PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Kinh Các Căn Bản Bất Thiện

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Blank1. – Này các Tỷ-kheo, có ba căn bản bất thiện này. Thế nào là ba? Tham là căn bản bất thiện, sân là căn bản bất thiện, si là căn bản bất thiện.

2. Cái gì là tham, này các Tỷ-kheo, cái ấy bất thiện. Ai với lòng tham có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng tham, bị lòng tham chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh”, cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sanh từ tham, duyên khởi từ tham, tập khởi từ tham, khởi lên nơi người ấy.

3.  Cái gì là sân, này các Tỷ-kheo, cái ấy bất thiện. Ai với lòng sân có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng sân, bị lòng sân chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh”, cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sanh từ sân, duyên khởi từ sân, tập khởi từ sân, khởi lên nơi người ấy.

4. Cái gì là si, này các Tỷ-kheo, cái ấy bất thiện. Ai với lòng si có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng si, bị lòng si chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh”, cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sanh từ si, duyên khởi từ si, tập khởi từ si, khởi lên nơi người ấy.

5. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nói phi pháp, nói phi luật. Vì sao người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nói phi pháp, nói phi luật? Như vầy là vì người này, này các Tỷ-kheo, đã vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh”. Khi được đối chất với sự thật, người ấy phủ nhận, không có chấp nhận, khi được đối chất với sự không thật, người ấy không có nhiệt tình thoát mở ra ngoài, nói rằng: “Đây là không chân, đây là không thực”. Cho nên, người như vậy được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nói phi pháp, nói phi luật.

Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do tham sanh nhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do sân sanh nhiếp phục, tâm mất sự tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp dosi sanh nhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú.

6. Ví như này các Tỷ-kheo, cây Sāla hay cây Dhava hay cây Phandana bị phá hoại, bị bao trùm bởi ba loại tầm gởi, đi đến tổn hại, đi đến bất hạnh, đi đến tổn hại, và bất hạnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do tham sanh nhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do sân sanh nhiếp phục, tâm mất sự tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do si sanh nhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn bản bất thiện.

7. Có ba căn bản của thiện, này các Tỷ-kheo. Thế nào là ba? Không tham là căn bản của thiện, không sânlà căn bản của thiện, không si là căn bản của thiện.

8. Cái gì là không tham, này các Tỷ-kheo, cái ấy thiện. Ai với lòng không tham có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy thiện. Ai không có lòng tham, không bị lòng tham chinh phục, tâm được tự chủ, không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh”, cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh từ không tham, duyên khởi từ không tham, tập khởi từ không tham, khởi lên nơi người ấy.

9. Cái gì là không sân, này các Tỷ-kheo, cái ấy thiện. Ai với lòng không sân có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy thiện. Với ai không có lòng sân, không bị lòng sân chinh phục, tâm được tự chủ, không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh”, cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh từ không sân, duyên khởi từ không sân, tập khởi từ không sân, khởi lên nơi người ấy.

10. Cái gì là không si, này các Tỷ-kheo, cái ấy là thiện. Ai với lòng không si có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy thiện. Với ai không có lòng si, không bị lòng si chinh phục, tâm được tự chủ, không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh”, cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh ra từ không si, duyên khởi từ không si, tập khởi từ không si, khởi lên nơi người ấy.

11. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp, nói đúng luật. Vì sao người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp, nói đúng luật? Như vầy là vì người này, này các Tỷ-kheo, đã không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên: “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh”. Khi được đối chất với sự thật, người ấy chấp nhận, không có phủ nhận, khi được đối chất với sự không thật, người ấy nhiệt tình thoát mở ra ngoài, nói rằng: “Đây là chân, đây là thực”. Cho nên, người như vậy được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp, nói đúng luật.

Người như vậy, này các Tỷ-kheo, đoạn tận các ác bất thiện do tham sanh, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây Tāla, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-Niết-bàn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, đoạn tận các ác bất thiện do sân sanh, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây Tāla, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-Niết-bàn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, đoạn tận các ác bất thiện do si sanh, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây Tāla, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-Niết-bàn.

