PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ta Đón Xuân Ất Mùi Trong Thanh Bình

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
TA ĐÓN XUÂN ẤT MÙI TRONG THANH BÌNH

Thích Đạt Ma Phổ Giác

BlankNăm Giáp Ngọ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận xuân Ất Mùi tràn đầy hạnh phúc. Cỏ cây hoa lá, héo úa tàn rụng theo thời tiết bốn mùa mà sinh sôi nảy nở để chuẩn bị đơm hoa kết trái đón nhận một mùa xuân mới. Con người ai cũng hy vọng năm cũ qua mau để đón nhận một năm mới tươi sáng và tràn đầy yêu thương bằng trái tim hiểu biết. Thế cho nên, vào những ngày cuối năm, mọi người đều chuẩn bị về vật chất lẫn tinh thần để hân hoan chào đón mừng xuân đến.

Khởi đầu một năm mới, ai cũng ước mơ mong muốn những gì tốt đẹp và hạnh phúc nhất đến với cá nhân mình, gia đình mình, đất nước mình. Con người và đất nước hưởng trọn một mùa xuân thanh bình là hạnh phúc lớn lao trong niềm hân hoan tốt đạo đẹp đời.

Nhìn lại những năm tháng đã qua đi trong cuộc đời, ta thấy mình và người, ai cũng đón nhận biết bao cảnh vui buồn, tốt xấu, đúng sai, phải quấy, thành công hay thất bại. Gặp điều như ý ta vui vẻ phấn khởi tự hào, nhưng khi gặp chướng duyên ta lại than phiền trách móc, có khi lại oán trời trách đất đổ thừa cho gia đình người thân. Người biết tu không mong cầu những điều như ý muốn mà cũng không sợ khó khăn trở ngại, chỉ biết rằng mình tin sâu nhân quả và kiên trì bền bỉ dứt ác làm lành, giữ tâm ý thanh tịnh.

Bồ-tát Di Lặc là tượng trưng cho hạnh phúc tràn đầy nên có nụ cười tươi tắn, dù có bị sáu tên giặc bủa vây với công hạnh hỷ và xả. Hỷ ở đây không phải là cười đùa trêu giỡn như lẽ thường của thế gian, mà là sự  vui vẻ hạnh phúc bởi nội tâm trong sáng. Xả ở đây không phải là lãnh đạm quay lưng trước những mãnh đời bất hạnh, mà là hết lòng giúp người, cứu vật khi có nhân duyên. Hình tượng Bồ-tát Di-Lặc mập tròn, bụng to, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, nụ cười thật thoải mái với những đứa trẻ vây quanh, biểu hiện một niềm hạnh phúc tràn đầy.

Người tu hành chân chính biết buông xả mới có thể thương yêu người bình đẳng, mới sẵn sàng tha thứ cho những ai làm hại mình, mới có thể vì lợi ích cho chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán bằng trái tim hiểu biết.

Những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau trong những ngày đầu năm mới,  tuy đơn sơ nhưng thấm đậm tình người mong cho thế nhân luôn gặp điều may mắn và hạnh phúc tràn đầy. Nếu gặp hoàn cảnh thuận lợi suông sẻ trong năm mới, ta biết mình đã gieo nhân thiện lành nhiều đời, và càng tinh tấn tu hành hơn nữa để mai sau hưởng trọn vẹn niềm an vui hạnh phúc. Nếu gặp chuyện không được hài lòng như ý, ta có thể biết đó là hậu quả của việc làm xấu của mình trong quá khứ. Nên ta chí thành sám hối, đồng thời nỗ lực tu hành, từng bước sẽ chuyển hóa được nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc. Nghiệp tốt hay xấu được hình thành từ thân miệng ý, nên ta chỉ cần kiễm soát chặt chẽ ý nghĩ của mình. Tin sâu nhân quả, kiểm soát thân miệng ý trong từng phút giây để cho ta và người hưởng trọn vẹn mùa xuân thanh bình nội tâm, do chính ta xây đắp.

Thời gian trôi nhanh không bao giờ dừng nghỉ, chúng ta đừng nên đánh mất tuổi trẻ và sức khỏe, mới ngày nào đang độ tuổi thanh xuân căng tràn sức sống mà nay đã gối mỏi lưng. Con quỷ vô thường sẽ sẵn sàng chờ đón ta?

