PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 24)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 24)


Pháp Sư Tịnh Không


 


Thứ
tư, “Khẩu hòa vô tranh”


Phật
biết những hiểu lầm kết oán của chúng sanh phần lớn đều do lời nói tạo thành,
nên gọi là “nói nhiều ắt sai”. Không nên nói quá nhiều, nói nhiều sẽ có
sai lầm, dễ dàng dẫn đến nghi hoặc hiểu lầm của người khác, thế là liền kết oán
với người. Sau khi kết oán thì oan oan tương báo không hề ngừng dứt. Ngay trong
hữu ý vô ý tạo thành chướng nạn trên đạo Bồ Đề. Cho nên người xưa dạy “nói
ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật
”, ngay khi chúng ta muốn nói
chuyện, lời nói vừa đến cửa miệng thì “A Di Đà Phật”. Cách này rất
tuyệt, chân thật làm đến được “khẩu hoà vô tranh”. Một ngày từ sớm đến
tối nhìn thấy người hoan hỉ vui vẻ “A Di Đà Phật”. Dù người ta nói
chuyện gì, chúng ta đều nói “A Di Đà Phật”, tâm bình khí hòa. Một câu A
Di Đà Phật
là chân ngôn, ngoài câu A Di Đà Phật, còn lại toàn là vọng ngữ. Đọc
kinh
cũng không thể, chỉ niệm Phật mới vãng sanh, có thể thành Phật. Đọc kinh
vẫn còn có thể khởi vọng tưởng. Vọng tưởng xen tạp ngay trong kinh văn thì kinh
đó có đọc cũng không hiệu quả, không có tác dụng.


Người
xưa nói “đọc kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật”,
vì sao? Phật hiệu rất đơn giản, vọng tưởng khó mà xen tạp. Đọc kinh càng dài
càng dễ xen tạp. Bạn tưởng tượng xem, bạn đọc chú Lăng Nghiêm nhất định có vọng
tưởng
xen tạp trong đó, vì thời gian quá dài, sức mạnh nhiếp thọ của chúng ta
không đủ. Niệm một chú vãng sanh tương đối ngắn, tinh thần tập trung từ đầu đến
cuối một biến đại khái không đến nỗi xen tạp. Nhưng nếu bạn đọc một lúc ba mươi
biến, hay năm mươi biến, nhất định sẽ có vọng niệm xen tạp trong đó. Phật hiệu
thì đơn giản hơn nhiều.


Ngày
trước tôi truyền dạy cho mọi người niệm Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”
sáu chữ, một hơi niệm mười lần. Trong mười câu Phật hiệu không xen tạp vọng
niệm
nào. Một phút lực nhiếp thọ của chúng ta có thể làm được, nhưng năm phút
thì không thể làm được. Cho nên mỗi ngày thời khóa này của bạn phải là một phút
mười câu Phật hiệu. Mười câu Phật hiệu này tương ưng với nguyên tắc niệm Phật
của Bồ tát Đại Thế Chí, “tịnh niệm tương tục”, tịnh niệm không hoài
nghi
, không xen tạp; tương tục là mười câu Phật hiệu liên tục. Mỗi ngày niệm ít
nhất
chín lần, đương nhiên càng nhiều càng tốt. Cứ như thế tạo thành thói quen,
chân thật một lòng chuyên niệm, lại có nguyện vọng khẩn thiết cầu sanh tịnh độ
thì làm gì không được vãng sanh.


Đừng
xem thường một ngày chín niệm, nó chân thật có hiệu quả và thuộc về tịnh niệm
liên tục. Cho nên nhất định phải làm được “khẩu hoà vô tranh”. Tất cả
pháp thế gian đều là giả, không phải thật, có gì đáng để tranh luận. Người khác
tán thán ta là giả, đừng ưa thích; người khác hủy báng ta, nhục mạ ta cũng là
giả, hà tất sân hận. Họ mắng người khác, vì sao bạn không tức giận? Vì đó không
phải là mắng ta. Mắng người khác bạn không tiếp nhận, nhưng khi họ mắng bạn,
bạn lại tiếp nhận, về nhà tức giận bực dọc. Bạn hãy đem chính mình xem thành
người khác, họ mắng người khác không liên quan gì với ta, như thế bạn sẽ không
tức giận. “Ta” là giả, danh là giả, tướng cũng là giả. Người ta mắng,
người ta làm nhục, thực tế mà nói cùng với cái danh này, cái tướng này, gió
thổi qua tai không hề liên quan. Đây là chân tướng sự thật. Hiểu rõ chân tướng
sự thật, chúng ta lại đi học Phật, hiểu được một chút đạo lý thì khi họ mắng,
ta hãy “A Di Đà Phật” cám ơn đã tiêu tai giải nạn. Họ là đại thiện tri
thức
, đại ân nhân của chúng ta. Mỗi câu của họ đều tiêu tai giải nạn thay ta.
Nghiệp chướng của chúng ta sẽ được tiêu hết. Cho nên bạn có thể hoan hỉ tiếp
nhận
, như như bất động.