12. Ví như, này các Tỷ-kheo, cây Sāla hay cây Dhava, cây Phandana, bị ba cây tầm gởi phá hoại bao trùm. Rồi có người đi đến, cầm cuốc và thúng. Người ấy chặt đứt rễ cây tầm gởi ấy, sau khi chặt đứt rễ, người ấy đào mương. Đào mương xong, người ấy nhổ các rễ lên, nhổ cho đến các rễ nhỏ, rễ có mùi thơm (Usīra). Rồi người ấy chặt cây tầm gởi thành từng khúc nhỏ, bửa và chẻ thành từng mảnh nhỏ, người ấy đem phơi giữa gió và mặt trời. Sau khi phơi giữa gió và mặt trời, người ấy lấy lửa đốt, làm thành một đống tro, và quạt chúng ra giữa gió lớn, hay đổ chúng xuống dòng nước chảy nhanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các cây tầm gởi ấy, bị cắt đứt gốc từ rễ, bị làm cho như thân cây Tāla, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người như vậy, này các Tỷ-kheo, đoạn tận các ác bất thiện do tham sanh, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây Tāla, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-Niết-bàn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, đoạn tận các ác bất thiện do sân sanh, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây Tāla, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-Niết-bàn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, đoạn tận các ác bất thiện do si sanh, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây Tāla, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-Niết-bàn.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn bản của thiện.

Song ngữ Việt Anh: 
Roots  Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu
Chuyển dịch từ Pali: HT Thích Minh Châu   

 

Monks, there are these three roots of what is unskillful. Which three? 
-Greed is a root of what is unskillful, 
-Aversion is a root of what is unskillful, 
-Delusion is a root of what is unskillful.

Này các Tỷ-kheo, có ba căn bản bất thiện. Thế nào là ba ? 

-Tham là căn bản bất thiện, 
-Sân là căn bản bất thiện, 
-Si là căn bản bất thiện.

Greed itself is unskillful. Whatever a greedy person fabricates by means of body, speech, or intellect, that too is unskillful. Whatever suffering a greedy person — his mind overcome with greed, his mind consumed — wrongly inflicts on another person through beating or imprisonment or confiscation or placing blame or banishment, [with the thought,] ‘I have power. I want power,’ that too is unskillful. Thus it is that many evil, unskillful qualities/events — born of greed, caused by greed, originated through greed, conditioned by greed — come into play.

Cái gì là tham, này các Tỷ-kheo, cái ấybất thiện. Ai với lòng tham có làm về thân, về lợi, về ý, cái ấy bất thiện. Ai có lòng tham, bị lòng tham chinh phục,tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại,trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếchay tẩn xuất, dựa trên : “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiệnpháp này sanh từ tham, duyên khởi từ tham, tập khởi từ tham, khởi lên nơi người ấy.

Aversion itself is unskillful. Whatever an aversive person fabricates by means of body, speech, or intellect, that too is unskillful. Whatever suffering an aversive person — his mind overcome with aversion, his mind consumed — wrongly inflicts on another person through beating or imprisonment or confiscation or placing blame or banishment, [with the thought,] ‘I have power. I want power,’ that too is unskillful. Thus it is that many evil, unskillful qualities — born of aversion, caused by aversion, originated through aversion, conditioned by aversion — come into play.

Cái gì là sân, này các Tỷ-kheo, cái ấybất thiện. Ai với lòng sân có làm gì về thân, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng sân, bị lòng sân chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc haytẩn xuất, dựa trên : “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sanh từ sân, duyên khởi từ sân,tập khởi từ sân, khởi lên nơi người ấy.

Delusion itself is unskillful. Whatever a deluded person fabricates by means of body, speech, or intellect, that too is unskillful. Whatever suffering a deluded person — his mind overcome with delusion, his mind consumed — wrongly inflicts on another person through beating or imprisonment or confiscation or placing blame or banishment, [with the thought,] ‘I have power. I want power,’ that too is unskillful. Thus it is that many evil, unskillful qualities — born of delusion, caused by delusion, originated through delusion, conditioned by delusion — come into play.

Cái gì là si, này các Tỷ-kheo, cái ấy bất thiện. Ai với lòng si có làm gì về thân, về lời, về ý, cái ấy bất thiện. Với ai có lòng si, bị lòng si chinh phục, tâm không được tự chủ, vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc haytẩn xuất, dựa trên : “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là bất thiện. Như vậy, rất nhiều ác bất thiện pháp này sanh từ si, duyên khởi từ si, tập khởi từ si, khởi lên nơi người ấy.