Nói đến mùa xuân, hầu như ai cũng nghĩ đến sự tốt đẹp, an vui, mới mẻ. Mùa xuân cũng khiến lòng ta dịu lại, trải rộng ra, hòa nhập với đất trời và đồng cảm với mọi người. Hoàn cảnh gia đình không ai giống ai, nhưng người nào cũng muốn nhà mình sạch sẽ hơn, tươm tất hơn ngày thường. Người lớn trang phục chỉnh tề, trẻ nhỏ ít nhiều cũng có những bộ quần áo mới và nhận được tiền lì-xì. Cách nói năng đối xử với nhau cũng có phần lịch sự hơn, biểu hiện sự vui vẻ để đón nhận một mùa xuân mới.

Cũng chính vì vậy, phần đông những người xa xứ đều mang trong lòng nỗi nhớ quê hương, đều tìm cơ hội về thăm nơi quê cha đất tổ để hưởng một mùa xuân sum họp. Trước bàn thờ tổ tiên, họ sẽ thành tâm dâng lên ông bà cha mẹ những kết quả trong học tập, trong công danh sự nghiệp mà mình đã thành công.

Đối với người Phật tử, mùa xuân là lúc thích hợp để họ hành hương, chiêm bái các chùa chiền tự viện. Một số người còn nặng về tín ngưỡng nhân gian đến chùa để xin phước lộc đầu năm, cầu mong chư Phật, Bồ-tát ban cho sức khỏe, hạnh phúc và mọi điều may mắn trong cuộc sống. Họ nghĩ đến Phật như một đấng thần linh, có quyền ban phước giáng họa cho mọi người.

Những ngày đầu năm mới để chúng ta có dịp đến thăm ông bà cha mẹ, bà con, bạn bè, cùng nhau chúc tụng những lời tốt đẹp, cùng uống với nhau ly rượu, tách trà.

Như vậy, hạnh phúc thật sự của con người không phải từ bên ngoài đến, mà từ sự buông xả ở ngay nội tâm mình. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta xả bỏ những tranh chấp hơn thua, phải quấy, tốt xấu, đúng sai xem đó như là gió thoảng mây bay, nên ta cảm nhận niệm phúc lạc vô biên.

Nhưng chúng ta ý thức cuộc đời là vô thường không phải để buồn chán  bi quan, phó mặc dòng đời đưa đẩy, mà ta càng phải sống tốt hơn nữa để được kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống bằng trái tim vị tha. Những gì thế gian cho là lạc thú, nhưng có ai giữ mãi nó được đâu nên kèm theo là sự đau khổ vì mất mát chia lìa? Hoa phù dung sớm nở tối tàn, người trẻ đẹp rồi cũng tàn úa theo thời gian. Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn!

Hạnh phúc thế gian chỉ là tạm bợ thoáng qua mau, tiền tài, sắc đẹp, quyền cao chức trọng, ăn sung mặc sướng, ngủ nghỉ quá nhiều để rồi tiếc nuối trong mơ màng. Một số người suy nghĩ chưa tới nên đã lãng phí thời gian, sức khỏe vào những đam mê say đắm ảo, khi lớn tuổi mới hối hận ăn năn nhưng đã quá muộn màng. Chính vì vậy mà người xưa nói:

                “Chớ đợi đến già mới tu học, 

                Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”.

Chúng ta thấy rõ cuộc đời là vô thường, để mình ý thức và trách nhiệm hơn, không để những tháng ngày đam mê sa đọa một cách vô ích. Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, an trú trong hiện tại”. An trú trong giờ phút hiện tại là người biết làm chủ bản thân, không để việc làm cuốn trôi. Chúng ta hay tiếc nuối về quá khứ tốt đẹp thích hồi tưởng về những gì đã qua, mà không bao giờ biết bằng lòng với những gì mình đang có trong hoàn cảnh hiện tại. 