Còn
nếu bạn khởi tâm sân hận, vậy thì bạn tạo nghiệp chướng. Chỉ ở ngay trong một
niệm
, khi chuyển đổi lại không những không tạo nghiệp chướng trái lại còn tiêu
nghiệp chướng. Phật thật có trí tuệ, ngài dạy chúng ta tuyệt chiêu này. Cho nên
đối với tất cả oan gia trái chủ, mỗi ngày chúng ta đem công đức tu tích được
hồi hướng cho họ, báo đại ân của họ. Những oan gia trái chủ này ngày ngày giúp
ta tiêu nghiệp chướng vô lượng vô biên tích lũy từ vô thỉ kiếp.


Các
vị phải biết, người mỗi ngày tán thán bạn, tâng bốc bạn, họ không thể tiêu được
nghiệp cho bạn. Tán thán nhiều thì cống cao ngã mạn càng sanh, lại sanh ra
nghiệp chướng. Do đó “khẩu hòa vô tranh”, phải biết nên làm thế nào.


Thứ
năm, “Ý hòa đồng duyệt”


Chân
thật
tu học tương ưng như pháp, bạn nhất định được pháp hỉ sung mãn, đời sống
của bạn chân thật “lìa khổ được vui”. Các bạn phải ghi nhớ, sự an vui
này không phải do được tiền của, cũng không phải được công danh phú quý. Thực
ra
, an vui và công danh phú quý, tiền của hoàn toàn chẳng có liên quan. Nếu
không
tin tưởng, bạn có thể hỏi thử những người đạt địa vị rất cao, có nhiều
tiền của xem họ có an vui không. Họ không vui, họ không dám đi một mình trên
phố vì sợ bị ám sát, cướp giật. Ngày ngày họ đề cao cảnh giác, sống trong lo
sợ. Ra cửa phải nhờ vệ sĩ. Bạn nói xem có đáng thương không?, làm sao được như
người nghèo không có thứ gì, muốn đi đâu thì đi, rất tự tại, có thể hoan hỉ với
bất cứ người nào. Cho nên an vui không có quan hệ gì với những thứ này.


Sự
an vui chân thật là pháp lạc. Thông hiểu đối với chân tướng của vũ trụ nhân
sanh, đó mới là thật an vui. Khởi tâm động niệm lời nói việc làm đều tương ưng
với lý, tương ưng với chân tướng sự thật.


Ý
hòa đồng duyệt, mỗi người chúng ta đều y theo phương pháp lý luận cảnh giới của
kinh Vô Lượng Thọ mà tu học, đều học tập Phật A Di Đà thì thật an vui. Thế xuất
thế gian
không có bất cứ thứ an vui nào có thể so sánh được với an vui của
người niệm Phật. Tu học bất cứ pháp môn nào cũng không thể sánh được với sự an
vui của pháp môn niệm Phật. Nếu bạn nói: “tôi niệm Phật nhiều năm đến nay,
niệm rất khổ sở, không có một chút an vui nào, đó là do nguyên nhân gì?
” Vì
bạn vẫn chưa vào được cửa. Bạn niệm không được tương ưng; ngày ngày đọc kinh,
đạo lý trong kinh nói không hiểu, không rõ ràng, không tường tận, không thể đem
những đạo lý này dùng ngay trong cuộc sống của chính mình. Có học mà không thể
dùng, cái khổ của bạn không lìa khỏi. Nếu như cái bạn đã học thảy đều áp dụng
ngay trong cuộc sống thường ngày; từng li từng tí đều có thể tương ưng với cảnh
giới
phương pháp lý luận của kinh điển thì làm gì có chuyện không an vui. Tây
Phương
gọi là thế giới cực lạc, hiện tại chúng ta tuy chưa đến, nhưng không khí
của thế giới cực lạc chúng ta đã có; an vui của thế giới cực lạc có rồi. Như
vậy hiện tại là hoa báo, chứng thật quả báo thù thắng.