And a person like this is called one who speaks at the wrong time, speaks what is unfactual, speaks what is irrelevant, speaks contrary to the Dhamma, speaks contrary to the Vinaya. Why…? Because of having wrongly inflicted suffering on another person through beating or imprisonment or confiscation or placing blame or banishment, [with the thought,] ‘I have power. I want power.’ When told what is factual, he denies it and doesn’t acknowledge it. When told what is unfactual, he doesn’t make an ardent effort to untangle it [to see], ‘This is unfactual. This is baseless.’ That’s why a person like this is called one who speaks at the wrong time, speaks what is unfactual, speaks what is irrelevant, speaks contrary to the Dhamma, speaks contrary to the Vinaya.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nóiphi pháp, nói phi luật. Vì sao người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nói phi pháp, nói phi luật ? Như vầy là vì người này, này các Tỷ-kheo, đã vu cáo làm người khácđau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên : “Ta là sức mạnh, ta cósức mạnh.” Khi được đối chất với sự thật, người ấy phủ nhận, không cóchấp nhận ; khi được đối chất với sự thật, người ấy không có nhiệt tình thoát mở ra ngoài, nói rằng : “Đây là không chân, đây là không thực”. Cho nên, người như vậy được gọi là người nói phi thời, nói không thực, nói không trúng đích, nói phi pháp, nói phi luật.

-A person like this — his mind overcome with evil, unskillful qualities born of greed, his mind consumed — dwells in suffering right in the here-&-now — feeling threatened, turbulent, feverish — and at the break-up of the body, after death, can expect a bad destination.
-A person like this — his mind overcome with evil, unskillful qualities born of aversion, his mind consumed — dwells in suffering right in the here-&-now — feeling threatened, turbulent, feverish — and at the break-up of the body, after death, can expect a bad destination.
-A person like this — his mind overcome with evil, unskillful qualities born of delusion, his mind consumed — dwells in suffering right in the here-&-now — feeling threatened, turbulent, feverish — and at the break-up of the body, after death, can expect a bad destination.

-Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do tham sanhnhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. 
-Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do sân sanh nhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú. 
-Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị các ác bất thiện pháp do si sanh nhiếp phục, tâm mất tự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú.

Just as a sal tree, a birch, or an aspen, when smothered & surrounded by three parasitic vines, falls into misfortune, falls into disaster, falls into misfortune & disaster, in the same way, a person like this — his mind overcome with evil, unskillful qualities born of greed… born of aversion… born of delusion, his mind consumed — dwells in suffering right in the here-&-now — feeling threatened, turbulent, feverish — and at the break-up of the body, after death, can expect a bad destination.

Ví như này các Tỷ-kheo, cây sàla hay cây dhava hay cây phandana bị phá hoại, bị bao trùm bởi ba loại tầm gởi, đi đến tổn hại, đi đến bất hạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người như vậy, bị các ác bất thiện pháp do tham sanhchinh phục, ….bị các ác bất thiện pháp so sân sanh ….. bị các ác bất thiệnpháp so si sanh chinh phục, tâm mấttự chủ, ngay trong hiện tại sống đau khổ với sự tổn não, với sự ưu não, với sự nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là ác thú

These are the three roots of what is unskillful.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn bản bất thiện.

Now, there are these three roots of what is skillful. Which three? 
-Lack of greed is a root of what is skillful, 
-Lack of aversion is a root of what is skillful, 
-Lack of delusion is a root of what is skillful.

Có ba căn bản của thiện, này các Tỷ-kheo. Thế nào là ba ? 
-Không tham là căn bản của thiện, 
-Không sân là căn bản của thiện, 
-Không si là căn bản của thiện.

 

Lack of greed itself is skillful. Whatever an ungreedy person fabricates by means of body, speech, or intellect, that too is skillful. Whatever suffering an ungreedy person — his mind not overcome with greed, his mind not consumed — does not wrongly inflict on another person through beating or imprisonment or confiscation or placing blame or banishment, [with the thought,] ‘I have power. I want power,’ that too is skillful. Thus it is that many skillful qualities — born of lack of greed, caused by lack of greed, originated through lack of greed, conditioned by lack of greed — come into play.

Cái gì là không tham, này các Tỷ-kheo, cái ấy thiện. Ai với lòng không tham có làm về thân, về lợi, về ý, cái ấy thiện. Ai không có lòng tham, không bị lòng tham chinh phục, tâm được tự chủ, không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thutài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên : “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh từ khôngtham, duyên khởi từ không tham, tập khởi từ không tham, khởi lên nơi người ấy.

