PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục đích mà một số học viên Pháp luân công cố tình xuyên tạc kinh Phật rồi gán ghép một loài sinh vật lạ (trứng côn trùng, hoặc nấm nhầy) là hoa Ưu Đàm trong kinh Phật nhằm mục đích gì?

Tại đây chúng tôi không đề cập đến Pháp luân công theo nghĩa là một môn khí công dưỡng sinh. Tại đây chúng tôi đề cập về phương diện tổ chức của Pháp luân công (viết tắt Pháp luân công). Có nhiều học viên Pháp luân công sẽ khẳng định rằng Pháp luân công không phải tổ chức, ai thích tập thì tập ai không tập thì thôi, đó là một câu kinh điển mà các học viên Pháp luân công đã được đào tạo bài bản. Tuy nhiên chúng tôi khẳng định là Pháp luân công hoạt động theo nguyên tắc của một tổ chức. Điều này khẳng định từ trang Minh Huệ, một trang chủ của Pháp luân công có bài viết với tiêu đề “Tòa án Hành chính tối cao Thái Lan hủy án – Hiệp hội Pháp luân công được phép hoạt động” [1] hay tại một bài viết khác có viết “Ngày 04 tháng 05 năm 2014, ông Peter Julian, nghị sỹ của Nghị viện Canada, đã viết một bức thư gửi tới Hiệp hội Pháp luân đại pháp ở địa phương để chúc mừng các học viên cùng những người ủng hộ Pháp luân đại pháp nhân dịp kỷ niệm 22 năm ngày Pháp luân đại pháp được giới thiệu ra công chúng” [2].

Chú ý chữ hiệp hội Pháp luân công, hiệp hội Pháp luân đại pháp, như vậy thì chính trang chủ của Pháp luân công đã có các hiệp hội, đã thành lập các hiệp hội nghĩa là đã hoạt động theo tổ chức, hoạt động có tổ chức.

Chúng tôi viết bài viết với tiêu đề: Tổ chức Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm của Phật giáo như thế nào? Lưu ý là Phật giáo mà Pháp luân công nhắc đến không đồng nhất hoàn toàn với ý nghĩa nhà Phật như những người phật tử hiểu, vì tổ chức này đang cố tình nói rằng Pháp luân công là Phật gia, Phật gia thì không liên quan gì đến Phật giáo, và Pháp luân công cũng là nhà Phật [3]. Nên nếu nói rằng hoa Ưu Đàm của Phật giáo để tránh nhập nhằng giữa danh từ Phật giáo và Phật gia, là cái cớ cho tổ chức này tiếp tục ngụy biện về vấn đề hoa Ưu Đàm theo truyền thuyết Phật gia. Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề Phật gia và Phật giáo trong một bài viết khác.

1. Hoa Ưu Đàm của Phật giáo

Cây Ưu Đàm theo kinh Phật thực chất là loài cây Sung, với các bằng chứng không thể chối cãi điều này đã được thừa nhận rộng rãi cả theo wikipedia tiếng Anh và wikipedia Việt Nam:

Trước hết ta khảo sát về cây Ưu Đàm trong kinh Phật. Theo Trường bộ kinh, kinh Đại Bổn: Này các Tỳ kheo, Thế Tôn Khôngnagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Udumbara (Ưu Đàm). 

Theo Kinh Tương ưng bộ V, chương 2, phẩm Triền cái, phần Cây, NXB Tôn Giáo, 2000, tr. 153: Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)…; những cây lớn này, này các Tỳ kheo, sanh từ hạt giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác.

Theo kinh Trung bộ II, kinh Kannakatthala số 90, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1992, tr.635: Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây sung (umdumbara) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. 

Theo wikipedia bài về Cây Sung: https://vi.wikipedia.org/wiki/Sung#cite_note-McCullough-6

“Cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari: उडुम्बर tức hoa Đàm hay Ưu Đàm hoa) trong Phật giáo. Udumbara cũng có thể dùng để chỉ hoa Ni la ưu đàm bát la (Nila udumbara). hoa Ưu Đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (優曇華, ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa Ưu Đàm trong hoa thuyết pháp được Thích Ca Mâu Ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.”