Thứ
sáu, “Lợi hòa đồng huân”


Điều
này rất quan trọng. Phật nói pháp, điều quan trọng nhất là câu thứ nhất và câu
sau cùng. Lợi là phước báu cá nhân của chúng ta. “Lợi hòa đồng huân”,
tức có phước cùng hưởng. Ta có phước báu phải cùng hưởng với tất cả mọi người.
Họ có phước báu thì ta không cần hưởng của họ. Chúng ta chỉ bỏ ra, không hề cầu
lấy, tâm của bạn mới thanh tịnh, mới tương ưng. Ta có phước báu cung cấp cho
người cùng hưởng, người khác có phước báu ta cũng hưởng, như vậy liền biến
thành
“có báo có thưởng”, là có qua có lại, thành ra làm ăn buôn bán,
vậy là chưa giác ngộ. Người chân thật giác ngộ chỉ có phụng hiến không có cầu
lấy, tâm thanh tịnh tự tại.


Xin
nói với các vị, nếu chân thật làm được như vậy, phước báu của bạn ngày càng
nhiều, vì sao? Đức năng vốn đủ trong tự tánh hiện tiền, chướng ngại trong tự
tánh
được thanh trừ. Còn ta có một ý niệm muốn hưởng phước người khác, đó là
chướng ngại, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Khi vọng tưởng, phân biệt, chấp
trước
thảy đều không còn thì phước đức của tánh hiện tiền. Chúng ta xem thế
giới
Tây Phương Cực Lạc trong kinh điển, thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na
Phật
trên kinh Hoa Nghiêm, loại thù thắng trang nghiêm đó không những nhân gian
không có mà đại phạm thiên cũng không có.


Các
vị nên biết, phước báu này không phải do tu được mà từ trong tự tánh biến hiện
ra
. Trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ, chỉ cần chúng ta nỗ lực làm, lợi hòa đồng tu,
tánh đức liền có thể hiện tiền. Giả như vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của
bạn chưa đoạn, bạn tu bố thí, tu cúng dường, thì có thể được phước. Bạn có là
do tu đức cả đời, đó không phải là phước đức trong tự tánh vốn có. Phước đức
của bạn đã tu có thể báo được hết, cũng chính là có thể dùng được hết. Nếu
không
tiếp tục tu, phước báu dùng hết rồi thì không còn nữa. Việc này chúng ta
rất dễ dàng nhìn thấy trong xã hội.


Tài
bố thí


Trong
kinh luận Phật nói với chúng ta, phước báu của người thế gian, tiền của là do
tu tài bố thí mà được. Bạn bố thí càng nhiều thì tiền của mà bạn có được càng
nhiều. Ngày nay chúng ta xem thấy trên thế giới, có rất nhiều thương nghiệp qui
mô, xí nghiệp to lớn, họ có nhiều tiền của, do đâu mà có? Do đời trước tu được,
họ có rất nhiều là do rất nhiều đời tu tích, đến đời này duyên chín muồi, nên
phát tài nhiều như vậy, được quả báo thù thắng đến như vậy.


Thế
nhưng hưởng phước là một việc phiền não, vừa hưởng phước thì liền hồ đồ, liền
bị phước báu mê. Sau khi mê, họ không chịu tiếp tục tu phước nữa. Không có trí
tuệ
, cho dù muốn tu phước, làm chút việc tốt, một số việc từ thiện phúc lợi xã
hội
, phước báu có được rất nhỏ. Họ không hiểu việc tu tích phước báu lớn thù
thắng
, cụ thể như thông minh trí tuệ là quả báo của tu pháp bố thí. Thế gian có
người thông minh trí tuệ nhất đẳng, siêu vượt người bình thường, do đời quá
khứ
, người này đã tu pháp bố thí. Khỏe mạnh sống lâu là trong đời quá khứ tu
tích vô úy bố thí. Do đây có thể biết đạo lý của nhân duyên quả báo cùng với
chân tướng sự thật là chân thật bất hư, tu nhân thế nào thì được quả báo thế
đó.


