PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chuyển hóa cuộc đời

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CHUYỂN HÓA CUỘC ĐỜI
Nguyễn Thế Đăng

 

The Ushiku Daibutsu, Amitabha

The Ushiku Daibutsu, Amitabha, Japan

Con người luôn luôn bị cái tôi và cái của tôi thống trị, do đó đời sống của nó bị giới hạn và đè nặng bởi cái tôi và cái của tôi. Ngay cả khi muốn giải thoát khỏi sự áp bức ấy, thông thường người ta lại làm tăng thêm cái tôi và cái của tôi: tôi đang thực hành, tôi đã đọc cuốn sách ấy, tôi có một số kinh nghiệm tâm linh thế này thế nọ… Người ta thực hành bằng ý thức, tức là thức thứ sáu, nhưng ý thức lại chịu sự thống trị của thức thứ bảy chấp ngã với bốn thứ ngã kiến, ngã ái, ngã si, ngã mạn. Ngoài ra còn bị ô nhiễm bởi những tập khí xấu trong thức thứ tám, tạng thức.

Lời than vãn của Đại sư Thân Loan (1173-1263) cũng là tâm sự của mỗi chúng ta:

Dù tôi quy y con đường Tịnh độ
Thật khó có một tâm chân thành
Tự ngã này thì giả dối và không thành thật
Tôi hoàn toàn thiếu một tâm thanh tịnh.
Mỗi chúng ta ở vẻ bề ngoài
Tỏ ra là người thông minh, tốt bụng và vị tha
Nhưng lớn lao biết bao nhiêu là tham, giận, ngoan cố và lừa dối
Chúng ta đầy ắp mọi hình thức hiểm độc và xảo quyệt.
Cực kỳ khó khăn để chấm dứt bản chất xấu xa của chúng ta
Tâm thì như một con rắn hay bò cạp độc
Việc làm thiện của chúng ta cũng bị nhiễm độc
Do đó nó được gọi là thực hành giả dối, trống rỗng
.

Con người rất khó tránh sự tự mình đánh lừa mình, rất khó tránh khỏi những cái bẫy do tự mình giăng ra. Đại sư Gampopa (1079-1153) nói trong Mười điều có thể lầm lẫn: “Dục vọng có thể được lầm là đức tin. Ái luyến có thể được lầm là từ bi. Chỉ một kinh nghiệm thoáng thấy Thực tại có thể được lầm là chứng ngộ. Người lừa dối có thể được lầm là người đức hạnh. Những hành động được thực hiện vì cái tôi có thể được lầm là vì lợi ích cho những người khác…”.

Sự trói buộc trong cái tôi và long đong theo những hành động mê lầm của nó khiến con người lang thang mãi trong sanh tử không có ngày ra. Mà con đường trí tuệ thì rất khó khăn, nhất là trong thời mạt pháp này, vì thấy được năm uẩn đã rất khó, nói gì “soi thấy năm uẩn đều không, thoát tất cả khổ ách”. Trong hoàn cảnh lưu lạc và bất lực ấy, chúng ta nghe thấy tiếng kêu gọi:

“Nếu khi thành Phật, các hàng trời người trong vô lượng thế giới của các Đức Phật mười phương, nghe danh hiệu tôi mà gieo năm vóc, cúi đầu lễ lạy, vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ-tát, được chư thiên, người đời rất mực kính trọng. Nếu chẳng được như thế tôi không nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện thứ 37). Trong 48 lời nguyện có 12 lần nói về việc “nghe danh hiệu” mà được giải thoát, trong khi đó “xưng danh hiệu” chỉ được nói có một lần ở lời nguyện thứ 18.

Nghe danh hiệu là gì? Có phải nghe người khác xưng danh hiệu rồi mình nghe chăng? Nghe ở đây là nghe chính lời của Phật A-di-đà, nghe lời kêu gọi của Ngài trải ra trong 48 lời nguyện của Ngài. Trong 48 lời nguyện ấy có đủ trí huệ, đại bi và công đức của Phật A-di-đà, và 48 lời nguyện ấy được gom vào danh hiệu Phật. Cho nên nghe danh hiệu và xưng danh hiệu là đủ để có tâm chí thành, tin ưa và nguyện sanh về. Chính ba tâm này có thể tiếp xúc với Phật A-di-đà và Tịnh độ của Ngài. Như vậy, nghe danh hiệu và xưng danh hiệu là sự đáp ứng trả lời bằng ba tâm lời kêu gọi của Ngài.

