PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

“Vô ngại biện tài” cũng phải lượt nói qua, đây là nói ở trên Như Lai quả địa. Biện tài là một loại kỹ xảo diễn thuyết, cũng là một loại tài năng, diễn thuyết tài hoa, cho nên gọi là biện tài. Trên Kinh Phật nói có bốn loại, gọi là “Tứ vô ngại biện”, cũng gọi là “Tứ vô ngại giải”.

TỨ VÔ NGẠI BIỆN TÀI

·         Loại biện tài thứ nhất là “Pháp vô ngại”.

“Pháp” là nói pháp tướng, cũng chính là nói danh từ thuật ngữ phải thông đạt vô ngại. Sự việc này đến nơi đâu để học vậy? Phải học rộng nghe nhiều thì mới được. Pháp là vạn pháp, thế xuất thế gian pháp đều bao gồm ở trong đó, cái gọi là “đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường”. Vậy thì ngày nay chúng ta phải một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, với phương pháp này có cản trở hay không? Chúng ta phải nên làm thế nào để tu học, nếu như có thể hai bên đều quan tâm đến? Việc này rất quan trọng. Thực tế, nói đến phương pháp thì có, người xưa đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham khảo. Tư liệu tham khảo là gì? Chú sớ. Tịnh Tông chúng ta có năm Kinh một luận, mỗi bộ Kinh luận đều có rất nhiều chú sớ. Chúng ta đọc những chú sớ này, trong chú sớ gần như đem những danh từ thuật ngữ trong Phật pháp và thế pháp đều dùng đến, tuyệt đại đa số đều dùng đến. Thứ hai, chúng ta nghiên giáo chắc chắn không thể rời khỏi công cụ sách (công cụ sách là từ điển). Đại Từ Điển trong thế pháp hiện tại các vị xem thấy “Trung Văn Đại Từ Điển”, đây cũng là cận đại biện, nội dung rất phong phú, nó có mười quyển lớn. Trong Phật giáo có “Phật Giáo Đại Từ Điển”, chúng ta cũng có rất nhiều loại. Những thứ này giúp chúng ta hấp thu thường thức của thế xuất thế gian pháp, rộng hiểu danh tướng, thế là khi bạn diễn giảng thì bạn không có chướng ngại. Nếu như chúng ta lại đọc qua rất nhiều sách, thực tế mà nói, thời gian và tinh lực của chúng ta đều không đủ dùng. Chỉ có lấy chuyên hoằng, chúng ta chọn lấy tinh hoa, lại không trái với “một môn thâm nhập” của chúng ta hiện tại.

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chú giải quyển Kinh này đã vận dụng hơn 100 loại tư liệu tham khảo, hay nói cách khác, bạn xem chú giải này của Ngài thì giống như bạn đã xem hơn 100 loại Kinh luận. Khi Ngài viết quyển sách này, tôi cũng cảm thấy rất kỳ lạ, làm sao Ngài có thể nhớ được nhiều thứ đến như vậy? Bởi vì sau khi cách mạng văn hóa, tất cả những Kinh giáo trong đại lục gần như bị hủy diệt hết, Ngài còn muốn những thứ này, tư liệu mà Ngài tham khảo từ nơi đâu mà có? Nếu nhờ vào sức nhớ thì thật là quá cừ khôi, không thể không bội phục. Tôi đến thăm viếng nhà của Ngài, trong nhà chất rất nhiều sách, bạn bè gởi đến để ở trong nhà của Ngài, quả nhiên Ngài đều dùng đến. Ngài không có sách, nhưng bạn bè có một đống to sách Kinh Phật gởi trong nhà của Ngài. Cho nên, sau khi tôi thấy rồi, tôi nói: “Tôi tặng một bộ “Đại Tạng Kinh” cho Ngài”. Ngài nói: “Không cần đâu, đủ dùng rồi”. Cảm ứng không thể nghĩ bàn! Làm gì mà gặp được may mắn đến như vậy? Tặng nhiều sách đến như vậy, quả nhiên đều hữu dụng. Chúng ta đối với bổn hội tập này, đối với chú giải này còn có thể không tin tưởng hay sao? Bạn vừa thấy ra như vậy, thật là Phật Bồ Tát gia trì. Ngài phát tâm làm chú giải, tư liệu tham khảo Phật Bồ Tát liền đưa đến, dù bạn có đi thu tập cũng không thể thu tập nhiều đến như vậy. Thật là cảm ứng không thể nghĩ bàn! Các vị phải nên biết, nhà Phật hoằng truyền không nói cảm ứng, không nói thần thông. Cảm ứng thần thông chắc chắn là có, đây là gì vậy? Đây là thành tích tu học của chúng ta. Thế nhưng chúng ta quyết định không nên chấp trước, chấp trước thì hỏng rồi, liền biến thành ma chướng. Cảm ứng thần thông nhất định là có. Tôi đến nhà của Ngài, vừa tham quan, tôi liền hiểu rõ đây không phải sức người có thể làm được. Vấn đề giáo thì giải quyết rồi, đó là dẫn cứ Kinh điển.