Xã
hội
ngày nay, nhất là vào những năm 1998 này, nếu các vị bình lặng quan sát sẽ
thấy xã hội tràn đầy nguy cơ, cả thế giới không tìm ra một nơi an toàn. Không
luận địa vị của bạn, tiền của, quyến thuộc của bạn, liệu bạn có giữ được hay
không? Không ai dám chắc. Người đầu óc sáng suốt, hiểu rõ qua được một ngày
tính một ngày, ai biết được ngày mai sẽ như thế nào. Nhất là hiện tại nói đến
kinh tế bấp bênh. Kinh tế bấp bênh chính là “mộng huyễn bào ảnh” mà kinh
Kim Cang
nói. Họ chưa đọc kinh Kim Cang nhưng cũng biết “bào ảnh”, biết
những thứ này không tồn tại, cho nên chúng ta nhất định phải cảnh giác cao độ.
Làm thế nào để giữ gìn? Cần tu bố thí.


Bố
thí
nếu không trước tướng, công đức không thể suy lường. Còn chấp tướng bố thí
chỉ đem đến phước báu có lượng. Trên kinh luận Phật thường nói, chúng ta ngay
trong giảng giải cũng thường hay nghe đến. Nếu chân thật giác ngộ thì phải mau
làm, không làm e rằng tương lai ngay đến cơ hội tu phước cũng không có. Bạn xem
khu vực Đông Nam Á hiện tại có rất nhiều quốc gia, giá trị tiền tệ đang mất
dần, cho nên hành thiện bố thí phải mau làm. Ngày nay bạn tu công đức một trăm
vạn, qua vài ngày thì biến thành năm mươi vạn, mất đi phân nửa, phước báu của
bạn liền rơi xuống thấp. Do đó nắm lấy cơ hội phải mau làm mới là người thông
minh
, là người chân thật có trí tuệ. Tiền tài không nên để bên mình, không nên
để trong nhà, ở ngân hàng, ngay cả ở quầy bảo hiểm cũng đều không đáng tin. Chỉ
có đem bố thí ra để tất cả chúng sanh cùng hưởng, phước báu đó vĩnh viễn không
hư. Thế thì vì sao chúng ta lại không đem những thứ bọt nước bấp bênh này biến
nó thành kim cang? Đem nó vĩnh viễn không hư hoại?


Pháp
bố thí


Những
đồng tu ngồi đây, có mấy người giác ngộ, mấy người chân thật chịu phát tâm? Tôi
nói lời thật, tôi không cần các vị bố thí cho tôi, một xu tiền tôi cũng không
dùng đến, quyết không lừa gạt các vị. Nếu muốn có trí tuệ, muốn được thông minh
thì nhất định phải tu pháp bố thí. Hiện tại nơi đây chúng ta tu pháp bố thí
ngày càng thuận tiện. Ở Cư Sĩ Lâm giảng kinh, mỗi tuần bảy ngày từ đầu năm đến
cuối năm không gián đoạn. Bạn có thể giới thiệu bạn bè thân thích đến nghe
kinh, đó là pháp bố thí. Mỗi lần chúng ta giảng kinh nơi đây đều có thu âm thu
hình. Bạn đem tặng cho bạn bè thân thích cũng là thuộc về pháp bố thí. Chưa kể
bên ngoài giảng đường, kinh sách kết duyên rất nhiều. Mỗi ngày bạn đến, thấy
chính mình đã có rồi nên không muốn xem nữa. Thử nghĩ xem còn có những người
quen biết nào vẫn chưa tiếp xúc được, ta có thể tặng cho họ, khuyên bảo mọi
người
tận dụng cơ duyên tiếp xúc Phật pháp, đọc kinh Phật, đó đều thuộc về pháp
bố thí
. Quả báo của pháp bố thí là khai trí tuệ.


Vô
úy
bố thí


Trong
vô úy bố thí, điều thứ nhất là ăn chay, không sát hại chúng sanh, không kết oán
thù với tất cả chúng sanh. Thứ hai là hộ sanh, bảo hộ xã hội an định, bảo hộ an
toàn
sinh mạng cho tất cả chúng sanh, đây thuộc về bố thí vô úy. Trong bố thí vô
úy
không có sát sanh, không trộm cắp, trong ngữ nghiệp bao gồm: không nói hai
chiều, khiêu khích phải quấy, khuấy động đôi bên. Tội lỗi này rất nặng, vì làm
cho xã hội an định bị tổn hại. Tội nghiệp này phải nhận lấy rất nhiều khổ báo.