Cây sung không bao giờ ra hoa, vì quả sung chính là hoa sung, đó là lý do vì sao mà nhà Phật ví khi nào cây Sung ra hoa thì mới có đức Phật ra đời. Chỉ mang hàm ý là rất hiếm có mới có một vị Phật ra đời. Cũng giống như Việt Nam ta có câu “Bao giờ Chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình” hàm ý là một lời từ hôn (không bao giờ lấy)

2. Pháp luân công xuyên tạc hoa Ưu Đàm của Phật giáo như thế nào?

Ban đầu nhiều người chưa hiểu tại sao Pháp luân công đã cố tình phao tin đồn thổi một loài sinh vật nhỏ ly ti chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu làm rõ là hoa Ưu Đàm [4][5][6]. 

Phatgiao Org Vn Plc Xuyen Tac Truyen Thuyet Ve Hoa Uu Dam Cua Phat Giao Nhu The Nao 1
Hình ảnh trên đây được tổ chức Pháp luân công coi là hoa Ưu Đàm

Những bằng chứng khoa học mà tổ chức này đưa ra cùng lắm chỉ là soi trên kính hiển vi, chứ chưa có phân tích thành phần hóa học, sinh học chi tiết. hoa Ưu Đàm mà tổ chức này đưa ra khác xa so với kinh văn của Phật giáo, tuy nhiên tổ chức này lại cứ nói theo kinh văn nhà Phật (một cách xuyên tạc) để nói sinh vật nhỏ li ty là hoa Ưu Đàm [7]. Nếu Search trên google thì đã có 2 triệu 9 trăm 8 mươi nghìn kết quả 2980000 (mở đến trang thứ 10 vẫn còn chưa hết) [8]. Hoa Ưu Đàm mà tổ chức Pháp luân công đang phao tin đó chính là một sản phẩm tự thêu dệt có sử dụng photoshop [9].

Tuy nhiên vì không biết được điều này mà tín đồ Pháp luân công đã chia sẻ quảng cáo rầm rộ trên các trang cá nhân (facebook) điều đó ảnh hưởng đến tâm lý tín ngưỡng của toàn thể cộng động người Việt Nam. Khi hỏi vì sao tín đồ Pháp luân công theo tập Pháp luân công một trong lý do chính là vì hoa Ưu Đàm đã nở. Pháp luân công tung tin về chuyện hoa Ưu Đàm lừa được cả báo giới mạng Việt Nam, huống chi những người có kiến thức ít ỏi về Phật Pháp, ít kiến thức logic, ham thần thông phép thuật, may mắn……Chiêu bài hoa Ưu Đàm là một trong các thủ đoạn chính của tổ chức này nhằm thu hút hàng trăm nghìn tín đồ tham gia. 

Hình ảnh sau đây được Pháp luân công sử dụng và tuyên truyền đây là hoa Ưu Đàm. Phần ảnh bên trái được tổ chức này nói rằng đó là hoa Ưu Đàm phóng đại lên 400 lần, phần ảnh bên phải là cái mà Pháp luân công coi là hoa Ưu Đàm tất nhiên là đã phóng đại lên tương đối nhìn rõ để mắt chúng ta có thể nhìn thấy khá rõ. Nhưng tôi chứng minh đây là hình ảnh đã qua chỉnh sửa, một hình ảnh giả thông qua các bằng chứng sau:

Phatgiao Org Vn Plc Xuyen Tac Truyen Thuyet Ve Hoa Uu Dam Cua Phat Giao Nhu The Nao 2
 

Nguồn: http://vietdaikynguyen.com/v3/9713-phat-hien-khi-phong-dai-400-lan-hoa-uu-dam-ba-la-3000-nam-moi-no/

Để làm rõ điều này chúng ta cùng nhau xem hình ảnh sau đây:

Phatgiao Org Vn Plc Xuyen Tac Truyen Thuyet Ve Hoa Uu Dam Cua Phat Giao Nhu The Nao 3
 

Thứ nhất, Không thể có chuyện khi phóng đại các bông hoa nhỏ ở phía phải có hình hạt gạo, hoa đơn, lại thành một chùm hoa, bó hoa phía trái trong khi các bông hoa này đều đã phóng đại đủ tầm mắt nhìn.

Thứ hai, không thể có chuyện bông hoa đang là hoa đơn, có duy nhất một nhánh, khi phóng đại lên một chút lại thành bông hoa có nhiều nhánh.

Thứ ba, các bông hoa nếu có thì đều to gấp nhiều lần sợi tóc (có thể bằng đầu que tăm hoặc to hơn, xem ảnh các hạt màu trắng dính trên đầu tượng phật phía trên), sợi tóc trẻ ra làm nhiều lần còn nhìn thấy huống chi là những bông hoa mà vẫn được tổ chức này đồn đại là hoa ưu đàm.

Thứ tư, khi tôi trao đổi tại một diễn đàn về Pháp luân công, nhóm Facebook có 3000 người rằng nếu như đó là các trang web của tổ chức Pháp luân công phao tin hình ảnh trên là hoa Ưu Đàm và họ nói rằng điều này căn cứ theo kinh văn nhà Phật. Thì kinh văn này là kinh nào? Nhà xuất bản nào? Xuất bản năm nào, ai là dịch giả, số trang bảo nhiêu? Khi họ không trả lời được thì họ nói hoa Ưu Đàm là của Phật giáo, Pháp luân công không liên quan đến Phật giáo.

Câu hỏi không thể giải thích được là tín đồ Pháp luân công nói Pháp luân công không liên quan đến Phật giáo nhưng một số học viên tham gia tổ chức Pháp luân công cứ xuyên tạc kinh sách nhà Phật để phục vụ cho các quảng cáo của mình làm gì? Có thể kết luận rằng việc làm này nhằm mục đích gây thiện cảm với những tín đồ Phật giáo hoặc những người chịu ảnh hưởng của Phật giáo để lôi kéo người tham gia. Hành vi dối trá lừa gạt người khác như vậy chúng tôi kết luận Pháp luân công là TÀ ĐẠO.

Mục đích của Pháp luân công phao tin đồn một loại sinh vật lại cố ý giả mạo một sinh vật lạ (trứng côn trùng, nấm nhầy) là hoa Ưu Đàm để làm gì? Vì Pháp luân công muốn tạo ra các bằng chứng khách quan để đưa ông Lý Hồng Chí lên làm Phật điều này sẽ được làm rõ tại phần tiếp theo[4][10][11][12].

Vì có hàng nghìn bài của Pháp luân công về hoa Ưu Đàm, nên không thể phân tích chi tiết được từng bài, tại đây chúng ta xem xét một ví dụ điển hình Pháp luân công lợi dụng kinh Phật như thế nào? một trang web của Pháp luân công có bài viết về hoa Ưu Đàm như sau [13].

Nguyên văn[13] : “Ưu Đàm Bà La hoa” là tiếng Phạn, ý là loài hoa may mắn linh thiêng, nở giữa không trung. Kinh Phật có miêu tả tường tận về loài hoa này. Theo kinh «Vô Lượng Thọ» thì: “Người ta phát hiện Ưu Đàm Bà La hoa là điềm lành đã tới.” Còn theo kinh «Pháp hoa Văn Cú», quyển 4: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện.”

Nhận xét: Lưu ý rằng kinh Vô Lượng Thọ, sách Pháp hoa Văn Cú đều là kinh sách của Phật giáo. Bài trên có viết hoa Ưu Đàm là “Ưu Đàm Bà La hoa” là tiếng Phạn, ý là loài hoa may mắn linh thiêng, nở giữa không trung”. Vậy loài mà tổ chức Pháp luân công đang đi tô vẽ đó có nở ở khung trung đâu, sao có thể gọi nó là hoa Ưu Đàm? Bài đó viết “kinh Phật mô tả tường tận về loài hoa này”: Vâng mô tả tường tận về loài hoa đó thì tường tận như thế nào? Màu sắc của hoa như thế nào? Kích thước của loài hoa này như thế nào? Hình dáng của loài hoa Ưu Đàm như thế nào? Rõ ràng đây là sự ngụy biện dựa trên uy tín kinh Phật.

Nguyên Văn [13]: Kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» cũng viết: “Ưu Đàm hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn cổ. Đúng Phạn ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này.”

Chúng tôi khẳng định lại Huệ Lâm Âm Nghĩa là một quyển sách chứ không phải quyển kinh. Bài viết trên họ viết “Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này” vậy loài mà tổ chức Pháp luân công đang đi quảng bá là hoa Ưu Đàm đó có mọc ở Thiên Giới không?

Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này nhiều học viên Pháp luân công lại nói hoa Ưu Đàm là của Phật giáo, không liên quan đến Phật gia, chúng tôi không quan tâm Phật giáo. Có thể nhiều học viên Pháp luân công lại nói rằng chúng tôi (tác giả bài viết này) đưa các trang web không phải của Pháp luân công làm bằng chứng. Vâng những điều các bạn thắc mắc cũng chính là những điều tôi thắc mắc, tôi không hiểu Pháp luân công tự cho mình là Phật gia, không liên quan Phật giáo [3] tại sao lại đăng các bài liên quan đến Phật giáo? Để xác thực điều này hãy tìm chữ hoa Ưu Đàm trên trang Minh Huệ (một trang chủ của Pháp luân công) xem có mấy trăm bài viết về hoa Ưu Đàm trên đó [14].