Vì không thỏa mãn với những gì mình đang có, nên ta cứ mãi chịu khổ đau trong vô vọng để đi tìm hạnh phúc ở đâu đâu? Người biết bằng lòng những gì đang có, không mong cầu sự bình an, hạnh phúc từ bên ngoài nên cảm nhận được niềm vui trọn vẹn ngay tại đây và bây giờ.

Đã làm người dù cao sang hay thấp hèn, giàu hay nghèo đều chịu khổ đau bởi quy luật già, bệnh, chết đó là chất liệu cần thiết để mọi người không cố chấp, bám víu vào xác thân này mà tìm cách thoát khổ.

Sinh già bệnh chết là lẽ đương nhiên, có sinh ắt có tử, như thời tiết bốn mùa đổi thay. Chỉ có tâm linh sáng suốt là bền vững và lâu dài với thời gian. Chỉ có tâm Phật sáng suốt mới giúp ta vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống bình an, hạnh phúc.

Dù trải qua những thăng trầm của cuộc sống, tốt xấu, nên hư, thành bại người có công phu tu tập sẽ vững lòng tin hơn trước sự biến động của cuộc đời mà vẫn an nhiên, tự tại. Tâm không xao động thì thế giới bình yên trong lòng mọi người.

Nhân năm cũ sắp hết, năm mới sắp đến ta đón nhận một mùa xuân tràn đầy hạnh phúc mà cùng nhau kết nối yêu thương bằng trái tim vô ngã, vị tha. Niềm vui ấy mới là tuyệt đối, là vĩnh cửu, mới là mục đích cao tột của mọi người. 
____________________________________________________________

Bài viết đã được thêm vào Tuyển Tập Hương Pháp Mùa Xuân

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Nghi Thức Thọ Giới Bồ Tát Du Già (Trung Hoa)

NGHI THỨC THỌ GIỚI BỒ TÁT DU GIÀ(Trung Hoa)Thích Pháp Chánh dịch A. Lời dẫn: Thông thường, truyền thọ giới...

Mọi Chuyện Rồi Sẽ Qua

MỌI CHUYỆN RỒI SẼ QUA   Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẻ mặt Benaiah, một cận thần...

Tản Mạn Về Ngày Phật Đản Sinh

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Mỗi năm chúng ta đều làm lễ Phật Đản sinh, ngày người sanh ra để giải thoát chúng ta khỏi...

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

TÍN TÂM MINH TỊCH NGHĨA GIẢITác Giả: Thiên Mục Trung Phong Hòa ThượngViệt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực LỜI...

Nhà Sư Thái Sáng Tạo Mô Hình Tài Chính (Video Tiếng Thái, Phụ Đề Tiếng Việt)

Nhà sư Thái sáng tạo mô hình tài chính (Video tiếng Thái, phụ đề tiếng Việt)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chơn Tâm Trực Thuyết

CHƠN TÂM TRỰC THUYẾTThiền Sư Phổ Chiếu - Thích Đắc Pháp dịchTu Viện Chơn Không xuất bản 1973 MỤC LỤC...

Cởi Trói Thân Tâm, Giữ Chánh Niệm – Sống Trong Chánh Định

Cởi trói thân tâm, giữ chánh niệm – sống trong chánh định

CỞI TRÓI THÂN TÂM, GIỮ CHÁNH NIỆM - SỐNG TRONG CHÁNH ĐỊNH HT. Thích Trí Quảng Lời sách tấn tại...

Tình Yêu & Hôn Nhân Theo Quan Niệm Phật Giáo

Tình yêu & hôn nhân theo quan niệm Phật giáo

Một lễ hằng thuận tại chùa Kỳ Quang (Q.Gò Vấp, TP.HCM) - Ảnh minh họa Phật giáo quan niệm thế...

Hãy Biết Sống Can Đảm

Hãy Biết Sống Can Đảm

HÃY BIẾT SỐNG CAN ĐẢM (Live Life Daringly) Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII Đã nhiều năm nay,...

Giàu Vật Chất Hay Giàu Sự Bình An?

Giàu vật chất hay giàu sự bình an?

Chuột nhà sống thoải mái trong căn nhà biệt thự và thường xuyên được thưởng thức những món sơn hào...