Cho
nên chúng ta phải ghi nhớ sáu phép hòa kính, phải rõ ràng tường tận ý nghĩa
trong sáu phép này, hiểu lý luận biết phương pháp, đem nó thực tiễn ngay trong
cuộc sống. Trong một nhà của bạn tu sáu phép hòa kính, mỗi người đều y theo lời
giáo huấn của Phật, gia đình của bạn liền được gọi là tăng đoàn. Tăng đoàn
không phải chỉ đoàn thể người xuất gia mà chỉ nhóm từ bốn người trở lên cùng ở
chung
với nhau, y theo sáu phép hòa kính mà tu hành. Tăng là ý nghĩa của thanh
tịnh
, hòa thuận. Cái đoàn thể nhỏ, đôi bên thân tâm thanh tịnh, hòa thuận cùng
chung
sống, không phân tại gia xuất gia, không phân nam nữ già trẻ cũng không
phân bất cứ nghề nghiệp nào. Bốn người cùng ở với nhau y theo phương pháp này
mà tu thì gọi là tăng đoàn. Tăng đoàn xuất hiện, nhất định sẽ được chư Phật hộ niệm,
long thiên thiện thần bảo hộ, vì đáng được người tôn kính.


Bạn
xem chúng ta đọc lời phát nguyện Tam quy y “Qui y tăng chúng trung tôn”.
“Chúng” là đoàn thể. Đoàn thể được người tôn kính chính là tăng đoàn, đó
cũng là loại đoàn thể tu sáu phép hòa kính. Thế Tôn dạy chúng ta cùng sống
chung với mọi người phải nên có tâm trạng như thế nào, phải hành trì như thế
nào, đều là dạy chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật, chưa nói đến Phật pháp. Nói
cách khác, trước khi học Phật thì phải học làm người cho tốt. Tam Phước, Lục
Hòa
đều là căn bản để làm người. Từ nền tảng này mà nâng lên cao, đó là học
Phật.


Tam
học


Học
Phật phải bắt đầu từ đâu? Phật đem tất cả cương lĩnh của Phật pháp dạy bảo
chúng ta. Tất cả pháp mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói suốt bốn mươi chín năm quy
nạp lại không ngoài giới định huệ. Nói cách khác, việc này giống như bạn đến
cửa Phật cầu học, Phật bèn đem khóa trình giáo học của ngài bày ra cho bạn xem,
ngày nay chúng ta gọi là tam tạng kinh điển, cụ thể là kinh luật luận. Kinh là
định học, luật là giới học, luận là huệ học.


Mỗi
lần Phật nói pháp, không luận cạn sâu, dài ngắn nhất định không rời khỏi ba
nguyên tắc này. Rời ba nguyên tắc này thì không phải Phật pháp. Người đời sau
biên tập đại tạng kinh, nếu đem những kinh điển này phân thành ba loại thì khó.
Trong mỗi kinh đều đầy đủ tam học, vậy phải phân thế nào? Người xưa chỉ còn
cách xem trong từng bộ kinh, tam học này được nói nhiều ở bộ nào, tam học kia
được nói sâu ở kinh nào. Thí dụ kinh Vô Lượng Thọ chứa đầy đủ tam học giới định
huệ
, nói định tương đối sâu, số lượng chiếm nhiều, có thể đem phân vào tạng
kinh
. Thế nhưng tỉ mỉ mà xem, bộ kinh này, từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi
bảy chính là giới luật hay giới học nên cũng có thể xếp nó vào tạng luật, việc
này chúng ta cần thấu hiểu. Bất cứ bộ kinh nào cũng đều đầy đủ tam học, cho nên
tam học là tổng cương lĩnh tu học của chúng ta.


Ngay
trong cuộc sống thường ngày, khởi tâm động niệm lời nói việc làm nhất định phải
tương ưng với tam học. Khởi tâm động niệm tương ưng với trí tuệ, định học; lời
nói
việc làm của chúng ta tương ưng với giới học, vậy thì bạn chân thật học
Phật. Phật Bồ tát mỗi niệm đều tương ưng tam học, hạnh hạnh đều viên mãn tam
học
, đó là tổng cương lĩnh, không thể không nắm lấy. Đem cái cương lĩnh này áp
dụng
trong đời sống tu học, đây gọi là lục độ của Bồ tát, tức sáu nguyên tắc
của đời sống Bồ tát mà chúng ta cần tuân thủ.


