THỰC PHẨM CHAY
CHO CÁC PHI HÀNH GIA THÁM HIỂM HỎA TINH
Tâm Diệu biên dịch
Sau một chuyến đi dài vượt hơn 566 triệu km trong 9
tháng, tàu thám hiểm tự điều khiển Curiosity của Cơ Quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian
Hoa Kỳ (NASA) đã hạ cánh thành công xuống
bề mặt sao Hỏa, hành tinh láng giềng gần nhất của Trái đất trong Thái dương hệ,
vào lúc 1:32 giờ miền Đông Hoa Kỳ sáng ngày 6/8/2012. Các nhà
khoa học sẽ xác minh liệu có dấu vết của sự sống ở đây không. Tuy chưa có câu trả lời nhưng các nhà khoa
học Hoa Kỳ đã và đang nghiên cứu thực phẩm dành cho phi hành đoàn sáu người
dùng trên đường bay đi và bay về cùng với quãng thời gian ở lại trên sao Hỏa 18
tháng, tổng cộng khoảng ba năm, mà họ dự trù ngày khởi hành vào năm 2030.
NASA ước tính với số lượng thực phẩm
7000 pound cho mỗi người, tổng cộng phải cần đến 42 ngàn pound thực phẩm cho
phi hành đoàn 6 người. Thật vô cùng khó khăn khi phải mang theo một khối lượng
thực phẩm khổng lồ như vậy. Do đó các
nhà khoa học đã chọn giải pháp tự trồng thực phẩm ngay trên phi thuyền và trên sao
Hỏa để nuôi phi hành đoàn trong suốt thời gian đi, ở và về lại trái đất.
Các
khoa học gia đã chọn chế độ dinh dưỡng chay áp dụng cho các phi hành gia và họ
đã nghiên cứu cách trồng rau và những thực phẩm khác trong môi trường y hệt như
trong phi thuyền bay ngoài trái đất. Họ cho biết những thực phẩm chay này sẽ
được trồng theo kỹ thuật trồng cây trong một dung dịch nước pha chất dinh dưỡng
thay vì trong đất.
Để giúp Cơ Quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Hoa Kỳ (NASA) thiết lập một kế hoạch ẩm thực dành cho các phi
hành gia du hành ngoài vũ trụ nhiều năm, một ủy ban năm người,
gồm giáo sư nông nghiệp và thực vật học Jean
Hunter,
bếp trưởng trường đại học Cornell, nhà dinh dưỡng học, kỹ
sư thực phẩm và sinh học và giáo viên chuyên dạy nấu ăn chay đã và đang hợp tác để phát triển và thử nghiệm các công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng, và kinh tế dành cho các phi
hành gia vũ trụ.
Với một khoản trợ cấp
ba năm từ NASA, các nhà nghiên cứu thuộc viện đại học Cornell đã nuôi
trồng trong môi trường không gian khép kín 15 đến 30 loại cây. Lúa mì và khoai tây là loại cây lương thực được bổ sung
với gạo, đậu nành và đậu phộng, cây salad và các loại thảo mộc tươi, tất cả được
phát triển trong trang trại không gian “hydroponically” được
điều hòa nhiệt độ và ánh sáng nhân tạo thích hợp.
Từ các thực phẩm đã được nuôi trồng trong môi trường không gian này, họ đã
tạo ra được 100 công thức món ăn dành cho phi hành gia được lấy từ hầu hết
những thành phần chính của thảo mộc như lúa mì, gạo, đậu nành và rau cải. “Vì chi phí vận chuyển thực phẩm nên
chỉ có khoảng 15% lượng calories thực phẩm được sản xuất từ quả địa
cầu,” David Levitsky, giáo
sư về dinh dưỡng khoa học và tâm lý học tại Cornell cũng là thành viên
ban dự án. “Các món ăn của chúng tôi, do đó, thông
thường sẽ chứa dưới 10% calories
từ các loại thực phẩm mang theo từ quả đất. Những thực phẩm mang
từ trái đất này có lẽ sẽ là chất béo, hương vị thịt và sữa
dựa trên các loại thực phẩm khác nhau được sử dụng ,chủ
yếu là đồ gia vị cũng như một xa xỉ vài, chẳng hạn như sô cô la sẽ cho phép các
phi hành đoàn dùng trong bữa
ăn đặc biệt hàng tuần và một bữa tiệc hàng tháng, mà mục tiêu là
để phá vỡ sự đơn điệu và cô lập của chuyến du hành không gian lâu dài. ” ông nói tiếp.
Cũng với khoản tài trợ ba năm từ
NASA này, các nhà nghiên cứu đã phát triển chất ngọt và các loại dầu từ
lúa mì và khoai tây, họ đã sử
dụng các vi sinh vật để giúp chuyển đổi rơm lúa mì và các phế liệu thực vật khác làm thành dầu, và các thặng dư lúa mì và tinh bột khoai tây làm chất tạo ngọt. Họ cũng liên tục thử
nghiệm công thức nấu ăn với các thành phần có thể không được cung cấp từ trái đất hoặc trồng trong một thuộc địa
không gian.
Những công thức món ăn trên đã được ăn thử nghiệm bởi 16 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên chỉ ăn những thực phẩm không gian trong vòng 30 ngày gồm các món ăn: bánh khoai lang, bánh mì kẹp ổ,
bánh đậu
lăng ti, taco với rau sà lách rắc phô-mai của địa cầu, “chân gà”
làm bằng cà rốt, “thịt bò bằm” và nước sốt làm bằng đậu hủ lên men,
sốt pesto với rau húng quế và đậu nành, mì ý rau thập cẩm và cheese đậu hũ và kẹo sô-cô-la đậu nành. Sau 30
ngày ăn thử nghiệm, họ trả lời những câu hỏi về sức khoẻ và dinh dưỡng. Một
tham dự viên đã cảm thấy khoẻ hơn sau 30 ngày ăn chay, và hứa sẽ tiếp tục ăn
các thực phẩm chay không gian này trong
đời sống hàng ngày.
Các món ăn chay
trong bảng
kê hàng tuần tại Cornell, được
đánh
giá là ngon, bổ dưỡng và kinh tế. Họ cũng được yêu cầu ăn ít muối (vì
muối trong nước tiểu tái chế trong phi thuyền không gian sẽ có hại cho cây trồng), không nhiều chất sắt (đối với thích ứng không
gian), không hoạt động lao động nhiều.
Thêm vào đó, một số khoa học gia đã nhận ra giá trị của việc nghiên cứu
những chất bổ dưỡng có nguồn gốc thực vật vì những kết quả khảo cứu này cũng sẽ
giúp ích cho những người sống trên địa cầu.
“Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong tâm lý tổng thể của phi
hành đoàn bị cô lập, do đó chúng
tôi sẽ phấn đấu để thực hiện một chế
độ ăn uống quen thuộc với phi hành đoàn, cung cấp cho họ một cảm giác làm chủ
trong việc chuẩn bị thực phẩm và một cảm giác của niềm tự hào, quyền sở hữu
trong việc sản xuất các món ăn hấp dẫn và ngon (mặ dù là chay).
Chúng tôi sẽ tập trung vào những yếu tố này trong một loạt hội thảo đào tạo lên
kế hoạch cho năm thứ ba của dự án. “” David Levitsky
phát biểu.
Về
việc chuyển đổi chế độ dinh dưỡng từ thịt cá sang ăn chay không khó như một số
người nghĩ. Đối với những người tình nguyện tham gia cuộc nghiên cứu, vấn đề khó
khăn chỉ là lúc ban đầu khi phải làm quen với khẩu vị mới. Bà Jean Hunter, giáo
sư nông nghiệp và thực vật tại trường đại học Cornell, chủ nhiệm cuộc khảo cứu
ăn chay cho phi hành gia vũ trụ cho biết: “Chúng
tôi nhận thấy, thí dụ như, trong khi nếm thử, không người nào thích những thứ
thế cho sữa, như sữa đậu nành và sữa gạo. Nhưng dần dần họ quen với chúng và
không có vấn đề gì khi đã bắt đầu ăn thường xuyên.”
(Hình bên trái: GSTS. Jean Hunter)
Tham chiếu:
http://www.news.cornell.edu/releases/April00/spacefood.diet.ssl.html
http://www.news.cornell.edu/releases/Jan98/nasa.food.ssl.html
http://www.sciencedaily.com/releases/1998/01/980121154146.htm
Ảnh minh họa: nhà nuôi trồng thực phẩm trong lồng kính trên sao hỏa (ảnh:
NASA)
(Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay số 24)
Discussion about this post