Lack of delusion itself is skillful. Whatever an undeluded person fabricates by means of body, speech, or intellect, that too is skillful. Whatever suffering an undeluded person — his mind not overcome with delusion, his mind not consumed — does not wrongly inflict on another person through beating or imprisonment or confiscation or placing blame or banishment, [with the thought,] ‘I have power. I want power,’ that too is skillful. Thus it is that many skillful qualities — born of lack of delusion, caused by lack of delusion, originated through lack of delusion, conditioned by lack of delusion — come into play.

Cái gì là không sân, này các Tỷ-kheo, cái ấy thiện. Ai với lòng không sân có làm về thân, về lợi, về ý, cái ấy thiện. Với ai không có lòng sân, không bị lòng sân chinh phục, tâm được tự chủ, không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thutài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên : “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh từ khôngsân, duyên khởi từ không sân, tập khởitừ không sân, khởi lên nơi người ấy.

Lack of delusion itself is skillful. Whatever an undeluded person fabricates by means of body, speech, or intellect, that too is skillful. Whatever suffering an undeluded person — his mind not overcome with delusion, his mind not consumed — does not wrongly inflict on another person through beating or imprisonment or confiscation or placing blame or banishment, [with the thought,] ‘I have power. I want power,’ that too is skillful. Thus it is that many skillful qualities — born of lack of delusion, caused by lack of delusion, originated through lack of delusion, conditioned by lack of delusion — come into play.

Cái gì là không si, này các Tỷ-kheo, cái ấy thiện. Ai với lòng không si có làm về thân, về lợi, về ý, cái ấy thiện. Với ai không có lòng si, không bị lòng sichinh phục, tâm được tự chủ, khôngvu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thu tài sản,mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên : “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Cái ấy là thiện. Như vậy, rất nhiều thiện pháp này sanh từ không si, duyên khởitừ không si, tập khởi từ không si, khởi lên nơi người ấy.

And a person like this is called one who speaks at the right time, speaks what is factual, speaks what is relevant, speaks in line with the Dhamma, speaks in line with the Vinaya. Why…? Because of not having wrongly inflicted suffering on another person through beating or imprisonment or confiscation or placing blame or banishment, [with the thought,] ‘I have power. I want power.’ When told what is factual, he acknowledges it and does not deny it. When told what is unfactual, he makes an ardent effort to untangle it [to see], ‘This is unfactual. This is baseless.’ That’s why a person like this is called one who speaks at the right time, speaks what is factual, speaks what is relevant, speaks in line with the Dhamma, speaks in line with the Vinaya.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp,nói đúng luật. Vì sao người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp, nói đúng luật ? Như vầy là vì người này, này các Tỷ-kheo, đã không vu cáo làm người khác đau khổ, bằng cách sát hại, trói buộc, tịch thutài sản, mắng nhiếc hay tẩn xuất, dựa trên : “Ta là sức mạnh, ta có sức mạnh.” Khi được đối chất với sự thật, người ấy chấp nhận, không có phủ nhận ; khi được đối chất với sự thật, người ấy nhiệt tình thoát mở ra ngoài, nói rằng : “Đây là chân, đây là thực”. Cho nên, người như vậy được gọi là người nói đúng thời, nói thực, nói trúng đích, nói đúng pháp, nói đúngluật.

-In a person like this, evil, unskillful qualities born of greed have been abandoned, their root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. He dwells in ease right in the here-&-now — feeling unthreatened, placid, unfeverish — and is unbound right in the here-&-now.
-In a person like this, evil, unskillful qualities born of aversion have been abandoned, their root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. He dwells in ease right in the here-&-now — feeling unthreatened, placid, unfeverish — and is unbound right in the here-&-now.

-In a person like this, evil, unskillful qualities born of delusion have been abandoned, their root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. He dwells in ease right in the here-&-now — feeling unthreatened, placid, unfeverish — and is unbound right in the here-&-now.

-Người như vậy, này các Tỷ-kheo, đoạn tận các ác bất thiện do tham sanh, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tạiđược Bát-niết-bàn. 
-Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị các ác bất thiện pháp do sân sanh nhiếp phục, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không hiện hữu, làm cho không thểsanh khởi trong tương lai, ngay tronghiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-niết-bàn. 
-Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị các ác bất thiện pháp do si sanh nhiếp phục, tâm không mất tự chủ, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, ngay trong hiện tại sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, sau khi thân hoại mạng chung, ngay trong hiện tại được Bát-niết-bàn.

