TÔN GIÁO VÀ MÔI SINH |
|
|
Trong
gần ba thập niên trở lại đây, phương Tây mới bắt đầu chú ý đến tầm quan trọng
của thiên nhiên đối với sự sống của con người. Trước đó, họ chỉ biết chinh phục
và tàn phá thiên nhiên để chứng tỏ sức mạnh của những điều gọi là tiến bộ của
khoa học và kỹ thuật. Cho đến khi có một số ít người bắt đầu quan tâm đến sự
hiện hữu thiết yếu của môi trường chung quanh trước sự sinh tồn của con người,
mới có những phong trào hoạt động, chính trị, hoặc thuần túy xã hội, nổi lên,
lấy màu xanh, màu của cây cối thiên nhiên, làm mục tiêu cho những hoạt động bảo
vệ môi trường sinh thái. Những hoạt động này dần dần gây ảnh hưởng trên nhiều
phương tiện, đến nỗi giới học giả cũng bắt đầu tích cực tham gia. Việc đầu tiên
là họ thúc đẩy tôn giáo, thể hiện cho sự tồn tại về tâm linh và đức tin của con
người ngay từ khi con người bắt đầu hiện hữu trong vũ trụ này, phải có thái độ đối
với sinh thái mà trong đó, con người đóng vai trò quan trọng.
Năm 1996,
Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới của Đại học Harvard (Harvard University
Center for the Study of World Religions) phối hợp cùng Đại học Bucknell và
Trung tâm Tôn trọng Sự sống và Môi sinh của Hội Nhân đạo Hợp chủng quốc (Center
for Respect of Life and Environment of the Humans Society of the United States)
tổ chức một Hội nghị về đề tài “Các tôn giáo thế giới và môi sinh”,
sau hơn 3 năm chuẩn bị, quy tụ hơn 700 nhà thuyết trình và với tham dự viên gồm
các học giả, các nhân vật lãnh đạo các tôn giáo lớn và các chuyên gia về môi
sinh khắp thế giới. Ngoài ra đại hội còn được sự ủng hộ và bảo trợ của các hội
đoàn đại diện các tôn giáo lớn như The Aga Khan Trust for Culture, Association
of Shinto Shrines, Dharam Hinduja Indic Research Center at Columbia University,
Harvard Center for Middle Eastern Studies, Harvard Divinity School Center for
the Study of Values in Public of North America, Theological Education to Meet
the Environment Challenge, v.v…
Các tôn giáo
lớn đều có chương trình tham dự và làm đề tài các cuộc họp chuyên đề trải dài
hơn hai năm như sau:
– Phật
giáo: Buddhism and Ecology, 3-5 tháng 5, 1996.
– Khổng
giáo: Confucianism and Ecology, 30 tháng 5 – 1 tháng 6, 1996.
– Thần đạo
Nhật Bản: Shinto and Ecology, 21-24 tháng 3, 1997.
– Ấn Độ
giáo: Hinduism and Ecology, 2-5 tháng 10, 1997.
– Truyền
thống Tôn giáo bản địa: Indigenous Traditions and Ecology, 13-16 tháng 11,
1997.
– Do Thái
giáo: Judaism and Ecology, 22-24 tháng 2, 1998.
– Ky-tô
giáo: Christianity and Ecology, 16-19 tháng 4, 1998.
– Hồi giáo:
Islam and Ecology, 7-10 tháng 5, 1998
– Đạo giáo:
Taoism and Ecology, 5-8 tháng 6, 1998.
– Kỳ Na
giáo: Jainism and Ecology, 10-12 tháng 7, 1998.