·         Loại biện tài thứ hai là “Nghĩa vô ngại”.

“Nghĩa” là lý luận, đạo lý hàm chứa trong văn tự Kinh điển. Bạn phải thông đạt vô ngại, hàm chứa đạo lý sâu rộng vô tận. Việc này phải có công phu. Nếu không có công phu thì pháp vô ngại có lẽ bạn có thể làm đến được, bạn đem lý trong đây tra ra được rõ ràng, đều có thể giảng giải được tốt, một câu một chữ đều không có chướng ngại, thế nhưng nghĩa lý hàm chứa trong đó thì khó, cho dù bạn có tra sách tham khảo hay tra tự điển cũng không ra. Cái này là cảnh giới ngộ nhập của bạn. Cảnh giới này, nếu như là người thật dụng công, sau nhiều năm sẽ tăng thêm, mỗi năm đều không như nhau, khi giảng Kinh sẽ rất dễ dàng thấy ra được.

Bạn thấy “Kinh Vô Lượng Thọ” tôi giảng lần này nữa là lần thứ mười một. Ngày trước mỗi lần giảng đại khái đều có ghi âm lại (vào lúc đó chưa có băng ghi hình, chỉ thu âm), các vị có thể nghe qua và so sánh, mỗi lần giảng đều không như nhau, cảnh giới không như nhau, ngộ nhập không như nhau. Làm sao có thể ngộ nhập? Xin nói với các bạn, “muốn ngộ nhập thì nhất định phải buông xả”, bạn buông xả được ít thì bạn ngộ nhập được ít, bạn buông xả được nhiều thì bạn ngộ nhập cũng nhiều. Buông xả danh vọng lợi dưỡng, buông xả tham-sân-si-mạn, buông xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, trí tuệ của bạn liền khai. Buông xả được càng nhiều thì trí tuệ của bạn càng lớn, càng rộng, bạn xem ý nghĩa trong Kinh liền thấy được càng sâu. Mỗi câu mỗi chữ đều là sâu rộng vô lượng. Cho nên, “nghĩa vô ngại” đó là phải thật công phu, phải có thể khế nhập. Trong bốn loại vô ngại thì “nghĩa vô ngại” là quan trọng nhất, quan trọng hơn bất cứ thứ gì, hay nói cách khác, bạn phải thật tu, bạn phải thật làm thì bạn mới chân thật có thể thể hội. Nếu bạn không thật làm thì chắc chắn là bạn không đạt được.

·         Loại biện tài thứ ba là “Từ vô ngại”.

 “Từ” là ngôn từ. Việc này có thể học tập. Ngày nay, từ của chúng ta có chướng ngại. Trong thính chúng cũng có người nước ngoài nghe, chúng ta còn phải có phiên dịch, vậy thì có chướng ngại. Có người có thiên tài ngôn ngữ. Người có thiên tài ngôn ngữ thì giống như từ vô ngại. Như hôm trước, có một vị tiên sinh họ Trần (cư sĩ Trần) từ Paris đến. Ông đã ở Pháp mười hai năm, làm ký giả tin tức. Ông là người Quảng Đông. Ông hiểu được tám loại ngôn ngữ. Khi ở Úc châu, ông nghe được tiếng Pháp, nghe được tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ý, những ngôn ngữ chung quanh ông đều nghe hiểu được. Thông đạt nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc hoằng pháp lợi sanh sẽ không có chướng ngại. Cho nên, đến Úc Châu đi hoằng pháp có được phiên dịch tốt như vậy, đây là sự giúp đỡ rất tốt. Hơn nữa, ông là người làm công tác tin tức báo chí, nên đối với những từ ngữ này, ông đặc biệt lưu ý. Ông thường xuyên phải viết bài tin tức, phải đưa tin. Việc này phải học tập.

·         Loại biện tài thứ tư là “Nhạo thuyết vô ngại”.

Đó là bạn phải phát nguyện, không phát nguyện thì không được. “Nhạo thuyết vô ngại”, bạn phải hoan hỉ nói. Nếu như bạn phía trước đều vô ngại, nhưng bạn không hoan hỉ giảng Kinh cho người nghe, vậy cũng là không cách gì. Cho nên, bạn phải có tâm hoan hỉ, đây chính là tâm đại từ đại bi.

Chúng ta biết được, người thế gian mỗi ngày liều mạng làm việc, đều rất là chăm chỉ, rất là nỗ lực, thậm chí phấn đấu từng giây từng phút, không mệt không chán, sức mạnh gì đang thúc đẩy họ vậy? Danh lợi; không phải vì danh thì là vì lợi. Đối với người tu hành thì danh lợi đã buông xả rồi. Sức mạnh gì đã thúc đẩy họ? Tâm đại bi, đại từ đại bi, nguyện lực đang thúc đẩy. Chúng ta đã từng phát nguyện: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, thế thì phải đem bổn nguyện của chính mình mà thực tiễn, áp dụng. Cho nên, chúng ta vẫn rất là chăm chỉ nỗ lực mà làm việc.