Just as if there were a sal tree, a birch, or an aspen, smothered & surrounded by three parasitic vines. A man would come along, carrying a spade & a basket. He would cut the vines at the root and, having cut them at the root, would dig around them. Having dug around them, he would pull them out, even down to the rootlets. He would cut the stalks of the vines. Having cut them, he would slice them into splinters. Having sliced them into splinters, he would pound them into bits. Having pounded them into bits, he would dry them in the wind & sun. Having dried them in the wind & sun, he would burn them in a fire. Having burned them in a fire, he would reduce them to powdered ash. Having reduced them to powdered ash, he would winnow them before a high wind or let them be washed away in a swift-flowing stream. In that way the parasitic vines would have their root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising.

Ví như, này các Tỷ-kheo, cây sàla hay cây dhava, cây phandana, bị ba cây tầm gởi phá hoại bao trùm. Rồi có người đi đến, cầm cuốc và thúng. Người ấy chặt đứt rễ cây tầm gởi ấy, sau khi chặt đứt rễ, người ấy đào mương. Đào mương xong, người ấy nhổ các rễ lên, nhỏ cho đến các rễ nhỏ, rễ usira. Rồi người ấy chặt cây tầm gởi thành từng khúc nhỏ, bửa và chẻ thành từng mảnh nhỏ, người ấy đem phơi giữa gió và mặt trời. Sau khi phơi giữa gió và mặt trời, người ấy lấy lửa đốt, làm thành một đống tro, và quạt chúng ra giữa gió lớn, hay đổ chúng xuống dòng nước chảy nhanh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các cây tầm gởi ấy, bị cắt đứt gốc từ rễ, bị làm cho như thân cây tala, làm cho không hiện hữu, làm cho không thể sanh khởitrong tương lai.

In the same way, in a person like this, evil, unskillful qualities born of greed… born of aversion… born of delusion have been abandoned, their root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. He dwells in ease right in the here-&-now — feeling unthreatened, placid, unfeverish — and is unbound right in the here-&-now.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với người như vậy, các ác bất thiện pháp dotham sanh,….. do sân sanh,…. do si sanh đã được đoạn tận, được chặt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, được làm cho không thể hiệnhữu, được làm cho không sanh khởitrong tương lai, ngay trong hiện tạiđược sống an lạc, không có tổn não, không có ưu não, không có nhiệt não, ngay trong hiện tại được Bát-niết-bàn

These are the three roots of what is skillful.”

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn bản của thiện.

 

Tin bài có liên quan

Vượt Thoát Sợ Hãi

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Ước Hẹn Với Sự Sống

Ước hẹn với sự sống

Tra Cứu Kinh Trường Bộ

Tra cứu kinh Trường Bộ

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (Song Ngữ)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Load More

Discussion about this post

Phật Giáo Nhập Thế Và Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Bền Vững

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Tinh thần nhập thế đã đưa Phật giáo đi vào xã hội, hướng con người tiến gần hơn với thiện...

Bao Giờ Thôi Hết Dại Khờ

Bao Giờ Thôi Hết Dại Khờ

BAO GIỜ THÔI HẾT DẠI KHỜ Quảng Tánh Dại khờ thì chẳng ai muốn, sanh ra đã trót dại rồi...

Tâm Lý Dửng Dưng Còn Dễ Sợ Hơn Là Oán Hờn Thù Hận

Tâm lý dửng dưng còn dễ sợ hơn là oán hờn thù hận

TÂM LÝ DỬNG DƯNGCÒN DỄ SỢ HƠN LÀ OÁN HỜN THÙ HẬNTrần Kiêm Đoàn   Covid-19 không thể trị được...

Gặp Nhà Sư Người Indonesia Chuyên Viết Nhạc Phật Giáo Cho Trẻ Em.

Gặp Nhà Sư Người Indonesia Chuyên Viết Nhạc Phật Giáo Cho Trẻ Em.

GẶP NHÀ SƯ NGƯỜI INDONESIA CHUYÊN VIẾT NHẠC PHẬT GIÁO CHO TRẺ EM Ký sự đường xa của Thiện Đức...

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

PHẨM THỨ MƯỜI BẢYTUYỀN TRÌ CÔNG ĐỨCPhần này tương đối dễ tìm, là phần mở đầu của phẩm thứ mười...