Lời kêu gọi ấy thậm chí có trước khi chúng sanh chúng ta có mặt nơi trái đất sanh tử này, vì Đức Phật A-di-đà đã thành Phật từ 10 đại kiếp trước. Cho nên chúng ta nghe danh hiệu không chỉ bằng lỗ tai bên ngoài, mà nghe bằng tận đáy lòng mình (thâm tâm), bằng tận đáy những kiếp sanh tử khổ đau lạc lõng của mình. Chính ở đó chúng ta mới cảm nhận được lòng bi vô lượng của Ngài đã bao trùm chúng ta từ bao kiếp nay qua 48 lời nguyện và nơi đó chúng ta trả lời bằng việc xưng danh hiệu.

Nghe là mở thân tâm mình để đón lấy sự kêu gọi của danh hiệu, và với sức mạnh của trí huệ và đại bi, danh hiệu kêu gọi ấy đâm xuyên qua tự ngã kiên cố không thể phá vỡ với vô số phiền não không thể thoát để chuyển hóa chúng thành vàng (Lời nguyện thứ 3). Với ba tâm sâu thẳm ấy đáp ứng với lời kêu gọi trong 48 lời nguyện, người ta đi vào Tâm hay Pháp thân và Tịnh độ hay Báo thân của Phật A-di-đà. Tâm Phật hay Pháp thân cũng là Niết-bàn, mục tiêu của sự sanh về Tịnh độ là đạt đến Niết-bàn ở đó.

“Nếu khi thành Phật, các hàng trời người trong cõi nước tôi chẳng trụ chánh định tụ và quyết định đạt Niết-bàn, tôi không nhận Chánh đẳng Chánh giác” (Lời nguyện thứ 11).

Niết-bàn được nói ở đây là Pháp thân. Và Pháp thân thì chung cho cả chư Phật nên Niết-bàn cũng là mục tiêu chung cho tất cả các cõi. Niết-bàn ấy Đức Phật Thích Ca đã đạt được ở “đời ác năm trược” này và dạy cho con người ở cõi này đạt đến đó. Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật nói đến năm mối đại ác của loài người ở cõi này mà nếu “tiêu hoại được năm ác, giữ gìn năm thiện, tạo phước đức, vượt khỏi thế gian và chứng nhập Niết-bàn trường thọ” như “Như Lai thành Phật và ở cõi này giáo hóa chúng sanh”.

Niết-bàn hay Pháp thân là chung cho mọi cõi và mọi con đường Phật giáo. Cũng theo kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật thì có những người hồi hướng nguyện sanh về nước Cực lạc, nhưng ở cõi này đã hiểu Đệ nhất nghĩa (tức Pháp thân), nghĩa là đã chứng một phần Pháp thân nên khi vãng sanh được Phật A-di-đà và hai Đại Bồ-tát trực tiếp đón rước. Đây là hai hạng Thượng phẩm Trung sanh “qua một tiểu kiếp chứng vô sanh pháp nhẫn” và Thượng phẩm Thượng sanh “chứng liền vô sanh pháp nhẫn”.

Như thế nghĩa là có những người nghe và niệm danh hiệu Phật ở cõi này đã vào một phần Pháp thân hay Niết-bàn, tức là đã tương ưng với tâm Phật A-di-đà (Niết-bàn hay Pháp thân) và do đó tiếp xúc được với cõi Tịnh độ Báo và Hóa thân.

Khi danh hiệu Phật với trí huệ và đại bi đâm xuyên qua vỏ cứng chắc của cái tôi và những phiền não của tôi, người ta tương ưng được với biển trí huệ, đại bi và công đức của Phật. Sau đây chúng ta trích ra một số bài thơ của những myokonin (diệu hảo nhân) của Nhật Bản.

Phải chăng khi xóa được biên giới của cái tôi phân cách với toàn thể cũng tức là xóa được biên giới phân cách chúng sanh với Phật:

Không có gì thân thiết như Cha và Con
Tâm cha và tâm con là một Nam-mô A-di-đà Phật đã thành tâm con.
Tâm cha và tâm con
Giữa đó không có gì ngăn ngại Nam-mô A-di-đà Phật là cả hai
Lời cha “hãy đến” và lời con “thưa vâng”.
Trong tất cả thế giới chỉ có một Cha, một Con
Cha và con trong Nam-mô A-di-đà Phật
Trì tụng, niệm Phật đầy ắp niềm vui.
(Saichi)