Chư Phật Bồ Tát giáo hóa tất cả chúng sanh cần phải chuẩn bị đầy đủ bốn điều kiện này, đây gọi là “Bốn vô ngại biện”. Người của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, khi vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, họ được nguyện này của A Di Đà Phật gia trì. Bạn ở thế gian này không có biện tài, khi sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì biện tài của bạn liền thành tựu. Việc này không thể nghĩ bàn! Đây là oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, bạn có thể tin tưởng hay không? Có thể tin! Một người không biết nói chuyện, người không thể viết văn chương, thậm chí là người biết chữ không nhiều, họ bỗng chốc phát tâm học giảng Kinh thì họ cái gì cũng biết; họ cũng có thể viết, họ cũng có thể nói, khi lên giảng đài rồi thì mọi thứ đều là đạo. Trí tuệ năng lực này từ đâu mà có? Phật lực gia trì. Các vị mỗi một vị đồng tu học giảng Kinh, tôi tin tưởng đều có cảm ứng này. Chúng ta không nói cảm ứng, người hiện tại gọi là có cái kinh nghiệm này. Kỳ thật, kinh nghiệm chính là cảm ứng. Lão hòa thượng giảng Kinh nhiều năm thì có cảm ứng này càng nhiều.

Năm xưa, khi còn trẻ, tôi học Kinh giáo, đã từng ở Chùa Viên Giác Hồ Trong của Đài Bắc giảng qua “Kinh Viên Giác”. Khi Chùa Viên Giác mời tôi giảng Kinh, tôi thấy cái tên của chùa đó, tôi nói: “”Kinh Viên Giác” sẽ tương ưng với chùa của các vị”. Do đó, tôi chọn lấy chú giải “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa” của Pháp sư Đế Nhàn, giảng nghĩa này là của Lão Hòa thượng chính mình viết. Tôi còn chọn quyển “Viên Giác Kinh Thân Văn Ký”, là của cư sĩ Giang Vị Nông viết, cũng do ông làm chủ bút, còn có mấy vị giúp sức đều là cư sĩ, Đại đức đương thời, họ nghe lão Pháp sư Đế Nhàn giảng “Kinh Viên Giác” và lấy viết ghi lại, ba bốn người cùng ghi chép lại, mỗi ngày đem ghi chép giao cho cư sĩ Giang Vị Nông chỉnh lý, ngày thứ hai lại đưa cho lão Pháp sư Đế Nhàn xem. Sau khi lão Pháp sư Đế Nhàn xem rồi, liền gọi họ đến và hỏi: “Các vị viết đây là những gì mà ngày hôm qua tôi giảng sao?”. Mọi người đều nói: “Đúng vậy”. Lão pháp sư ngạc nhiên: “Làm sao tôi có thể giảng được hay đến như vậy!”. Ngài chính mình cũng không biết. Đây là do Tam Bảo gia trì, cho nên họ đều không biết, đó không phải là do chính mình chuẩn bị. Cho nên chỉ cần lên đài, cung cung kính kính, thành tâm thành ý, vì lợi ích đại chúng, quyết không phải cầu danh vọng lợi dưỡng của chính mình, bạn liền sẽ được sự gia trì thù thắng. Nếu như vì danh vì lợi, vậy thì bạn ở trên đài giảng chắc chắn sẽ nói năng lung tung, Phật Bồ Tát sẽ không gia trì bạn, mà yêu ma quỷ quái gia trì, bạn cũng có thể nói được hoa trời rơi rụng, thế nhưng ghi chép lại thì rất là khó nghe. Yêu ma quỷ quái cũng sẽ nhập vào trên thân người, cũng có thể yêu hoặc đại chúng, mê hoặc lòng người. Vì vậy, “tà – chánh” chúng ta phải có năng lực phân biệt.

Đây là nói rõ, nếu như hiện tại mong cầu được biện tài hiện tiền vô ngại thì không dám nói, thế nhưng nhất định phải có biện tài, người hiện tại gọi là cơ trí phản ứng. Chúng ta phải có năng lực này thì chúng ta mới có thể đối đáp như nước chảy, mới có thể nói được mạch lạc tường tận.

************************

Nguyện thứ ba mươi bốn:  “Thiện Đàm Pháp Yếu Nguyện”.

Kinh văn: “Thiện đàm chư pháp bí yếu, thuyết kinh hành đạo, ngữ như chung thinh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác”

“Bí” không phải là bí mật. Xin nói với các vị, trong Phật pháp chắc chắn là không có bí mật. Nếu như nói là có bí mật thì đó không phải là Phật pháp. Bạn có những việc bí mật thì không phải là việc tốt. Những việc nào mà người không thể thấy được mới là bí mật. Chánh đại quang minh, có bí mật gì mà không thể nói chứ?