Đại hội
khoáng đại, sau những cuộc họp chuyên đề nêu trên, được chuẩn bị vào những ngày
17 – 20 tháng 7 năm 1998, đã hoạch định và tuyên bố một Hiến chương Toàn cầu
(Earth Charter) làm tiêu chuẩn cho công cuộc vận động bảo vệ môi trường và sinh
thái trên thế giới. Tiếp theo là cử đại diện đến tổ chức Liên Hiệp Quốc thuyết
trình vào những ngày 20 – 21 tháng 10 năm 1998 để được toàn thể các quốc gia
trên thế giới hợp thức hóa cho Hiến chương Toàn cầu này.
“Bản chất
của sự khủng hoảng môi trường” là bài thuyết trình dẫn nhập do hai nhà tổ
chức hội nghị, Mary Evelyn Tucker và John Grim, đọc trước cuộc họp đại hội
khoáng đại, cho thấy tầm quan trọng của ý thức về môi trường sinh thái và thiên
nhiên trước sự sống còn của con người trong tương lai. Và để cho các kết quả
của những kỳ họp này được phổ biến, Đại học Harvard đã cho ấn hành các bài
thuyết trình trong một loạt chuyên đề gọi là “The Religions of the World
and Ecology publications series” với mục đích tạo giềng nối cho một khía
cạnh học thuật mới về bộ môn tôn giáo học, một khía cạnh có ảnh hưởng sâu đậm
trên nền đạo đức môi sinh hiện đại cùng những đề án thích nghi cho chính sách
cộng đồng về vấn đề này.
Quyển đầu
tiên trong loạt chuyên đề này là “Buddhism and Ecology: The
Interconnection of Dharma and Deeds”, do Maru Evelyn Tucker and Duncan Ryuken
Williams biên tập, chủ đề về sự tương hệ giữa lý thuyết của giáo pháp và kết
quả thực tế của hành động theo quan niệm của đạo Phật. Kế đến là quyển
“Confucianism and Ecology: The Interrelation and Heaven, Earth, and
Humans”, do Mary Evelyn Tucker and John Berthrong biên tập, chú trọng đến
liên hệ tam tài: thiên, địa, nhân của Khổng giáo. Quyển “Christianity and
Ecology: Seeking the Well-Being of Earth and Humans”, do Dieter T. Hessel
và Rosemary Radford Ruether biên tập, đi tìm sự bình an cho con người và quả
đất theo Ky-tô giáo. Quyển thứ tư, “Hinduism and Ecology: Intersections of the Earth and Dharma”, do Christopher Key Chapple and
Mary Evelyn Tucker biên tập, xuất bản vào mùa Hạ năm 2000, trình bày con đường
giao điểm giữa trái đất và triết thuyết sự hiện hữu của nó, theo quan niệm Ấn
Độ giáo. Lần lượt các bài thuyết trình của những tôn giáo khác cũng sẽ được tập
thành và xuất bản.
Trong cuộc
hội nghị đầu tiên, với chuyên đề “Buddhism and Ecology”, cũng đáng
được bàn đến. Chỉ trong 3 ngày, từ 2 đến 5 tháng 5 năm 1996, mà bao nhiêu bài
thuyết trình được đọc với những đề tài như Nguyên Thủy Phật giáo và Môi sinh, Phật
giáo Nhập thế, Phật giáo và Súc sinh, Thiền và Sinh thái, Những vấn đề về Phật
giáo Môi sinh, Phật giáo Mỹ và Môi sinh, v.v… Tham dự hội nghị này có những
học giả tiếng tăm trong Phật giáo như Mary Evelyn Tucker thuộc Bucknell University,
Trưởng ban điều hành hội nghị; giáo sư lão thành Masatoshi Nagatomi, Khoa
trưởng Divinity Shool của Harvard University, Cố vấn; Lewis Lancaster, Khoa
trưởng Phật khoa, University of California-Berkeley; Christopher Queen, Harvard
University v.v… Ta thử điểm qua một vài đề tài trong hội nghị này:
Leslie Sponsel
và Poranee Natadecha,
trình về “Cộng đồng Tăng già như là một Xã hội Xanh tại Thái Lan; vai trò
tiềm năng trong Đạo đức môi sinh, Giáo dục và Hành động”. Xanh (green),
màu của cây lá, như đã nhắc ở trên, là một thuật ngữ dùng chỉ cho tất cả những
gì thuộc môi trường và sinh thái mà các phong trào bảo vệ đang vận động; Xã hội
Xanh là một xã hội lý tưởng mà họ muốn đạt tới, nơi đó con người sống hòa hợp
với thiên nhiên và không phá hủy môi trường tự nhiên ngoại tại. Trong khi đó,
Donald Swearer, thuộc
“Khái niệm về Môi sinh Phật giáo trong các kinh điển để ứng dụng cho đường
thời Thái Lan: tư tưởng của các Phật gia tiến bộ Buddhadasa và
Dhammapitaka”. Joe Franke thì nói về đề án Lâm tự, để tổ chức ủng hộ các
Sơn tăng Xanh trong những ngôi chùa vùng rừng núi của Đông Nam châu Á.
