chúng. Chúng tôi cũng mong mỏi được các bậc cao minh tôn túc chỉ bảo cho những điều sai sót mà chúng tôi biết chắc chắn là không thể nào tránh khỏi được.

 Thành phố Edmonton, Gia-nã-đại,

đầu Hạ năm Ất-Hợi, PL. 2539 (1995)

Hạnh Cơ

LƯỢC GIẢI NHỮNG PHÁP SỐ CĂN BẢN
Cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn, đánh máy,
và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo
Làng Cây Phong in lần thứ nhất, Montreal, 1996
Ban Bảo Trợ Phiên dịch Pháp Tạng Việt Nam
in lần thứ hai, California, 2008
(có sửa chữa và bổ túc)
BAN BẢO TRỢ PHIÊN DỊCH PHÁP TẠNG VIỆT NAM
PL. 2552 (2008)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Thiền Trong Kinh Văn Nguyên Thủy Của Phật Giáo

THIỀN TRONG KINH VĂN NGUYÊN THỦY CỦA PHẬT GIÁO Hoàng Thị Thơ (*) Trong bài viết, tác giả trình bày nội...

Thiền Hay Tịnh Tốt Cho Phút Lâm Chung?

Thiền hay Tịnh tốt cho phút lâm chung?

 THIỀN HAY TỊNH TỐT CHO PHÚT LÂM CHUNG? Chân Hiền Tâm Thiền hay Tịnh? Sống chết là vấn đề hầu...

Nhân Duyên Không Tánh

Nhân Duyên Không Tánh

  NHÂN DUYÊN KHÔNG TÁNHTác giả: Cư sĩ LÝ NHẤT QUANGDịch giả: THÍCH THẮNG HOAN(Trích trong quyển Phật Pháp Dữ...

Nhật Bản Và Tín Ngưỡng Quan Âm

Nhật Bản và tín ngưỡng Quan Âm

NHẬT BẢN VÀ TÍN NGƯỠNG QUAN ÂM Nguyên Giác   Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức...

Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

  Lời giới thiệu Đạo Phật vốn du nhập vào nước Nga khá sớm, từ những năm đầu thế kỷ...

Ba Điều Đồn Đãi Về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Phải Kiểm Chứng Bằng Sự Thật Lịch Sử

Ba điều đồn đãi về Thiền sư Thích Nhất Hạnh phải kiểm chứng bằng sự thật lịch sử

Vào ngày Thiền sư Nhất Hạnh qua đời, đã có nhiều cuộc tranh cãi về cuộc đời và hoạt động...

Bát Nhãtâm Kinh – Lược Đồ Của Năm Giai Đoạn Tu Tập

Bát NhãTâm Kinh – lược đồ của năm giai đoạn tu tập

BÁT NHÃ TÂM KINH – LƯỢC ĐỒ CỦA NĂM GIAI ĐOẠN TU TẬP Bác sĩ Trần Ngọc Nguyên   Quán...

Các Giáo Pháp Của Vimalakirti

Các giáo pháp của Vimalakirti

CÁC GIÁO PHÁP CỦA VIMALAKIRTI Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc Bản Anh: Guy Gibbon. The Teachings of Vimalakirti (mnzencenter.org...

Giới Thiệu Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2008 Tại Việt Nam

Giới Thiệu Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2008 Tại Việt Nam

1. Vì sao có Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên hợp quốc? Đại lễ Phật đản là Đại lễ kỷ...

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Longchenpa Drime Ozer (1308-1364)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Longchenpa Drime Ozer (1308-1364)

TIỂU SỬ VẮN TẮT TÔN GIẢ LONGCHENPA DRIME OZER (1308-1364) Renée Ford soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ...

Giới Luật – Cơ Sở Của Đạo Đức Phật Giáo

Giới Luật – Cơ Sở Của Đạo Đức Phật Giáo

GIỚI LUẬT - CƠ SỞ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁOThích Viên Giác Mục tiêu của đạo đức: Các tiêu chuẩn...