Bí mật trong Phật pháp là “thâm mật”. Cái lý này quá sâu nên nói đều khó, nếu như bạn nghe rồi có thể thể hội thì đương nhiên là không dễ dàng. Cho nên, bí là thâm mật, đây là nói trong Kinh điển có đạo lý thâm mật, rất không dễ dàng để người ta thể hội được, thế nhưng Phật vẫn là có thiện xảo. Phật tuy có thiện xảo, nhưng bạn cũng phải có căn tánh rất tốt mới dễ dàng thể hội được. Căn tánh tốt, tiêu chuẩn ở đâu vậy? Phiền não nhẹ, thành kiến rất mỏng, tâm từ bi rất dày. Loại căn tánh này, trong Phật pháp gọi là lợi căn. Nói như vậy bạn sẽ dễ dàng thể hội. Nếu như người có phiền não chướng rất nặng, không có tâm từ bi, chỉ có tự tư tự lợi, vậy thì khó rồi. Phật Bồ Tát có phương tiện khéo léo thế nào, các Ngài cũng khó mà dạy bảo, họ cũng không cách gì thể hội được. Đối với loại người này mà nói, loại pháp này thì thâm mật.

“Yếu” chính là rất quan trọng, tinh yếu, thâm mật tinh yếu, chỉ có Phật mới biết được, người khác thì không thể biết. “Bí yếu” này, phần nhiều là chỉ Kinh giáo Đại Thừa, trong Kinh giáo Đại Thừa còn gọi là Nhất Thừa Pháp, trong Phật pháp là Viên Giáo Nhất Thừa. Từ xưa đến nay, Tổ sư Đại đức các tông các phái đều công nhận trong Kinh Đại Thừa có ba loại: “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa”, “Phạm Võng” là “bí yếu” của chư Phật. Thế nhưng vẫn còn có thâm mật hơn, đó là “Kinh Vô Lượng Thọ”. “Kinh Vô Lượng Thọ” là tổng kết của “Hoa Nghiêm” và “Pháp Hoa”.

Các Đại đức Tùy Đường nói rất hay: “”Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa” đều là dẫn đạo của “Kinh Vô Lượng Thọ” mà thôi”. Ý nghĩa của lời nói này, nếu dùng lời hiện tại mà nói, giống như chúng ta đem Kinh phân làm ba phần, “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa” là phần tựa dẫn đạo của bổn Kinh, “Kinh Vô Lượng Thọ” là phần chánh tông, “Kinh A Di Đà” là phần lưu thông. Vậy mới biết được tính quan trọng của “Kinh Vô Lượng Thọ” trong một thời đại giáo hóa 49 năm của Thế Tôn. Người xưa dùng thí dụ này, hiển thị bộ Kinh này không thể nghĩ bàn, là pháp môn một đời thành Phật, không chỉ là một đời, mà còn là pháp môn bình đẳng thành Phật.

Chúng ta ở trong đề Kinh đã nói qua với các vị, đây là pháp cho tất cả chúng sanh bình đẳng thành Phật. Đây không chỉ là bí yếu của Thế Tôn, cũng có thể nói là bí yếu của mười phương ba đời tất cả chư Phật. “Thiện đàm chư pháp bí yếu” phải ở ngay nơi đây mà thực tiễn, chính là thiện đàm bí yếu của “Kinh Vô Lượng Thọ”, khéo nói “Kinh Vô Lượng Thọ”. Hay nói cách khác, tất cả chư Phật nói ra Kinh luận, không có loại nào mà không khéo nói. Đây là bộ bí yếu nhất của Phật, bạn đều không có chướng ngại, thì các Kinh luận khác bạn làm gì còn có chướng ngại chứ? Đương nhiên không có chướng ngại! Nếu như chúng ta từ ngay chỗ này mà thể hội, chúng ta liền biết được, chúng ta đem công lực dùng ở nơi bộ Kinh này, khi bộ Kinh này đã thông rồi, bao gồm tất cả Kinh giáo chúng ta thảy đều quán thông, tín tâm của chúng ta liền sanh khởi lên, hứng thú cũng có.

Thế nhưng, có đồng tu nói với tôi: “Pháp sư! Lời của Ngài nói, con không hề thấy được”. Tôi hỏi: “Vì sao vậy?”. Người ấy trả lời: “Con rất dụng công, mỗi ngay đang làm mà vẫn không thông, mấy mươi năm rồi mà vẫn không thể thông”. Nguyên nhân này do đâu? Nguyên nhân là bạn không y giáo phụng hành. Đại Sư Thanh Lương giải Kinh, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ chú giải cho Kinh này chính là dùng đề án của Ngài Thanh Lương. Tín-Giải-Hành-Chứng bốn phần, bạn phải có thể tin, có thể giải, có thể hành. Bạn học Kinh, dường như cũng tin rồi, cũng hiểu được rồi, nhưng bạn không hề đi làm, cho nên trí tuệ của bạn không thể khai mở. Bí yếu bày ra ngay trước mặt bạn, nhưng bạn không thể khai mở, bạn chỉ có thể thông đạt văn tự, nhưng không thể thông đạt nghĩa lý. Bạn đọc chú giải của người xưa, bạn cũng chỉ giữ lấy phạm vi mà người xưa đã nói, bạn không thể dung hóa biến thành đời sống của người hiện đại, khó là ở chỗ này. Nghe những gì mà người xưa đã nói, bạn bỗng chốc liền giác ngộ, hóa thành đời sống của người hiện đại, vậy thì mới hữu dụng. Hay nói cách khác, chướng ngại vẫn là ở chính mình. Quyết định phải y giáo phụng hành.