Lục
độ


Thứ
nhất, “Bố thí”


Ý
nghĩa
của bố thí rất rộng. Bố thí dạy chúng ta buông bỏ, buông bỏ cái gì? Chúng
ta
có phiền não vì sao lại không đem phiền não buông bỏ, chúng ta có ngu si
phải đem ngu si buông bỏ, có ác nghiệp thì đem ác nghiệp buông bỏ, và có sanh
tử
cũng phải đem sanh tử buông bỏ, thảy đều bố thí hết. Phàm phu nói có thể
buông bỏ mọi thứ nhưng thân thể thì không thể buông, vậy vẫn phiền não. Thân là
thân nghiệp báo, sau khi buông bỏ, thân này liền biến thành thân tự tại.


Tương
lai ở Hoa Nghiêm, chúng ta sẽ nói đến mười loại thân. Phật có, chúng ta cũng
có, nhưng bởi vì chúng ta không buông bỏ được cái thân nghiệp báo này, nên trí
thân
, pháp thân, Bồ Đề thân, ý sanh thân của chúng ta thảy đều không thể xuất
hiện
. Bạn nói xem có đáng tiếc không? Quả nhiên nếu đem thân nghiệp báo này xả
đi, thì mười cái thân trên quả địa Như Lai của chúng ta cũng thấp thoáng mờ ảo
xuất hiện, đó mới là hạnh phúc chân thật mỹ mãn. Tất cả pháp thế xuất thế gian
bạn đều không chấp trước, buông bỏ, nhất quyết không chiếm làm của riêng. Chiếm
làm của riêng liền biến thành nghiệp chướng, nhất định chướng đạo, chướng tánh.
Người thông minh biết thân này không phải chính mình, huống hồ vật ở ngoài
thân.


Bồ
Tát
trên kinh Hoa Nghiêm nói, “ta nói ta, ta không chấp trước ta, ta cũng
không chấp trước cái của ta
”. “Ta” biểu đạt ý kiến, một loại phương
tiện
câu thông với chúng sanh, đó là phương tiện khéo léo. Mi mắt có thể truyền
đạt
ý, đều thuộc về câu thông. Bạn có thể dùng nhưng không chấp trước, vừa chấp
trước
liền biến thành tạo nghiệp. Cho nên không chấp trước, không phân biệt mới
là công đức. Bạn vận dụng phương tiện thiện xảo một cách tự tại, không dính
mắc, biết được tất cả pháp như “mộng huyễn bào ảnh”, không sở hữu, tất
cả pháp không thể có được. Kinh Đại Bát Nhã nói “bất khả đắc, vô sở hữu”,
sáu chữ này tôi đã nói hàng trăm lần, đó đều là thế tôn phương tiện khéo léo để
nói pháp. Cho nên chúng ta phải hiểu được chân đế của bố thí, phải biết bố thí
làm thế nào học tập ngay trong cuộc sống thường ngày.


Thứ
hai, “Trì giới”


Trì
giới
là giữ phép, giữ qui củ. Nếu không tuân thủ pháp độ, không tuân thủ qui
củ, thì không chỉ Phật pháp mà thế pháp dù bạn muốn thành công cũng khó, gọi là
“bất y qui củ bất thành phương viên”. Chúng ta muốn vẽ vòng tròn phải
dùng compa, muốn vẽ hình vuông phải dùng thước cuộn, nên y qui củ mới có thể vẽ
vòng tròn không bị sai. Ngay việc nhỏ của thế gian đều phải tuân thủ theo qui
củ thì bạn mới thành tựu, huống hồ đại pháp xuất thế gian.


Người
hiện tại học Phật, xuất gia tại gia tứ chúng đồng tu, tôi xem mọi người rất nỗ
lực
, rất phấn đấu, chuyên cần học Phật pháp, dũng mãnh tinh tấn, ngủ nghỉ đều
không đủ, nhưng phấn đấu như vậy mà sao vẫn không nhận được hiệu quả? Do nguyên
nhân
không đúng pháp. Không đúng pháp chính là không hiểu qui củ, tuy phấn đấu
mà vẫn không nhận hiệu quả, không nắm được trọng điểm, đây là nhân tố rất quan
trọng. Nếu chúng ta không tiêu trừ nhân tố này thì mười năm, hai mươi năm, thậm
chí cả đời vẫn không thành tựu.


