THẦN THÔNG TRONG CUỘC ĐỜI
Lê Sỹ Minh Tùng
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề
đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô
thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại
của Phật. Đó là:
1)Thần túc thông: Năng lực hiện thân tùy ý muốn tự
tại vô ngại.
Dựa theo Luận Đại Tì Bà Sa thì có 3 thứ thần dụng:
–Vận thân thần dụng:
Thân bay lên hư không giống như chim bay, bay nhẹ nhàng như tiên.
–Thắng giải thần dụng:
Ở xa mà thấy như gần, nương vào năng lực này thì tuy thân ở thế giới Ta Bà mà
tay với tới mặt trăng, mặt trời.
–Ý thế thần dụng:
Nhãn thức có thể lên tới những siêu việt vô biên thế giới.
Còn theo Luận Đại Trí Độ của ngài Long Thọ thì có 3 thứ
Như ý:
–Năng đáo:
Thân bay đi được, giống như chim bay vô ngại. Dời xa lại gần, không đi mà đến.
Biến mất nơi đây, xuất hiện nơi khác. Trong một niệm là đến nơi.
–Chuyển biến:
Lớn biến thành nhỏ, nhỏ biến thành lớn. Một biến thành nhiều, nhiều biến thành
một cho nên mọi vật đều có thể chuyển biến.
–Thánh như ý:
Tức năng quán vật bất tịnh không đáng ưa thích của 6 trần là tịnh, quán vật
thanh tịnh đáng ưa là bất tịnh. Pháp thánh như ý này chỉ Phật mới có.
2)Thiên nhĩ thông: Có thể nghe tất cả những ngôn
ngữ, âm thanh, vui, sướng, khổ của chúng sinh trong 6 đường.
3)Thiên nhãn thông: Có thể thấy được tướng khổ,
vui, sống, chết của chúng sinh trong 6 đường và thấy tất cả hình sắc, chủng loại
trong thế gian không gì ngăn ngại.
4)Tha tâm thông: Có thể biết sự suy nghĩ của
chúng sinh trong 6 đường.
5)Túc mạng thông: Có thể biết thọ mạng, việc làm
của chính mình và chúng sinh trong 6 đường, từ trăm nghìn muôn kiếp.
6)Lậu tận trí chứng thông: Đoạn trừ hết Kiến Hoặc
và Tư Hoặc trong 3 cõi, chẳng bị sự sinh tử trong 3 cõi trói buộc mà được sức
thần thông lậu tận.
Tuy nói Lục Thông, nhưng ba pháp Thiên nhãn thông, Túc mạng
thông và Lậu tận thông còn được gọi là Tam Minh.
Bây giờ hãy triển khai ý nghĩa của Lục Thông ở trên để
có thể áp dụng vào trong đời sống của chúng ta.
Thần có nghĩa bất tư nghì, việc làm mà người thường
không thể làm được. Thông có nghĩa là vô ngại, thông suốt tức là không còn ngăn
ngại.
Một ý nghĩa của Thiên nhãn thông làkhi mắt thấy biết thực tướng của vạn
pháp là vô tướng nên trong cái thấy đó không có sự ngăn ngại bởi không gian và
thời gian vì thế giới bây giờ trở thành một tức là nhất chân pháp giới.
Thế thì con người có thể đạt được Thiên Nhĩ Thông trong cuộc đời này chăng? Nếu chúng
sinh dùng lỗ tai (thịt) để nghe thì chắc chắn sẽ bị ngăn ngại. Tại sao? Bởi vì
khi tai nghe những âm thanh, tiếng nói
không hài lòng khiến tâm
bực bội, khó chịu. Ngược lại nghe những lời bùi tai thì say đắm. Thí dụ như vợ chồng, con
cái bất ổn, thường hay cải vã, lời qua tiếng lại cũng vì tư tưởng khác đồng
chuyển qua lời nói làm cho người nghe chịu không nổi, đâm ra bực tức, rồi sinh
ra chửi bới, đánh đấm…cuối cùng dẫn nhau ra tòa ly dị…hoặc vào tù ra khám. Đó
cũng tại vì chấp lời nói kia là thật nên bị ngăn ngại. Bây giờ nếu hiểu Phật pháp
thì không chấp vào lời nói thị phi của người khác. Tại sao? Bởi vì trên thế
gian này chỉ có ta mới thật sự hiểu rõ ta mà thôi, không một người nào khác có
thể biết ta bằng ta được. Thí dụ một người chê ta là người xấu hoặc khen ta là người tốt thì
họ chỉ dựa theo kiến giải và kinh nghiệm bản thân của họ mà so sánh,
đánh giá người khác chớ làm sao họ biết ta bằng chính ta. Mình tốt bao nhiêu
mình biết, mình xấu bao nhiêu thì cũng chính mình biết. Vì thế nếu mình là người
xấu mà có người khen tặng mìnhmà mình nhận chẳng khác nào chính mình tự lừa dồi mình, sống trong ảo
tưởng. Ngược lại nếu mình là người tốt, luôn nghĩ thiện, nói lời lành và làm việc thiện mà có ai chê
ta thế này thế kia thì ta cứ mặc họ vì cuộc sống nhẹ nhàng, thánh thoát, an vui, tự tại thì
chính ta đã có rồi đâu cần người đời trao tặng nữa. Nên nhớ những
tiếng thị phi, những lời khen chê thì ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có chẳng
khác nào thời tiết nóng lạnh bất thường. Do đó người biết tự chủ tâm mình là
người không chạy theo khách trần phiền não cho nên nghe thì nghe tất cả mà như không
nghe gì hết, trong ngoài tự tại, không còn ngăn ngại thì chính ta đã chứng được
Thiên nhĩ thông rồi.
Cùng lý luận ấy, thấy thì cái gì cũng thấy, thấy tất cả mà như không thấy
gì hết, tâm không dính mắc, không còn ngăn ngại là có Thiên nhãn thông. Kinh điển
thường nói “Nhục nhãn ngại phi thông. Thiên nhãn thông phi ngại” nghĩa là
nhìn thấy bằng mắt thịt thì sẽ bị ngăn ngại, không thông suốt tại vì tâm còn chấp.
Ngược lại, dùng thiên nhãn tức là dùng mắt trí tuệ để quán xét thì tất cả sẽ
thông suốt, không còn ngăn ngại. Từ đó cuộc sống sẽ được an vui tự tại.
Các thông còn lại cũng y như vậy. Vì thế chúng sinh hằng
ngày nên bồi dưỡng trí tuệ của mình bằng cách sống trong tĩnh thức,chánh niệm để
chứng từng món thông mà biến cuộc đời từ phiền não ưu bi trở thành thanh tịnh,
thánh thoát, an vui, tự tại. Thí dụhằng ngày mắt vẫn thấy sắc như nhà to, xe đẹp,
áo lụa, quần là…Nếu là người thường thì dễ bị nó lôi cuốn, nhận chìm, mê hoặc
vào đó, nhưng đối với người có tư duy chánh niệm thì nhận thức được hiện tượng
của vạn pháp là vô thường nên tâm họ không hề bị dính mắc. Họ quán rằng vạn
pháp là không
nghĩa là tất cả mọi vật thể trong thế
gian này dù to lớn như mặt trời, mặt trăng hay nhỏ như hạt cát như vi trần đều
do duyên khởi tác tạo mà thành chớ không vật nào tự nó sinh khởi hay tồn tại được
cho nên vật thể là vô ngã, không có tự thể nên tuy là có, là thấy sờ sờ ở đó
nhưng một ngày nào đó nó sẽ bị biến hóa, tiêu hoại nên gọi là không. Do đó, cái
không của Phật giáo là không tham đắm, si mê, không chấp thủ chạy theo hình sắc
sinh diệt chớ không phải dùng thần thông hay quán làm biến đi tất cả. Người có tư
duy, chánh niệm khi thấy đóa hoa đẹp thì họ vẫn biết cái đẹp của hoa đấy chứ,
nhưng họ quán rằng đóa hoa là do trùng trùng duyên khởi mà thành vì vậy đến tuần sau
đóa hoa bắt đầu héo úa, tàn phai rồi trở thành phân bón cho nên nhìn đóa hoa
thì họ cũng nhìn, cũng biết nó đẹp, nhưng không đắm nhiễm say mê, lúc nào cũng
tự tại với sắc đẹp. Lấy đóa hoa làm tiêu chuẩn để nhìn tất cả những hình sắc khác
trên thế gian này cho nên tuy mắt có nhìn các loại trân châu bảongọc quý báu, đẹp đẽ
đến đâu thì nó cũng là loại vô thường hoại diệt. Ngược lại nếu nhìn theo con mắt
của phàm nhân thì tham đắm, say mê rồi chấp thủ đem về làm của riêng cho mình
đưa đến tranh chấp, chiến tranh giết hại lẫn nhau. Nói tóm lại, người biết đạo
thấy đẹp thì cũng biết là đẹp, nhưng họ biết vật chất đó từ “Không” mà “Có” vì
thế một ngày nào đó từ “Có” sẽ trở thành “Không” cho nên thấy tất cả vật chất
nhưng không bị chúng lôi cuốn nhận chìm nên họ mới có an nhiên tự tại được. Đó
chính là “Kiến sắc phi can sắc” vậy. Người học Phật không những thấy biết rõ ràng sự hoại diệt,
vô thường của thế gian mà còn thấy rốt ráo sự trường tồn vĩnh cửu tức là tánh vô
sanh vô diệt của vạn pháp nữa. Bởi vì lúc đóa hoa tàn úa thì từ cái diệt này bắt
đầu cho sự sanh khác để tạo thành đóa hoa mới.Đó là hiện tượng
quy về bản thể và bản thể duyên khởi thành ra hiện tượng cho nên không có cái gì là
thật sinh hay cái gì là thật diệtnghĩa là sinh để rồi diệt, diệt rồi lại
sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận nên sinh diệt, sống chết là chuyện thường,
chẳng có gì quan trọng nên không còn lo sợ, buồn phiền. Chúng sinh khi thấy mình già yếu,
bệnh tật thì đau khổ, lo âu, sợ sệt. Ngược lại, đối với người biết đạo thì sống chết là chuyện bình thường,
tử sanh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ bất biến tùy duyên rồi tùy duyên bất
biến thế thôi. Vì vậy với Phật nhãn của chư Phật thì nhìn vạn pháp sanh mà không thật
sanh và diệt nhưng không phải là mất hẳn nghĩa là sinh để rồi diệt và diệt rồi
để lại sanh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận.
Vào những lúc gần đây ở Hoa Kỳ có ông Harold Camping,
a Christian Radio Broadcaster, một nhà truyền giáo Tin lành đã tiên đoán ngày tận
thế của nhân loại dựa theo Thánh kinh mà ông nghiên cứu. Lần thứ nhất, ông tiên
đoán thế gian sẽ bị hủy diệt vào ngày 7 tháng 9 năm 1994. Sau đó ông lại tiên
đoán ngày 21 tháng 5 năm 1988. Gần đây nhất ông tiên đoán ngày tận thế là 21
tháng 5 năm 2011. Tháng 5 năm 2011 đến rồi đi, nhân loại vẫn sống sờ sờ thì bây
giờ ông lại tiên đoán lần chót là ngày 21 tháng 10 năm 2011. Ông và nhóm tín đồ
của ông bỏ ra rất nhiều tiền để quảng bá, thông tin đến đại chúng về sự tiên
đoán thần diệu của ông. Năm 1998, nhà đạo diễn Micheal Bay đã sản xuất một cuốn
phim tựa đề là “Armageddon” viết bởi John Wiggins thuộc loại ảo tưởng (Sci-Fi)
nói về một vẫn thạch có kích thước rất lớn như tiểu bang Texas. Trung tâm NASA
chỉ có 18 ngày để tìm phương thức giải
quyết vấn đề bằng không thì vẫn thạch sẽ đâm thẳng vào trái đất rồi nổ tung
kích động theo hàng loạt các đợt động đất, núi lửa quét sạch con người giống
như thời tiền sử khoảng 70 triệu năm về trước đã quét sạch giống Khủng Long.
NASA bó tay đầu hàng và sau cùng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ quyết định phải dùng đầu
đạn nguyên tử để làm nổ tung cái vẫn thạch này ở ngoài không gian. Nhưng người
có thể thực hiện sứ mạng cực kỳ khó khăn này không phải là những phi hành gia,
những nhà khoa học nổi tiếng mà lại là một người chuyên khoan các dàn dầu hỏa
tên là Harry Stamper. Câu chuyện này chẳng qua là Hollywood
dựa vào sự kiện ghi chép trong Thánh kinh có tên là “Armageddon” tức là ngày tận
thế. Ngày đó thế giới sẽ trở thành đỏ lửa, kinh hoàng và sau đó Chúa Jesus sẽ sống
lại. Ngày 21 tháng 10 năm 2011 một lần nữa đến rồi lại đi và chúng ta vẫn
sống bình yên, vẫn sinh hoạt như thường. Do đó kết quả tiên đoán dựa
vào Thánh kinh của ông Camping là 0-4 nghĩa là trật lất 100%, chỉ là nói nhăng
nói cuội, gây hoang mang cho dư luận.Nhóm này có khuynh hướng gieo vào trong đầu
tín đồ của họ niềm lo âu sợ hãi cho nên Thượng đế sẽ là cứu cánh để nương tựa.
Vì thế cánh cửa vào Thiên đường là đức tin nơi Thượng đế trong khi đó con đường
vào Cực Lạc Niết Bàn của đạo Phật là trí tuệ của chính mình.Chẳng phải kinh Kim
Cang dạy rằng trí tuệ Ba la mật là mẹ của ba đời chư Phật đó sao? Đạo Phật xiễn
dương tinh thần khách quan bình đẳng mà tuyệt đối không có một tôn giáo nào
trên thế giới từ xưa đến nay trong lịch sử nhân loại có được. Kinh Pháp Hoa khẳng
định rằng tôi là Phật, bạn là Phật, tất cả mọi người sẽ là Phật chớ đâu có dạy
thành con chiên?Đạo Phật dạy chúng sinh hãy sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc,
sống an lạc, sống có lợi cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài.
Phật giáo chủ trương rằng tất cả vạn pháp kể cả sự sống
chết chỉ là hiện tượng duyên sinh nghĩa là duyên kết thì sống, duyên tan thì chết.
Nhưng chết không phải là mất hẳn vì khi duyên mới kết tạo thì sẽ tái sinh trở lại
chớ đâu có mất cái gì mà phải lo sợ cho nên người biết đạo thì sống thảnh thơi,
tự tại; chết nhẹ nhàng thanh thoát tức là sinh thuận, tử an vậy. Thêm nửa, Phật giáo phủ nhận hoàn toàn chủ
thuyết Thượng đế vì nếu Thượng đế sinh ra ta thì ai sinh ra Thượng đế? Cho nên
chính ta mới là Thượng đế của chính mình, chính ta mới có đủ khả năng và năng lực
làm chủ cuộc đời của mình và chỉ có ta mới thay đổi được định mệnh của mình chớ
không ai khác. Đó là ai ăn người ấy no, ai uống người đó hết khát cho nên một
người ăn người khác không thể no được. Vì thế Phật giáo không dạy chúng sinh hướng
tâm ra ngoài cầu tha lực mà phải quay về nội tâm của chính mình để làm chủ nó
thì cuộc đời sẽ vô cùng an vui, tự tại.
Tóm lại thần
thông được hiểu là bất tư nghì, vô ngại tự tại. Vô ngại tự tại đối với những việc
khó tự tại để vượt qua những thử thách mà người thường không thể nào tự tại được.
Vì vậyngười có thần thông là người mà lục căn được sức tự tại vô ngại
một cách bất tư nghì (không thể nói được) mà đối với một người thường không
nghĩ đến được, không thực hành được, không thể chiến thắng được những dục vọng
làm ô nhiễm tâm ý của mình. Đó là
mắt đối với sắc, tai đối âm thanh, lưỡi đối với mùi vị, mũi đối với hương vị,
thân đối với cảm xúc và ý đối với pháp trần mà vẫn được tự tại vô ngại một cách
bất tư nghì thì người đó chứng được lục thông.
Đối với Phật giáo, việc gì đến
sẽ đến, khỏi trông chờ mong đợi chi hết cũng như khi đào ao xong có nước trong
thì ánh trăng hiện xuống hay mây tan thì trời chiếu sáng vậy thôi. Vì thế nếu hành giả tu theo chánh pháp mà tâm cứ mong cầu đạt được các thứ
thần thông thì những tham vọng này sẽ che lấp tâm thanh tịnh của mình. Cái tâm mong cầu này gọi
là Vũ tâm trong sáu mươi tướng vọng tâm sai biệt của phàm phu (Lục Thập Tâm).
Ngày nay với
đà phát triển của văn minh khoa học, con người có thể trực tiếp nói chuyện với
người thân tận bên kia quảđịa cầu. Xa hơn nữa, con người có thể lên cung trăng thăm
chị Hằng, chú Cuội. Có những chiếc tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực có thể lặn
sâu ở dưới lòng đại dương cả năm trời. Thế thì thần thông không nhất thiết phải
là thấy xa, nghe rộng hay là bay cao nhảy xa giống như ảo thuật mà phải được hiểu
là khả năng đoạn trừ mọi tham đắm, si mê, không bị lôi cuốn nhận chìm trong ái
dục và dĩ nhiên lúc nào cũng sống trong tĩnh thức chánh niệm tức là luôn làm chủ
tâm mình. Đây mới chính là những thứ tự tại vô ngại, bất khả tư nghì mà người
thường không thể làm được.
NAM MÔ BỔ
SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Lê SỹMinh Tùng
o
Discussion about this post