Rita Gross,
Đại học Wisconsin-Eau Claire, nổi danh về những đấu tranh dành quyền bình đẳng
cho phụ nữ, lần này lại nói về “tiềm lực Phật giáo trước những vấn đề dân số,
tiêu thụ và sinh thái”. Ngược lại, Christopher Key Chapple, Loyola Marymount
University, chú ý đến chỗ đứng của “súc vật trong truyền thống Sa môn sơ
thời”; còn Joanna Handlin Smith, biên tập viên của Harvard Journal of
Asiatic Studies, thì trình bày về truyền thống phóng sanh trong thời nhà Minh
và Thanh của Trung Hoa, dựa trên ảnh hưởng của Vân Thê Châu Hoằng. Truyền thống
này cũng được Duncan Ryùken Williams, Đại học Harvard, chú ý đến khi nói về ý
nghĩa nghi thức lễ phóng sanh (Hôjô-e) trong thời trung cổ của Phật giáo Nhật
Bản.
Qua đến
phần Thiền và Môi sinh, Ruben Habito, thuộc Đại học Southern Methodist
University, viết về “Núi, Sông và Đại địa: Thiền trước vấn đề Sinh
thái”; cùng một quan điểm, John Daido Loori, Zen Mountain Monastery, nói
đến “Những bài học đạo đức mà Núi và Sông đã cấp bách cung ứng cho trái
đất này”. Graham Parkes, Đại học
Manoa, tiến xa hơn nữa, bàn đến “Sự giáo hóa của Pháp thân Phật qua hiện
hữu của núi đá, cây rừng: Đạo Nguyên và bí ẩn Sinh thái”.
Phần Tây
Tạng Phật giáo cũng được Jeffrey Hopkins, Đại học Virginia, nhắc đến qua
“Sự quan ngại của Phật giáo về Môi trường”, trong đó có vấn đề phải
chăng đó chính là thực tế cần bảo vệ hay chỉ là những tưởng tượng của những nhà
trí thức thời thượng. Còn M. David Eckel, Đại học
trung tâm vũ trụ (Anthropocentrism), để so sánh với lý Tánh Không và quan niệm
về Thiên nhiên trong Phật giáo”.
Steven Rockefeller,
Phật giáo vào Hiến chương Toàn cầu. Stephanie Kaza, Đại học
giáo Mỹ đối với đất đai”. Riêng Jeff Yamaguchi, dạy ở Prescott College, thì
trình bày một trường hợp điển hình về ý thức Xanh qua sinh hoạt của Zen
Mountain Center, nơi ông thực tập thiền.
Sơ lược một
số bài thuyết trình trong quyển “Buddhism and Ecology” cho thấy thế
giới đã chuyển mình để chấp nhận rằng thiên nhiên, con người và tôn giáo, nhất
là Phật giáo, không thể biệt lập nhau mà có thể sinh tồn được.
Discussion about this post