Kỳ
thật lý luận phương pháp đều ở ngay trong đó, tuy chúng ta mỗi ngày đọc tụng
nghiên cứu, thậm chí giảng giải, kỳ thật chưa thể hội, chưa khế nhập được. Như
“Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức”, chúng ta đã làm hay chưa? “cụ
túc
vô lượng hạnh nguyện
”, chúng ta có cụ túc hay không? Không cần nói đủ,
chỉ cần được một phần hai phần cũng có lợi ích rồi. Nếu nói không có chút hạnh
nguyện
nào thì Phật pháp của bạn không có gốc, không có nền tảng. Phía trước đã
trình bày qua, tam phước lục hòa là căn bản. Chúng ta không tu học từ căn bản
nên tam học lục độ Bồ Tát vạn hạnh thảy đều trống không, khởi tâm động niệm vẫn
cứ là tâm luân hồi, mỗi ngày tạo tác vẫn là nghiệp luân hồi, như vậy làm sao có
thể siêu thoát luân hồi? Không những bạn không thể siêu thoát luân hồi mà ngay
đến cầu vãng sanh cũng có chướng ngại.


Lão
cư sĩ Lý Bỉnh Nam cuối đời đã nói “Một vạn người niệm Phật chân thật vãng
sanh
chỉ có ba đến năm người mà thôi
”, pháp môn này người xưa nói “vạn
người tu vạn người đi
”, vì sao một vạn người chỉ có năm ba người? Vì không
đúng pháp, không giữ qui củ, tùy tiện. Tùy tiện chính là thả theo phiền não tập
khí của chính mình, tùy theo phiền não tập khí của chính mình mà lưu chuyển,
nên việc tu học nếu muốn thành tựu cũng rất khó.


(Còn
tiếp …)


KINH
ĐẠI THỪA
VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC


Pháp
sư
: HT. TỊNH KHÔNG


Biên
dịch
: Vọng Tây cư sĩ


Biên
tập
: PT. Giác Minh Duyên

 

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-Bàn

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Load More

Discussion about this post

Tam Bảo Lực Chuyển Hóa Nghiệp Thức Của Thú Vật

Tam Bảo lực chuyển hóa nghiệp thức của thú vật

Trong số báo này, chủ đề đặt ra là thú vật có thể hiểu Phật pháp không. Tất nhiên thú...

Cư Sĩ Giới Pháp

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vai Trò Của Tri Thức Và Sáng Tạo Trong Quá Trình Thành Đạo Của Đức Phật

Vai trò của tri thức và sáng tạo trong quá trình thành đạo của Đức Phật

Sự kiện thành đạo của Đức Phật là kết quả của một chuỗi dài nhân duyên thánh thiện. Theo mô...

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

ĐI TÌM "TRÁI TIM BẤT DIỆT"của Bồ tát Thích Quảng Đức Lê Trúc (PetroTimes) - Cách đây hơn 50 năm, vào...

Đồng Thanh Tương Ứng

Đồng thanh tương ứng

ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG Phạm Lãng Yên   Buổi tối hôm nọ trời đổ mưa sụt sùi, tê tái, tôi...

Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau

Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau

Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau Susanta Nguyễn dịch từ nguyên tác của Ahjan Sumedho Đạo Phật thường quán niệm...

Tính Kế Thừa & Phát Triển Trong Phật Giáo

Tính kế thừa & phát triển trong Phật Giáo

TÍNH KẾ THỪA & PHÁT TRIỂN TRONG PHẬT GIÁO Thích Trung Hữu   Thầy Thích Trung Hữu Đôi khi huynh...

Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo Và Việc Giao Lưu Giữa Phật Giáo Và Cơ Đốc Giáo

Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo Và Việc Giao Lưu Giữa Phật Giáo Và Cơ Đốc Giáo

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Linh Mục Phạm Ngọc Khuê, đại diện cho tòa Giám mục Phát Diệm trả...

Cuộc Đời Đức Phật (Cải Lương)

Cuộc Đời Đức Phật (Cải Lương)

Cuộc Đời Đức Phật  Kịch Bản: Tuệ Quang Cố Vấn & Biên Tập: Thích Nhật Từ Trải qua gần 100 năm tuổi...

Có Thời Gian Hay Không?