Khóa Thiền Vipassana

Khóa Thiền Vipassana

KHÓA THIỀN VIPASSANA Diệu Liên Lý Thu Linh   Ảnh minh họa Đối với một người theo truyền thống ‘thiền Tám phút’ mỗi...

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

423 Lời Vàng Của Đức Phật Trong Kinh Pháp Cú

423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú

Kinh Pháp Cú – tức kinh 423 lời vàng của Đức Phật, được xem là quyển kinh Phật bỏ túi,...

Làm Chủ Vận Mệnh

Làm chủ vận mệnh

  LÀM CHỦ VẬN MỆNHTác giả: Viên Liễu PhàmBiên dịch: Thích Minh QuangNhà xuất bản: Phương Đông & NXB Văn...

Viên Giác Số 248 Tháng 4 Năm 2022

Viên Giác Số 248 Tháng 4 Năm 2022

Cuộc chiến tranh xâm lược của Putin vào xứ sở an bình Ukraine kể từ ngày 24 tháng 2 năm...

Nghi Thức Thọ Giới Bồ Tát Du Già (Trung Hoa)

Mọi Chuyện Rồi Sẽ Qua

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

Nhà sư Thái sáng tạo mô hình tài chính (Video tiếng Thái, phụ đề tiếng Việt)

Chơn Tâm Trực Thuyết

Cởi trói thân tâm, giữ chánh niệm – sống trong chánh định

Tình yêu & hôn nhân theo quan niệm Phật giáo

Hãy Biết Sống Can Đảm

Giàu vật chất hay giàu sự bình an?

Khóa Thiền Vipassana

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú

Làm chủ vận mệnh

Viên Giác Số 248 Tháng 4 Năm 2022

Tin mới nhận

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Có khổ nhưng không có người khổ

Lời Phật dạy về quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Lời Phật dạy: Biết đủ thường vui

“Trường thọ và đoản thọ” theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Đức Phật dạy về hiếu đạo

Tinh Thần Bi Trí Dũng Trong Ánh Lửa Bồ Tát Quảng Đức, Thanh Trúc

Thông điệp của Đức Thế tôn (II)

Bảo vệ cuộc sống con người

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Năm phận sự của Đức Phật

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Phật dạy cách hóa giải đau buồn

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Tin mới nhận

Phật Giáo Bắc Truyền Và Quan Niệm Người Chưa Thọ Đại Giới Có Nên Đọc Tụng Tỳ Kheo Giới Kinh Không?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba-la-mật

Vài Nét Về Lịch Sử Phật Giáo Triều Tiên Quảng Việt Dịch

Phật Giáo và Y Học

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Chân thiện mỹ giữa đời!

Tạp Thí Dụ Kinh

‘Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc Năm 2019 tại Việt Nam

Đức Phật tỏa sáng, suốt ngày đêm, câu chuyện về tôn giả A Nan

Một Mình

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Lược ý Hình Tượng Khổng Tước Minh Vương Và Đàn Thành Trong Đông Mật Phật Giáo Bắc Truyền

Điểm xuất phát, chủ đề, và quan tâm tối hậu của trung luận của Long thọ

Bốn hạng người đáng kính

“Tuyển Tập Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Tu sĩ Phật giáo có nên nói về chính trị không?

Từ Internat Primaire Đến Collège De Vinhlong & Trường Trung Học Nguyễn Thông-tống Phước Hiệp

Bút ký của một người sanh ra vào năm cuối thập niên 1940s tại miền Nam Việt Nam

Thấy Pháp tức thấy Như Lai

Tin mới nhận

Chánh pháp là ngọn đèn (song ngữ)

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)

Kim Cương Bát Nhã Luận

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Kinh Bách Dụ: Đôi chim bồ câu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Bài kinh Di Giáo – Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

Đại Niệm Xứ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Thuyết Pháp Với Giọng Ca (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Kinh Bách Dụ: Hai đứa trẻ tranh nhau phân biệt sợi lông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Kinh Bách Dụ: Năm chủ một tớ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Tiểu luận về Phật A Di Đà

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Hằng Chuyên Tâm Niệm

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 2)

Kinh Vô Lượng Thọ Diễn Nghĩa

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh – Một Hành Giả Tịnh Độ Mẫu Mực

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.