Trên Kinh, Phật luôn luôn khuyên bảo chúng ta phải hiếu dưỡng cha mẹ, có phải là chúng ta rất chăm chỉ, rất nỗ lực mà làm hay không? Dạy chúng ta hiếu kính với Phật, nhưng chúng ta đối với Phật, Bồ Tát, thiện tri thức có làm đến được tôn sư trọng đạo hay không, chúng ta có loại tâm tôn kính này hay không? Phải thực tiễn hành trì vào đời sống. Ở trên Kinh, khi vừa mở đầu Phật liền dạy cho chúng ta: “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, các vị ở ngay trong đồng tham đạo hữu còn có tranh luận hay không, còn có cãi nhau hay không? Nếu còn có loại hành vi này, bạn đã phạm rồi. “Khéo giữ thân nghiệp, không mất oai nghi”, nhất cử nhất động của bạn, có phải là quy củ phép tắc hay không? “Khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm”, bạn phải làm mới được!

A Di Đà Phật làm tấm gương cho chúng ta. Chúng ta học tập với A Di Đà Phật chính là y theo quyển này, học tập cảnh giới, phương pháp, lý luận của “Kinh Vô Lượng Thọ”, phải học được giống. Mọi thứ đều giống, vậy thì chúc mừng bạn, bạn chính là hóa thân của A Di Đà Phật, bạn chính là A Di Đà Phật tái sanh đến. Cho nên, bạn phải học cho giống.

Mấy ngày hôm trước, tôi xem thấy một bức thư để ở nhà ăn lầu hai bên đây, không biết từ nơi đâu đến? Là ở Trung Quốc đại lục có một người viết gởi cho tôi. Ông nói ông là Bồ Tát Đại Thế Chí. Tôi xem thấy trong thư ông viết không điều không lý, không giống, cho nên tôi không để ý đến ông ấy. Bồ Tát Đại Thế Chí rất giống A Di Đà Phật, là đệ tử nhập môn của A Di Đà Phật, hay nói cách khác, “Kinh Vô Lượng Thọ” phải làm đến được một trăm phần trăm, thế nhưng trên lá thư đó viết không điều không lý, không giống chút nào. Ngày trước, Đại Sư Thiện Đạo nói với chúng ta, lời của Ngài nói là chân thật. Trong sử truyện ghi chép, Thiện Đạo là A Di Đà Phật tái sanh. Chúng ta phải tỉ mỉ quán sát trên văn tự ghi chép, Ngài rất giống. Đại Sư Ấn Quang đích thực rất giống Bồ Tát Đại Thế Chí. Chúng ta đem Kinh luận mà đối chiếu thì chúng ta có thể tin được. Đại Sư Thiện Đạo nói ra hai câu danh ngôn: “Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bổn nguyện hải”, hay nói cách khác, Di Đà bổn nguyện hải, bốn mươi tám nguyện là chư Phật nói ra tất cả pháp môn bí yếu. Cái bí yếu này chúng ta chỉ bổn Kinh này, không những chỉ bổn Kinh này, mà đích chỉ đoạn Kinh văn này của chúng ta. Kinh văn phẩm thứ sáu là “thiện đàm chư pháp bí yếu”, hay nói cách khác, họ cần phải diễn thuyết.

Ở trên Kinh luận Phật thường hay dặn bảo chúng ta: “Thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”. Ý nghĩa của “diễn” là gì vậy? Là làm được, thực tiễn (thực tiễn chính là “hành đạo”). Nhất định phải đem bí yếu của Phật biến thành tư tưởng hành vi của chính chúng ta, người hiện tại gọi là quan niệm lý luận, chúng ta phải đem nó làm được. Đặc biệt là chúng ta đem tinh yếu trong Kinh rút gọn thành năm khóa mục, ít đến không thể ít hơn nữa, chính là “Tịnh Nghiệp Tam Phước”, gồm mười một câu. Ngày ngày phải phản tỉnh, ngày ngày phải kiểm điểm xem “ta có làm đến được hay không?”. “Lục Hòa”, mỗi ngày đều phải nỗ lực phản tỉnh một lần, “Ta ngày nay đối nhân xử thế tiếp vật có tuân thủ giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật hay không? Ta cùng đại chúng có phải là hòa thuận cùng ở chung với nhau hay không?”. Nghe qua một số phản tỉnh của người khác, bạn phải nỗ lực mà kiểm điểm. Chính bạn rất không dễ gì phát hiện lỗi lầm của chính bạn, thế nhưng khi người khác đến nói lỗi lầm của bạn thì bạn lại không dễ gì tiếp nhận, vậy thì lỗi lầm của bạn làm sao có thể sửa đổi lại?

Cho nên, người thông minh không giống như người thông thường, người thông minh xem thấy lỗi lầm của người khác thì liền sẽ phản tỉnh. Người khác là tấm gương phản chiếu của chính mình. Khi bạn xem thấy chỗ tốt của người khác, nghĩ lại xem ta có hay không? Xem thấy khuyết điểm của người khác, nghĩ lại xem chính mình có phạm hay không? Có thì sửa đổi, không có thì khích lệ. Tất cả người, tất cả việc, tất cả vật đều là một tấm gương của người tu hành, cho nên người sự vật đều là thiện tri thức, là bạn lành của người tu hành. Đây là “Kinh Hoa Nghiêm”, Thiện Tài Đồng Tử 53 tham đã biểu hiện ra. Cho nên Thiện Tài biết học, ngay trong một đời thành tựu vô thượng đạo, không cần đợi đến ba A Tăng Kỳ kiếp, ngay đời sau đều không cần thiết. Đây là Phật nói với chúng ta rõ ràng. Thành Phật ngay đời này, điều kiện đã đầy đủ rồi, then chốt ở chỗ là bạn biết hay không biết.

Then chốt là biết hay không biết, lại ở chỗ bạn nghe Kinh nhiều hay ít. Có thể thấy được, việc nghe Kinh thật là quá quan trọng. Trên hội Lăng Nghiêm, Bồ Tát Văn Thù nói: “Thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn”. Chúng sanh Thế giới Ta Bà, trong sáu căn thì nhĩ căn là nhạy bén nhất, có đầy đủ 1.200 công đức. Vì nhĩ căn nhạy bén nhất, cho nên Thế Tôn ở thế giới Ta Bà lấy âm thanh làm Phật sự. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này. Thế Tôn giảng Kinh nói pháp 49 năm, không ngày nào gián đoạn.

Hôm trước ở trong nhà ăn dưới lầu, chúng ta cùng cư sĩ Hầu nói đến đạo tràng, tán thán đạo tràng của chúng ta hưng vượng. Đạo tràng của chúng ta do đâu mà hưng vượng? Ngày ngày giảng Kinh, ngày ngày niệm Phật, Niệm Phật đường 24 giờ không gián đoạn, mỗi ngày có hai giờ đồng hồ giảng Kinh, do vậy mà hưng vượng lên. Thế nhưng, nếu chúng ta so sánh với đạo tràng lớn của những Đại đức xưa thì thật kém quá xa. Vì sao vậy? Ngày nay hành môn của chúng ta, Niệm Phật đường niệm Phật không gián đoạn, có thể miễn cưỡng đạt chuẩn, nhưng giảng đường thì không đạt chuẩn. Giảng đường một ngày chỉ giảng có hai giờ đồng hồ. Vào thời xưa, giảng đường người ta một ngày giảng tám giờ đồng hồ. Giảng đường của chúng ta, nếu không thể đạt đến tám giờ đồng hồ thì không thể xem là đạt chuẩn. Cho nên, thời gian phải nên tăng thêm, buổi sáng giảng Kinh, buổi chiều giảng Kinh, buổi tối cũng giảng Kinh. Phân tòa giảng Kinh cũng giống như trường học lên lớp vậy, giảng Kinh không gián đoạn. Thế nhưng phải có pháp sư giảng Kinh mới được, không có nhiều pháp sư thì làm sao được! Bất cứ một người nào trong chúng ta cũng không thể sánh được với Thích Ca Mâu Ni Phật. Thế Tôn Ngài sức khỏe rất tốt, một ngày giảng tám giờ đồng hồ, ngày ngày giảng cũng không mệt, còn phàm phu chúng ta thì không được. Cần phải có rất nhiều pháp sư luân phiên nhau giảng, thì đạo tràng này mới giống một đạo tràng, có thể có mười tám pháp sư thì có biện pháp rồi.

Trong đạo tràng này mở ra ba môn học. Buổi tối chúng ta ở đây giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”, ban ngày giảng một thời “Kinh Hoa Nghiêm”, lại giảng một thời “Kinh Địa Tạng”, đây là thí dụ. Mỗi ngày có ba môn học. Bạn ưa thích nghe bộ Kinh nào thì đến tham gia môn học đó. Đều là một môn thâm nhập, không cần phải ba môn đều nghe. Ba môn đều đến nghe thì bạn sẽ loạn lên, cho nên chỉ có thể học một môn. Học một môn là gì? Khi bạn đến niệm Phật, Niệm Phật đường thì không hề gì; Kinh thì nhất định là một môn thâm nhập. Bạn ưa thích học một bộ nào thì đến nghe bộ đó. Bộ này nghe viên mãn rồi thì bạn có thể nghe tiếp bộ khác, không được đồng thời nghe hai bộ. Trước sau thì không có vấn đề, đều là giúp hành môn cho chúng ta. Giải hành tương ưng, vậy mới gọi là đạo tràng.

Ngày nay, điều kiện của chúng ta hơi tốt hơn được một chút so với các đạo tràng khác, nhưng so với người xưa thì kém rất ra, không thể sánh bằng. Đến khi nào đạo tràng nhà Phật của chúng ta có thể hồi phục loại qui mô đó của thời xưa thì Phật pháp liền hưng vượng. Phật pháp hưng vượng, lòng người hướng thiện, phá mê khai ngộ thì xã hội đương nhiên an định, dân giàu nước mạnh, ngày nay thông thường gọi là xã hội an hòa lợi lạc, trên Kinh này chúng ta gọi là Thế giới Cực Lạc, nhà Nho gọi là Thế giới Đại Đồng, Đạo gia gọi là “vô vi nhi trị”, đều có thể thực tiễn. Do đây có thể biết tính quan trọng của giáo dục Phật giáo. Chúng ta ở trong lịch sử cũng có thể thể hội được, bất cứ một triều đại nào mà trên dưới đều xem trọng Phật pháp, đề xướng Phật pháp, học tập Phật pháp thì thời đại đó là một thời đại thù thắng nhất, một thời đại cường thịnh nhất. Nếu không xem trọng giáo dục thì xã hội sẽ loạn, triều đại đó sẽ suy. Việc này mỗi người đọc lịch sử đều tường tận. Lịch sử là một tấm gương của cuộc sống, ôn cũ mà biết mới.

Câu sau cùng của nguyện này là: “Ngữ như chung thanh”. Đây là hình dung, người nói pháp âm thanh trong sáng. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, trong chú giải có mấy câu nói: “Vị thuyết pháp nhân, thanh như hồng chung, trung chánh hoằng quảng, trì đọc viễn văn, chấn tỉnh trường dạ, cảnh giác hôn mê, dẫn sanh thiện tâm, ninh tức chư khổ, âm thanh công đức, tịnh như chung dã”. Đoạn lời nói này nói rõ, trong việc giảng pháp, tính quan trọng của âm thanh nghĩa thú, không chỉ âm thanh phải trong sáng, mà quan trọng nhất là trong âm thanh nghĩa lý phải dễ hiểu, giúp đỡ thính chúng phá mê khai ngộ. Điểm này là quan trọng. Cần phải khiến cho thính chúng hiểu rõ những đạo lý này, giác ngộ sai lầm trong tâm hạnh của chính mình, có thể nhận biết được, thay đổi tự làm mới. Có như vậy thì giống như chư Phật Bồ Tát, Tổ sư Đại đức, ngay trong mỗi câu mỗi chữ đều hàm chứa trí tuệ thậm thâm vô lượng, từ bi vô tận, vô lượng diệu nghĩa. Chúng ta sau khi nghe rồi có thể thể hội được, có thể tỉnh ngộ ra, như vậy mới có thể được thọ dụng chân thật, cải biến tư tưởng của chúng ta, cải biến nhận biết của chúng ta, cải biến ngôn hạnh của chúng ta, chúng ta liền được lợi ích chân thật của Phật pháp.

Do đây có thể biết, trong âm thanh quan trọng nhất là phải đem đạo lý nói rõ ràng, nói tường tận. Âm thanh có mỹ diệu hơn, nếu như không thể đem đạo lý, đem chân tướng sự thật nói cho rõ ràng, nói cho tường tận thì chúng sanh vẫn không thể được lợi ích, vẫn không thể quay đầu, vậy thì gọi là không khéo nói pháp. Khéo nói thì nhất định có thể chấn động lòng người. Giống như tiếng chuông vậy, tiếng chuông là nghe xa, dùng cái này để làm thí dụ.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi. A Di Đà Phật.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 158)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

                                                                                                                                                                       

 

Tin bài có liên quan

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Load More

Discussion about this post

Thực Hành Chính Niệm

THỰC HÀNH CHÍNH NIỆM Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ...

Muốn Được Yên Vui Sanh Tồn Cần Phải Học Phật

Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học Phật

Chúng ta cần phải học Phật, vì đạo Phật không phải Tôn giáo, Triết học mà là đạo Giác ngộ....

Thiền Định Trong Hôn Nhân Hạnh Phúc Tràn Đầy

Thiền định trong hôn nhân hạnh phúc tràn đầy

Ca sĩ Võ Hạ Trâm và người chồng Ấn Độ (ảnh VNExpress) Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng,...

Tịnh Độ Trong Lòng Đạo Phật Việt

Tịnh Độ Trong Lòng Đạo Phật Việt

TỊNH ĐỘ TRONG LÒNG ĐẠO PHẬT VIỆTNhư Hùng Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam...

Lạc Pháp ấn bản số 3

Trân trọng giới thiệu đến quý chư thiện hữu Ấn Bản Số 3 gồm tất cả những bài pháp được...

Giới Tiếp Hiện

GIỚI TIẾP HIỆN (*)Thích Nhất Hạnh Đạo Tràng Mai Thôn, Pháp Quốc Đây là Giới Thứ Nhất:Ý thức được những khổ...