THỜI GIAN CÓ HAY KHÔNG? Nguyễn Thế Đăng 1. Quan niệm thời gian trong vật lý hiện đại Chúng ta...

58. Phật Đản Sinh Bốn Chân Lý Nhiệm Mầu

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Một Số Hình Ảnh Về Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ (1928-2020)

MỤC LỤCMỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỨC ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG THÍCH QUẢNG ĐỘ (1928-2020)Hòa thượng Thích Quảng Độ ở...

Ý Nghĩa Căn Bản Của Giới Luật

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Giới hạnh (sila) không những là yếu tố không thể thiếu trong hành trình giác ngộ giải thoát, mà còn...

Theo Dấu Chân Phật – Ajahn Sucitto – Nick Scott

Theo Dấu Chân Phật – Ajahn Sucitto – Nick Scott

THEO DẤU CHÂN PHẬT  Cuốn sách này là tập hai. Tập một mở đầu một tường thuật về chuyến hành...

Bảy Bí Quyết Sống Hạnh Phúc & Các Bài Pháp Khác

Bảy bí quyết sống hạnh phúc & các bài pháp khác

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay BẢY BÍ QUYẾT SỐNG HẠNH PHÚC  & Các Bài Pháp Khác Nhiều tác giả |...

Tam Bảo lực chuyển hóa nghiệp thức của thú vật

Cư Sĩ Giới Pháp

Vai trò của tri thức và sáng tạo trong quá trình thành đạo của Đức Phật

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Đồng thanh tương ứng

Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau

Tính kế thừa & phát triển trong Phật Giáo

Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo Và Việc Giao Lưu Giữa Phật Giáo Và Cơ Đốc Giáo

Cuộc Đời Đức Phật (Cải Lương)

Có Thời Gian Hay Không?

58. Phật Đản Sinh Bốn Chân Lý Nhiệm Mầu

Một Số Hình Ảnh Về Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ (1928-2020)

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Theo Dấu Chân Phật – Ajahn Sucitto – Nick Scott

Bảy bí quyết sống hạnh phúc & các bài pháp khác

Tin mới nhận

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

“Trường thọ và đoản thọ” theo lời Phật dạy

Lễ Phật Đản ngày nay

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Phật có bao giờ nói lời khó chịu làm buồn khổ người khác?

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Hành trì theo lời Phật dạy

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Tu bồi cội phúc

Chùa Vĩnh Phúc an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Lời Phật dạy về ruộng phước

Lời Phật dạy về Y phục

Giá trị chân thật về con người

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Để tâm giải thoát được thuần thục

Tin mới nhận

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh “Tâm Hoang Vu”

Viên Tịch và Tân Viên Tịch

Phóng Sự Ảnh Các Nơi Chuẩn Bị Đón Mừng Đại Lễ Phật Đản

Luận Lý Nhân Minh Trong Tăng Chi Bộ Kinh

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Khổ Tu

Ngồi thật yên và nghĩ lại mình

Thúc liễm thân tâm là giữ gìn Chánh pháp

Ngày hội ăn chay 100 món giá không đồng

Không phải lỗi thầy thuồc

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 4

Hôn nhân khác đạo

Suy Ngẫm Nhỏ Về Phương Tiện & Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Giáo

Thiền Tứ Niệm Xứ Minh Sát Tuệ

Trung Quốc chuẩn bị người kế vị cho Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài qua đời

HÌNH BÓNG CON TRÂU QUA CA DAO-TỤC NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Giải Thích Trung Luận – Bài Tụng Kính Lễ Mở Đầu Trung Luận Bài 2

Đọc sách ngàn lần – Tập 1

Phật Giáo và Tái Sinh | Buddhism and Rebirth (Video song ngữ Vietnamese-English)

Những Bài Thơ Nguyện Học Hạnh Thiên Nhiên (song ngữ)

Tin mới nhận

Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 06)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Những pháp đoạn trừ và nuôi dưỡng năm triền cái

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – nơi Phật đản sanh

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Kinh Pháp Diệt Tận

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Tin mới nhận

Niệm Phật Tam Muội

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Đọc sách ngàn lần – Tập 6

Tịnh Độ Tập Yếu

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 12)

Chuyển hóa cuộc đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Phật Giáo Là Gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Phản tỉnh – Hổ thẹn – Sám hối.

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

Thành Thật Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 10)

Cáo Phó

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.