40 Câu Nói Có Ý Nghĩa Để Làm Nên Sự Sống

40 câu nói có ý nghĩa để làm nên sự sống

40 CÂU NÓI CÓ Ý NGHĨA ĐỂ LÀM NÊN SỰ SỐNGTHÍCH ĐẠT MA PHỔ GIÁC 1-Người Phật tử cần phải thiền trong...

Tùy Duyên Bất Biến

Tùy duyên bất biến

TÙY DUYÊN BẤT BIẾN Minh Tâm Sau khi đau lòng phải rời bỏ quê hương để tìm tự do trên...

Ông Đạo Chuối

Ông Đạo Chuối

ÔNG ĐẠO CHUỐI Truyện ngắn Nguyễn Văn Sâm 1. Ông Đạo Chuối ngồi xuống ghế, cẩn thận phủi hai bàn...

Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn Shurangama Mantra in Sanskrit

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Không Nên Cho Kẻ Phàm Tục Xuất Gia Trong Giáo Hội Thanh Tịnh Của Đức Bổn Sư

Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư

KHÔNG NÊN CHO KẺ PHÀM TỤC XUẤT GIA trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư Hòa Thượng Giới...

Pháp Ngữ Trong Kinh Kim Cang (6)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

Pháp ngữ trong Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng...

Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Ý NGHĨA TỔNG QUÁT VỀ GIỚI TRONG THANH TỊNH ĐẠOThích Minh Hải Giới là một trong ba môn học vô...

Sắc lệnh bảo vệ đời sống và môi trường thiên nhiên ban ra cách nay 23 thế kỷ

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ (mà cũng có thể của cả nhân loại) vua Aśoka  đã đề...

Thiền Tông Và Giới Luật: Phật Giáo Thành Thị Và Phật Giáo Trong Núi

Thiền Tông và Giới Luật: Phật Giáo Thành Thị và Phật Giáo Trong Núi

THIỀN TÔNG VÀ GIỚI LUẬT: PHẬT GIÁO THÀNH THỊ VÀ PHẬT GIÁO TRONG NÚIAtsushi Ibuki - Nguyên Hiệp dịch Giới...

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Bao Giờ Thôi Hết Dại Khờ

Tâm lý dửng dưng còn dễ sợ hơn là oán hờn thù hận

Gặp Nhà Sư Người Indonesia Chuyên Viết Nhạc Phật Giáo Cho Trẻ Em.

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

40 câu nói có ý nghĩa để làm nên sự sống

Tùy duyên bất biến

Ông Đạo Chuối

Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn Shurangama Mantra in Sanskrit

Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Sắc lệnh bảo vệ đời sống và môi trường thiên nhiên ban ra cách nay 23 thế kỷ

Thiền Tông và Giới Luật: Phật Giáo Thành Thị và Phật Giáo Trong Núi

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về ruộng phước

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Phật pháp là hiển lộ không có che giấu

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Chùa Bình A Tổ Chức Lễ Đặt Đá Trùng Tu Chánh Điện Và Kiến Tạo Đại Tượng A Di Đà Phật

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Mừng Phật đến với chúng sinh

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Bụt trong con sinh chưa?

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Đức Phật đã dạy những gì?

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Người con đức Phật

Tin mới nhận

Oán thù nên giải – Không nên kết

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Pháp Duyên Sanh

Cùng nhau hành động vì một thế giới hòa bình

Như tranh vẽ trên hư không

Bản Thể Luận Phật Giáo Trong Kinh Viên Giác, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm

Đức Phật là ai? (phần 2)

Có một người

Nhận Ra Thân Hữu

Lưới Trời Ai Diệt?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Pháp Tánh

Dấu Mốc Của Một Kiếp Người – Giác Minh Luật

Tại sao cần phải thiền định?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 41)

Thiện tri thức là bậc Phạm hạnh trọn vẹn

Sen hái đầu mùa

Hãy chia sẻ phước lành qua sự hiến tặng

5 phút quán vô thường mỗi ngày sẽ khiến cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn

Sống vững chãi và thảnh thơi bằng năng lượng chánh niệm

Tin mới nhận

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Nghe kinh Phật

Ơn nhỏ không quên

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

Tất Cả Chúng Sanh Vốn Là Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 13)

Con Đường Tây Phương

Pháp Niệm Phật Nào Đúng?

Tia Sáng Từ Bảo Tháp Phù Thi

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Thần Chú Đại Bi: Viên Ngọc Của Người Cùng Tử

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.