Xóa bỏ được biên giới của cái tôi thì không gian không còn phân cách, và không gian toàn thể ấy chứa đầy niềm vui:
Niềm vui của tôi!
Vượt khỏi tư tưởng biết bao nhiêu!
Cái tôi và A-di-đà và Nam-mô A-di-đà Phật
Tuyệt vời biết bao!
Toàn thể thế giới và sự bao la của không gian là A-di- đà Phật!
Và tôi ở trong đó
Nam-mô A-di-đà Phật.
(Saichi)

Có phải xóa bỏ được biên giới của cái tôi và cái của tôi cũng là xóa bỏ biên giới của sanh tử và Niết-bàn, của ta-bà và tịnh độ:
Khủng khiếp biết bao nhiêu!
Thế giới ta-bà này
Là nơi chúng ta không ngừng phạm mọi loại nghiệp
Biết ơn biết bao nhiêu!
Tất cả cái này được chuyển thành Tịnh độ – không ngừng!
(Saichi)

Khi cái vỏ của cái tôi và cái của tôi tan vỡ, mọi sự trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta trở thành sự ban phước của Phật:
Để hân thưởng thế giới,
Nam-mô A-di-đà Phật
Thế giới này là thế giới của Phật,
Nam-mô A-di-đà Phật.
(Saichi)

Khi ấy sanh lão bệnh tử cũng không thể hiện hữu ngoài Phật, chỉ có một vị là vị Phật, cho nên toàn thể cõi sanh tử đều biểu lộ phép lạ, phép lạ của Niết-bàn:
“Bất cứ nơi đâu bạn chết, chỗ đó là Tịnh độ”. (Hana)

“Tiếp tục như thế” có phải là tiếp tục sống trong tâm Phật: “Pháp là để sống mỗi ngày như mỗi ngày. Một ngày hạnh phúc, hoan hỷ và tươi mới, một ngày được tịnh hóa. Thế thì chớ nghĩ rằng bạn đến thiên đường sau khi chết. Chỉ nhận lấy bất kỳ cái gì đến với bạn mỗi ngày và tiếp tục như thế. Dù khi nhận lấy khổ đau, cách an vui duy nhất là bạn hãy tiếp tục như thế” (Hana).

Phải chăng diệu hảo nhân là người thấy mọi sự đều diệu hảo, bởi vì người ấy sống trong ánh sáng của Phật Vô Lượng Quang mà trong đó “còn không có từ xấu ác, huống hồ có thật sự xấu ác” (kinh A-di-đà):

Thực sự không có cái gì không phải là “Nam-mô A-di- đà Phật”
Tôi hạnh phúc biết bao nhiêu vì tất cả điều này.
(Saichi)

Nguyễn Thế Đăng | Văn Hóa Phật Giáo

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Đức Phật Giảng Như Thế Nào Về Cái Chết Và Quy Luật Sinh Lão Bệnh Tử Trên Đời?

Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?

Thuở Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, tại thành Xá Vệ có một thiếu nữ nghèo khổ...

Vòng Luân Hồi Của Chữ (Truyện Ngắn Song Ngữ)

Vòng luân hồi của chữ (truyện ngắn song ngữ)

Chớ ngạc nhiên với những con số trước mỗi tiểu đoạn trong “Vòng luân hồi của chữ”. Bạn có thể...

Hai Thứ Tự Do

Hai Thứ Tự Do

Nền văn hóa phương Tây hiện đại chỉ công nhận loại tự do đầu tiên, tự do thỏa mãn dục...

Tìm Hiểu Về Hoạt Phật Alexandra David Néel – Huỳnh Ngọc Chiến, Dịch

Tìm Hiểu Về Hoạt Phật Alexandra David Néel – Huỳnh Ngọc Chiến, Dịch

TÌM HIỂU VỀ HOẠT PHẬTALEXANDRA DAVID NÉELHuỳnh Ngọc Chiến, dịch Lời người dịch: Alexandra David Néel (1868-1969) là một nhà...

Ai Bố Thí Qua Bờ Bên Kia?

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

****************Chúng ta phải trải qua một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, tự tại. Cái gọi là khỏe mạnh là...

Câu Chuyện Về Năm Vị Cư Sĩ (song ngữ)

  TỰA ĐỀ ĐẦY ĐỦ: Lòng Tham Muốn Là Trận Lũ Lụt Kinh Hoàng Nhất - Câu Chuyện Về Năm...

Di Chúc Của Thầy

Di Chúc Của Thầy

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ông Duy Tuệ Phỉ Báng Tam Bảo Phật, Pháp Và Tăng Như Thế Nào? Gs001

Ông Duy Tuệ Phỉ Báng Tam Bảo Phật, Pháp Và Tăng Như Thế Nào? Gs001

ÔNG DUY TUỆ PHỈ BÁNG TAM BẢOPHẬT PHÁP VÀ TĂNG NHƯ THẾ NÀO?GS001 Tôi chưa có cơ hội tiếp cận...

Diễn Văn Phật Đản Pl 2560 Của Ht. Chủ Tịch Hdts Ghpgvn

Diễn Văn Phật Đản PL 2560 Của HT. Chủ Tịch HDTS GHPGVN

DIỄN VĂN PHẬT ĐẢN PL: 2560 - DL. 2016 CỦA HT. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SƯ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO...

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Bức Trúc Lâm đại sỹ xuất sơn chi đồ được cho là vẽ Vua Trần Anh Tông đón cha Thiền...

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

(Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển khác....

Hòa Âm Cùng Thiên Lý Độc Hành

Hòa Âm Cùng Thiên Lý Độc Hành

HÒA ÂM CÙNG THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH Tâm Nhiên   “Một con én một đoạn đường lay lấtMột đêm dài...

Vô Ngã Vị Tha

Vô ngã vị tha

Phát xuất từ tình thương vô bờ bến đối với con người và các loài hữu tình phải gánh chịu...

Đặc San Văn Hóa Phật Giáo Chủ Đề Chuyển Hóa Khổ Đau

Đặc San Văn Hóa Phật Giáo Chủ Đề Chuyển Hóa Khổ Đau

LỜI TRÌNH THƯA Một năm với 365 ngày trôi qua rất nhanh chóng như chẳng chờ chẳng đợi. Thời gian...

Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?

Vòng luân hồi của chữ (truyện ngắn song ngữ)

Hai Thứ Tự Do

Tìm Hiểu Về Hoạt Phật Alexandra David Néel – Huỳnh Ngọc Chiến, Dịch

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Câu Chuyện Về Năm Vị Cư Sĩ (song ngữ)

Di Chúc Của Thầy

Ông Duy Tuệ Phỉ Báng Tam Bảo Phật, Pháp Và Tăng Như Thế Nào? Gs001

Diễn Văn Phật Đản PL 2560 Của HT. Chủ Tịch HDTS GHPGVN

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Hòa Âm Cùng Thiên Lý Độc Hành

Vô ngã vị tha

Đặc San Văn Hóa Phật Giáo Chủ Đề Chuyển Hóa Khổ Đau

Tin mới nhận

Thập Trụ Bồ Tát

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Thông điệp của Đức Thế tôn (II)

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Tán thán Đức Phật

Bồ Tát Thích Quảng Đức Từ Lời Nguyện Đến Trái Tim

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Làm gì có Phật trên đời!

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Bốn thắc mắc mong được giải đáp

Vị Sư Tổ Của Thiền Phái Trúc Lâm – Yên Khương

Yến

Kinh Phật Thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc Kinh

‘Tưởng Niệm Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long

Gia Phả Dòng Họ Thích Ca

Nên Có Cái Nhìn Đúng Đắn Về Kim Cương Thừa -mật Tông Tây Tang

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Và Tây Tạng

Cho Trọn Niềm Vui Trong Mùa Vu Lan Tkn Thích Nữ Chân Liễu

Kinh Phước Đức Với Phật Tử Sơ Cơ

Ấn tống kinh sách không đúng cách là một sự lãng phí.

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Trái Tim Bất Diệt Của Bồ Tát Quảng Đức Hiện Đang Ở Đâu?

Film Người Thay Đổi Cuộc Chơi (the Game Changers)

Sơ Lược Kinh-luật-luận Phật Giáo (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Cẩu Tử Phật Tánh (phật Tính Của Chó)

Vijñapti-mātratā, Duy Thức hay Duy Biểu?

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Tu Nhà Tu Chợ Tu Chùa Cái Nào Dễ Hơn?

Diệt Ngay Lục Tặc Ngoài Đời

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Kinh Thập Thiện Lược Giải

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Phương pháp giáo dục con người trong kinh A Hàm

Kinh Bách Dụ: Lạc đà chết, hũ bể

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2566

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Kinh Vakkali

Trong cái nghe chỉ biết cái nghe, trong cái thấy chỉ biết cái thấy

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 16)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Ý Nghĩa Chính Chư Phật An Lập Tịnh Độ

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 72)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 68)

Dự Bị Lúc Lâm Chung

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 1

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 22)

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 5)

Luận Niệm Phật

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese