The Journal of Complementary Medicine tại Úc, năm 2006, vol 5 số 5 page 34, có nói về các loại thảo mộc liên quan đến bịnh tiểu đường, chẳng hạn như cây quế (Cinnamon), mà kết quả của nó được báo cáo khi nó được d̀ùng điều tṛi tại các bịnh viện, với những bằng chứng như sau:
Cinnamon được dùng có tên là Cinnamomum cassia or C. Verum, thì cả hai có tác dụng tốt với đường trong máu với nhiều dạng khác nhau. Giống cây trên được thấy tại Sri Lanca Ấn độ, trong các rừng nhiệt đới, có cao độ 500m hay 1,500 feet; Ngày nay nó được trồng nhiều nơi các rừng nhiệt đới, đặc biệt ở Philippines và Tây Ấn độ. Ở Việt Nam cũng có một rừng quế ở Trung phần Việt Nam, mà phẩm chất của quế Việt Nam rất cao và được ưa chuộng nhất, giá bán cao nhất. Cinnamom có được bằng cách lột vỏ khi cây được trồng sau một năm, nhất là trong mùa mưa. Cây trồng thường cắt ng̣on gần gốc cây để có được nhiều cành, nghiã là được nhiều vỏ cây. V̀a cây sau khi lột ra xong, thường để nơi thoáng trong nhà, sau một hay hai ngày, để cho nó lên men, rồi mới dùng. Khi cây đã lột vỏ xong, vỏ mới hiện ra và tiếp tục lột nó vào năm tới.
Theo người Trung hoa, lý thuyết về âm dương (yin and yang), thường được áp dụng ̣trong việc trị bịnh. Nghiã là con người khoẻ mạnh khi âm dương điều hòa. Như đại vũ trụ gồm có 5 phần: kim, thủy, mộc, hoả và thổ ( Metal, Water, Wood, Fire and Earth),thì con người là một tiểu vũ trụ, cũng có năm thành phần như trên. Năm thành phần đó là năm cơ phận gọi là ngũ tạng trong con người. Các ngũ tạng nầy lại tuỳ thuộc vào yin và yang là âm và dương. Hình vẻ sau đây, diển tả ngũ hành, nói lên năm cơ phận trong cơ thể, và cách trị liệu âm dương tương ứng.
Tôi không bàn về triết lý âm dương trong việc trị bịnh, mà tôi chỉ nêu lên ṃ̀ôt vấn đề ngũ hành để có dịp tôi sẻ đào sâu nó trong những dịp thuận tiện.
Trở lại việc dùng bột vỏ cây quế ( cinnamon powder).
Trong cuộc khảo cứu với 60 người bịnh tiểu đường loại 2, theo Giáo sư Richard Anderson, PhD researcher at the US Department of Agriculture, Ông đã báo cáo kết quả được đăng trong tờ Journal of the American, thì 60 quý vị đó được cho uống với liều lượng 1, 3, và 6g mỗi ngày và được dùng trong thời gian là 40 ngày thì hàm lượng đường trong máu giãm lúc đói đi từ 18-29 % (phần trăm) , và triglycerides giãm từ 23-30%, còn LDL cholesterol xấu giãm từ 7-27 %. Ông cũng nói rằng chính Cinnamon không gây những phản ứng phụ ̣(cinnamon has no side effects) (Khan et al, 2003).
Thế nhưng, các cuộc thử nghiệm khác được công bố khi cho 79 bịnh nhân mắc hai lọai tiểu đường loại I và II, khi cho họ dùng 3g/day mỗi ngày bột vỏ quế (cinnamon powder), trong 4 tháng, thì kết quả rất rõ ràng là hàm lượng đường trong máu giãm rất rõ ràng, và đặc biệt nhất cho quý vị cần phải quan tâm để kiễm soát hàm lượng của đường cao trong máu ̣(Mang B et al.2006).
Tại sao cinnamon lại có khả năng làm giãm lượng đường?