Mục đích mà tổ chức Pháp luân công cố tình xuyên tạc kinh Phật rồi gán ghép một loài sinh vật lạ (trứng côn trùng, hoặc nấm nhầy) là hoa Ưu Đàm trong kinh Phật nhằm mục đích gì? Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này ở bài viết tiếp theo.

Đức Lợi – Phạm Quang
–

Tham khảo:

[1]-http://vn.minghui.org/news/62029-toa-an-hanh-chinh-toi-cao-thai-lan-huy-an-hiep-hoi-phap-luan-cong-duoc-phep-hoat-dong.html

[2]-http://vn.minghui.org/news/50584-nghi-si-canada-peter-julian-chuc-mung-le-ky-niem-22-nam-ngay-phap-luan-dai-phap-hong-truyen-2.html

[3]- http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios

[4]-https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=Ph%C3%A1p+Lu%C3%A2n+C%C3%B4ng%2Bhoa+%C6%B0u+%C4%91%C3%A0m

[5]-http://vietdaikynguyen.com/v3/9713-phat-hien-khi-phong-dai-400-lan-hoa-uu-dam-ba-la-3000-nam-moi-no/

[6]- http://chanhkien.org/2010/09/hoa-uu-dam-3000-nam-no-mot-lan-nay-dang-khai-no-noi-voi-chung-ta-dieu-gi-anh.html

[7]-http://news.zing.vn/hoa-uu-dam-nha-phat-khac-xa-don-thoi-post267790.html

[8]- https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=hoa+%C6%B0u+%C4%91%C3%A0m

[9]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201412/Truyen-thuyet-Phat-giao-ve-hoa-uu-dam-linh-thieng-da-bi-lai-theo-muc-dich-rieng-16477/

[10]-http://www.epochtimes.com/b5/13/5/31/n3883576.htm%E4%B8%89%E5%

[11]- https://www.youtube.com/watch?v=wFQ5MrIOqAA

[12]- https://www.youtube.com/watch?v=bO0uLphw44s

[13]- http://chanhkien.org/2011/08/truyen-thong-trung-quoc-dua-tin-ve-hoa-uu-dam-3000-nam-moi-no-mot-lan.html

[14]-https://www.google.com/search?q=hoa+%C6%AFu+%C4%90%C3%A0m&domains=vn.minghui.org&sitesearch=vn.minghui.org&ie=utf-8&oe=utf-8&gws_rd=ssl

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-Nhã

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Về Bài Kinh Kalama

Về Bài Kinh Kalama

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-Bàn

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Load More

Discussion about this post

Đời Là Cõi Tạm, Kinh Tăng Chi Bộ (Song Ngữ)

Đời Là Cõi Tạm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Đời Là Cõi Tạm, Kinh Tăng Chi Bộ - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến Ngày xửa ngày xưa, nầy các...

Phật Giáo Đóng Góp Như Thế Nào Cho Vấn Đề Môi Trường

Phật giáo đóng góp như thế nào cho vấn đề môi trường

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bản Lên Tiếng Về Việc Tượng Đài Liệt Nữ Quách Thị Trang Tại Sài Gòn Bị Di Dời

Bản Lên Tiếng Về Việc Tượng Đài Liệt Nữ Quách Thị Trang Tại Sài Gòn Bị Di Dời

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VĂN PHÒNG ĐIỀU HỢP LIÊN CHÂU 615 North Gilbert Road, Irving, TX...

Tinh Thần Xây Dựng Đời Sống Lành Mạnh, Có Đạo Đức Cho Người Tại Gia

Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh, có đạo đức cho người tại gia

Đối với đời sống của người tại gia còn nhiều ràng buộc gia đình thì đức Phật xây dựng như...

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

VỀ CHẾT VÀ TÁI SINH – CÁCH THỨC TÁI SINHKhenpo Tsultrim Lodro Rinpoche giảngPema Jyana chuyển dịch Việt ngữ  ...

Phật Pháp Vấn Đáp

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Tạp Chí China Now

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Tạp Chí China Now

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:VẤN ĐÁP VỚI TẠP CHÍ CHINA NOWTuệ Uyển chuyển ngữ - 21/06/2011 Trọng tầm quan trọng...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 70)

 Các vị đồng tu, xin chào mọi người.Câu “Tri quá bất cải. Tri thiện bất vi” (biết lỗi mà không...

Phật Pháp Trong Đời Sông Hằng Ngày

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀYNguyên tác: Dharma in Daily LifeTác giả: Alexander Berzin ,Morelia, Mexico, June 6, 2000Chuyển...

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pali

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ TRONG KINH ĐIỂN PALI Đại Đức Uyên Minh Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường...

Nói Về Hoạt Động Trí Não

Nói về hoạt động trí não

NÓI VỀ HOẠT ĐỘNG TRÍ NÃO Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (Sưu tầm) * Trí óc vận hành trong cái...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Xin chào các vị đồng tu, xin chào mọi người.Hôm qua tôi đã giảng đến câu thứ 30 của Cảm...

Niềm Tin Bất Hoại Đối Với Chánh Pháp

Niềm tin bất hoại đối với chánh pháp

NIỀM TIN BẤT HOẠI ĐỐI VỚI CHÁNH PHÁP Thích Thái Hòa Nhà xuất bản Hồng Đức MỤC LỤC LỐI VÀOCHUƠNG...

Bình Giảng Về Tám Thi Kệ Chuyển Tâm

Bình giảng về tám thi kệ chuyển tâm

BÌNH GIẢNG VỀ TÁM THI KỆ CHUYỂN TÂM Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV Chân Như  chuyển Việt ngữ  ...

Câu Chuyện Về Chú Sư Tử Ăn Chay Và Sống Thân Thiện Với Muôn Loài

Câu chuyện về chú sư tử ăn chay và sống thân thiện với muôn loài

Câu chuyện về cuộc đời của Little Tyke – sư tử ‘nhóc’ vừa sinh ra đã gặp bất hạnh, đã...

Đời Là Cõi Tạm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật giáo đóng góp như thế nào cho vấn đề môi trường

Bản Lên Tiếng Về Việc Tượng Đài Liệt Nữ Quách Thị Trang Tại Sài Gòn Bị Di Dời

Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh, có đạo đức cho người tại gia

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Phật Pháp Vấn Đáp

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Tạp Chí China Now

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 70)

Phật Pháp Trong Đời Sông Hằng Ngày

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pali

Nói về hoạt động trí não

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Niềm tin bất hoại đối với chánh pháp

Bình giảng về tám thi kệ chuyển tâm

Câu chuyện về chú sư tử ăn chay và sống thân thiện với muôn loài

Tin mới nhận

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Đức Phật của chúng ta

Hành trì theo lời Phật dạy

Đừng nhầm lẫn giữa hộ trì và cứu độ

Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời

Đức Phật độ người gánh phân

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

Giáo dục đạo đức cho con ngay từ thuở bé như thế nào?

Câu chuyện một con đường

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Để tâm giải thoát được thuần thục

Trái Tim Bất Tử – Quốc Việt

Hạnh hiếu của Đức Phật

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Có những ngày như thế…

Chớ xúc phạm bậc Thánh

Cảm niệm Phật Đản

Tin mới nhận

Tâm trọn lành

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Nhân Ác Lớn Nhất Là Sát Sanh, Ăn Thịt – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Lợi Lạc Hữu Tình

Bước chuyển từ triết lý Niệm Phật đến tín ngưỡng Niệm Phật

Tâm Vô Trụ, Chân Và Vọng

Các cấp độ nhận thức

Ban Lễ Tang Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu

Kinh Bách Dụ: Bị gấu cắn

Người Đồng Tính Luyến Ái Có Dược Phép Thọ Giới Tỳ Kheo Không – Damien Keown (Gia Quốc Việt Dịch)

Khi chúng ta tuyệt vọng

Vì sao chúng ta niệm Phật mà không thể vãng sanh ?

Danh Từ Thiền Học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Ứng Dụng Thiền Phật Giáo Trong Việc Chuyển Hóa Cảm Xúc

Tánh thấy

42. Muốn Tu Tập Theo Phật Giáo, Có Cần Bỏ Tôn Giáo Của Mình, Chuyển Qua Đạo Phật Không ?

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 38)

Trái mít xứ người

Thần Thông Hay Cảm Thông ? Thành Văn

Tin mới nhận

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Bāhiya Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Kinh Pháp Hoa Đề Cương

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 56)

Đốt tay làm đuốc, sau được thành Phật

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 53)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Công Đức Phóng Sanh

Đọc sách ngàn lần – Tập 2

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 62)

Ý Nghĩa Niệm Phật

Pháp Môn Niệm Phật

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.