Bộ Khỉ Tam Không

Bộ khỉ tam không

BỘ KHỈ TAM KHÔNG Diệu Âm Minh Tâm   Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba...

Sức Sống Và Sự Phát Triển Tốt Đẹp Của Xã Hội

Sức Sống Và Sự Phát Triển Tốt Đẹp Của Xã Hội

Sức sống và sự phát triển tốt đẹp của xã hội Nguyễn Thế Đăng Không ai không muốn xây dựng...

Văn Chương Bát Nhã Đáo Bỉ Ngạn

VĂN CHƯƠNG BÁT NHÃ ĐÁO BỈ NGẠN (The perfection of wisdom literature)Peter Harvey - Mỹ Thanh dịch Nguồn tài liệu...

Hòa Chung Một Đại Dương

Hòa chung một đại dương

HÒA CHUNG MỘT ĐẠI DƯƠNGNguyên CẩnĐời sống không chỉ là những cuộc chạy đua vội vã, chạy theo những giá...

Thiền Trong Kinh Văn Nguyên Thủy Của Phật Giáo

Thiền hay Tịnh tốt cho phút lâm chung?

Nhân Duyên Không Tánh

Nhật Bản và tín ngưỡng Quan Âm

Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

Ba điều đồn đãi về Thiền sư Thích Nhất Hạnh phải kiểm chứng bằng sự thật lịch sử

Bát NhãTâm Kinh – lược đồ của năm giai đoạn tu tập

Các giáo pháp của Vimalakirti

Giới Thiệu Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2008 Tại Việt Nam

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Longchenpa Drime Ozer (1308-1364)

Giới Luật – Cơ Sở Của Đạo Đức Phật Giáo

Bộ khỉ tam không

Sức Sống Và Sự Phát Triển Tốt Đẹp Của Xã Hội

Văn Chương Bát Nhã Đáo Bỉ Ngạn

Hòa chung một đại dương

Tin mới nhận

Hoa sen trong người

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Chùa Cháy

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Hành trình có Phật

Vị Pháp Thiêu Thân

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Những lý tưởng từ tình yêu thương của Đức Phật

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Hành trì theo lời Phật dạy

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Lời Phật dạy về pháp thiểu dục tri túc

Tin mới nhận

Khóa Hư Lục Giảng Giải

Tư Tưởng Thắng Man Sư Tử Hống Từ Góc Nhìn Như Lai Tạng

Chùa Tôi – Gia Huy

Không có hạnh phúc nào bằng sự bình lặng tuyệt đối của nội tâm

Chả Lụa, Chả Chiên Chay

Cúng Dường Cha Mẹ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Đại Sư Trí Khải Và Thiên Thai Tông

Vô Úy Quan Âm

Chùa Thiên Phước Thái Bình

Tinh thần dân chủ xã hội Phật giáo

Omega-3 Thật Sự Có Lợi Cho Tim Mạch?

Quán Tương Đối Của Sắc Không

Gõ cửa vô thường

Hễ xem kinh sách thì buồn ngủ phải làm sao?

Nói Lời Lợi Ích

Vài Nét Về Tác Giả & Dịch Giả

Không Phải Đợi Đến Khi Hư Hỏng Mới Tu

Tương quan thân trước và sau

Giới Thiệu Thuận Quyết Trạch Phần Từ A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Đến Thành Duy Thức Luận

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 31)

‘Đại Tạng Kinh Tiếng Việt – Nam Truyền và Bắc Truyền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Kinh Bahiya

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (4)

Thập Thiện Lược Giải

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 5)

Niệm Phật Kính

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 83)

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 7)

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 34)

Lược Giải Kinh A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 2)

Thiền Tịnh Song Tu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Thành Thật Niệm Phật

Tịnh Độ Là Lòng Trong Sạch, Di Đà Là Tính Sáng Soi

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese