PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Khái Niệm Về “Tám Mối Lo Toan Thế Tục” Tong Phật Giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KHÁI NIỆM VỀ
“TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC”
TRONG PHẬT GIÁO

Hoang Phong

LosoKhái niệm về “Tám mối lo toan thế tục” tiếng Phạn
là “Astalokadharma“, tương đối ít thấy đề cập trong Phật
giáo
Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trong
Phật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy “Tám
mối lo toan thế tục
” là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâm
và lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bận
tâm đó được phân chia thành bốn cặp :

– Mong ước được lợi lộc (labha) – lo sợ bị thua thiệt (alabha)
– Mong ước được lạc thú (sukha) – lo sợ khổ đau (duhkha)
– Mong ước được lừng danh, vinh quang (yasa) – lo sợ bị thất sủng, ghét bỏ (ayasa)
– Mong ước được ngợi khen (prasamsa) – lo sợ bị quở phạt (ninda)

Tóm lại đấy là tám mối bận tâm chi phối mọi sinh hoạt của
con người trong xã hội, thể hiện bằng hai thái độ : mong ước và lo sợ.
Sự vận hành thật phức tạp của tâm thức tạo ra vô số tư duy và đủ loại xúc cảm,
thế nhưng nếu phân tích kỹ lưỡng thì đơn giản chỉ có hai tâm trạng đối nghịch
nhau : hoặc hân hoan, ước mơ, chờ đợi hoặc khổ đau, lo âu, sợ sệt… Cả hai tình
huống này đều mang lại những xúc cảm ít nhiều bấn loạn. Thể dạng trung hòa của
tâm thức thật hết sức hiếm hoi. Có thể xem hai thể dạng trên đây tượng trưng
cho hai thái cực của xúc cảm trong tâm thức, chúng vừa liên kết lại vừa đối nghịch
với nhau.

Tâm thức thường xuyên vận hành dưới một trong hai thể dạng
tương quan với hai tâm trạng mong ước
và lo sợ phát sinh từ bản năng. Nếu một
cá thể bị chi phối bởi tâm trạng mong ước
những điều tốt đẹp thì tâm thức có vẻ như tích cực, ngược lại nếu cá thể rơi vào
sự lo sợ triền miên của thua thiệt, khổ đau, ghét bỏ… tâm thức sẽ mang tính cách
tiêu cực và bấn loạn nhiều hơn. Thật ra sự vận hành và sinh hoạt của tâm thức phức
tạp
hơn nhiều, rất khó phân định minh bạch và dứt khoát hai tâm trạng trên đây,
lý do vì lục giác (gồm năm giác cảm và tri thức) luôn xen vào sự vận hành của
tâm thức che lấp hai thể dạng trên đây. Hơn nữa còn có sự tham gia của nghiệp tác
động
vào sự cảm nhận của lục giác làm phát sinh những xung năng khác nhau. Dù chưa
quen phân tích sự sinh hoạt của tâm thức chúng ta vẫn có thể hình dung ra hai xu
hướng
luôn chi phối mình là mong ước
và lo sợ.

Hãy chọn một thí dụ đơn giản, chẳng hạn các mối lo toan
như “mong ước được lợi lộc và lo sợ bị
mất mát
” thúc đẩy chúng ta “mong ước” thu góp và tích lũy của cải để trở thành sở hữu
chủ và sau đó chúng ta “lo sợ” của
cải
ấy sẽ bị mất đi. Thí dụ ta mong ước có một chiếc xe đạp để đi làm. Thế nhưng
khi đã có xe đạp thì ta lại mong ước tậu được xe gắn máy hay xe hơi, sự mong ước
cứ thế tăng dần… Trong khi sử dụng xe đi làm hay đi mua sắm ta khóa xe cẩn thận
hay gởi xe ở bên đường, thế nhưng ta vẫn cứ áy náy sợ mất. Trong sở ta phải làm
việc, nơi cửa hàng ta mải mê chọn lựa hàng hóa, thế nhưng sự lo sợ mất xe vẫn tiềm
tàng trong trí, mặc dù ta không trực tiếp nghĩ đến… Trên đường về nhà ta thấy
các chiếc xe đẹp hơn, to hơn, tuy phải chú tâm vào việc lái xe nhưng sự thèm muốn
vẫn tác động trong tâm thức… Nếu suy luận rộng thêm ta sẽ nhận thấy vô số các
mối lo toan liên quan đến tiền bạc, nhà cửa, hạnh phúc, danh vọng, sắc đẹp, người
yêu, kẻ ghét, bệnh tật, ngợi khen, ganh tị …thường xuyên nổi lên trong đầu, chúng
dồn dập hiển hiện chi phối và đày đọa ta. Ý thức được tám mối lo toan thế tục có nghĩa là ý thức được tâm thức ta lúc nào
cũng bị tràn ngập bởi những xúc cảm đủ loại, tu tập tức là làm lắng xuống những
xúc cảm đó.

Vì những lý do trên đây nên Đức Phật khuyên người tu tập nên
chọn lối sống khất thực. Thế nhưng trong cuộc sống dồn dập và xô bồ của xã hội
tân tiến ngày nay, “tám mối lo toan thế
tục
” trở nên phức tạp và tinh vi gấp bội so với lối sống giản dị và đơn
sơ
của con người từ hàng nghìn năm trước. Việc khất thực và sống bên lề xã hội
trở thành gần như không tưởng hay ít ra cũng mất đi ít nhiều tính cách lý tưởng
và cao đẹp của nó. Thật vậy chẳng lẽ chúng ta lại chọn cuộc sống của những người
ăn mày vô gia cư (clochard – tramp, homeless) tại các thành phố Tây phương ngày
nay ? Đấy là một tệ trạng không giải quyết được của các xã hội phương Tây. Ngược
lại trên một bình diện khác và một thái cực khác, hành vi vướng mắc trong tám mối lo toan thế tục của một số người
xuất gia cũng có thể làm cho chúng ta khiếp sợ không kém.

Thế nhưng may mắn thay, dường như Đức Phật lúc nào cũng có
sẵn cho chúng ta những liều thuốc hóa giải. Thật vậy trong đời sống thường nhật
rất khó cho chúng ta vượt khỏi tám mối lo
toan thế tục
vì những ước mong và
lo sợ luôn ám ảnh chúng ta. Ta không thể
làm gì khác hơn vì sự vận hành đó trong tâm thức là những gì thật tự nhiên, liên
quan đến
căn nghiệp và bản năng của chính mình, do đó ta đành phải chấp nhận tác
động
của những xúc cảm ấy nhưng hãy đảo ngược đối tượng của chúng. Thay vì ước mong lợi lộc, lạc thú, vinh quang và
ngợi khen cho riêng mình thì ta hãy ước
mong
tất cả chúng sinh đạt được những điều tốt đẹp ấy. Thay vì lo sợ bị mất mát, khổ đau, ghét bỏ và quở
phạt
, ta quên mình và cầu mong cho tất cả
chúng
sinh tránh được những cảnh huống đọa đày này. Đấy là lòng từ bi vô biên
mà Đức Phật luôn nhắc nhở chúng ta hãy mang ra sử dụng như một liều thuốc hóa
giải những vướng mắc của ích kỷ và những lo toan của thế tục.

Để thay cho lời kết chúng ta hãy đọc
một giai thoại về đại thi hào Tô Đông Pha (Su
Dongpo
, 1037 – 1101). Tên là Tô Thức, tự Tử Chiêm, bút hiệu Đông Pha cư sĩ,
ông là một người tu hành uyên thâm, một thi nhân, họa sĩ và nhà thư pháp nổi
danh
thời nhà Tống. Ông có làm một bài thơ tán tụng Đức Phật rất nổi tiếng như
sau :

Khể thủ Thiên trung thiên,
Hào quang chiếu đại thiên.
Bát phong xuy bất động,
Đoan tọa tử kim liên.

Tạm dịch như sau :

Quỳ lạy vị Trời ở giữa trời,
Hào quang chiếu rọi khắp muôn nơi.
“Tám gió” tung hoành không lay động,
Tòa sen vàng tía, lặng im ngồi.

 

Khể thủ là mọp
đầu xuống đất, Vị Trời ở giữa trời ngụ
ý là Đức Phật, “tám ngọn gió”
tượng trưng cho “tám mối lo toan thế
tục
“, tử kim có nghĩa là màu
vàng sắc tím.

Tô Đông Pha làm bài thơ trên đây trong bối cảnh nào ? Ông
làm quan dưới triều Tống Thần Tông, theo đạo Phật, rất từ bi và yêu thương dân
chúng. Ông đứng về phe “bảo thủ” do Tư Mã Quang (Sima Guang) cầm đầu chống lại các biện pháp canh tân của thừa tướng
Vương An Thạch (Wang Ashi), lý do ông
nhận thấy các biện pháp cải cách của Vương An Thạch quá cực đoan làm nhân dân ta
thán
vì không theo kịp. Tô Đông Pha bị người nhà của Vương An Thạch dèm pha khiến
ông bị giáng chức và đày đi Hàng Châu. Thời bấy giờ Hàng Châu mang tên là huyện
Tây An, một thị trấn nhỏ bên bờ phía bắc của dòng Trường giang mênh mông. Trong
thời gian này ông kết thân với một vị đại thiền sư là Phật Ấn (Foyin) trụ trì ngôi chùa Kim Sơn (Jinshan) tọa lạc trên bờ phía nam. Hai ông
thường cùng nhau du ngoạn trên sông đàm đạo Phật Pháp và thi phú. Tô Đông Pha làm
bài thơ trên đây trong khoảng thời gian này. Ông rất tâm đắc khi làm xong bài
thơ, vỗ đùi và ngâm đi ngâm lại suốt mấy hôm. Sau đó ông sai người nhà lấy thuyền
đưa tên tiểu đồng vượt sang bên kia sông tìm đến chùa Kim Sơn đưa bài thơ cho
thiền sư Phật Ấn xem. Sau khi tên tiểu đồng ra đi với bài thơ, bên này sông ông
thấp thỏm đợi nó quay về với những lời ngợi khen của Phật Ấn.

Thế nhưng khi vừa xem xong bài thơ Phật Ấn lấy bút phê ngay
bên dưới hai chữ : “Fang pi
!”, có nghĩa là “Đồ đánh rắm !”.
Các bản Việt dịch xưa nay luôn tránh né hai chữ “fang pi” và dịch trại ra là “phóng thi’ ” hay “lỡ
trôn
“. Nghĩ cũng lạ, chữ nào mà chẳng như nhau, dơ sạch là trong đầu của
ta, chữ nghĩa nào có tội tình gì. Các tư liệu bằng ngôn ngữ Tây phương về giai
thoại
này dịch chữ “pi” rất
từ chương và sát nghĩa (pet – fart). Dầu sao thì cũng xin tạ lỗi với người đọc
vì đã nêu lên các chữ quá “thô tục” trên đây, không thích hợp với nội
dung của bài viết. Tính cách bộc trực trên đây biết đâu cũng là những gì đặc thù
nơi tính khí người Trung hoa nói chung và Thiền học nói riêng, nhất là đối với
học phái Lâm tế. Các vị thầy thuộc học phái này đôi khi dùng những ngôn từ rất
nặng nề, kể cả sử dụng roi gậy trong mục đích giúp người đệ tử thức tỉnh.

Trở lại với bài thơ của Tô Đông Pha. Ông thấp thỏm trông
ngóng tên tiểu đồng từ bên kia sông trở về mang theo những lời tán dương của Phật
Ấn
. Thế nhưng khi mở tờ thư pháp ra và thấy bút tích của Phật Ấn phê hai chữ
“fang pi” bên dưới bài thơ,
Tô Đông Pha đùng đùng nổi giận, đích thân xuống thuyền căng buồm băng ngang sông
để tìm Phật Ấn. Phật Ấn biết trước nên đóng cổng chùa và trốn biệt, vì dù sao ông
cũng hiểu Tô Đông Pha là một vị quan có chút quyền uy. Tô Đông Pha mò lên chùa
thấy vắng tanh, cửa cổng có viết dòng chữ như sau :

Tám ngọn gió không
lay chuyển được mi

[Thế nhưng] một cái
đánh rắm cũng đủ để thổi mi sang đến bờ bên này.

Ấy
thế, những người tu tập vẫn cứ tưởng mình đã siêu thoát, vậy mà trên thực tế tám mối lo toan của thế tục vẫn trói buộc
mình thật chặt. Tô Đông Pha sau khi làm xong bài thơ thì rất đắc chí, mong đợi sự vinh quang sẽ đến, lo âu và hồi hộp ước mong nhận được những lời
khen
thưởng
và sau đó thì khổ đau và tức
giận khi bị khinh miệt
…

Dù sao Tô Đông Pha cũng là một người tu tập, cũng hiểu được
Đạo Pháp là gì, vì thế ông đứng ngẩn người trước cổng chùa Kim Sơn một lúc lâu
và hiểu được bài thơ của ông chỉ là những gì phản ảnh cái tôi của chính mình, cái tâm trạng thua thiệt của một người bị
thất sủng, muốn tìm một lý do để bào chữa sự mất mát ấy. Qua hình ảnh của Đức
Phật
ông tự cho mình là người khinh bỉ lợi danh, “tám ngọn gió” không lay chuyển được ông, thế nhưng lời phê của
Phật Ấn đã xoáy sâu vào tâm thức giúp ông ý thức được tám mối lo toan của thế tục
vẫn còn đang hoành hành trong tâm thức mình. Hóa ra cái rắm của thiền sư Phật Ấn
đã khiến cho ông tỉnh ngộ.

Bures-Sur-Yvette, 19.11.10

Hoang Phong

TodongphaTongthantong

Tô Đông Pha (1037-1101) Tống Thần Tông (trị vì 1067-1085)

TumaquangVuonganthach

Tư Mã Quang (1019-1086) Vương An Thạch (1021-1086)

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Tâm tình của người niệm Phật

Ba ơi! Con muốn về nhà! Niệm Phật, kỳ thật chỉ là một lọai tâm tình rất đơn thuần. Tâm...

Lược Giải Kinh A Di Đà

Lược Giải Kinh A Di Đà

LƯỢC GIẢI KINH A DI ĐÀThời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thậpdịch văn Phạn sang...

Đóng Góp Của Tứ Vô Lượng Tâm Trong Việc Giải Quyết Các Vấn Đề Toàn Cầu Hóa

Đóng góp của tứ vô lượng tâm trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hóa

ĐÓNG GÓP CỦA TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA TTTS. Thích Trung Định...

Thông Điệp Vesak 2019 Của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc (Song Ngữ)

Thông Điệp Vesak 2019 Của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc (song ngữ)

Ngày 25-4-2019  Tôi kính gửi đến tất cả mọi người lời chúc tốt đẹp nhất nhân Đại lễ Vesak, lễ...

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

BỒ TÁT QUẢNG ĐỨCTRÁI TIM TỪ BI VÀ SỰ THẬT Thích Giác Tâm Chúng ta đang sống trong thời đại công...

Cái Chết Không Rẻ Như Ta Tưởng!

Cái Chết Không Rẻ Như Ta Tưởng!

CHUYỆN HẬU SỰBài và hình: Huy Phương Kỳ I: Cái chết không rẻ như ta tưởng! Làm người ai cũng...

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ai Vào Địa Ngục

Ai Vào Địa Ngục

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thiền Mặc Chiếu

Thiền Mặc Chiếu

THIỀN MẶC CHIẾU Thiền Sư Thánh NghiêmCư sĩ Nguyên Giác biên dịch Dưới đây là một trình bày về Thiền...

Một Mảnh Không Gian

Một mảnh không gian

MỘT MẢNH KHÔNG GIAN Hoang Phong   Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con...

Cúng Chay Đãi Mặn

Cúng Chay Đãi Mặn

CÚNG CHAY, ĐÃI MẶN HỎI: Sắp đến là ngày cúng giáp năm cho ngoại của tôi. Tất cả các cậu,...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 25)

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận...

Ttt-Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

TƯỞNG NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ(I) Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ! Mới hôm nào...

Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

THÁNG BẢY, TƯỞNG NHỚ NGƯỜI CHỊ CÓ CON MẮT THỨ BA Huỳnh Kim Quang   Dường như con người có thể...

Kinh Sách Pali Và Sự Bảo Toàn Giáo Pháp Của Đức Phật

Kinh Sách Pali Và Sự Bảo Toàn Giáo Pháp Của Đức Phật

Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền thụ chủ yếu bằng lời từ thế hệ này qua thế hệ...

Tâm tình của người niệm Phật

Lược Giải Kinh A Di Đà

Đóng góp của tứ vô lượng tâm trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hóa

Thông Điệp Vesak 2019 Của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc (song ngữ)

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Cái Chết Không Rẻ Như Ta Tưởng!

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Ai Vào Địa Ngục

Thiền Mặc Chiếu

Một mảnh không gian

Cúng Chay Đãi Mặn

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 25)

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

Kinh Sách Pali Và Sự Bảo Toàn Giáo Pháp Của Đức Phật

Tin mới nhận

Bốn pháp giải thoát

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Tình yêu nam nữ theo lời Phật dạy

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Nhân quả hiện tại

Ai cũng có bệnh

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Phật đã đến như muôn vầng ánh sáng

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

Phật pháp tại thế gian

Đạo Phật là đạo yêu đời

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Hành trì theo lời Phật dạy

Giản dị trong nếp sống

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Tin mới nhận

Chế ngự căng thẳng

Mang Lại Ý Nghĩa Cho Sự Sống Và Cái Chết – Đức Đạt-lai Lạt-ma (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

Đức Phật Trong Ba Lô

Ai giết chùa?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Chào Mừng Năm 2014

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

Thấp thoáng tâm xuân giữa bụi đời

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Biết ơn từ tâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Phật có trước hay Pháp có trước?

Vấn Đề Tái Sanh

Vô thường trong kinh Pháp cú (II)

Ký Sự Hành Hương Về Miền Đất Phật

Thiền Sư Và Tư Tưởng Giác Ngộ

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Vầng Trăng Ai Ngã (Tưởng Niệm Về Ôn Đỗng Minh) – Huệ Giáo

Tiêu Sơn Cổ Tự ( Chùa Tiêu -tương Giang – Từ Sơn-bắc Ninh)

‘Danh Sách Các Giáo Phái “Có Vấn Đề” Cần Quan Tâm

Tin mới nhận

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Kinh Cúng Thí Người Mất

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

BTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2566

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Kinh An Ban Thủ Ý Lược Giải

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (5)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

Kinh Người Áo Trắng

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 64)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

Thư Chia Buồn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntnhk

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Chánh tri chánh kiến

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese