PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Qd-Title-2


TRÁI TIM
KHÔNG NÓI HẬN THÙ

Thích
Nguyên Hùng

Khoa
học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt
đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết
lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển,
như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng
trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi
bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó
khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như
chuyện về xá lợi chẳng hạn. 

Trước
đây, người ta không tin là có xá lợi Phật. Mãi đến năm
1997, ông W.C. Peppé, người Pháp, đã tiến hành khảo cổ tại
vùng Pìpràvà, phía Nam Népal. Kết quả khảo cổ đã tìm thấy
một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai cái
bình bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà…
Hai bình đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên
xá lợi. Bình đá nhỏ dạng hình cầu, chia thành hai phần
thượng hạ. Nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại
của vua A Dục bằng lối văn tự Brahmì, và người ta đã
đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá lợi của
Đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi
phụng thờ” (Theo Phật Quang từ điển). Sự khám phá này đã
chứng minh những gì được ghi lại trong kinh Trường A Hàm
và rải rác ở những kinh khác về việc phân chia xá lợi
thành tám phần cho tám quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết
bàn
là hoàn toàn sự thật. Kinh ghi: “Như vậy, xá lợi Phật
được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái bình, tháp
thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc,
thờ tóc Phật khi còn tại thế” (Đại chính tạng, Trường
A Hàm
I, Du hành kinh). 

Trải
qua
hơn hai mươi lăm thế kỷ, xá lợi Phật vẫn còn nguyên
vẹn, lấp lánh sắc màu. Xương cốt con người sao mầu nhiệm
đến thế?

Trong
cõi giới mong manh tạm bợ vô thường này, tất cả mọi thứ
đều bị hủy diệt hết. Có cái tàn hoại nhanh chóng, có
cái biến hoại từ từ, bởi thời gian, bởi sự tàn phá của
con người, của thiên nhiên. Không mất, nhưng không còn nguyên
vẹn nguyên thủy. Nó phải chuyển sang dạng khác, cái khác,
rất khác với nó trước kia, đến nỗi nhìn không ra. “Sông
kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai”.
Vậy mà xá lợi, chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim,
chẳng phải kim cương, là tro cốt còn lại của người tu
sau khi hỏa táng, đốt hoài không cháy (toái thân xá lợi),
mà người tu là con người do cha mẹ sinh ra, bằng xương bằng
thịt, lại còn mãi, thậm chí còn nguyên vẹn cả thân hình
(toàn thân xá lợi), thách thức với thời gian, trơ gan cùng
tuế nguyệt, chẳng mảy may hư hao, lại còn lấp lánh sắc
màu. Làm sao giải thích? 

Đối
với Phật giáo, một tôn giáo vốn được khai sinh từ sự
giác ngộ của Đức Phật về nguyên lý Duyên khởi, thì không
có một hiện tượng nào hiện hữu vô lý mà không có nguyên
do
của nó, kể cả sự kiện lưu xá lợi. Khi Đức Phật tuyên
thuyết
kinh Pháp Hoa, từ dưới đất bỗng vọt lên một tòa
tháp lộng lẫy, trong đó lại vang lên âm thanh vi diệu tán
thán
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể tuyên thuyết cho đại
hội
các chúng về bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại,
chứng thật cho những điều Đức Thích Ca nói đều là chân
thật
. Sự kiện này đã khiến cho đại chúng ngơ ngác không
hiểu vì sao. Đức Phật giải thích: “Khi còn đi trên đường
đi của Bồ tát, Đức Đa Bảo Phật Đà có phát lời nguyện
trọng đại, nguyện rằng nếu được trở thành Phật Đà
thì sau khi nhập diệt, trong mười phương quốc độ, chỗ
nào có Phật nói kinh Pháp Hoa, bảo tháp của Như Lai cũng sẽ
xuất hiện trước chỗ ấy để nghe kinh ấy, và làm chứng
cho kinh ấy bằng cách tán dương rằng tốt lắm”. (Kinh Pháp
Hoa
, phẩm Bảo tháp xuất hiện, HT. Trí Quang dịch).

Như
vậy, việc lưu xá lợi là do bi nguyện của chư Phật và Bồ
tát
. Ở đây, chúng ta tìm thấy lời phát nguyện của đức
Phật
Đa Bảo khi còn hành Bồ tát đạo, muốn làm chứng cho
những Đức Thế Tôn nào tuyên thuyết kinh Pháp Hoa mà lưu
lại toàn thân xá lợi. Chúng ta có thể nói, lưu lại xá lợi
là nguyện lực của chư Phật và Bồ tát, như là một chứng
cứ bất hoại của Chánh pháp.

Cưu
Ma La Thập
(Kumarajiva, 344-413), người Tây Trúc, đến Trường
An
vào khoảng năm 401, nhằm niên hiệu Long An thứ 5, đời
Đông Tấn. Diêu Hưng bái ngài làm thầy và mời ở trong vườn
Tiêu Dao, cùng với hai học trò là Tăng Triệu và Tăng Nghiêm,
làm công tác dịch kinh. Ở Trung Hoa, trước sau có rất nhiều
người dịch kinh, nhưng không ai có thể so sánh được với
“ông vua giới phiên dịch” này (từ dùng của Lương Khải Siêu).
Trước lúc viên tịch, La Thập đã phát lời thệ nguyện:
“Hôm nay trước mặt đại chúng, tôi phát lời thề nguyện
rằng, nếu như những kinh sách tôi dịch không sai với ý Phật,
thì sau khi hỏa thiêu thân này cái lưỡi vẫn còn”. (Đại
chính 50/2059, [0330a11]). Quả nhiên, ngày 10 tháng 2 năm Quý Sửu
(413), La Thập viên tịch. Nhục thân của ngài được tiến
hành hỏa thiêu theo nghi thức của người Tây Trúc tại vườn
Tiêu Dao; sau khi hỏa táng, bao nhiêu xương cốt đều thiêu
rụi, duy chiếc lưỡi vẫn còn. (Đại chính 50/2059, [0330a11]).

Đến
đây, chúng ta có thể tin tưởng rằng, việc lưu lại xá lợi
là do thệ nguyện của chư Phật và Bồ tát. Quý ngài vì muốn
chứng thực và bảo vệ Chánh pháp là chân thật nên đã phát
lời thệ nguyện lưu lại xá lợi để gìn giữ Chánh pháp
bất hoại. 

Bằng
sự đại dũng mãnh, phát ra sự đại thệ nguyện và tăng
cường
tâm mình bằng sự đại từ bi, Bồ tát lưu lại cho
dân gian TRÁI TIM BẤT DIỆT. Hãy đọc lại lời phát nguyện
của Bồ tát Quảng Đức: “Nhận thấy Phật giáo nước nhà
đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ, mệnh danh là trưởng
tử
của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị
để Phật pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu
thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng
công đức
bảo tồn Phật giáo… Cầu nguyện cho đất nước
thanh bình, quốc dân an lạc”. (Lời nguyện tâm quyết, Tỳ
kheo
Thích Quảng Đức).

Đọc
lời nguyện của Bồ tát Quảng Đức với lời nguyện của
Bồ tát Tát Đỏa, chúng ta mới thấy hành động của chư
Bồ tát luôn luôn xứng hợp với nhau. Quý ngài luôn vận dụng
tâm
từ bi để cứu vớt chúng sinh, nhìn chúng sinh như con
một, mạnh mẽ hoan hỷ, lòng không nuối tiếc. Những ai đã
đi qua đoạn đường lịch sử nước nhà năm 1963 mới thấy
được hành động xả thân cứu khổ, một hành động khó
làm, mới chân thường siêu việt làm sao! Cũng như Bồ tát
Tát Đỏa, xả thân cho cọp đói, sự tự thiêu của Bồ tát
Quảng Đức là khổ hạnh, theo kinh Pháp Hoa và Bồ Tát giới
Phạm Võng. Khổ hạnh như vậy là vì xót thương chúng sanh
đau khổ và xót xa Phật pháp điêu đứng. Nó xuất phát từ
ý
thức và tâm nguyện. Và trái tim bất diệt được kết
thành từ đó.

Trong
lúc mà người coi mình là kẻ thù, người ta muốn mình phải
chết, mình vẫn thiết tha cầu nguyện cho họ “sáng suốt”
và khuyên họ nên “lấy lòng bác ái, từ bi đối với quốc
dân”, và mình sẵn sàng hy sinh để cho lời cầu nguyện ấy
trở thành sự thật. Trái tim được làm bằng chất liệu
đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại hùng lực như
vậy, nên “Thiêu rồi lấy ra, trong đống tro tàn còn một khối
thịt mà vị trí cho biết đó là quả tim. Thầy Thiện Hòa
cho vào lò thiêu lại cũng vẫn không cháy. Lại thiêu nữa
nhưng xăng hết. Bấy giờ rất đông ký giả hiện diện. Họ
chạy kiếm xăng giúp. Bấy giờ chỉ họ mới đi lại được
dễ dàng. Họ kiếm được mấy can xăng super, đem thiêu kỹ,
nhưng lấy ra vẫn không cháy. Việc này làm cho tôi tin, xưa,
ngài La Thập sau khi hỏa thiêu cái lưỡi vẫn còn. Nhưng ở
đây mọi thắc mắc dị nghị hoàn toàn không còn nữa. Vì
đây là việc mà trên dưới 50 ký giả, đa số là ký giả
quốc tế, không những cùng chứng kiến mà còn dự vào”. (Trích
Hồi ký Tỳ kheo Thích Trí Quang). 

Đó
là kết quả của cuộc vận động năm 1963. “Đối với lịch
sử
, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, 1963 là năm
bùng lên ngọn lửa, một sự kiện phi thường làm chấn động
lương tri. Đối với Phật giáo, 1963 là trái tim, trái tim còn
nguyên, không cháy, khi nhục thân Quảng Đức thành tro. Trái
tim đó không nói hận thù”.

Tin bài có liên quan

Vị Pháp Thiêu Thân

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm 56 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Load More

Discussion about this post

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHỈ TRÍCH PHẬT TỬ MIẾN ĐIỆN TẤN CÔNG NGƯỜI ĐẠO HỒI Hôm qua, 07/05/2013, trong...

Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im

Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im

PHẠM CÔNG THIỆNTRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ LẶNG IMNhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn  Lời mở đầu …...

Hành Hương Hòa Bình

Hành Hương Hòa Bình

HÀNH HƯƠNG HÒA BÌNH Nguyên Giác Đức Đạt Lai Lạt Ma trong lễ Sinh nhật tại Dharamsala (ảnh: VP Dalai...

Tự Điển Phật Học Online

Tự Điển Phật Học Online

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Câu Chuyện Thứ Ba: Tâm Tưởng

Câu chuyện thứ ba: TÂM TƯỞNG

Câu chuyện thứ ba: TÂM TƯỞNG                     Một tín nữ đến chùa dâng lễ cúng dường Tam Bảo xong,...

Thực Hiện Lòng Từ

THỰC HIỆN LÒNG TỪBy GyatsoCư sĩ Liên Hoa dịch Sự chia sẻ và từ tâm cũng như mong muốn cứu...

Bốn Chân Lý Cao Quý, Nhị Đế, Toàn-Hảo Xác-Định, Và Tích Tập Phúc Tuệ

Bốn Chân lý cao quý, Nhị đế, Toàn-hảo xác-định, và Tích tập Phúc Tuệ

Đức Đạt Lai Lạt MaBỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ, NHỊ ĐẾ, TOÀN HẢO XÁC ĐỊNH VÀ TÍCH TẬP PHÚC TUỆBản...

Về Niên Đại Hán Dịch Của Kinh Na Tiên Tỳ Kheo

Về Niên Đại Hán Dịch Của Kinh Na Tiên Tỳ Kheo

Về niên đại Hán dịch của KINH NA TIÊN TỲ KHEO Đào Nguyên Kinh Na Tiên Tỳ-kheo tuy mang tên...

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Hòa Thượng Tịnh KhôngA Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

  Kinh văn: “Phục thứ Long vương, nhược ly tham dục, tức đắc thành tựu, ngũ chủng tự tại. Hà đẳng...

Bạn Có Biết Quả Tim Thứ 2 Và Thứ 3 Là Gì?

Bạn có biết quả tim thứ 2 và thứ 3 là gì?

NHỊP ĐẬP CỦA TRÁI TIM THỨ NHẤTTất cả mọi người chúng ta hiện đang sống, đang làm việc đều nhờ...

Dòng Truyền Thừa Hóa Thân Của Tôi

Dòng truyền thừa hóa thân của tôi

DÒNG TRUYỀN THỪA HÓA THÂN CỦA TÔI Đức Đạt Lai Lạt Ma | Tuệ Uyển chuyển ngữ   Tôi Được...

Người Em Xóm Giếng

Người em xóm giếng

NGƯỜI EM XÓM GIẾNGTruyện ngắn Nguyễn Văn Sâm   ảnh minh họa Người đàn bà trẻ để nhẹ cái thau...

Lí Do Đức Phật Ra Đời Là Gì?

Lí do Đức Phật ra đời là gì?

Hàng đệ tử chúng ta thường nghe rằng: “Đức Phật ra đời bởi một đại nhân duyên. Đó là khai...

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 2)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi

Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im

Hành Hương Hòa Bình

Tự Điển Phật Học Online

Câu chuyện thứ ba: TÂM TƯỞNG

Thực Hiện Lòng Từ

Bốn Chân lý cao quý, Nhị đế, Toàn-hảo xác-định, và Tích tập Phúc Tuệ

Về Niên Đại Hán Dịch Của Kinh Na Tiên Tỳ Kheo

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Bạn có biết quả tim thứ 2 và thứ 3 là gì?

Dòng truyền thừa hóa thân của tôi

Người em xóm giếng

Lí do Đức Phật ra đời là gì?

Tin mới nhận

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Tắm Bụt từng ngày

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Quan Âm tu viện cùng chiến sĩ bộ đội Biên phòng hạ thủy 7 đóa sen cầu vồng

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Ngàn năm cảnh Phật 

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Nghĩ về biển Đông, lại nghĩ lời Phật dạy về phép lục hòa

Tin mới nhận

Đã tin Phật sao còn tin vào ngày giờ tốt xấu?

Quán vô thường để chứng đạt vô ngã

Mây nước

Sinh, Lão, Bệnh & Tử

Hai tấm vé trở về

Hãy thực tập Thiền định

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Diễn Văn Phật Đản Phật Lịch 2562 Của Hòa Thượng Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Ngôn Ngữ Thuyết Pháp Của Đức Phật & Lịch Sử Tập Kết Kinh Điển

Các Bản Dịch Từ Kho Dữ Liệu Bộ Ngoại Giao Mỹ …

Luận giải về sự rèn luyện như tia sáng (4)

Ý nghĩa lễ bố tát, thuyết giới

Chỉ và Quán

Bàn Tay Với Tìm Hy Vọng – Cư Sĩ Liên Hoa

Tâm Và Tướng

Bến Tầm Xuân – Trần Kiêm Đòan

Diễn Văn Khai Mạc – Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát

Đại Lễ Phật Đản Pl 2560 Năm 2016 Tại Little Saigon Miền Nam California

Kinh Ưu Bà Tắc

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đến Việt Nam Ngày Đầu Tiên, 04/04/2014

Tin mới nhận

Những Vết Chân Voi

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Bộ Kinh Liên Kết (Tương Ưng Kinh Bộ) Ebook PDF

Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào? Kinh Acela-sutta

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Chuyện Các Vì Sao (Tiền Thân Nakkhatta)

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

Đại Bi Chú Giảng Giải

Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Tin mới nhận

Khóa Tu Phật Thất

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 2)

Con Đường Tu Tắt – Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 58)

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Niệm Phật Vô Tướng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 105)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 20)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 6)

Tưởng Niệm Thầy Thích Trí Tịnh

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

Tịnh Độ Chân Tông Của Nhật Bản

Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.