Cuộc Thi Ăn Chay Hạnh Phúc Lần Thứ Nhất Với Những Niềm Vui Đang Lan Tỏa

Cuộc thi ăn chay hạnh phúc lần thứ nhất với những niềm vui đang lan tỏa

CUỘC THI ĂN CHAY HẠNH PHÚC LẦN THỨ NHẤT VỚI NHỮNG NIỀM VUI ĐANG LAN TỎA Ngọc Mai   Nếu...

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

NAKULAPITA SUTTAKinh về Tuổi già và sự Sáng suốtHoang Phong Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong...

Nắm Lá Nhiệm Mầu

Nắm lá nhiệm mầu

Pháp mà Như Lai chứng biết thì như lá rừng kia, vô cùng vô tận Trong vô vàn hình ảnh...

Thiền Lúc Làm Việc – Phương Pháp Mới Điều Giải Sự Cực Nhọc

Thiền Lúc Làm Việc – Phương Pháp Mới Điều Giải Sự Cực Nhọc

THIỀN LÚC LÀM VIỆC Phương Pháp Mới Điều Giải Sự Cực Nhọc Huỳnh Kim Quang (Lời giới thiệu: Bài khảo luận này...

Giải Thoát, Nếu Một Ngày..

Giải thoát, nếu một ngày..

GIẢI THOÁT, NẾU MỘT NGÀY...Thích Tánh Tuệ   Đừng nghĩ rằng sự giải thoát chỉ dành cho những bậc xuất...

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 2

Trích lục từ các buổi khai thị vấn đáp của Hòa Thượng Tịnh Khôngcho các đồng tu học Phật Hỏi: Kính...

Phật Giáo Là Gì?

Phật Giáo Là Gì?

PHẬT GIÁO LÀ GÌ Nguyên tác: HT Thích Tịnh khôngViệt dịch: Thích Tâm AnNhà xuất bản Phương Đông LỜI NGƯỜI...

Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi & Ta

Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi & Ta

THƯỢNG ĐẾ, THIÊN NHIÊN, NGƯỜI, TÔI & TA Cao Huy Thuần Trung tâm văn hóa Khuông Việt xuất bản, 1999 Nhà...

Cuộc Đời Của Đức Phật- Phim Tài Liệu Bbc – (Thuyết Minh)

Cuộc đời của Đức Phật- Phim Tài Liệu BBC – (thuyết minh)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thực Hành Chính Niệm

Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học Phật

Thiền định trong hôn nhân hạnh phúc tràn đầy

Tịnh Độ Trong Lòng Đạo Phật Việt

Lạc Pháp ấn bản số 3

Giới Tiếp Hiện

Cuộc thi ăn chay hạnh phúc lần thứ nhất với những niềm vui đang lan tỏa

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

Nắm lá nhiệm mầu

Thiền Lúc Làm Việc – Phương Pháp Mới Điều Giải Sự Cực Nhọc

Giải thoát, nếu một ngày..

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 2

Phật Giáo Là Gì?

Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi & Ta

Cuộc đời của Đức Phật- Phim Tài Liệu BBC – (thuyết minh)

Tin mới nhận

Giảng nghĩa chữ Phật

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Chùa Bình A Tổ Chức Lễ Đặt Đá Trùng Tu Chánh Điện Và Kiến Tạo Đại Tượng A Di Đà Phật

Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Đức Phật – Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Đau không có nghĩa là khổ

Đức Phật lập ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Lắng nghe lời Phật thoát mọi phiền hà

Tin mới nhận

Lễ rằm tháng giêng: cơ hội hoằng pháp

Chánh Niệm- Lẽ Sống Của Người Tu

Ảnh Hưởng Phật Giáo Đối Với Nhân Loại

Chuyện Cư Sĩ – Về Một Số Hồi Ứng… Nguyễn Kha

Kinh Công Đức Tắm Phật

Kinh Bách Dụ: Hai người con chia của

Giáo lý nghiệp qua lăng kính Devadaha Sutta

Bớt Duyên – Chuyên Tâm Niệm Phật

Năm tỉnh thức

Vô Niệm Không Phải Là Vô Chánh Niệm

Công Trình Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam

Quan điểm Phật giáo về nguyên nhân của bạo lực, xung đột, chiến tranh và phương pháp khắc phục

Tam Qui Ngũ Giới – Ht Hư Vân

Các Chùa Nguyên Thủy Tại Việt Nam Và Hải Ngoại

28. Vu Lan Mùa Báo Hiếu

Học Hạnh Không Kiêu Ngạo Và Nói Ít

Từ Nhãn Thị Chúng Sanh

Cõi Địa Ngục

Cấm Sát Sinh Và Việc Ăn Chay Phạm Đình Mai

Tám Quyển Sách Quý

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Thư Pháp

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Bát Nhã Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Kinh Phước Đức

Kinh A Nậu La Độ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 09)

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 38)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 103)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 60)

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Lời Phật Dạy Vua A Xà Thế Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Phật Giáo Với Quan Niệm Cầu An, Cầu Siêu

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Sổ Tức – Niệm Phật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Nhất Tâm Niệm Phật

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Quê Hương Cực Lạc

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 15)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese