PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đức Phật may y cho đệ tử

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Ảnh minh họa.
  2. Phật chế ba y
  3. Ảnh minh họa.
    1. Đức Phật may y cho đệ tử
      1. Lễ hội dâng y
  4. Ảnh minh họa.

Mặc dù được Đức Thế Tôn cho phép nhận y của Phật tử cúng dường, nhưng một số thầy Tỳ-kheo vẫn ưa thích đời sống phạm hạnh, đắp y phấn tảo, tức vẫn tiếp tục nhặt nhạnh những tấm vải ở bãi rác hoặc ở bãi tha ma đem về may y để mặc.

Y bát của Phật được truyền trao cho ai?

Không biết tự bao giờ, cứ mỗi độ chớm thu, lá chín trên cây, mưa ngâu giăng hạt, báo hiệu mùa Vu lan báo hiếu trở về, trong khi những người xuất gia chuẩn bị cho ngày lễ Tự tứ trọng đại, thì người cư sĩ Phật tử tại gia lại gói ghém những đồng tiền tiết kiệm được để mua mấy nếp vải hoại sắc, cẩn thận xếp thành hình hoa sen để kịp Thắng hội Vu lan, dâng lên cúng dường chư Tăng ngày Tự tứ-mãn hạ. Từ lâu, dâng y cúng dường đã trở thành truyền thống thiêng liêng đối với người Phật tử!

Ảnh Minh Họa.

Ảnh minh họa.

Truyền thống tốt đẹp này đã có từ thời Đức Phật còn tại thế. Tuy nhiên, không phải có ngay từ những ngày đầu thành lập Tăng đoàn. Luật Tứ phần ghi rằng, sau khi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên tại vườn Nai, độ năm anh em ông Kiều-trần-như, họ kiến đế, đắc giới, thành Tỳ-kheo. Đó là những thầy Tỳ-kheo đầu tiên trong Tăng-già Phật giáo. Năm vị Tỳ-kheo này liền bạch Đức Thế Tôn: “Chúng con nên thọ trì y gì?”. Đức Thế Tôn bảo: “Nên thọ trì y phấn tảo và những loại y đã nhuộm thành màu ca-sa”.

Y phấn tảo, tiếng Phạn là pāṃsu-kūla, có nghĩa là những tấm vải người ta vứt ở ngoài đường, trong đống rác, hay ở nghĩa trang, lấm lem bụi đất và bất tịnh, người xuất gia nhặt lấy đem về giặt sạch, rồi cắt rọc may thành y áo để mặc. Luật Ma-ha tăng kỳ, quyển 16, nói: “Y phấn tảo là những tấm vải dơ, xấu người ta vứt bên đường, lượm lấy đem về giặt, khâu vá lại thành y áo mà mặc”.

Y còn gọi là ca-sa, tiếng Phạn là kaṣāya, có nghĩa là những loại vải đã không còn giữ được màu sắc chính, bằng cách dùng các vỏ cây giã ra lấy nước rồi nhuộm vải. Những tấm vải này có màu vàng nâu, người ta gọi là hoại sắc y (không còn chính sắc vàng, trắng,…).

Kinh Mười hai hạnh đầu-đà ghi rằng, mặc y phấn tảo là một trong mười hai hạnh đầu đà ấy. Kinh Đại bảo tích, quyển 114, cho biết người mặc y phấn tảo sẽ đạt được phước đức lớn là đắc pháp tràng, đắc chủng tánh, được an trụ, được chuyên niệm, được thiện hộ, được hướng môn và được thuận pháp. Luận Thập trụ Tỳ-bà-sa, quyển 16, cho biết người đắp y phấn tảo được mười điều lợi, đó là: tàm quý; ngăn ngừa nóng, lạnh, muỗi mòng; biểu thị nghi pháp của Sa-môn; hết thảy trời người nhìn thấy pháp y đều cung kính, tôn trọng; tâm lìa nhiễm trước, không còn ham thích cái đẹp; tùy thuận tịch diệt, không bị phiền não thiêu đốt; khi mang pháp y, làm điều ác dễ thấy; không thể dùng đồ trang sức lên pháp y; tùy thuận Bát Thánh đạo; tinh tấn hành đạo, không để tâm ô nhiễm dù chỉ trong giây lát mang y hoại sắc.

Ý nghĩa và giá trị tinh thần cao quý của Y Bát Khất sĩ

Luật Tứ phần cho biết, lúc đầu, các Tỳ-kheo thường lượm những tấm vải xấu xí và cũ rách người ta vứt bỏ ở những bãi rác, hoặc ở bãi tha ma đem về giặt sạch may thành y để mặc. Các Phật tử thấy thế sanh lòng cung kính, tâm từ niệm phát sanh, lấy vải tốt quý xé ra đem bỏ ở bãi rác để cho các Tỳ-kheo nhặt lấy đem về dùng. Nhưng các Thầy không dám nhặt. Việc ấy Đức Phật biết, Ngài dạy: “Nếu họ vì các thầy Tỳ-kheo thì nên lấy”.

Đó có thể xem là hình thức cúng dường y đầu tiên của các Phật tử.

Về sau, Kỳ-đà đồng tử, một bác sĩ nổi tiếng, là cư sĩ tại gia, đến bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Con trị bệnh cho quốc vương, trị bệnh cho đại thần, hoặc được một quốc độ, hoặc được một tụ lạc. Cúi xin Đức Thế Tôn cho con một ước nguyện”. Đức Phật nói Ngài không hề cho ai ước nguyện mà vượt quá điều nguyện. Kỳ-đà đồng tử nói rằng: “Con xin một ước nguyện thanh tịnh”. Đức Phật hỏi ước nguyện thanh tịnh ấy là gì? Kỳ-đà đồng tử thưa: “Chiếc y quý giá này, con nhận được từ vua Ba-la-thù-đề, giá trị bằng phân nửa giang sơn. Cúi xin Đức Thế Tôn ai mẫn, vì con nạp thọ. Từ nay về sau, nguyện xin Đức Thế Tôn cho phép các thầy Tỳ-kheo nào muốn khoác y của đàn việt dâng cúng, hay y phấn tảo, thì tùy ý được mặc”. Đức Thế Tôn nhận lời bằng cách im lặng. Nhân dịp này, Đức Phật tập hợp các Tỳ-kheo lại, cho phép họ từ nay về sau được phép khoác y của Phật tử dâng cúng.

Từ đó, các Phật tử thường tận tay dâng y cúng dường chư Tăng, trong đó phải kể đến kỹ nữ Am-bà-la-bà-đề, đã dâng y và thực phẩm cúng dường Đức Thế Tôn cùng với 1.250 vị Tỳ-kheo, khiến cho chủ nhân thành Vesāli, bộ tộc Licchavī hùng mạnh phải kính nể!

Phật chế ba y

Ảnh Minh Họa.

Ảnh minh họa.

Mặc dù được Đức Thế Tôn cho phép nhận y của Phật tử cúng dường, nhưng một số thầy Tỳ-kheo vẫn ưa thích đời sống phạm hạnh, đắp y phấn tảo, tức vẫn tiếp tục nhặt nhạnh những tấm vải ở bãi rác hoặc ở bãi tha ma đem về may y để mặc. Một số Tỳ-kheo khác thì mặc y do Phật tử cúng dường. Lúc đầu Đức Phật không quy định một Tỳ-kheo được sử dụng bao nhiêu y, cho nên Phật tử cúng bao nhiêu các thầy đều nhận hết. Một hôm, Đức Thế Tôn trông thấy các Tỳ-kheo trên đường đi quảy theo nhiều y. Có vị đội y trên đầu, có vị vắt nơi vai, hoặc có vị quấn nơi thắt lưng. Thấy vậy, Đức Thế Tôn suy nghĩ: “Ta hãy chế định cho các Tỳ-kheo số lượng nhiều ít thế nào, chứ không được chứa quá nhiều y áo”.

Hôm đó, Đức Thế Tôn ngồi nơi khoảng đất trống. Đầu đêm Ngài khoác một chiếc y, đến nửa đêm cảm thấy lạnh, khoác thêm chiếc y thứ hai, đến cuối đêm vẫn thấy lạnh, nên mặc thêm chiếc y thứ ba, và cảm thấy dễ chịu, đủ ấm. Bấy giờ, Đức Thế Tôn mới nghĩ như vậy: “Đời sau, người thiện nam không chịu đựng được sức lạnh, thì nên cho phép chứa đầy đủ ba y. Ta nên cho phép các Tỳ-kheo chứa ba y, không được quá”.

Từ đó, một Tỳ-kheo chỉ được nhận đủ ba y, không nhận thêm nữa. Ba y trở thành biểu tượng của đời sống tri túc. Tri túc là thái độ sống, là nghệ thuật sống mầu nhiệm đã đưa Thế Tôn đến giác ngộ, chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Trong số đại đệ tử của Đức Phật, Tôn giả Bạc-câu-la là người có pháp vị tằng hữu thọ trì y phấn tảo suốt tám mươi năm nhưng chưa từng vì vậy mà cống cao; suốt tám mươi năm chưa từng thọ y của người cư sĩ, chưa từng cắt may y, chưa từng nhờ người khác may hộ y, chưa từng dùng kim khâu y, chưa từng dùng kim khâu túi, dù là một sợi chỉ.

Đức Phật may y cho đệ tử

Bấy giờ, ba y của Tôn giả A-na-luật-đà (do quá tinh tấn không ngủ nên bị mù mắt) đã rách hết, nên nhờ Tôn giả A-nan mời các Tỳ-kheo may giúp y mới.

Tôn giả A-nan nhận lời đi mời các Tỳ kheo may y cho A-na-luật-đà. Thế Tôn biết được, trách A-nan tại sao không nhờ Thế Tôn! Vậy là, Thế Tôn cùng với tám trăm Tỳ-kheo tập trung trong núi Sa-la-la may y cho Tôn giả A-na-luật-đà, một sự kiện mà Thế Tôn nói là trong quá khứ và tương lai sau không bao giờ lặp lại.

Khi đó, Thế Tôn muốn làm thợ cả để may y cho Tôn giả A-na-luật-đà. Tôn giả Mục-kiền-liên liền đúng như pháp tác pháp yết-ma thỉnh Thế Tôn làm người may y, các vị Tỳ-kheo sẽ cùng nhau cắt rọc, khâu vá, may chung lại thành y. Khi may y xong, Thế Tôn bảo Tôn giả A-na-luật-đà nói pháp Ca-thi-na cho các Tỳ-kheo nghe.

Tôn giả A-na-luật-đà liền nói pháp Ca-thi-na cho tám trăm Tỳ-kheo nghe, lộ trình tu tập từ khi phát tâm xuất gia cho đến lúc chứng Tam minh, Lục thông, đó được gọi là pháp Ca-thi-na.

Thế Tôn xác nhận pháp Ca-thi-na do Tôn giả A-na-luật-đà thuyết, khuyên các Tỳ-kheo ghi nhớ thọ trì, vì pháp Ca-thi-na cùng tương ưng với pháp, là căn bản phạm hạnh, đưa đến trí thông suốt, đưa đến giác ngộ, Niết-bàn.

Lễ hội dâng y

Ảnh Minh Họa.

Ảnh minh họa.

Lục Tổ Huệ Năng và câu chuyện truyền y bát

Với chúng Tăng, đầu mùa hạ là ngày đầu năm trong đời sống đạo hạnh, và kết thúc một mùa hạ là kết thúc một năm, tròn một tuổi đạo hạnh sáng ngời. Và do đó, khi tiếng thu gọi khẽ trên cây, lác đác vài chiếc lá vội vã lìa cành, ấy là dấu hiệu của mùa hạ đã hết, mùa thu bắt đầu, cả hoàn vũ trổi khúc ca hoan hỷ, cùng với chư Phật mỉm cười đón mừng các Tỳ-kheo vừa hoàn thành ba tháng nỗ lực tu tập, nội cần khắc niệm chi công, và bắt đầu đặt bước chân trên vạn nẻo đường thực hiện công cuộc hoằng hóa độ sanh với tâm nguyện ngoại hoằng bất tranh chi đức.

Các Phật tử nhân ngày này, đem hết tâm lực và tài vật, mà đặc biệt là chắt chiu dành dụm từng đồng xu cắc bạc để sắm cho được chiếc y vàng, thành kính dâng lên cúng dường chư Tăng để được thấm nhuần công đức. Cho dẫu, như Đức Thế Tôn nói, trong quá khứ và tương lai sau không bao giờ lặp lại hình ảnh Đức Phật may y cho đệ tử, nhưng với tất cả lòng thành hộ trì Chánh pháp, kính cẩn dâng lên chư Tăng Ni tấm y vàng giải thoát cũng đủ lay động bao trái tim người con Phật trong mùa báo hiếu.

Thích Nguyên Hùng

Tin bài có liên quan

32 Điềm Lành Ứng Hiện Khi Đức Phật Đản Sinh

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Đóa Vô Ưu Toả Rạng Đêm Đen

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Cuộc Đời Đức Phật: Phước Trí Trang Nghiêm, Trời Người Đều Cung Kính

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Thập Trụ Bồ Tát

Thập Trụ Bồ Tát

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Sáu Pháp Ba-La-Mật

Sáu pháp Ba-La-Mật

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Những Điềm Lành Vi Diệu Lúc Đản Sinh Của Đức Thế Tôn

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Load More

Discussion about this post

Nguyên Tắc 90/10 Điều Này Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Nguyên Tắc 90/10 Điều Này Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

NGUYÊN TẮC 90/10 Điều này sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn (hoặc ít nhất, cách thức bạn phản ứng...

Thiên Ma Ba Tuần Là Ai? Tại Sao Thiên Ma Ba Tuần Lại Phá Phật Thành Đạo?

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Từ bỏ lối tu khổ hạnh, Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này) chọn con...

Một Câu Chuyện Giản Dị Và Thông Thường Của Pháp (Song Ngữ)

Một câu chuyện giản dị và thông thường của pháp (song ngữ)

Rất khó cho chúng ta để có thể thấy rằng, giáo pháp là một điều vô cùng bình thường và...

Dạy Phật Pháp Cho Trẻ Em

Dạy Phật Pháp Cho Trẻ Em

Giáo dục Phật giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người tu học Phật. Đối tượng giáo...

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Bổn nguyện của chư Phật Như Lai rất hay. Kỳ vọng đối với chúng ta, chúng ta cũng rất là...

Tường Thuật Tham Dự Hội Thảo Tại Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014

Tường Thuật Tham Dự Hội Thảo Tại Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014

TƯỜNG THUẬT THAM DỰ HỘI THẢO TẠI ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2014Đỗ kim ThêmThành công của Đại lễ...

Hoằng Pháp Dành Cho Thiếu Nhi – Thích Phước Đạt

Bài tham luận chỉ đề cập đến “Hoằng pháp dành cho thiếu nhi”, một đối tượng mà ngày nay được...

Hát Nói Mừng Năm Mới 2020

Hát nói mừng năm mới 2020

HÁT NÓIMỪNG NĂM MỚI 2020   Năm Mới Tết Tây không phải Tết, Gặp: Mỹ chào “Happy new year!”Tây vẫy...

Phật Pháp Trong Đời Sống

Phật Pháp Trong Đời Sống

Phật pháp trong đời sống (nhà xuất bản Hồng Đức 2014) LỜI GIỚI THIỆU “Phật pháp trong đời sống” của...

Tương Lai Nhân Loại Và Tương Lai Phật Giáo Nguyên Tác: Bhikkhu Bodhi – Việt Dịch: Trần Như Mai

Tương Lai Nhân Loại Và Tương Lai Phật Giáo Nguyên Tác: Bhikkhu Bodhi – Việt Dịch: Trần Như Mai

Lời giới thiệu của người dịch :Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào...

Tuyển Tập Hạnh Cơ 1 & 2

TUYỂN TẬP 1 & 2 của cư sĩ Hạnh Cơ Tác giả đánh máy và trình bày trang sách Cư...

Theo Bước Chân Phật

Theo Bước Chân Phật

THEO BƯỚC CHÂN PHẬTThích Nhật Hiếu Ngược dòng thời gian cách đây trên 2.500 năm, trước bao cảnh nghiệt ngã...

Phật Học Phổ Thông Kháo Thứ 4: Duyên Giác Thừa Phật Giáo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Giảng Giải

Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Giảng Giải

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG GIẢNG GIẢILê Sỹ Minh Tùng BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM THUẬT...

Nguyên Tắc 90/10 Điều Này Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Một câu chuyện giản dị và thông thường của pháp (song ngữ)

Dạy Phật Pháp Cho Trẻ Em

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Tường Thuật Tham Dự Hội Thảo Tại Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014

Hoằng Pháp Dành Cho Thiếu Nhi – Thích Phước Đạt

Hát nói mừng năm mới 2020

Phật Pháp Trong Đời Sống

Tương Lai Nhân Loại Và Tương Lai Phật Giáo Nguyên Tác: Bhikkhu Bodhi – Việt Dịch: Trần Như Mai

Tuyển Tập Hạnh Cơ 1 & 2

Theo Bước Chân Phật

Phật Học Phổ Thông Kháo Thứ 4: Duyên Giác Thừa Phật Giáo

Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông Giảng Giải

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Phú Khánh Tự – Điểm Hẹn Của Những Tấm Lòng

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Dòng sông tâm thức (II)

Mừng Phật đến với chúng sinh

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Bụt dạy về mười hai nhân duyên

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Đức Phật – một bậc Thầy lớn của nhân loại

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Lời Phật dạy về những điều khó

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Tin mới nhận

Gia Đình Phật Tử Việt Nam Trong Mối Quan Hệ Với Tăng Đoàn, Giáo Hội

Cuộc Đời Của Một Thiền Sư Nổi Tiếng Thế Giới

Ngày Tết đọc Kinh Phật

Hiểu Đúng về Ăn Chay UNESCO

Những lời Phật dạy

Phàm làm việc gì cũng nghĩ tới hậu quả

Ngày Ấy Mùa Vu Lan Con Nhớ Mẹ

Một Đặc Trưng Rất Riêng Của Phật Giáo – Pháp Hiền

Đột Phá Buddha Yoga của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng

Chân thiện mỹ giữa đời!

Thưởng sen không khéo thành kẻ trộm

Dĩ Huyễn Độ Chơn

Phật giáo trong thời đại mới

Vai trò của Viện đại học Vạn Hạnh trong hệ thống giáo dục bậc đại học ở Việt Nam

Bốn Nỗi Khổ Tinh Thần

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (7)

Tháng Tư Nhìn Lại

Tượng Phật ngồi tĩnh tọa giữa đống đổ nát của một ngôi chùa bị sụp đổ

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 3)

Tin mới nhận

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

Kinh Bách Dụ: Ngày nguyệt thực đánh chó

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Lễ kính Phật – dung nhan từ xấu thành đẹp

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 64)

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Tam Pháp Ấn, Giáo Lý Đặc Trưng Trong Đạo Phật

Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Pháp hoa thất dụ – Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

Làm Sao Biết Một Vị A La Hán

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Kinh Di Giáo Lược Giải

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Kinh Bách Dụ: Bị gấu cắn

Tin mới nhận

Lấy Khổ Làm Thầy

Khuyên Người Niệm Phật Tập 1

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 44)

Khuyên Người Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Niệm Phật Chỉ Nam

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Giải Đáp Thắc Mắc

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Các Cách Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 70)

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Đại Đạo Bồ Đề Không Tiến Ắt Lùi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.