Theo journal reference về Diabetes care, vol 26, thì trong cinnamon có chất polyphenol compound gọi tắt là MHCP, chất nầy có đặc tính giống như là đặc tính của chất insulin, nghĩa là nó hổ trợ cho insulin trong vai trò tích cực như vai trò nhận insulin trong các tế bào vậy. Thêm nữa, insulin không những có vai trò về đường trong máu mà lại còn thêm vai trò là kiễm soát chất mỡ trong máu và chất cholesterol xấu LDL nữa. Thế nên, cinnamon lại kiêm nhiệm thêm vai trò giãm mỡ trong máu và giãm cholesterol LDL trong máu nữa. Debora MacKenzie (2003) nghiên cứu về cinnamon và nói thêm rằng, khi ta ngừng dùng cinnamon thì có nghĩa là ta mất đi vai trò phụ giúp của insulin trong cơ thể, có nghĩa là lượng đường trong mái lại trở về như cũ, kể cả các chất béo trong máu luôn cả cholesterol xấu LDL trong máu. Thế nên, hàm ý là nên dùng cinnamon luôn.
Cinnamon phối hợp với việc ăn uống và tập thể dục.
Nhưng trái lại, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các hàm lượng thuốc dùng trên cần kết hợp với chế độ ăn uống có kiểm soát theo chế độ ăn uống của người bịnh tiểu đường.
Sau đây là một phương pháp được coi cũng là hữu hiệu là khi:
Những nhười bịnh tiểu đường mới hay lâu, nên vận động hằng ngày như đi bộ 40 phút, bơi lội 25 phút /ngày và kiễm soát thức ăn bỏ vào miệng: ít́ chất béo, ít chất bột, nhiều fibre và protein, uống nhiều nước trong ngày, và dùng với Carrot: Daucus carota (Apiaceae). Vì Carrot rất giàu chất carotene, chất nầy nhờ gan biến thành vitamin A. Lá của carrot thì là một chất lợi tiểu rất tốt. Nó cũng giúp vào trị bịnh viêm bàng quang, hay sạn thận. Viêm bàng quang thì thường đi kèm với chứng muốn đi tiểu và đi tiểu bị rát. Củ carrot thì sạch đường tiểu. Giúp gan and nhuận tiểu và làm sạch thận. Đặc biệt là nó giúp gan tránh khỏi các độc chất có trong nó, nghĩa là nó giải độc cho gan.
Dưa hấu: ăn vài miếng trong ngày cũng tốt cho người bịnh tiểu đường. Còn cinnamon thì dùng muổng caphê bột quế cho vào miệng rồi uống với một hớp nước trong bửa ăn, hay rải trên các thức ăn đ̉ể ăn hay uống sau bửa ăn. Hiện nay, trong các thực phẫm chế biến, họ dùng cinnamon trộn vào thực phẫm để chế biến và bán trên thị trường như các loại thực phẫm fast food, dĩ nhiên với quản cáo l̀a giãm đưởng trong máu và mập vv?…
Cinnamon không hiệu qủa cho các bà sau thời kỳ mãn kinh.
Tuy nhiên, trái hẳn lại, các kết qủa đã được công bố trên in the Journal of Nutrition in tháng 3 năm 2006 thì các cuộc thữ nghiệm đối với các bà sau thời kỳ mãn kinh (post menopausal) khi dùng 1,5g /day mỗi ngày trong thời gian là 6 tuần thì không có kết qủa như trên (Vanschoonbeek K et al, 2006). Tuy nhiên , nếu dùng với hàm lượng 6g/ngày thì thế nào, không nghe ai nói cả, vỉ không có ai thử nghiệm. Vậy hãy chờ thông tin về việc nầy sau, nếu không thì phải giải thích tại sao không có kết quả.
Cách dùng:
Sau khi ăn hay trong bửa ăn, lấy một muổng caphe nhỏ, múc đầy bột vỏ cây quế rồi bỏ trong miệng và uống ngay một ng̣um nước vào, như khi uống thuốc tán.
Liệu lượng là 6g/ một ngày. Trên thị trường có bán cinnamon dượi dạng capsule tại các tiệm thuốc.
Kết qủa :
Dùng cinnamon bột trong các bửa ăn, cộng với việc tập thể dục như đã nói, hẵn là mang lại kết quả tốt cho quý ṿ̣i mắc ph̉ai bịnh tiểu đường.
Bui The Truong
Sydney 11-01-07
Debara Mac Kenzie 2003. Journal Diabetes care, vol 26,pp 31-35
Khan et al, 2003. Diabetes care, vol:26 (12) 3213-3216
Mang B et al.2006. Europe Journal Clin Invest vol:36 (5); pp:340-344
The journal of Complementary Medicine, 06, vol 5, No 6 Pp: 34.
Vanschoonbeek K et al, 2006. Journal Nutrition, vol: 136, pp977-980
(Nguồn: khoahocnet)
Discussion about this post